Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đồ án quản trị mail server

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.22 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phần I: Giới thiệu
Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập
1.1: Lời giới thiệu
- Được thành lập từ năm 1989 , trực thuộc Tổng Cục Công ty Bưu
chính viễn thông Việt Nam .Trung tâm Điện Toán và truyền số liệu
(VDC) là Trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực Internet , Truyền số liệu
và Công nghệ thông tin tại Việt Nam
- Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế ,VDC đã dưa Internet ,
các dịch vụ và sản phẩm và công nghệ thông tin ngày trở nên gần gũi,
thân thuộc với cộng đồng
- Công điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong
khối Thông Tin Bưu Điện.
- Hệ thống truyền số liệu đầu tiên, bước đầu sử dụng phương thức đơn
giản , điểm nối điểm
- Ngày 28/11/1985 , thành lập Trung Tâm Điện Toán và Truyền Số
Liệu khu vực 1 (VDC1) có trụ sở tai 75 Đh Thiên Hoàng_Hà Nội ,
Trung Tâm Điện Toán Truyền Số liệu khu vực 3 (VDC3) có trụ sở tại
12 Lê Thánh Tôn_Đà Nẵng.
- Giám Đốc Trung Tâm Điện Toán Truyền Số liệu khu vực 3 (VDC3)
tại Đà Nẵng là ông Lê Mạnh Hùng
- Hiên nay Trung tâm VDC 3 đang quản lý và khai thác mạng trục
Internet Việt Nam kết nối trực tiếp với xa lộ Internet quốc tế qua 3
cổng quốc gia đặt tại Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Trang 1
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.2: Lĩnh vực công nghệ thông tin tại VDC3
 Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu hoạt động trên các lĩnh vực tin


học , Internet và truyền số liệu với các sản phẩm và dịch vụ chính
- Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu VIETPAC, Frame Relay trên
phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới
- VNN/Internet _dịch vụ Internet tốt nhất tại Việt Nam và các dịch vụ
trên cơ sở giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ trên tất cả các
tỉnh thành phố
- Các dịch vụ trên Web, thương mại điện tử (E-Commerce)
- Các dịch vụ thông tin , dịch vụ trực tuyến , danh bạ và danh bạ điện tử
- Các dịch vụ Multimedia :phát thanh, truyền hìch trên mạng
- Các sản phẩm và dịch vụ tin học , giải pháp tich hợp
- Đào tạo tư vấn ,khảo sát thiết kế, xây lắp , bảo trì chuyên ngành tin
học truyền số liệu
- Sản xuất , xuất khẩu, kinh doanh phần mềm tin học, vật tư và thiết bị
công nghệ thông tin
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo , quảng cáo trực tuyến _Online
Advertising
 Các sản phẩm và dịch vụ của VDC được cung cấp trên những công nghệ
và phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay:
- Công nghệ IP với các ứng dụng mới nhất : VNP, VoIP,FoIP (Phone-
Phone, PC-PC , PC -Phone), UMS, WAP…
- Các công nghệ truyền dữ liệu và truy cập tốc độ cao: Frame Relay,
ATM, ISDN, BISDN,…
Trang 2
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Các trang thiết bị từ những nhà cung cấp hàng đầu :Sprint (Global
One), Acatel, Sun Microsystems,…
- Phần mềm hệ thống và quản trị với UNIX (Sun Solaris, HP-UX),
Microsoft Windows, SQL , HP Open View for Network Node

Management Solution, Netscap Web/Mail Server , Raptor firewall ,…
 Bên cạnh đó là mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ thế
giới :
- Telstra(Australia)
- Global One Group
- Alcatel(France)
- Nortel(Canada)
- NTT Communication , KDD(Japan)
- Korea Telecom (RO Korea)
- Singapore Telecom, Microsoft , Oracle (USA)
- HongKong Telecom (HongKong)
- …
 Các dự án và sản phẩm đã làm
- Hệ thống thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng
- Bài toán kế toán phục vụ chung VNPT
- Các Website cho các tổ chức doanh nghiệp,…
- …….
Trang 3
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chương 2: Khái quát về mạng máy tính
2.1: Vài nét sơ lược về sự phát triển của mạng máy tính
Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào
hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh
và tốn nhiều năng lượng. Việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các
tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn.
Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành
công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Những dạng đầu tiên của
thiết bị đầu cuối bao gồm máy đọc bìa, máy in, thiết bị xử lý tín hiệu, các thiết bị

