Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN- Đẩy mạnh phong trào soạn giảng trên máy tính trong nhà trường PT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.63 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỌ TÊN : PHẠM THỊ BÍCH THỦY
TRƯỜNG : NGUYỄN GIA THIỀU
Đề tài : Đẩy mạnh phong trào soạn giảng trên
máy tính trong nhà trường phổ thông
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Theo phương pháp giảng dạy mới, lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng
các thiết bò hiện đại trong giảng dạy thì việc soạn giảng trên máy tính là một
yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, do
giáo viên không rành vi tính, soạn bài giảng trên máy tính tốn nhiều thời gian,
phải đầu tư nhiều công sức, việc tiếp cận một phương pháp giảng dạy mới còn
làm nhiều giáo viên e ngại, sợ bài giảng chưa hay, không lôi cuốn học sinh
bằng phương pháp cũ… Nếu có phải thao giảng bằng giáo án trên máy, thì
giáo viên chỉ soạn 1 bài/ năm và thậm chí phải nhờ các đồng nghiệp khác
đánh vi tính dùm.
Vì thế vai trò của nhà trường và tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng công
đoàn phải làm như thế nào để giúp tất cả giáo viên trong trường đều biết và
có thể soạn giảng thành thạo trên máy tính, gây được một phong trào soạn
giảng trên máy tính trong nhà trường phổ thông. Tôi xin giới thiệu một giải
pháp đã được áp dụng ở trường và tổ Lý- Hóa của trường THCS Nguyễn Gia
Thiều.
II. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO SOẠN GIẢNG TRÊN MÁY TÍNH
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG :
Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt trong nhà trường và để động
viên GV giảng dạy theo phương pháp mới, sử dụng các phương tiện hiện đại
trong giảng dạy, Sở GD&ĐT và PGD Tân Bình phát động phong trào soạn
giảng trên máy tính trong nhà trường phổ thông. Hưởng ứng phong trào này
công đoàn trường Nguyễn Gia Thiều thông qua các tổ bộ môn đã đẩy mạnh
thành phong trào trong nhà trường và đã đạt được những thành quả nhất đònh.
Làm thế nào để có thể động viên toàn bộ GV trong tổ có thể tham gia phong
trào này cũng là một thách thức với các tổ trưởng CM và tổ trưởng CĐ. Theo


chúng tôi nghó, phong trào soạn giảng trên máy tính cuả trường Nguyễn Gia
Thiều được đẩy mạnh nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường- tổ bộ môn-
giáo viên - học sinh.
1. Vai trò cuả BGH và BCH/CĐ:
- Ngay từ đầu NH 2002-2003 trường đã có kế hoạch cho GV nhập điểm
trên máy tính. Trong giai đoạn này còn rất nhiều GV, nhất là các GV lớn tuổi
chưa biết sử dụng máy vi tính. Để giúp GV sử dụng được máy vi tính, thực hiện
thao tác nhập điểm, xử lý kết quả, trường đã tổ chức một khoá học tin học cơ
bản ngoài giờ cho GV ngay tại trường do cô Ngô thò Ninh – GV tin học của
trường phụ trách. Sau khóa học , bước đầu phần lớn GV đã có thể sử dụng máy,
tự nhập điểm vào máy.
- Sau đó, theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã dần
dần trang bò thêm máy scane, máy overhead xách tay, máy ảnh , máy quay
phim kỹ thuật số, và đầu năm 2003 trường đã trang bò thêm máy projector để hỗ
trợ cho giảng dạy. Trong thời điểm này, hầu hết GV của trường chưa biết sử
dụng phần mềm PowerPoint – một phần mềm tạo các diễn hình, âm thanh và
hình ảnh dùng trong việc giảng dạy trên máy tính. Vì thế, nhà trường chủ động
tổ chức một khoá học ngắn ngày (3 buổi chiều chủ nhật) nhằm hướng dẫn GV
thiết kế giáo án trên máy tính, do thầy Bùi Ruy Tân – tổ trưởng tổ Toán của
trường NGT phụ trách. Sau khoá học nhiều GV đã có thể tự thiết kế các slide
show đơn giản.
