Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.07 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở ẤN ĐỘ
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : TCDN-Đêm 1-K20
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
DANH SÁCH NHÓM 3-TCDN ĐÊM 1-K20
1. Huỳnh Quốc Bảo
2. Vũ Trung Dũng
3. Huỳnh Thị Hải Hà
4. Đặng Thị Hòa
5. Ngô Thị Hân
6. Hà Đức Hiếu
7. Trần Minh Lam
8. Huỳnh Thị Phương Lan
9. Văn Thị Mỹ Ngân
10. Trần Thị Ánh Tuyết
11. Trần Thị Kim Yến
- 2 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
1. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu chính sau:


 Xem xét những yếu tố đo lường lạm phát trong tương lai
 Trên cơ sở đó, xác định yếu tố quyết định của kỳ vọng lạm phát, từ đó đề ra
một chính sách tiền tệ hợp lý để vận hành nền kinh tế tốt hơn.
2. Các công trình nghiên cứu trước đây
Có thể nói cuộc tranh luận về đường cong Phillips Keynes tạo ra sự kết nối
giữa các kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ.
 Phillips Alban W. (1958), "The relationship between unemployment and the
rate of change of money wages in the UK 1861-1957," Economica. Nhiều năm sau khi
hình thành các đặc điểm kỹ thuật ban đầu của đường cong Phillips, mô hình chi phối
là kỳ vọng thích nghi. Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và
tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và
tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP). Đường này được đặt
theo tên Alban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện
ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.
- 3 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Mô hình đường cong Phillip của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp
Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ
tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường
phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng
nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành
là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là
các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ
tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại.
Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất
nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có
quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương

nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Lúc này vấn đề kỳ vọng lạm phát được đặt ra : Có 02 lý thuyết về kỳ vọng lạm
phát: Kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation) và kỳ vọng hợp lý (Rational
expectation) .
• Kỳ vọng thích nghi : kỳ vọng được hình thành dựa vào lạm phát quá khứ (lý
thuyết quán tính)
- 4 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
• Kỳ vọng hợp lý lúc đầu được đưa ra bởi John Muth, sau đó được phổ biến bởi
Robert Emerson Lucas. Kỳ vọng hợp lý ( Rational expectation) : các kỳ vọng
được dự báo một cách tốt nhất căn cứ vào tất cả các thông tin sẵn có bao gồm các
thông tin về chính sách. Nếu chính sách cắt giảm lạm phát được tin cậy, các kỳ
vọng lạm phát có thể đều chỉnh nhanh
 John Fraser Muth (27 /09/ 1930 – 23/10/ 2005) là một nhà kinh tế người Mỹ.
Ông được biết đến như "cha đẻ của cuộc cách mạng kỳ vọng hợp lý trong kinh tế", "
Rational Expectations and the Theory of Price Movements " từ năm 1961. Ông sử
dụng thuật ngữ để mô tả nhiều tình huống kinh tế, trong đó kết quả phụ thuộc một
phần vào những gì mọi người mong đợi xảy ra. Giá của một hàng hóa nông nghiệp, ví
dụ, phụ thuộc vào có bao nhiêu mẫu Anh nông dân trồng, do đó phụ thuộc vào giá cả
nông dân mong đợi để nhận ra khi họ thu hoạch và bán cây trồng của họ. Một ví dụ
khác, giá trị của một loại tiền tệ và tỷ lệ khấu hao của nó phụ thuộc một phần vào
những gì mọi người mong đợi. Và chính điều này làm cho mọi người vội vàng rời bỏ
một đồng tiền mà họ mong đợi mất đi giá trị, qua đó góp phần mất giá trị của đồng
tiền đó. Tương tự như vậy, giá của một cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc một phần
vào những gì người mua tiềm năng và người bán tin rằng nó sẽ có trong tương lai.
 Robert Emerson Lucas, Jr (sinh ngày 15 tháng chín 1937, Yakima,
Washington) là một nhà kinh tế học Mỹ tại Đại học Chicago. Ông đã nhận được giải
thưởng Nobel Kinh tế năm 1995. "Expectations and the Neutrality of Money” năm