cảm nhận.
Trong lúc đưa ra giới thiệu những thiết bị đầu cuối từ xa, các nhà khoa học
đã triển khai một loạt những thiết bị điều khiển, những thiết bị đầu cuối đặc biệt cho
phép người sử dụng nâng cao được khả năng tương tác với máy tính.
Thiết bị kiểm soát truyền thông: có nhiệm vụ nhận các bit tín hiệu từ các
kênh truyền thông, gom chúng lại thành các byte dữ liệu và chuyển nhóm các byte
đó tới máy tính trung tâm để xử lý.
Thiết bị kiểm soát nhiều đầu cuối: cho phép cùng một lúc kiểm soát nhiều
thiết bị đầu cuối.
Vào giữa những năm 1970, các thiết bị đầu cuối sử dụng những phương pháp
liên kết qua đường cáp nằm trong một khu vực đã được ra đời. Vào những năm
1980 các hệ thống đường truyền tốc độ cao đã được thiết lập ở Bắc Mỹ và Châu Âu
và từ đó cũng xuất hiện các nhà cung cấp các dịnh vụ truyền thông với những
đường truyền có tốc độ cao hơn nhiều lần so với đường dây điện thoại.
Vào năm 1974 công ty IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được
chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng và thương mại, thông qua các dây cáp mạng các
thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc vào một máy tính dùng chung.
Trang 4
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Vào năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã bắt đầu bán hệ điều hành
mạng của mình là "Attached Resource Computer Network" (hay gọi tắt là Arcnet)
ra thị trường. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công ty đưa ra các sản phẩm của mình,
đặc biệt khi các máy tính cá nhân được sử dụng một cánh rộng rãi.
Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi
lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục Người
ta thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng
mới to lớn như:
+Sử dụng chung tài nguyên

+Tăng độ tin cậy của hệ thống
+Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin
-Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
-Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
-Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
-Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được
cung cấp trên thế giới.
2.2: Định nghĩa mạng máy tính
Về cơ bản mạng máy tính là mơ số các máy tính được kết nối với nhau theo
một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gửi thông tin đi, các mạng máy
tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tín tới máy tính B thì B có thể
trả lời lại cho A.
Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi
thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.
Từ nhiều máy tính riêng lẻ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành
mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau:
• Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.
Trang 5
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
• Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng
chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề
án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.
• Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những
người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
• Có thể dung chung thiết bị ngoại vi hiếm, đắt tiền (máy in, máy vẽ…).
• Người sử dụng trao đổi với nhau thư tín dễ dàng(E-Mail) và có thể sử
dụng hệ mạng như là một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về
một chính sách mới, về nội dung buổi họp …

• Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi
phí thấp mà chức năng lại mạnh) …
2.3: Phân loại mạng
∗ Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý :
Mạng máy tính có thể phân bố trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể
phân bố trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế. Dựa vào phạm vi phân bổ của
mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau:
1. GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác
nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn
thông và vệ tinh.
2. WAN (Wide Area Network) – Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong
nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục.
Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễ thông. Các
WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.
3. MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm
vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường
truyền thông tốc đọ cao(50-100 Mbit/s).
4. LAN (Local Area Network) – Mạng cục bộ, kết nối các máy tính
trong một khu vực bán kính hẹp thông thườn khoảng vài trăm mét. Kết
Trang 6
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao.
LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan, tổ chức… Các
LAN có thể được két nối với nhau tạo thành WAN.

Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch:
Nếu lấy kỹ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính để phân loại sẽ có: mạng
chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch thông báo và mạng chuyển mạch gói.

