Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tạo hình: Vẽ con gà mái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.93 KB, 10 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: MTXQ
Đề tài: Những con vật ngộ nghĩnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số con vật nuôi trong gia đình
- Dạy trẻ nhận biết được nhóm gia súc và nhóm gia cầm
- Dạy trẻ biết các bộ phận chính của con vật
- Rèn kỹ năng quan sát và phát triển vốn từ cho trẻ
- Cho trẻ biết ích lợi của các con vật đối với đời sống con người
- Trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia các trò chơi luyện tập
II. Chuẩn bị:
- Tranh con chó, gà, mèo, vịt
- Câu hỏi đàm thoại
- Tranh các con vật trẻ tô màu
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?
HĐ 2: Cô treo tranh “con chó” cho quan sát và đọc từ “con chó”
- Con chó gồm những bộ phận nào?
- Phần đầu có những bộ phận nào? Chó thích ăn gì?
- Chó có ích lợi gì với con người chúng ta?
- Chó đẻ gì? Chó có máy chân? Chó thuộc nhóm gia súc hay nhóm gia cầm?
- Cho trẻ kể tên một số con vật sống trong gia đình thuộc nhóm gia súc?
Tương tự cô treo tranh con vịt cho trẻ quan sát
- Con vịt gồm có những bộ phận nào?
- Phần đầu vịt có những bộ phận nào? Phần mình gồm có những bộ phận gì?
- Vịt có mấy chân, mấy cánh? Vịt đẻ gì? Vịt thuộc nhóm gì?
- Nuôi vịt có ích lợi gì cho chúng ta?
* So sánh:


Giống nhau: đều là vật nuôi trong gia đình
Khác nhau: vịt thuộc nhóm gia cầm
Chó thuộc nhóm gia súc
HĐ 3: Trò chơi luyện tập
TC1: Ai nhanh hơn
CC: Cho trẻ lên chọn các con vật theo yêu cầu của cô.
Đ1: Chọn nhóm gia súc
Đ2: Chọn nhóm gia cầm
Đội nào nhanh hơn đội đó sẽ thắng
TC2: Bé khéo tay
CC: Cô có tranh con vật yêu cầu 2 đội tô màu tranh con vật theo yêu cầu của
cô. Đôi nào tô nhanh, đẹp đội đó sẽ thắng.
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: LQVH
Đề tài: Gà cánh Tiên
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kẻ chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và kể tóm tắt
nội dung câu chuyện
- Trả lời được các câu hỏi đàm thoại, biết được tên các nhân vật trong truyện
- thông qua câu chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh trích dẫn
- Câu hỏi đàm thoại
- Rối, mũ đóng kịch
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Chú Gà trống gọi”
- Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?