1972 với lý thuyết về “ những kỳ vọng hợp lý” để giải thích sự thất bại của các biện
pháp quản lý sức cầu.
 Milton Friedman (31/ 7/1912 – 16/ 11/ 2006) là một nhà kinh tế học người
Mỹ.
Năm 1967, Friedman đã đọc diễn văn chủ tịch trước Hội Kinh tế Mỹ, trong đó
ông lập luận rằng mối tương quan giữa lạm phát và thất nghiệp, dù dữ liệu có thể hiện
điều đó, cũng không đại diện cho một sự đánh đổi thực sự, ít ra là trong dài hạn. Ông
tuyên bố: “Luôn luôn có một sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp,
- 5 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
nhưng không phải sự đánh đổi lâu dài.” Nói cách khác, nếu các nhà ra chính sách thử
giữ tỉ lệ thất nghiệp thấp nhờ vào một chính sách làm cho lạm phát cao lên, họ sẽ chỉ
thành công trong ngắn hạn. Theo Friedman, thất nghiệp sau này sẽ lại tăng, ngay cả
khi lạm phát duy trì ở mức cao. Nói cách khác, nền kinh tế sẽ trải qua thời kỳ mà sau
này Paul Samuelson sẽ đặt tên là suy lạm phát (stagflation).
Friedman và Edmund S. Phelps- người đã giành giải Nobel Kinh tế năm
2006, độc lập nghiên cứu và đã đi đến cùng một kết quả. Friedman đã áp dụng ý
tưởng về hành vi hợp lý. Ông lập luận rằng, sau một thời kỳ lạm phát kéo dài, người
ta sẽ đưa kỳ vọng về lạm phát trong tương lai vào quyết định của họ, làm vô hiệu hóa
bất kỳ hiệu quả tích cực nào của lạm phát đối với việc làm. Chẳng hạn, một lý do lạm
phát có thể dẫn đến việc làm cao hơn là do thuê nhiều công nhân sẽ trở nên có lợi hơn
khi giá tăng nhanh hơn lương lao động. Nhưng một khi người lao động hiểu rằng sức
mua của lương họ sẽ bị giảm vì lạm phát, họ sẽ đòi trước những thỏa thuận lương cao
hơn, để cho lương tăng kịp với giá. Kết quả là, sau khi tình trạng lạm phát diễn ra một
thời gian, nó sẽ không còn đem lại sức tăng việc làm như ban đầu nữa. Thực tế, tỉ lệ
thất nghiệp sẽ tăng lên nếu tình trạng lạm phát diễn ra không như mong đợi.
Vào lúc Friedman và Phelps đưa ra những ý tưởng của họ, Mỹ chưa có nhiều
kinh nghiệm về tình trạng lạm phát kéo dài. Nên điều này thực sự có ý nghĩa dự báo

hơn là cố gắng giải thích những gì diễn ra trong quá khứ. Tuy thế, tình trạng lạm phát
dai dẳng những năm 1970 đã kiểm tra giả thiết của Friedman-Phelps. Đúng thế, tương
quan lịch sử giữa lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp bị phá vỡ đúng theo cách mà Friedman
và Phelps dự đoán: vào năm 1970, khi tỉ lệ lạm phát tăng đến hai con số, tỷ lệ thất
nghiệp lên cao, còn cao hơn cả những năm giá cả ổn định của thập niên 1950 và 1960.
Cuối cùng lạm phát được kiểm soát vào những năm 1980, nhưng chỉ sau một thời kỳ
nhọc nhằn với tỉ lệ thất nghiệp cực cao, tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.
Với việc dự đoán trước tình trạng suy lạm phát, Friedman và Phelps đã đạt
được một thành tựu lớn lao của kinh tế học thời hậu chiến. Thành tựu này, hơn bất kỳ
kết quả nào khác, xác nhận địa vị của Milton Friedman như một nhà kinh tế vĩ đại của
các nhà kinh tế, bất kể những gì người ta có thể nghĩ về các vai trò khác của ông.
- 6 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Lý luận của chủ nghĩa tiền tệ về đường cong Phillips
Chủ nghĩa tiền tệ đã bác bỏ lý luận nói trên của trường phái kinh tế học vĩ mô
tổng hợp. Họ cho rằng đường cong Phillips như trên chỉ là đường cong Phillips ngắn
hạn. Friedman đã đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường
lao động ở trạng thái cân bằng vẫn có thất nghiệp. Đây là dạng thất nghiệp tự nhiên.
Vì thế, ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một số dương. Và khi nền kinh
tế cân bằng, thì lạm phát không xảy ra. Đường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía
phải và cắt trục hoành ở giá trị của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hễ chính phủ áp dụng
các biện pháp nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên
(lạm phát), và có sự dịch chuyển lên phía trái dọc theo đường cong Phillips ngắn hạn.
Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân với hành vi kinh tế điển hình (hành vi duy
lý) sẽ dự tính lạm phát tiếp tục tăng tốc. Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi,
lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ giảm đi. Họ sẽ giảm cung cấp lao
động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao.

Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ
chế như trên lại xảy ra. Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên
mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục. Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có
tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại.
- 7 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Tập hợp các điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các mức tỷ lệ
lạm phát liên tục bị đẩy lên cao tạo thành một đường thẳng đứng. Đường này được
gọi là đường Phillips dài hạn.
Các nghiên cứu trong bài
1. Sự tìm kiếm mở rộng cho các kỹ thuật tốt hơn và phương pháp thu thập
thông tin và xử lý: Mankiw, N. Gregory, Ricardo Reis and Justin Wolfers, 2003,
“Disagreement about Inflation Expectations,” NBER Working Paper No. 9796
(June), (Cambridge, Massachusetts).
2. Một số nghiên cứu cũng như chỉ ra rằng câu trả lời khảo sát thể hiện
biến động cao:Blanchflower, David G., and Conall MacCoille, 2009, “the
Formation of Inflation Expectations: An Empirical Analysis for the UK,” National
Bureau of Economic Research (NBER) Working Paper No. 15388 (Cambridge,
Massachusetts).
3. Sự phát triển trong tập hợp tiền tệ vẫn còn chứa các thông tin "tốt
nhất"về lạm phát trong tương lai, và do đó đầu ra chi tiết về độ chênh lệch sản
lượng không tốt lắm :Callen, Tim, and Dongkoo Chang, 1999, “Modeling and
Forecasting Inflation in India,” IMF Working Paper, WP/99/119 (September),
International Monetary Fund, Washington D.C.
4. Mô hình ARMA đã chứng minh mạnh mẽ việc tạo ra các dự báo lạm
phát trong ngắn hạn, là một xem xét quan trọng cho nghiên cứu này, và đã được
nghiên cứu để làm tốt hơn mô hình cấu trúc: Meylar, Aidan, Geoff Kenny and
Terry Quinn, 1998, “Forecasting Irish Inflation Using ARIMA Models,” Munich