Mạch chuyển mạch kênh (circuit switched network) : Khi có hai thực thể cần
truyền thông với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và duy trì kết nối
đó cho tới khi hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ truyền đi theo con đường cố
định đó. Nhược điểm của chuyển mạch kênh là tiêu tốn thời gian để thiết lập kênh
truyền cố định và hiệu suất sử dụng mạng không cao.
Mạng chuyển mạch thông báo (message switched network) : Thông báo là
một đơn vị dữ liệu của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi
thông báo có chứa các thông tin điều khiển trong đó chỉ rõ đích cần truyền tới của
thông báo. Căn cứ vào thông tin điều khiển này mà mỗi nút trung gian có thể
chuyển thông báo tới nút kế tiếp trên con đường dẫn tới đích của thông báo. Như
vậy mỗi nút cần phải lưu giữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển trên thông báo,
nếu thấy thông báo không gửi cho mình thì tiếp tục chuyển tiếp thông báo đi. Tuỳ
vào điều kiện của mạng mà thông báo có thể được chuyển đi theo nhiều con đường
khác nhau.
Mạng chuyển mạch gói (packet switched network) : ở đây mỗi thông báo
được chia ra thành nhiều gói nhỏ hơn được gọi là các gói tin (packet) có khuôn
dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa
chỉ nguồn (người gửi) và địa chỉ đích (người nhận) của gói tin. Các gói tin của cùng
một thông báo có thể được gởi đi qua mạng tới đích theo nhiều con đường khác
nhau.
Phương pháp chuyển mạch thông báo và chuyển mạch gói là gần giống nhau.
Điểm khác biệt là các gói tin được giới hạn kích thước tối đa sao cho các nút mạng
(các nút chuyển mạch) có thể xử lý toàn bộ gói tin trong bộ nhớ mà không phải lưu
Trang 7
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
giữ tạm thời trên đĩa. Bởi vậy nên mạng chuyển mạch gói truyền dữ liệu hiệu quả
hơn so với mạng chuyển mạch thông báo.
Tích hợp hai kỹ thuật chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói vào trong một mạng

thống nhất được mạng tích hợp số ISDN (Integated Services Digital Network).

Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng
Kiến trúc của mạng bao gồm hai vấn đề: hình trạng mạng (Network
topology) và giao thức mạng (Network protocol)
Hình trạng mạng: Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta
gọi là tô pô của mạng
Giao thức mạng: Tập hợp các quy ước truyền thông giữa các thực thể truyền
thông mà ta gọi là giao thức (hay nghi thức) của mạng
Khi phân loại theo topo mạng người ta thường có phân loại thành: mạng hình
sao, tròn, tuyến tính
Phân loại theo giao thức mà mạng sử dụng người ta phân loại thành mạng :
TCP/IP, mạng NETBIOS .
Tuy nhiên cách phân loại trên không phổ biến và chỉ áp dụng cho các mạng
cục bộ.

Phân loại theo hệ điều hàng mạng
Nếu phân loại theo hệ điều hành mạng người ta chia ra theo mô hình mạng
ngang hàng, mạng khách/chủ hoặc phân loại theo tên hệ điều hành mà mạng sử
dụng: Windows NT, Unix, Novell . . .
2.4: Liên mạng Internet
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là sự ra đời của liên mạng
INTERNET,
- Là một mạng toàn cầu
- Là sự kết hợp của vô số các hệ thống truyền thông, máy chủ cung cấp thông
tin và dịch vụ, các máy trạm khai thác thông tin
Trang 8
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- Dựa trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, nhưng đều trên nền giao
thức TCP/IP
- Là sở hữu chung của toàn nhân loại
- Càng ngày càng phát triển mãnh liệt
2.5: Mạng Intranet
Thực sự là một mạng INTERNET thu nhỏ vào trong một cơ quan/công ty/tổ
chức hay một bộ/nghành . . ., giới hạn phạm vi người sử dụng, có sử dụng các công
nghệ kiểm soát truy cập và bảo mật thông tin .
Được phát triển từ các mạng LAN, WAN dùng công nghệ INTERNET
2.6: Mô hình OSI
Khi thiết kế, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng cho riêng mình.
Từ đó dẫn tới tình trạng không tương thích giữa các mạng máy tính với nhau. Vấn
đề không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác giữa những người sử dụng
mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thúc đẩy việc xây dựng khung
chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo thiết bị mạng
.
Chính vì lý do đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (Internatinal
Organnization for Standarzation) đã xây dựng mô hình tham chiếu cho việc kết nối
các hệ thống mở OSI (reference model for Open Systems Interconnection). Mô hình
này là cơ sở cho việc kết nối các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán.
Mô hình OSI được biểu diễn theo hình dưới đây:
Trang 9
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Lớp ứng dụng (application)
Lớp thể hiện (presentation)
Lớp phiên (session)
Lớp chuyển vận (transport)
Lớp mạng (network)