HĐ 2: Cô giới thiệu câu chuyện” Gà cánh tiên”
Cô kể lần 1 diễn cảm
Cô kể lần 2 xem rối
Cô kể lần 3 xem tranh trích dẫn
T1: “ Từ đầu………………………… mang giun về cho tớ”: Cánh tiên nghỉ
mình đẹp nên không chịu đi kiếm mồi chỉ dựa vào mẹ
T2: “ Chim sâu…………………… ……về cho cánh tiên”: các bạn đi kiếm
ăn còn cánh tiên lo chơi đến khi đói bụng mếu máo kêu mẹ
T3: “Sáng hôm sau………………………đau chân quá mẹ”: Mẹ đau cánh
Tiên đi kiếm mồi đất cứng đau chân và khóc
T4: “Gần đó…………………………… cút về hang”: Gà cánh Tiên bị rắn
lừa về hang và được các bạn cứu thoát nguy hiểm
T5: “Tiếp theo ……………………………đến cuối”: Cánh Tiên hối hận và
chăm chỉ theo mẹ và anh chị kiếm mồi
* Từ khó: “ Lửng thửng: chậm rãi; Mồi: thức ăn”
* Đàm thoại:
- Ai đã đánh thức xóm gà?
- Vì sao gà cánh tiên không đi kiếm mồi?
- Gà mẹ đã mang gì về cho cánh tiên?
- Mẹ ốm cánh Tiên đã làm gì?
- Cánh tiên đã gặp ai khi kiếm mồi?
- Gà cánh tiên đã bị ai lừa và lừa ntn?
-Ai đã cứu cánh tiên thoát khỏi hang rắn?
- Cánh tiên đã nói gì với mẹ?
HĐ 3: Luyện tập
Cô cho trẻ kể chuyện cùng cô từng đoạn câu chuyện từ đầu đến cuối
Cho trẻ kể tóm tắt nội dung câu chuyện
* Đóng kịch: Cô trong vai người dẫn chuyện và trẻ đóng vai các nhân vật
trong truyện
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: Tạo hình
Đề tài: Vẽ con gà mái
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết vận dụng các nét vễ cơ bản như: nét cong, nét xiên, nét thẳng
để vẽ hình con gà mái
- Dạy trẻ biết chọn màu để tô cho phù hợp bức tranh
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ con gà mái
- Giá vẽ, bút màu, vở
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ chơi làm tiếng kêu các con vật
- Cô đọc câu đố con gà mái?
HĐ 2: Gà mái là con vật nuôi ở đâu? Gà thích ăn gì? Gà thích đẻ gì?
- Gà mái thuộc nhóm gì?
- Cô treo tranh “con chó” cho quan sát và đọc từ “con chó”
- Con gà mái gồm những bộ phận nào?
- Cho trẻ quan sát và kể tên từng bộ phận của con gà?
- Các con có thíc vẽ con gà mái không?
- Cô nêu cách vẽ và vẽ mẫu cho trẻ quan sát
Đầu gà các con vẽ một nét cong tròn khép kín, cổ gà các con vẽ 2 nét xiên,
mình gà các con vẽ nét cong, đuôi gà các con vẽ nét xiên, nét cong, đùi gà
vẽ nét cong, chân và mỏ gà vẽ nét xiên, nét thẳng, mào gà các con vẽ nét
cong. Khi vẽ xong các con chọn màu để tô, khi tô nhớ không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ nhắc lại cách vẽ
HĐ 3: Cho trẻ thực hiện

Cô cho trẻ về bàn thực hiện. Cô chú ý nhắc nhở trẻ cách tô màu và tư thế
cầm bút. Cô quan sát và gợi ý thêm cho trẻ vẽ
TBSP: Cô cho trẻ TBSP và tham gia nhận xét cùng cô
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: LQVT
Đề tài: Ôn số lượng trong PV8
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số con vật nuôi trong gia đình
- Dạy trẻ nhận biết được nhóm gia súc và nhóm gia cầm
- Dạy trẻ biết các bộ phận chính của con vật
- Rèn kỹ năng quan sát và phát triển vốn từ cho trẻ
- Cho trẻ biết ích lợi của các con vật đối với đời sống con người
- Trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia các trò chơi luyện tập
II. Chuẩn bị:
- Tranh con chó, gà, mèo, vịt
- Câu hỏi đàm thoại
- Tranh các con vật trẻ tô màu
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?
HĐ 2: Cô treo tranh “con chó” cho quan sát và đọc từ “con chó”
- Con chó gồm những bộ phận nào?
- Phần đầu có những bộ phận nào? Chó thích ăn gì?
- Chó có ích lợi gì với con người chúng ta?
- Chó đẻ gì? Chó có máy chân? Chó thuộc nhóm gia súc hay nhóm gia cầm?
- Cho trẻ kể tên một số con vật sống trong gia đình thuộc nhóm gia súc?
Tương tự cô treo tranh con vịt cho trẻ quan sát