Personal RePEs Archive (MPRA) Paper No 11359 (December).
5. Kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế thị trường mới nổi, hoặc tập trung
vào mục tiêu tin cậy: Minella, A., Paulo Springer de Freitas, Ilan Goldfajn, and
Marcelo Kfoury Muinhos, 2003, “Inflation Targeting in Brazil: Constructing
Credibility Under Exchange Rate Volatility,” Journal of International Money and
Finance, Vol. 22, pp 1015-40
Các nghiên cứu thực nghiệm khác
1.
Michael J. Lamla

and Samad Sarferaz,
March 2012,
Updating Inflation
- 8 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Expectations -

điều tra nghiên cứu làm thế nào các kỳ vọng lạm phát hình thành. Bằng
việc phân tích đặc tính của thời gian để cập nhật những kỳ vọng và yếu tố quyết định
tiềm năng của nó. Thiết lập một mô hình kinh tế linh hoạt theo dõi sự hình thành của
kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tại mỗi thời điểm trong chuỗi thời gian. Kết
quả cho thấy rằng xu hướng cập nhật các kỳ vọng lạm phát thay đổi đáng kể theo thời
gian và có liên quan đến số lượng và chất lượng của tin tức.
2. Stefania Albanesi và ctg, 2002, Expectation Traps and Monetary Policy
Tại sao nói rằng lạm phát liên tục cao trong một số thời kỳ và liên tục thấp
trong khoảng thời gian khác? Phần lớn đổ lỗi cho chính sách tiền tệ. Kết quả cho thấy,
trong một mô hình cân bằng tiêu chuẩn, không có cam kết dẫn đến cân bằng nhiều,
hoặc bẫy kỳ vọng. Trong những cái bẫy, kỳ vọng lạm phát cao hay thấp dẫn dắt công

chúng để có những hành động tự vệ mà sau đó hướng các nhà hoạch định tiền tệ ra
chính sách tối ưu.
3. Martin D. Cerisola và Gaston Gelos, What Drives Inflation
Expectations in Brazil? An Empirical Analysis (2005)
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô của các kỳ vọng
lạm phát khảo sát tại Brazil kể từ khi nước này thông qua khung mục tiêu lạm phát
năm 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy khung lạm phát mục tiêu đã giúp neo kỳ
vọng, với sự phát tán của những kỳ vọng lạm phát giảm đáng kể, đặc biệt là trong
thời gian không chắc chắn cao. Tác giả cũng cho thấy rằng ngoài mục tiêu lạm phát,
quan điểm của chính sách tiền tệ, như tỷ lệ thặng dư chính hợp nhất so với GDP, đã
trở thành công cụ trong việc hình thành nên các kỳ vọng. Tầm quan trọng của lạm
phát trong quá khứ trong việc xác định kỳ vọng xuất hiện là tương đối thấp, và bằng
chứng thực nghiệm tổng thể không cho thấy sự hiện diện của sự trì trệ đáng kể trong
quá trình lạm phát.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Tại sao Michael Debabrata Patra và Partha Ray lại sử dụng mô hình ARMA?
- 9 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
• Phương pháp ARMA không giả định có những mối quan hệ cấu trúc
giữa các biến hoặc những tác động dẫn truyền quan trọng trong mô hình hồi quy.
• Phương pháp ARMA rất kém trong việc dự đoán các điểm thay đổi lên
xuống của lạm phát
• Tuy nhiên ARMA được chứng minh là một mô hình mạnh mẽ để dự
đoán lạm phát trong ngắn hạn
Hồi quy giá trị của lạm phát trong hiện tại (hoặc tương lai) từ các giá trị lạm
phát trong quá khứ với ARMA:
[ ( ), ( ), AR( ), ( )]
e

t
f AR p MA q S m SMA n
π
=
Trong thống kê học, mô hình autoregressive moving average (ARMA), đôi khi
được gọi là mô hình Box-Jenkins sau khi phương pháp Box-Jenkins được đưa ra sử
dụng để chạy mô hình, thường được áp dụng cho dữ liệu chuỗi thời gian (time series)
tự tương quan (autocorrelated).
Cho chuỗi dữ liệu time series X
t
, mô hình ARMA là một công cụ để hiểu và có
lễ để dự đoán các giá trị tương lai của chuỗi này. Mô hình bao gồm hai phần, phần tự
hồi quy autoregressive (AR) và phần bình quân dịch chuyển moving average (MA).
Mô hình thường được coi là mô hình ARMA(p,q) khi p là order của phần
autoregressive và q là order của phần moving average.
 Ký hiệu AR(p) liên quan tới mô hình tự hồi quy autoregressive với
order p. Phần mô hình AR(p) đượ c viết:
1
1
p
t i t t
i
X c X
ϕ ε