- NH 2003-2004 trường đã trang bò 4 máy tính ở phòng giáo viên và 2 máy
tính ở 2 phòng THTN Lý và Hóa-Sinh để động viên phong trào soạn giảng trên
máy tính.
- NH 2004-2005 trường lại cho kết nối internet đến phòng giáo viên, cài
đặt lại phần mềm Microsoft Word XP và PowerPoint 2003 cho các máy tính
trong phòng GV và 2 phòng thí nghiệm, trang bò màn chiếu phục vụ cho giảng
dạy đến từng lớp và phân công các CB-TB hỗ trợ GV. Trường đã mạnh dạn đưa
ra chỉ tiêu 2 giáo án điện tử/GV/năm học và đã tổ chức hội thi “ Thiết kế giáo
án điện tử”cấp trường.

2. Vai trò cuả tổ CM , tổ CĐ:
- Năm học 2002-2003 PGD phân công cho trường NGT tổ chức tiết thao
giảng THTN Hóa cấp quận, cùng lúc trường vừa mua máy projector, tuy chưa
có thành viên nào trong tổ Lý-Hoá biết sử dụng phần mềm PowerPoint nhưng
tổ đã mạnh dạn thiết kế kòch bản và nhờ các đồng nghiệp khác cùng viết các
slide show. Đây là tiết thử nghiệm đầu tiên của tổ và cũng là tiết đầu tiên soạn
giảng trên máy tính của bộ môn Hóa Q Tân Bình. Tuy còn sơ sài và chưa được
sinh động lắm, nhưng vào thời điểm đó cũng là một phương pháp mới được GV
trong quận chấp nhận.
- Sau đó, trường mở khoá tập huấn thiết kế giáo án trên máy tính cho GV,
tổ Công đoàn Lý-Hoá động viên các thành viên trong tổ tham dự đông đủ.
- Năm học 2003-2004, từ kinh nghiệm của GA trên máy tính đầu tiên tổ
Công đoàn phát động các GV trong tổ thực hiện ít nhất 1 tiết thao giảng trên
máy tính/ năm học. Với vai trò của tổ trưởng CM và tổ trưởng CĐ, chúng tôi đã
gương mẫu thực hiện những tiết thao giảng đầu tiên trên máy tính. Trong năm
này, tổ có 7 GV, trong đó có 4 GV lớn tuổi và 3 GV trẻ. Nhờ sự nỗ lực học tập,
tiếp thu kiến thức mới, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, mà các thành viên cuả
tổ dù với vốn kiến thức vi tính không nhiều đã lần lượt thực hiện các tiết thao
giảng trên máy tính và trong năm học này tổ đã thực hiện được 6 giáo án. Tuy
bước đầu các tiết dạy trên máy tính còn chưa hay lắm , còn một vài thiếu sót
song các GV trong tổ đã nhiệt tình tham dự các tiết thao giảng, góp ý, rút kinh
nghiệm để các giáo án sau tốt hơn giáo án trước .
- Để có thể thực hiện các hiệu ứng hay hơn, tổ tham mưu với BGH trường
cho cài đặt các phần mềm mới nhất cho các máy vi tính trong phòng TN và đề
nghò trường phân công nhân sự lấy các tư liệu trên mạng liên quan đến chương
trình học và lưu vào đóa .
-Trong đợt PGD tổ chức hội thi "GV dạy giỏi chương trình thay SGK" 2004-
2005, được trường phân công dự thi 2 bộ môn Lý và Hóa, tổ đã quyết đònh thực
hiện soạn giảng trên máy tính và phân công GV dự thi. Cả tổ cùng dự giờ, góp
ý, cùng chỉnh sửa từng hiệu ứng, từng hình ảnh, từng text box, từng slide show…

cùng học tập lẫn nhau nên sau đó tay nghề của GV trong tổ cũng tiến bộ hơn
lên. Ngoài ra, chúng tôi còn mượn thêm các đóa GA của các quận bạn để cùng
xem trong các buổi họp tổ và rút ra kinh nghiệm cho mình.