Lớp liên kết dữ liệu (data link)
Lớp vật lý (physical link)
Mô hình OSI 7 lớp
2.7: Các giao thức kết nối mạng
Hiện nay trên thế giới người ta chỉ dùng một số giao thức chính để kết nối
mạng như:
• TCP/IP
• NetBEUI
• IPX/SPX
• DECnet
Ở đây ta chỉ đi sâu tìm hiểu về giao thức TCP/IP bởi vì đây là giao thức
thông dụng nhất hiện nay.
Trang 10
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chương 3: Tổng quan về hMailServer
3.1: Giới thiệu về hMailServer
hMailServer là một email server dành cho hệ điều hành Microsoft. Nó cho
phép tự quản lý tất cả email của mình mà không dựa vào nhà cung cấp dịch vụ
mạng. hMailServer thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng tài khoản
email tương đối thấp (dưới 1000). Việc cài đặt và cấu hình không quá phức tạp. Hệ
thống quản trị có giao diện quản lý cho phép thao tác dễ dàng, trực quan. Cộng
đồng sử dụng hmail Server có thể trao đổi kinh nghiệm khai thác hệ thống trên diễn
đàn tại trang web của nhà cung cấp.
hMailserver nhìn chung đáp ứng khá tốt nhu cầu của người dùng, làm 1
mailserver, cho user đăng ký, dễ config, dễ quản lý, setup đơn giản, đăc biệt nó lại
free, rất phù hợp để chạy với apache. Đặc biệt hơn nữa, nó support cả pop3 và imap,
2 giao thức mail mà chúng ta quen dùng.
Một người không rành về web, cũng có thể config hMailserver dễ dàng, chỉ

cần vài buớc đơn giản như add domain, add account, là bạn đã có ngay 1 mailserver
hoàn chỉnh.
Có thể dùng hmailserver với 1 chướng trình anti virus bất kỳ, nhằm bảo vệ
mailserver được tốt hơn. Việc cấu hình cho hmailserver nhận thư bên ngoài là khá
đơn giản chỉ cần cấu hình modem ADSL set port 25,110 forward tới máy setup
hmailserver trong mạng là được.
3.2: Lịch sử phát triển của hMailServer
Dự án hMailServer - máy phục vụ email miễn phí cho Windows - được bắt
đầu vào cuối năm 2002 bởi Martin Knafve. Nó chạy như một dịch vụ Windows và
bao gồm các công cụ quản trị cho quản lý và sao lưu dự phòng. Kể từ đó, nó dần
trở thành một trong số những server email phổ biến nhất dành cho Windows.
Nó có hỗ trợ IMAP, POP3, SMTP và gửi email giao thức. Nó dùng động cơ
sở dữ liệu (MySQL, MS SQL hoặc PostgreSQL) để lưu lại cấu hình và lập chỉ mục
Trang 11
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
dữ liệu, nhưng thực tế thư điện tử được lưu trữ trên đĩa trong một nguyên định dạng
MIME. Nó có hoạt động hỗ trợ và phát triển của diễn đàn. Những tính năng như hỗ
trợ nhiều tên miền, các bí danh, nhận tất cả các danh sách gửi thư và cơ bản là hiện
tại. Người dùng có thể được xác nhận của địa phương đối với cả hai hMailServer
người sử dụng hệ thống và chống lại một bên ngoài Active Directory. Đang bình
chọn bằng cách sử dụng một hệ thống trên hMailServer trang web, các hMailServer
các tính năng mà người dùng quyết định nên được thực hiện trong phần mềm.
Từ khi bắt đầu, nó dần thành trọng điểm, dễ sử dụng với các tính năng cần
thiết. Dự án được bắt đầu trên SourceForge.net, nhưng sau đó được chuyển sang
chính website của nó. hMailServer hoàn toàn miễn phí và tất cả các mã nguồn có
thể được truy cập từ Novell’s NovellForge.
3.3: Các giao thức được sử dụng trong hMailServer
STMP, POP3 và IMAP là những giao thức TCP/IP được dùng cho việc phân