=
= + +

Trong đó:
• Chuỗi dữ liệu time series X

t
: lạm phát kỳ vọng thời gian t
- 10 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang

1
, ,
p
ϕ ϕ
là các tham số của mô hình, c là hằng số (constant) và
t
ε
là nhiễu
trắng (white noise)
• Ký hiệu MA(q) là cho phần moving average có order q:
1
1
q
t t i t
i
X
µ ε θ ε

=
= + +

• Trong đó θ
1

, , θ
q
là thông số của mô hình, μ là giá trị kỳ vọng của
(thường được giả sử là bằng 0), và , , là nhiễu trắng (white noise).
• Mô hình tổng quan sẽ bao gồm hai mô hình con AR(p) và MA(q)
1 1
p q
t t i t i i t i
i i
X c X
ε ϕ θε
− −
= =
= + + +
∑ ∑
Nếu X
t
tuân theo quá trình ARMA (1,1), nó có thể viết dưới dạng:
1 1 1 1t t t t
X c X
ε ϕ θε
− −
= + + +
Dữ liệu của bất kỳ chuỗi thời gian nào đều có thể được coi là tạo ra nhờ một
quá trình ngẫu nhiên và một tập hợp dữ liệu cụ thể. Cũng như chúng ta sử dụng các
dữ liệu mẫu để suy ra các ước lượng về một tập hợp, thì trong lĩnh vực chuỗi thời
gian, chúng ta dùng kết quả để suy ra các ước lượng về quá trình ngẫu nhiên đó. Một
dạng của quá trình ngẫu nhiên được các nhà phân tích về chuỗi thời gian đặc biệt
quan tâm và xem xét kỹ lưỡng là cái được gọi là quá trình ngẫu nhiên dừng
Nói chung, một quá trình ngẫu nhiên được coi là dừng nếu như trung bình và

phương sai của nó không đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai
thời đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách và độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn
này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính.
Có nhiều loại kiểm định như sử dụng hàm tự tương quan (ACF), trị thống kê Q
(Box và Pierce) và trị thống kê LB (Ljung-Box). Tuy nhiên, một trong những
- 11 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
phương pháp được sử dụng phổ biến và có độ tin cậy cao là kiểm định nghiệm đơn vị
của Dickey-Fuller (ADF).
Đồng liên kết
Giả sử có một ông già và một cậu bé đi dạo một cách ngẫu nhiên trong công
viên (random walk). Vị trí của cậu bé sẽ không cho biết bất kỳ một thông tin nào về vị
trí của ông lão.
Giả sử một bà lão dắt một chú chó đi dạo trong công viên, bà lão và chú chó
kết nối bằng sợi dây à vị trí của bà lão luôn dao động quanh vị trí của chú chó một
khoảng nhất định. Ta gọi bà lão và chú chó có mối quan hệ đồng liên kết
Tại sao phải kiểm định tính đồng liên kết
Khi hồi quy với các biến trong mô hình không có trạng thái dừng, ta phải kiểm
định tính đồng liên kiết của các biến để đảm bảo trong dài hạn các biến này luôn cân
bằng với nhau.
Trong ngắn hạn đôi khi ta phải sử dụng cơ chế hiệu chỉnh sai số để đảm bảo
tính cân bằng của các biến, dù cho các biến có đồng liên kết với nhau đi chăng nữa
Phương pháp kiểm định đồng liên kết
Phương pháp 2 bước của Engle-Granger với giả định các biến trong phương
trình không có đồng liên kết, tương đương với việc phần dư là bước ngẫu nhiên không
dừng.
- 12 -


Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Quy trình Johansen
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Variable
Coefficient
Coefficient
Std.Error
Std.Error
t-Statistic
t-Statistic
Prob.
Prob.
C
0.0509
0.0025
20.3436
0.0000
AR(1)
0.9100
0.0429
21.2210
0.0000
SAR(12)
-0.2284
0.1153
-1.9807
0.0501
MA(2)
0.3212

0.1023
3.1405
0.0022
SMA(12)
-0.8406
0.0310
-27.0923
0.0000
R-squared
0.9285
Meandependentvar
0.0530
AdjustedR-squared
0.9260
S.D. dependentvar
0.0224
S.E.of regression
0.0061
Akaikeinfocriterion
-7.3171
Sumsquaredresid
0.0041
Schwarzcriterion
-7.1984
Loglikelihood
429.3937
Hannan-Quinncriter.
-7.2690
F-statistic
360.5060 (0.00)