- Con vịt gồm có những bộ phận nào?
- Phần đầu vịt có những bộ phận nào? Phần mình gồm có những bộ phận gì?
- Vịt có mấy chân, mấy cánh? Vịt đẻ gì? Vịt thuộc nhóm gì?
- Nuôi vịt có ích lợi gì cho chúng ta?
* So sánh:
Giống nhau: đều là vật nuôi trong gia đình
Khác nhau: vịt thuộc nhóm gia cầm
Chó thuộc nhóm gia súc
HĐ 3: Trò chơi luyện tập
TC1: Ai nhanh hơn
CC: Cho trẻ lên chọn các con vật theo yêu cầu của cô.
Đ1: Chọn nhóm gia súc
Đ2: Chọn nhóm gia cầm
Đội nào nhanh hơn đội đó sẽ thắng
TC2: Bé khéo tay
CC: Cô có tranh con vật yêu cầu 2 đội tô màu tranh con vật theo yêu cầu của
cô. Đôi nào tô nhanh, đẹp đội đó sẽ thắng.
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: Thể dục
Đề tài: Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 10m
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 10m đúng kỹ thuật
- Rèn sự khéo léo của đôi tay và đôi chân của trẻ
- Giáo dục trẻ trật tự trong khi họ và thường xuyên tập thể dục và ăn uống
đầy đủ chất để coa cơ thể khỏe mạnh
. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng thoáng mát
- Túi cát, cột cờ

* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
Khởi động: Cho trẻ khởi động cùng cô các kiểu đi, chạy kết hợp xoay cổ
tay, cánh tay, chạy chậm, chạy nhanh….
Trọng động: Tập bài TDPTC
TV: Hai tay đưa dang ngang, đưa ra trước ( 4l/8n)\
BL: Hai tay đưa lên cao, cúi người xuống tay chạm mũi bàn chân (2l/8n)
Chân: Ngồi khụy gối (4l/8n)
Bật tiến về trước, bật lùi về sau
* VĐCB: Hôm nay cô dạy bài TD “ Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 10m”
Cô tập mẫu lần 1
Cô tập lần 2 phân tích động tác
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay cầm túi cát, mắt nhìn về trước. Khi
có hiệu lệnh của cô các con đưa túi cát từ dưới lên cao và dùng sức để ném
vật đi xa. Sau đó các con chạy nhanh 10m.
Cô mời trẻ lên tập mẫu
Cô cho trẻ làn lượt lên thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ. Khi trẻ tập thành
thạo cô cho trẻ tập thi đua theo lớp – tổ - nhóm – cá nhân
Cô chú ý nhận xét và tuyên dương
Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: LQCC
Đề tài: Những chữ cái ngộ nghĩnh ( m, n)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phân biệt chữ cái m, n trong từ một cách nhanh nhẹn,
thành thạo
- Rèn cách phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
- Dạy trẻ biết cấu tạo, phân biệt và so sánh chữ cái m, n

- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học và tham gia các trò chơi hứng thú
II. Chuẩn bị:
- Tranh con mèo
- Thẻ chữ rời, chai nước
- Tranh lô tô các từ có chứa chữ cái m,n
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cô đọc câu đố “con mèo”:
“ Con gì kêu meo meo
Thích leo trèo
Chân có vuốt
Để vồ chuột ”
Đó là con gì? Sống ở đâu?
HĐ 2: Cô treo tranh “con mèo” cho trẻ quan sát và đọc từ “con mèo”
- Từ con khỉ có bao nhiêu tiếng? bao nhiêu chữ cái?
- Cho trẻ nêu những chữ cái đã học ( o, e)
- Cô giới thiệu chữ n cho trẻ quan sát và phát âm
- Cô cho trẻ phát âm chữ n
+ Cấu tạo: chữ n cấu tạo bởi một nét xổ thẳng kết hợp với một nét móc trên.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ n
Tương tự cô giới thiệu chữ m
Cho trẻ phát âm chữ m
+ Cấu tạo: chữ m gồm một nét xổ thẳng kết hợp với hai nét móc trên
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ m
* So sánh chữ m, n:
Giống nhau: gồm một nét xổ thẳng
Khác nhau: chữ n: có một nét móc trên
chữ m: có hai nét móc trên
HĐ 3: Trò chơi luyện tập
TC1: Ném vòng vào chai

