Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.36 KB, 4 trang )

Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ


Bệnh hen suyễn là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Và thường gây cho trẻ rất nhiều
khó chịu khi thở
1. Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Khi trẻ bị hen suyễn,
các đường hô hấp sẽ bị sưng tấy lên và gây khó khăn cho bé khi thở.
Hen suyễn là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em bởi thế các mẹ nên thường xuyên tìm đến
sự tư vấn của các bác sĩ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của căn bệnh
hen suyễn. Với phương pháp điều trị thích hợp, theo đúng như lời khuyên của bác sĩ, căn
bệnh hen suyễn ở bé sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi
2. Làm thế nào để biết được con mình có bị hen suyễn hay không?
Để làm được điều này bạn phải cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi
rất khó để có thể chẩn đoán xem trẻ có bị mắc hen suyễn hay không, bởi vì hiện tượng
thở khò khè, khó hở không chỉ xuất hiện khi bị hen suyễn mà còn xuất hiện trong một số
bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trong thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng
có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ thở khò khè.


Tuy nhiên. Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị ho và bị dị ứng hay eczema và trong gia đình
bạn có tiền sử mắc bệnh hen suyễn ( đặc biệt là khi bố hoặc mẹ bị mắc hen suyễn) thì rất
có thể bé nhà bạn đã mắc phải căn bệnh hen suyễn. Vào buổi tối, triệu chứng của căn
bệnh hen suyễn thể hiện rất rõ.
Khi đưa con đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tiền sử bệnh của gia
đình để đi đến một kết luận chính xác nhất.
3. Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào?
Khi con bạn bị hen suyễn, bạn nên tìm đến bác sĩ nhi khoa để bác sĩ cung cấp cho bạn
những biện pháp tối ưu nhất để có thể ngăn chặn và ứng phó với căn bệnh hen suyễn.
Đầu tiên phải tìm ra những tác nhân gây bệnh và sau đó tìm cách giúp trẻ tránh khỏi
những tác nhân này. Ví dụ như một vài đứa trẻ mắc hen suyễn khi bị ho, trong khi số


khác lại mắc phải sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hay các chất gây kích thích ( ví dụ
như khói thuốc lá)
Để ngăn chặn sự tấn công của căn bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ kê cho con bạn một hoặc
nhiều đơn thuốc. Những loại thuốc này làm giảm nhanh chóng các cơn đau trong đường
hô hấp, và giúp bé thở dễ dàng hơn. Những loại thuốc này có thể là albuterol, được sử
dụng kết hợp với máy khí dung ( nebulizer) hay thuốc hen dạng hít ( MDI).

Máy khí dung là một máy chạy bằng pin hoặc điện, dùng để chuyển những loại thuốc
dạng lỏng thành dạng khí giúp bé có thể hít không khí vào phổi qua một mặt nạ. Điều trị
bằng máy khí dung thường chỉ mất 10 phút.
Thuốc hen dạng hít nằm trong một bình phun nhỏ. Bình phun này có một ống dài và kèm
theo một chiếc mặt nạ. Thuốc albuterol sẽ được phun vào ống phun, đi vào mũi của trẻ và
trẻ sẽ thở dễ dàng hơn thông qua chiếc mặt nạ. Phương pháp điều trị này chỉ cần chưa
đến 1 phút là trẻ có thể thở dễ dàng.
Đây là hai thiết bị rất dễ để sử dụng. Nói chung, tính hiệu quả trong việc ngăn chặn sức
tấn công của hai thiết bị này là ngang nhau.
Để giảm sức tấn công của căn bệnh hen suyễn, mẹ có thể cho bé sử dụng loại thuốc
controller. Loại thuốc này bao gồm xteoit dạng hơi, giúp giảm sưng viêm và giúp bé thở
dễ dàng hơn.

4. Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của bệnh hen suyễn?
Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn
sự phát triển của bệnh. Bạn sẽ không thể biết được liệu con mình có mặc phải bệnh hen
suyễn hay không cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra, như thở khò khè, ho liên
tục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu
thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng
khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone
có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có

đường hô hấp nhạy cảm.
- Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò. Khói từ những chiếc bếp lò có thể gây kích thích tới
hệ thống hô hấp của trẻ.
- Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.
- Giảm nấm mốc trong nhà. Lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp
khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn nên lắp một chiếc điều hòa hay máy
chống ẩm để giữ độ ẩm ở khoảng 35-50%. Không sử dụng đồ áo còn ẩm ướt để ngăn
chặn nấm mốc phát triển


×