Durbin-Watsonstat
1.2447
Xem xét : hệ số xác định R squared rất cao 0.9260 và phần sai số hồi quy thấp
0.0061
Kiểm định t-statistic cho các biến đều có p-value < 0,05
Kiểm định F hợp lý
Trị thống kê Durbin-Watson nằm trong vùng chấp nhận 1,2447, chứng tỏ hiện
tượng tương quan chuỗi không quá lớn
Thế các hệ số đã được ước lượng vào thì phương trình hồi quy sẽ có dạng :
πe = 0.006 + 0.91πt-1 – 0.22 πt-12 + εt + 0.32εt-2 - 0.85εt-12
Xem xét : hệ số xác định R squared rất cao 0.9260 và phần sai số hồi quy thấp
0.0061
Kiểm định t-statistic cho các biến đều có p-value < 0,05
Kiểm định F hợp lý
- 13 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Trị thống kê Durbin-Watson 1,2447 nằm trong vùng chấp nhận
So sánh các điểm dự đoán với lạm phát thực tế
Dựa trên những sai lệch giữa dự đoán và thực tế, ta thêm độ trễ theo mùa t-13 và
sai số theo mùa t-14 để tối thiểu hóa các sai lệch này. Vậy ta có phương trình ước
lượng lạm phát kỳ vọng như sau :
πe = 0.006 + 0.91πt-1 – 0.22 πt-12 + 0.20 πt-13 + εt + 0.32εt-2 - 0.85εt-12 - 0.27εt-14
Thống kê mô tả của mô hình
Statistic Value
RootMeanSquaredError 0.005972
MeanAbsoluteError 0.004394
MeanAbs. PercentError 9.244995
TheilInequalityCoefficient 0.051917

- 14 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
BiasProportion 0.001089
VarianceProportion 0.009193
CovarianceProportion 0.989718
Các chỉ số RMSE, MAD và MAPE rất thấp chứng tỏ mô hình dự đoán lạm
phát kỳ vọng có mức độ tin cậy cao.
RMSE : căn bậc 2 của trung bình bình phương sai số dự đoán
MAD : trung bình độ lệch tuyệt đối của sai số dự đoán
MAPE : trung bình các trị tuyệt đối của phần trăm sai số.
Trong bài này, tác giả sử dụng hệ số Theil (thay cho hệ số Gini) để cho thấy
mức độ phù hợp của mô hình dự đoán.
Hệ số không đồng đều Theil cho thấy được các dữ liệu ước lượng theo chuỗi
thời gian tốt như thế nào so với các dữ liệu quan sát thực tế. Hệ số Theil đo lường
mức độ khác nhau của chuỗi thời gian Xi so với Yi qua :
- 15 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
So sánh dự báo lạm phát kỳ vọng của Consensus Economics và lạm phát thực
Như ta thấy trong hình, các lạm phát kỳ vọng mà Concensus Economics thu
được từ các thực thể tài chính xuất hiện ở mức độ trung bình so với những dao động
của lạm phát thực. Những điểm chuyển (turning point) lên xuống của lạm phát thực
cách đều mức độ kỳ vọng lạm phát. Điều này cho thấy rằng những dự đoán kỳ vọng
lạm phát lấy từ những tổ chức tham gia thị trường tài chính chịu ảnh hưởng bởi tính
không chắc chắn như sự ko đồng đều trong lấy mẫu dự báo, những phản ứng khác
nhau trong việc định liệu trước các tác động của chính sách tiền tệ,sự bất cân xứng
thông tin sẵn có mà nó đã chiếm lĩnh thị trường tài chính Ấn Độ

Kiểm tra tính dừng của các biến
Biến ADF PP
Lạm phát (%) -2.5810*** -2.5810***
Chênh lệch Sản lượng -4.2507* -3.6500*
Lãi suất thực (%) -8.2045* -8.2446*
Tăng trưởng chi tiêu tài chính thực tế (%) -9.7058* -9.7057*
Tỷ giá hối đoái thực (% Change) -2.2100 -1.7352
- 16 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Giá các mặt hàng chính (% thay đổi) -3.1398*** -2.8797***
Giá Nhiên liệu (% thay đổi) -3.7235* -4.0767*
Như đã đề cập, kiểm tra tính dừng là điều kiện quan trọng khi đưa các biến vào
mô hình tự hồi quy. Khi kiểm tra tính dừng theo 2 phương pháp ADF và PP, ta thấy
chỉ có biến REER là dừng một cách rõ ràng do đã giá trị t (tau) lớn hơn cả 3 giá trị
thống kê tới hạn (critical level) 1%, 5,%, 10%. Trong khi đó các biến khác chỉ vượt
được 1 hoặc 2 mức độ critical level.
Thường thì đối với những biến chưa dừng, ta lấy sai phân bậc d để nó dừng và
đưa vào mô hình
Hai tác giả đã đưa các biến lagged Inflation, GDP Gap, Real Expenditure
Growth (Centre), Change in Real Effective Change Rate, Real Interest Rate, and
Changes in Primary Articles Prices and Changes in Fuel Prices vào mô hình vectơ tự
hồi quy VAR để xem phản ứng của lạm phát kỳ vọng (inflation expectation) và output
gap đối với một sự thay đổi (còn gọi là cú shock) của lãi suất thực (real interest rate)
- 17 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Đường màu xanh là đường phản ứng theo thời gian (hay là độ trễ), đường đứt