CC: Cô chuẩn bị nhiều vòng và chai nước màu có chữ cái khác nhau. Yêu
cầu trẻ lên ném vòng vào chữ cái m, n. Đội nào nhanh, nhiều sẽ thắng
TC2: Xếp hột hạt
CC: Cô có tranh chữ cái m, n yêu cầu 2 đội thi đua nhau xếp hột hạt để tạo
thành tranh chữ cái m, n . Đôi nào nhanh, đẹp đội đó sẽ thắng.
TC 3: Về đúng nhà
CC: Cô chuẩn bị nhiều tranh lô tô có chứa từ và các chữ cái đã học và các
ngôi nhà chữ cái m,n. Yêu cầu trẻ bật lên chọn tranh lô tô và gắn về đúng
nhà. Đội nào nhanh sẽ thắng
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: Âm nhạc
Đề tài: Chú heo lười
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ hát thuộc nhạc, đúng lời và hát đúng nhịp điệu bài hát
- Dạy trẻ biết vận động theo nhạc một cách thành thạo
- Trẻ biết nghe trọn bài hát nghe và vận động minh họa cùng cô
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình và hứng thú tham
gia trò chơi âm nhạc
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc, đàn
- Máy vi tính, đoạn video về con vật sống trong gia đình
- Mũ voi, phách, xắc xô
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Nghe hát: “ Chú voi con ở Bản Đôn”
Cho trẻ xem đoạn phim về các con vật nuôi trong gia đình( có con voi)
Cô và trẻ cùng trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình có trong
đoạn video và giới thiệu bài hát nghe “ Chú voi con ở Bản Đôn”

Cô hát lần 1
Lần 2 mở máy trẻ múa phụ họa cùng cô
HĐ 2: Dạy vận động
- Cho trẻ nghe tiếng kêu của con heo và cho trẻ đoán đó là tiếng con gì?
- Cô giới tiệu nội dung bài hát chú heo lười cho trẻ nghe
- Cho trẻ nghe nhạc hát và kết hợp vận động tự do bài hát Chú heo lười
* Cô giới thiệu vận động mới
- Cô hát múa lần 1
- Lần 2 cô phân tích động tác từng câu
Câu 1: “ Ụt ụt……… ụt ụt”
2
: Hai tay chống hông, người khom về trước
ểnh mông sang trái, sang phải
Câu 2: “ Có chú heo ………kêu hoài”: Hai tay chống hông bật liên tục về
trước 4 bước
Câu 3: “ Ăn suốt ngày…… bụng ra”: Hai tay chống hông ểnh mông sang
trái, sang phải kết hợp ểnh người ra trước, ra sau
Câu 4: “ Chú heo ơi……… biếng quá”: Bước chân sang trái, sang phải 2
bước kết hợp kí chân và vỗ tay
Câu 5: “ Em biết…….như heo”: giống câu 4
Câu 6: “ Để bạn bè…………lười”: giống câu 4 kết hợp chỉ tay về trước bật
tại chỗ
- Cho trẻ vận động theo cô từng câu từ đầu đến cuối cô chú ý sửa sai cho tre
- Cho trẻ tập theo lớp- tổ - nhóm- cá nhân
HĐ 3: TCÂN: Nghe hát theo hình vẽ
CC: Cô chuẩn bị nhiều tranh con vật sống trong gia đình. Ba đội lần lượt cử
bạn lên chọn tranh con vật và hát bài hát có chứa con vật đó. Đội nào không
hát được đội đó sẽ thua
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×