phát thư. Mỗi giao thức chỉ quyết định một thiết lập chỉ định của qui ước giao tiếp
giữa những máy tính.
a. Giao thức SMTP:
Là dạng viết tắt của giao thức chuyển mail đơn giản. SMTP được dùng khi
một email bất kì được phân phát từ một client email như Outlook Express đến mail
chủ, hoặc khi email đó được phân phát từ một email server đến một email server
khác. SMTP thường sử dụng cổng 25.
b. Giao thức POP3:
Là dạng viết tắt của Post Office Protocol. POP 3 cho phép một email client
được download một email từ một email server. Đây là giao thức đơn giản và không
đưa ra nhiều tính năng ngoại trừ download. Nó cho phép các email client download
tất cả các email phù hợp từ một server cụ thể, xoá và ngắt kết nối từ server này.
Thông thường giao thức POP3 sử dụng cổng 110.
c. Giao thức IMAP (Internet Message Access
Protocol):
Trang 12
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Là giao thức truy cập thông điệp mạng. IMAP chia sẻ nhiều tính năng tương
tự như giao thức POP3- nghĩa là một email client có thể dùng để download email từ
một email server. Tuy nhiên, IMAP bao gồm nhiều tính năng hơn POP3. IMAP
được thiết kế nhằm tạo và giữ tài khoản người dùng trên một trình chủ. IMAP đòi
hỏi lượng lớn không gian đĩa và nhiều tài nguyên CPU hơn POP3, như tất cả các
email được lưu trữ trên server. IMAP thường dùng cổng 143.
Trang 13
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phần II: Xây dụng hMailServer

Chương 1: Cài đặt hMailServer
1.1: Các yêu cầu đối với hệ thống
a. Hệ điều hành:
hMailserver có thể cài đặt trên các hệ điều hành như: Window 2000, 2003 và
XP. hMailServer 4.2 và trước đó thì phù hợp cho Windows NT4, nhưng nó lại
không được Microsoft khuyến khích sử dụng trên hệ điều hành này.
b. Phần mềm liên quan khi
cài đặt hmailserver:
 Database server:
Có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL hoặc Microsoft SQL
Server. hMail Server hỗ trợ MySQL 4 và các phiên bản trở về sau, và MSSQL thì từ
phiên bản MSSQL 2005 trở về sau đều có thể sử dụng được.
 Web administration:
Nếu sử dụng PHPWebAdmin để quản lí việc cài đặt hMailServer thông qua
một trình duyệt web thì cần chạy một máy chủ web, nơi có hỗ trợ sẵn PHP.
 Phần mềm không tương thích:
NetLimiter từ phần mềm Locktime.
NOD32/IMON từ ESET.
 Virus Scanner:
Để cho hmailserver vận hành đúng cách thì phải tắt chức năng quét virus tự
động của hệ thống trên thư mục dữ liệu hMailServer. Do vậy chúng ta nên cấu hình
máy quét virus của mình để loại ra các thư mục dữ liệu hMailServer khi quét virus.
c. Phần cứng:
 Sự thực thi:
Trang 14
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nhu cầu ổ cứng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người sử dụng. Nó cũng
còn lệ thuộc vào việc có hay không sự hỗ trợ của giao thức IMAP, máy quét virus,