quãng thể hiện khoảng tin cậy theo sai số chuẩn SE (ở đây tác giả ko đề cập, thường
thì khoảng tin cậy là cộng trừ 2SE
Nhìn vào hình, ta thấy lạm phát kỳ vọng hấp thụ rất ít tác động của một sự thay
đổi trong lãi suất thực, và theo độ trễ thời gian thì tác động đó ngày càng giảm dần
quanh mốc giá trị 0.
Đối với phản ứng của output gap thậm chí còn nhỏ hơn
Phân biệt trong bài này tác giả trình bày 2 mô hình dự đoán lạm phát. Một là
của tác giả (model – based inflation expectation), hai là của Consensus Economics là
consensus expectation.
Trong hai mô hình có 1 chút khác biệt trong việc chọn biến và độ trễ của các
biến tham gia hồi quy không hoàn toàn giống nhau
Tác giả thử kiểm tra tính thừa thải của các biến trong 2 mô hình xem như thế
nào
Kiểm tra biến dư thừa
Trong hồi quy thì thường xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity),
ở đó các tương quan với nhau một cách rất mạnh mẽ. Nếu 2 biến có độ biến thiên
cùng nhau, ta có thể loại bỏ 1 trong 2 để mô hình trở nên đơn giản. Biến dư thừa
(reduntdant variable) hay còn gọi biến bỏ lờ (ommited variable) là các biến có mức độ
biến thiên quá giống các biến khác trong mô hình, có thể được loại trừ khỏi mô hình
hồi quy
Kiểm tra biến dư thừa bằng cách so sánh phương trình hồi quy gốc với phương
trình đã loại bỏ biến đó
- 18 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Kiểm tra biến dư thừa với mô hình lạm phát kỳ vọng của 2 tác giả
Biến
Sum of
Coeffts

Kiểm tra biến dư thừa
F-Stat
p-values
Lạm phát (%) 0.4609 42.89
0.00
GDPGAP 0.1381 22.04
0.00
g(EXPN) -0.0020 6.16
0.00
g(REER) -0.0293 7.17
0.00
Lãi suất thực (% Change)
-0.0611 2.32
0.05
Primary Articles' Prices Inflation
0.2903 39.11
0.00
Lạm phát giá xăng dầu
0.1057 43.32
0.00
Kiểm tra biến dư thừa với mô hình của Consensus Economics
Biến Sum of Coeffts
Kiểm tra biến dư thừa
F-Stat
p-values
Lạm phát (%) 0.4772
38.1508
0.00
GDPGAP
- 0.1184

11.5894
0.00
g(EXPN) (%) 0.0007 8.2890
0.00
g(REER) (%)
0.0188
27.9948
0.00
Lãi suất thực (%) -0.0213 9.5299
0.05
Lạm phát giá mặt hàng
chính(%)
0.1844
41.9887
0.00
Lạm phát giá xăng dầu(%) 0.0125
13.9372
0.00
Quan sát tất cả các kiểm định F đều có p-value rất thấp (<0,05) ở cả 2 mô hình
Nếu có xem xét thì giá trị p-value của biến lãi suất thực trong mô hình của 2 tác giả ở
mức 0,05, cao hơn các p-value của các biến khác. Tuy nhiên điều này vẫn chấp được
ở độ tin cậy 95% rằng biến lãi suất thực không phải là biến dư thừa hay là biến bỏ đi
(ommited variable)
Vậy kết luận các biến tham gia vào 2 mô hình hồi quy đều hợp lý
- 19 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Vậy các biến trong phương trình hồi quy có đồng liên kết
Bảng 6:Kết quả từ phương pháp Engle-Granger

Thống kê t Prob
Thống kê kiểm tra gia tăng Dickey – Fuller -7.849273 0.0000
Kiểm tra giá trị tới hạn: mức 1% -3.502238
Như vậy, các kết quả ước tính mạnh và theo sát các kỳ vọng lạm phát một cách
hợp lý. Lạm phát có độ trễ, thay đổi trong giá nhiên liệu và các hàng hóa thiết
yếu và chênh lệch trong sản lượng là yếu tố quyết định chủ yếu, theo sau là tỷ lệ lãi
suất thực (Bảng A1 trong Phụ lục 1).
- Lạm phát có độ trễ (cụ thể là một tháng và mười hai tháng) đóng góp gần
50% trong việc giải thích sự hình thành của kỳ vọng lạm phát. Điều này thể hiện tính
trì trệ cao hay kéo dài.
- Những thay đổi trong giá các hàng hóa thiết yếu giải thích được dưới 1/3
lạm phát kỳ vọng, phản ánh tầm quan trọng của giá thực phẩm, đặc biệt là đối với
những người đang kỳ vọng lạm phát trong tương lai.
- Khi kết hợp sự thay đổi trong giá thực phẩm và nhiên liệu giải thích 40%
các biến số trong kỳ vọng lạm phát. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của các
hạng mục này trong rổ hàng tiêu dùng bình quân của phần lớn dân số Ấn Độ, những
thành phần được ấn định giá và đóng góp của chúng trong việc hình thành nên tính trì
trệ.
Những vấn đề liên quan tới: sự phụ thuộc vào giá quốc tế, mức độ chấp nhận
hàng nhập khẩu và từ đây lạm phát được nhập khẩu, được giả định là phù hợp hành
vi trong quá khứ Vai trò mà giá thực phẩm và nhiên liệu đang nắm giữ có ảnh hưởng
- 20 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
đến kỳ vọng lạm phát cho thấy tính dễ tổn thương không thể thay đổi đối với tới
những cú sốc cung ngoại sinh, cả khi được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước.
-Chênh lệch sản lượng dương và có ý nghĩa, đạt gần 14% trong lạm phát kỳ
vọng và minh chứng cho sự lựa chọn khung lý thuyết mới của Keynes để giải thích
quá trình hình thành kỳ vọng về lạm phát ở Ấn Độ. Ở các nước phát triển, lạm phát

