Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dẹp bỏ nỗi sợ nói chuyện trước đám đông. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.95 KB, 6 trang )

Dẹp bỏ nỗi sợ nói chuyện trước
đám đông.
Bạn vẫn thường bị nỗi sợ hãi choán hết tâm trí nếu phải nói
chuyện trước đám đông hoặc cảm thấy khá căng thẳng khi
làm một việc đơn giản như tự giới thiệu mình trong buổi họp
mặt? Rõ ràng, nỗi sợ này khiến bạn luôn tránh né tất cả các
công việc đòi hỏi phải nói chuyện trước nhiều người, dù đó
là việc có lợi cho sự nghiệp, có lợi cho sự thăng tiến và
thành công của bạn.





Việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là: “dẹp bỏ nỗi sợ nói chuyện
trước đám đông”.

Vì thế, nếu muốn rèn luyện được kỹ năng thuyết phục và thương
lượng với các khách hàng, muốn có thể thuyết trình hoặc phát
biểu, báo cáo trước hội nghị một cách thành công, việc đầu tiên
bạn cần phải làm đó là: “dẹp bỏ nỗi sợ nói chuyện trước đám
đông”.

Phương pháp giúp bạn dẹp bỏ nỗi sợ này là: Hãy tự đặt mình vào
tình huống khi cần phải nói chuyện trước đám đông bằng cách
“hình dung tưởng tượng”. Bước đầu, bạn nên giả định đó là một
nhóm nhỏ vài người, sau đó bạn sẽ thực hành với nhóm người
đông hơn. Nên nhớ, đây là phương pháp dễ dàng thực hiên, bạn
chỉ cần tập luyện trong tưởng tượng:

- Hãy tưởng tượng bạn đang muốn đạt được một buổi thuyết


trình thật thành công. Hình dung toàn cảnh mình đang diễn thuyết
say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin, thư thái.
Phải thấy nó sinh động như thật và càng chi tiết càng tốt. Phải
hình dung nó thật đầy đủ từ bước đầu tiên đến khi kết thúc.

- Hãy giả định bạn sẽ phải nói chuyện trong môi trường nào, ở
lớp học ít người hay ở hội trường đông người? Bạn cần phải có
tác phong, cử chỉ và mức độ phù hợp ra sao?

- Hãy hình dung tưởng tượng từ lời nói đầu tiên của ban. Hình
dung về những người nghe, họ là ai và chờ đợi gì ở bạn. Độ tuổi,
nghề nghiệp, chức vụ của họ là gì v.v… Hình dung họ nghe bạn
nói ra sao cho đến khi kết thúc.

- Hãy tưởng tượng, giả định những vấp váp, khó khăn có thể bạn
sẽ gặp phải và quan trọng nhất là hình dung cho được cách trả
lời, cách ứng phó của bạn cho đến khi kết thúc buổi nói chuyện
một cách thành công.

- Khi luyện tập, bạn nên quan sát và bắt chước các hành động,
cử chỉ (có thể sử dụng thêm băng hình) để nắm được những
cung cách, động tác của các diễn giả bậc thầy, rồi tiến hành bắt
chước cho tới khi cảm thấy quen thuộc.

- Lợi dụng tất cả các cơ hội có được để luyện tập phát biểu trước
mọi người, ví dụ như: Khi cần học bài, bạn có thể ôn tập lại bài
học bằng cách hình dung tưởng tượng mình là “giáo viên” đang
giảng bài trên lớp chẳng hạn. (Như vậy, bạn vừa học bài vừa
luyện khả năng ăn nói).


Bạn nên tập cho mình có một giọng nói vừa đủ nghe, nói lưu loát,
không quá nhanh và không quá chậm; cử chỉ hình thể vừa phải
để thu hút được sự chú ý người nghe.

Tóm lại, não bộ của chúng ta là một cơ quan khá thú vị, nó không
thể phân biệt sự khác nhau giữa những hoạt động thực sự và giả
định. Giống như vậy, bạn cũng có thể hoàn thiện khả năng diễn
thuyết của mình bằng cách hình dung tưởng tượng khán giả
đang lắng nghe bạn nói. Sự luyện tập này là một quá trình tạo
nên sự quan hệ giao tiếp một cách tự nhiên, cho dù là bạn tự nói
trước gương một mình hay trước nhiều người cũng thế. Đây là
kinh nghiệm của nhiều diễn giả nổi tiếng, họ từng là những người
rụt rè, xấu hổ, thậm chí có tật nói lắp và ngọng nghịu, nhưng nhờ
phương pháp luyện tập này nên họ đã dẹp bỏ được nỗi sợ nói
chuyện trước đám đông, trở thành những bậc diễn thuyết lừng
danh.

Sau cùng, bạn phải bước đi bước đầu tiên là thật sự nói chuyện
trước nhiều người. Hãy bày tỏ sự nhiệt tình, lòng cảm thông, sự
sẵn sàng biết lắng nghe, và như vậy, bạn sẽ dẹp bỏ được nỗi sợ,
sẽ vững vàng nói chuyện trước đám đông một cách tự tin. Một
khi bạn vượt qua được nỗi sợ, bạn sẽ dễ dàng phát huy trí sáng
tạo để giải quyết vấn đề, bạn sẽ thấy kết quả đạt được rất mỹ
mãn, cả trong công việc nơi công sở lẫn cuộc sống đời thường.

×