- Năm 2004-2005 từ 7 giáo án cuả những năm trước cùng với kinh nghiệm
trong đợt hội thi GVG, GV trong tổ đã tự tin hơn và thực hiện thêm được 13
giáo án mới, cộng chung là 20 giáo án để giảng dạy cho HS tổng cộng là 102
tiết. Vào thời điểm này 100% GV trong tổ đã tự mình soạn giảng trên máy tính ,
riêng phần quay phim, chụp ảnh còn phải nhờ sự hỗ trợ cuả bộ phận vi tính của
nhà trường.
- Chất lượng giáo án cũng dần dần được cải tiến và theo nhận xét của
chuyên viên phụ trách môn Hóa quận Tân Bình, giáo án cuả các GV trong tổ
Lý-Hóa ngày càng tạo nhiều hiệu ứng và nhiều hình ảnh sinh động, lôi cuốn HS
hơn, mỗi lần dự các tiết dạy của GV trên máy tính là mỗi lần lại thấy tiến bộ
hơn.
- Ngoài ra để động viên tất cả GV tham dự hội thi "thiết kế giáo án điện tử ”
cuả trường, tổ còn tham mưu cho BCH-CĐ đặt thêm giải thưởng tập thể tổ có
100% GV gửi giáo án dự thi đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Kết quả đạt được trong năm học 2004-2005 cuả tổ Lý –Hóa về việc giảng
dạy trên máy tính :
• Giải I hội thi GVG chương trình thay SGK môn Lý.
• Giải I hội thi GVG chương trình thay SGK môn Hóa.
• Giải I tập thể tổ trong hội thi thiết kế GA-ĐT do trường tổ chức.
3. Vai trò của GVBM :
- Trừ một số GV trẻ được học vi tính trong chương trình học ở Cao đẳng,
còn các GV còn lại trong tổ chưa biết sử dụng vi tính hoặc biết chưa rành, đến
nay 100% GV trong tổ đã có thể soạn giảng trên máy tính. Để đạt kết quả
này, từ những vốn kiến thức ít ỏi do các khóa học tại trường cung cấp, bản
thân GV phải tự ghi danh học thêm hoặc mua sách vi tính, đóa hướng dẫn sử
dụng các phần mềm Microsoft Word XP, PowerPoint 2003 để có thể cập nhật
kiến thức mới, những hiệu ứng mới nhất để có thể thiết kế giáo án hay hơn.

- Ngoài những trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, các GV trong tổ còn khiêm
tốn học hỏi từ các đồng nghiệp, bạn bè, và cả con cái trong nhà. Trong khóa
học về "thiết kế bài giảng trên máy tính ” do PGD tổ chức, các thành viên
trong tổ tích cực tham dự đầy đủ.
- Đến nay, dù với kiến thức vi tính chỉ đủ dùng để tự soạn giảng trên máy
tính cho bộ môn cuả mình, chúng tôi đã có thể lấy được những tư liệu trên
internet, tạo được những hiệu ứng động về các TN vật lý, hóa học bằng phần
mềm Flash, PowerPoint, các bảng biểu, các hình ảnh tự vẽ … và với sự hỗ trợ
của bộ phận vi tính của trường NGT chúng tôi có thể gài vào giáo án của mình
những đoạn video clip về các TN hoá học rất sinh động gây hứng thú học tập
cho các em học sinh hay các tấm hình scan từ các tư liệu của GV.