thường được định hướng bởi áp lực nhu cầu quá mức và theo đó cung cấp kết luận
liên quan đến vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô trong sự kỳ vọng ổn định. Kết quả
này cho thấy chênh lệch sản lượng có ý nghĩ thống kê với độ trễ 1 kỳ, ám chỉ mức độ
tại đó nhu cầu có thể chuyển thành áp lực lạm phát trong kỳ vọng của mọi người
Một phát hiện có ý nghĩa từ nghiên cứu này là ảnh hưởng của lãi suất thực -
đại diện cho lập trường của chính sách tiền tệ. Ngược với những nghiên cứu trước đây
cho rằng tổng cung tiền chứa đựng những thông tin tốt nhất về lạm phát trong tương
lai – thực tế, nội dung thông tin của tổng cung tiền được cải thiện sau khi bãi bỏ các
quy định tài chính (Callen et al, 1999) – theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc sử dụng
tổng cung tiền bao gồm gia tăng lãi suất và tăng chênh lệch giữa tiền danh nghĩa với
tiền thực, là không thể thỏa mãn. Mặt khác, các hệ số mang dấu âm và có ý nghĩa của
lãi suất thực mà chúng tôi thu được là phù hợp với tác động của những cải cách trong
lĩnh vực tài chính từ giữa những năm 1990. Sự bãi bỏ quy định về lãi suất, về định
hướng thị trường và sự phát triển ra bên ngoài đã đem lại với sự độc lập trong việc sử
dụng công cụ của chính sách tiền tệ và vai trò lớn hơn trong việc ổn định lạm phát
tương lai .
Dấu âm trước hệ số về lãi suất thực minh chứng cho độ tin cậy của chính
sách tiền tệ trong việc neo giữ kỳ vọng lạm phát trong những năm gần đây – một sự
gia tăng trong lãi suất báo hiệu kỳ vọng lạm phát thấp hơn trong giai đoạn tới. Trong
bối cảnh này, ý nghĩa của lãi suất thực với độ trễ 12 tháng và hệ số tương đối thấp ám
chỉ thời gian tác động của chính sách tiền tệ đến các kỳ vọng. Những kết quả này
được củng cố mạnh mẽ bởi những ước tính đạt được từ việc mô hình hóa kỳ vọng
đồng thuận tạo ra hệ số lãi suất thực mang dấu âm có độ lớn gần như là giống nhau.
- 21 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
5. Kết luận
Nhìn chung, sự hình thành của những kỳ vọng lạm phát ở Ấn Độ cũng là vấn
đề đối với các quốc gia đang phát triển khác. Trong chừng mực nào đó, các kinh

nghiệm hiện tại với lạm phát cao và leo thang trong ở các mặt hàng thiết yếu và như
vậy giá lương thực có thể dễ dàng ảnh hưởng đến dự đoán của người dân về lạm phát
trong tương lai và trụ lại ở đó. Điều này cần phải được nhìn thấy trong kết hợp với
phát hiện rằng một phần ba các biến về lạm phát tương lai- cũng nhiều như là lạm
phát trong quá khứ - được giải thích do giá thực phẩm chứa đựng trong chỉ số về giá
của các mặt hàng thiết yếu. Hơn nữa, các cú sốc do giá lương thực gây ra ở cấp độ
tổng thể là tương đối chậm. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, lập luận rằng áp lực
lạm phát trong giai đoạn hiện nay cơ bản là một hiện tượng từ phía cung và chính
sách tiền tệ gần như không có tác dụng hoặc có tác dụng rất ít, bị lấn át bởi nguy cơ
hiện hữu và rõ ràng của kỳ vọng lạm phát vốn đang làm mất cân bằng và tiếp tục gia
tăng trong dài hạn. Tại Ấn Độ, chính sách tiền tệ đã được thực hiện theo truyền thống
như một phương thức để giữ nhận thức và kỳ vọng về lạm phát xung quanh ngưỡng
5%. Điều này đặc biệt thấy rõ trong phản ứng của thị trường tài chính đối với các
thông báo hàng tuần về chỉ số WPI. Thật vậy, trong những tuần gần đây bắt đầu vào
cuối tháng 9 năm 2009, việc sụt giảm rõ rệt của chỉ số lạm phát theo WPI trên cơ sở
vững chắc xác nhận những kỳ vọng của thị trường về việc thực thi chính sách tiền tệ
chống lạm phát sẽ được tiếp tục thực hiện, dẫn đến lợi tức trên các công cụ tài chính
ngắn hạn, bao gồm tín phiếu Kho bạc 91 ngày, luôn thấp hơn hành lang lãi suất của
RBI. Thành công đạt được trong việc ổn định kỳ vọng lạm phát, trừ những giai đoạn
vào cuối 2006-07 và nửa đầu 2008-09 đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, đã
khuyến khích RBI đưa ra tỷ lệ lạm phát 3% trong giai đoạn trung hạn của chính sách
để phù hợp với môi trường hội nhập của Ấn Độ vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó có
một sự gia tăng trong độ tin cậy và sự đảm bảo cho chính sách tiền tệ được xem là
hành động chống lại lạm phát ngay bây giờ chứ không phải là hành động tức thời khi
sức ép xã hội lên cao
- 22 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
Vấn đề tiếp theo là chính sách tiền tệ điều hành như thế nào để neo kỳ vọng