bộ lọc… Do đó nên sử dụng giao thức POP3 vì tài nguyên CPU được sử dụng ít
hơn so với IMAP. Thường thì hMailServer dùng ít hơn 100MB bộ nhớ.
1.2: Hướng dẫn cài đặt
Lưu ý: Khi cài đặt hMailServer, phải bảo đảm đã thực hiện đầy đủ các yêu
cầu nêu trên trước khi cài đặt hMailServer.
Các bước cài đặt:
1. Chạy file hmailserver4.x-B285.exe đã tải về trước đó để thiết lập. Sau
đó là lời chào hệ thống, nhấp Next.
2. Chọn thư mục đích và nhấp Next. Nên chọn một ổ đĩa hệ thống chứ
không nên chọn thư mục mạng. Có thể cài đặt trên thiết bị lắp ngoài, nhưng không
thể chạy hMailServer từ thiết bị này trên một máy tính khác.
Hình 1 : chọn thư mục cài đặt
Trang 15
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3. Chọn những thành phần muốn cài đặt và nhấp Next. Trên máy chủ,
nên cài đặt tất cả các thành phần có sẵn. Nếu đã cài sẵn hMailServer rồi mà muốn
remote, thì chỉ cần cài đặt công cụ Administrative.
Hình 2 : cài đặt công cụ administrator
4. Chọn loại cơ sở dữ liệu và kích chọn Next. hMailServer cần cơ sở dữ
liệu là MySQL hay MSSQL để lưu trữ các thông điệp và cấu hình dữ liệu.
Trong suốt quá trình cài đặt cần lựa chọn cài đặt cơ sở dữ liệu của MySQL
chủ. Nếu có MySQL hay MSSQL server đang được sử dụng thì nên lựa chọn một
cơ sở dữ liệu diện rộng để tiện cho việc sử dụng.
Nếu chọn ở dạng mặc định là MySQL thì phần mềm cài đặt sẽ tự động tạo
một cơ sở dữ liệu và những bảng dữ liệu cần thiết cho hMailServer. Còn nếu thay vì
muốn sử dụng CSDL mở rộng thì cũng có thể chạy hMailServer database and
wizard sau khi cài đặt hoàn thành. Nó sẽ hướng dẫn việc xử lí việc tạo CSDL và các
Trang 16

DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
bảng dữ liệu. Lưu ý rằng hMailServer Database Setup sẽ tạo CSDL này cũng như
tất cả các bảng mà hMailServer đó cần.
Hình 3 : chọn loại cơ sở dữ liệu
5. Chọn nơi đặt biểu tượng hMailServer và kích chọn Next.
6. Kích chọn Install để bắt đầu việc copy các file.
7. Sau khi được cài đặt, cần cung cấp một mật khẩu cho chương trình cài
đặt hMailServer chính. Trong phiên bản 4.3 và các phiên bản về sau thì mật khẩu có
tính bảo mật cao. Mật khẩu tùy chọn và phải dài hơn 5 kí tự. Về sau sẽ cần mật
khẩu này khi chạy chương trình và chỉ cần khai báo mật khẩu này trong lần đầu cài
đặt hMailServer.
Trang 17
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hình 4: cài đặt mật khẩu cho hMailServer chính
Sau khi hoàn thành xong việc cài đặt, bắt đầu chạy hMailServer
Administrator. Hộp thoại Connect xuất hiện và cho phép kết nối đến một
hMailServer khác trong cùng mạng. Thông thường là kết nối đến localhost. Chọn
localhost và click Connect.
Hình 5:
hộp thoại
connect

Trong hộp thoại mật khẩu, nhập lại mật khẩu vào và kích chọn OK.
Trang 18
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hình 6: Nhập mật khẩu
Như vậy là đã hoàn tất việc cài đặt hMailServer.
Trang 19
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chương 2: Cấu hình hMailServer
Phần này mô tả những điều cơ bản khi cấu hình một hMailServer, không bao gồm
những thông tin liên quan đến việc thiết lập trình diệt virus hay spam protection.
DNS configuration (Cấu hình DNS) :
Sau khi cài đặt xong hMailServer, phải đảm bảo về việc cấu hình DNS
Server đã đúng. Để cho SMTP hoạt động, thì phải định nghĩa bản ghi MX cho
domain của mình. MX là chữ viết tắt của Mail Exchanger.
Hình 7: Định nghĩa MX
2.1: Khởi động chương trình hMailServer Administrator:
Vào Start → Programs → hMailServer → hMailServer Administrator.
Sau đó hộp thoại hMailServer Administrator – Connect xuất hiện, cho phép
kết nối đến những dịch vụ hMailServer khác.
Nhấp đôi vào “localhost” để kết nối đến hMailServer đang chạy trên
localhost.
Trang 20
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trong hộp thoại mật khẩu, ghi rõ mật khẩu đã tạo trong suốt quá trình cài đặt
hMailServer rồi kích chọn OK.
2.2: Domains và Accounts:
Mọi hMailServer domain đều phải tương ứng với một domain có thực đã
được khai báo tại máy chủ tên miền trên mạng.