lạm phát nằm trong giới hạn tin cậy của quá trình ra quyết định, vấn đề tiếp theo là
con đường để đi đến đích. Các kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu này chỉ ra
rằng tỷ lệ lãi suất thực có ảnh hưởng đáng kể trên những dự đoán của người dân, làm
ảnh hưởng đến chính sách tài khóa hoặc thậm chí thay đổi tỷ giá hối đoái.
Kỳ vọng lạm phát đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập và vận hành
chính sách tiền tệ trong thời hiện đại. Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát phản ánh sự tin
tưởng vào mục tiêu ổn định của chính sách tiền tệ. Hiệu quả của chính sách tiền tệ có
thể sẽ lớn hơn nếu kỳ vọng lạm phát vẫn còn neo lại . Một sự gia tăng những kỳ vọng
trong ngắn hạn có nguy cơ tạo áp lực lạm phát trong trung hạn. Do đó, các ngân hàng
trung ương cần có biện pháp làm thế nào để kích thích kỳ vọng lạm phát hình thành.
Việc cung cấp thông tin không đầy đủ của ngân hàng trung ương được cho là nguồn
gốc dẫn đến độ trễ trong việc hình thành kỳ vọng lạm phát. Điều này có thể dễ dàng
lặp lại. Hiểu biết không đầy đủ về kỳ vọng lạm phát của người dân có thể dẫn đến sự
trì trệ trong phản ứng đối với chính sách tiền tệ. Vì vậy, điều quan trọng là để kết hợp
vào quá trình hoạch định chính sách tiền tệ những cảm nhận đúng về những gì mà
mọi người đang nghĩ. Và đó cũng là những gì mà bài nghiên cứu này muốn bàn đến
Trở lại vấn đề của Việt Nam, cuộc chiến chống lạm phát bao giờ cũng là một
nhiệm vụ vô cùng khó khăn và bắt buộc phải có sự đánh đổi to lớn. Nếu ngọn lửa lạm
phát đã bùng cháy mà ta không ngăn chặn kịp thời, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả
không thể đoán trước được. Có thể nói, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay,
nền kinh tế của nước ta đã trải qua khá nhiều “cung bậc cảm xúc” khác nhau. Bắt đầu
là sự lo lắng, hoang man khi lạm phát trong nước đạt mức cao kỉ lục trong vòng hai
mươi năm trở lại đây (năm 2008 là 22,97%), đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu một
cách trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và châu Âu. Cùng với hàng
loạt những bất lợi khác từ các yếu tố trong nước đã làm cho kinh tế Việt Nam không
thể thoát khỏi vòng xoáy của suy giảm kinh tế.
Kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ ở Ấn Độ cũng gợi mở cho chúng ta vấn
đề nghiên cứu về tình trạng của Việt nam hiện nay. Với Nghị quyết 11 được ban hành
- 23 -


Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
vào ngày 24/02/2011 chấp nhận giảm bớt tốc độ tăng trưởng để đặt vấn đề ổn định
kinh tế lên hàng đầu. Câu hỏi đặt ra là cần giảm tăng trưởng bao nhiêu để giảm lạm
phát tới mức có thể chấp nhận được. Câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngõ vì nó phụ thuộc
vào vấn đề tâm lý hơn là kinh tế . Nếu các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp đều
tin rằng các chính sách của chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát, thì
mục tiêu giảm lạm phát sẽ đạt được tương đối nhanh chóng và ít gây tổn thương cho
nền kinh tế. Nhưng nếu họ không tin tưởng vào các chính sách này hoặc nghi ngờ
chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm lạm phát sẽ còn kéo dài
dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải. Cái giá phải trả cho lạm phát càng cao, thời
gian để đạt được nó càng dài thì chính phủ càng dễ buông xuôi chính sách và các
doanh nghiệp cũng như hộ gia đình lại càng mất niềm tin rằng chính sách này sẽ
thành công. Lại một vòng lẩn quẩn.
Vận dụng bài nghiên cứu này để tìm ra các yếu tố quyết định kỳ vọng lạm phát
ở Việt Nam từ đó gọi ý chính sách tiền tệ phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Không riêng gì Việt Nam, mà việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả các
chính sách nhằm kiểm soát lạm phát luôn được các nước trên thế giới đặc biệt quan
tâm. Mỗi chính sách có những ưu nhược điểm riêng và có những hiệu quả nhất định.
Qua các chính sách này, chúng ta đã, đang và sẽ cố gắng thực hiện những biện pháp
trung và dài hạn nhằm ổn định tình hình kinh tế để có thể đạt được mục tiêu tăng
trưởng GDP và kiềm chế được lạm phát như mong muốn.
- 24 -

Term paper TCQT-Nhóm 3 GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang
PHỤ LỤC I: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KỲ VỌNG LẠM PHÁT
Bảng 7: Các yếu tố quyết định kỳ vọng lạm phát (Các dự đoán dựa trên mô hình)
- 25 -


×