Trước tiên, phải nhập tên miền (ví dụ: hmail.vdc3.vn) vào trong hMailServer
Administrator bằng cách:
- Chạy hMailServer Administrator
- Click chuột phải vào Domains chọn Add.
Hình 8:Tạo domains mới
Trang 21
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Nhập tên miền vào.
Hình 9: Nhập tên domains
- Click chọn Save.
Bước tiếp theo là thêm những tài khoản vào máy chủ. Thiết lập thông thường
là có một tài khoản theo địa chỉ email để có thể gửi hoặc nhận email. Địa chỉ có
dạng tên@domain (ví dụ: hay ) và phải
được thêm vào hMailServer Administrator. Các bước thực hiện như sau:
- Khởi động hMailServer Administrator.
- Mở rộng nút Domains trong cây bên trái.
- Click vào tên miền hmail.vdc3.vn.
- Click phải vào Accounts và chọn Add.
Trang 22
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hình 10: Tạo tài khoản
- Nhập info là tên tài khoản, thiết lập mật khẩu và click save.
- Click vào tên miền hmail.vdc3.vn trong cây bên trái.
- Click phải vào Accounts và chọn Add.
- Nhập poster là tên tài khoản, thiết lập mật khẩu và click Save.
Hình 11: Thiết lập user

Trang 23
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.3: Chỉ định tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP:
Để một email server làm việc tốt nhất, thì nó cần phải biết tên máy chủ cung
cấp dịch vụ SMTP. Thường là một tên miền dạng mail.somthing.com. Do phần
mềm không thể tự động xác định tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP nên phải chỉ
định tên này trong hMailServer. Mặc dù vẫn có thể sử dụng hMailServer không
phải chỉ định tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP, nhưng một số email server sẽ từ
chối email đó nếu không chỉ định rỏ tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP cụ thể.
Và để chỉ định nó thì thực hiện các bước sau:
- Khởi động hMailServer Administrator.
- Trong cây bên trái, chọn Settings/Protocols/STMP.
- Phía bên phải, STMP settings hiện ra. Click vào tab Delivery of e-mail.
- Nhập tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP của máy đang sử dụng
hMailServer vào ô Host name.
Hình 12:Chỉ định tên máy chủ cung cấp dịch vụ SMTP
- Lưu lại những thay đổi đó.
2.4: Cấu hình phạm vi IP:
Trang 24
DTU
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phạm vi IP được sử dụng trong hMailServer để chỉ rõ những ai được phép
gửi email đến máy chủ. Chẳng hạn, có thể dùng phạm vi IP để cấu hình
hMailServer nhưng chỉ những máy tính trong mạng nội bộ mới được phép dùng
máy chủ để gửi email. Theo mặc định, hMailServer có 2 phạm vi IP riêng biệt.
Những phạm vi IP mặc định này phải đủ cho tất cả người dùng. Trừ khi đang dùng
những email khách cũ với những tính năng còn hạn chế, cần phải sửa đổi những

điều này.
2.5: Cấu hình trong Outlook Express:
Để thực hiện được việc gửi và nhận email thì phải sử dụng phần mềm
Outlook Express. Và trong này ta sẽ cấu hình cho nó như sau:
Khởi động chương trình Outlook Express.
Vào Star → Programes → Outlook Express
Trong Outlook Express ta cũng khai báo các tài khoản với những thông tin
như những gì vừa tạo trong hMailServer.Thực hiện theo các bước sau:
- Khởi động Outlook Express.
- Trên thanh công cụ chọn Tool → Accounts.
- Trong hộp thoại Internet Accounts chọn Add → Mail
- Nhập tên vào và click Next
- Nhập địa chỉ email rồi click Next.
Trang 25
DTU

×