4. Vai trò của HS :
- Hiện nay HS của chúng ta được tiếp cận với các tiến bộ khoa học của thế
giới rất nhanh, nếu chúng ta vẫn dạy theo cách cũ thầy đọc- trò chép, thầy
giảng- trò nghe… sẽ không lôi cuốn, không tạo hứng thú học tập cho HS. Âm
thanh, hình ảnh, đoạn phim, chữ viết rõ, màu sắc đẹp của các giáo án thực hiện
trên máy tính sẽ có sức hút rất lớn, giúp các em ham thích bộ môn hơn, yêu
môn học hơn.
- Qua các tiết học thực hiện trên máy tính tất cả HS được hỏi đều trả lời là
rất thích và muốn được học như vậy nữa. Ngay bản thân GV cũng cảm thấy
hứng thú hơn vì HS theo dõi chăm chú và xây dựng bài tích cực hơn. Đây cũng
là nguồn động viên rất lớn để các GV tiếp tục soạn giảng các giáo án mới ngày
càng hay hơn.
Với phương pháp mới lấy học trò làm trung tâm, GV chỉ hướng dẫn HS
thảo luận xây dựng bài, giáo án thiết kế trên máy tính là một trong những
phương pháp giảng dạy tốt cho GV trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên muốn
động viên tất cả GV tham gia, chúng tôi nghó BCH-CĐ, tổ trưởng CĐ và GV
bước đầu cần phải thực hiện các việc sau :
- BCH-CĐ tham mưu cho BGH tạo điều kiện thuận lợi cho GV như :
• Trang bò các thiết bò đồng bộ phục vụ cho việc soạn giảng trên máy

tính.
• Mởù các khóa học cập nhật về vi tính cho GV.
• Phân công bộ phận vi tính, CB-TB hỗ trợ cho GV về mặt kỹ thuật,
thiết bò.
• Tạo điều kiện để GV học tập kinh nghiệm dự giờ các tiết giảng dạy
trên máy tính của các trường khác.
• Tạo những hội thi " Thiết kế GA trên máy tính" cấp trường để động
viên tất cả GV tham gia.
• Đề ra chỉ tiêu 2-4 giáo án soạn giảng trên máy tính/ GV/ năm học.
- Các tổ CĐ cần tạo sự đoàn kết trong tổ, luôn trao đổi kinh nghiệm, động
viên giúp đơ õnhau. Người giỏi vi tính chỉ cho những người biết ít hơn, cùng
làm, cùng rút kinh nghiệm, cùng sửa chữa, cùng trao đổi , thông tin những
hiệu ứng mới … Có thể bước đầu mỗi nhóm bộ môn từng khối thực hiện chung
một giáo án, sau đó mới động viên mỗi GV tự thiết kế giáo án riêng cho mình.
- Bản thân GV phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, luôn tìm tòi những
phương pháp mới trong giảng dạy, chỉ cần GV thực hiện đựơc một giáo án
trên máy sẽ tự tin để thực hiện các giáo án tiếp theo.
III. HIỆU QUẢ – KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
• Hiệu quả :
Qua 5 năm thực hiện soạn giảng trên máy, số giáo án mới và số tiết dạy
trên máy của giáo viên tổ Lý-Hóa tăng dần từng năm.
Năm học Số giáo án mới Số tiết dạy trên máy
2002-2003 01 4
2003-2004 06 42
2004-2005 13 102
2005-2006 25 157
2005-2006 29 271
• Khả năng áp dụng :
Đây là một phương pháp dễ thực hiện. chỉ cần sự động viên, tạo điều
kiện của nhà trường cùng sự đoàn kết tương trợ của giáo viên trong tổ, giáo

viên sẽ quen dần với cách dạy mới. Như vậy, với một thời gian vài năm tất cả
giáo viên đều có thể tự soạn giảng trên máy.
Với các giáo án của các năm trước, giáo viên chỉ cần chỉnh sửa và
giảng dạy tiếp cho những năm sau, số tiết dạy trên máy sẽ tăng dần từng năm.
Năm học 2007-2008 tất cả giáo viên đều phải có chứng chỉ tin học bằng A,
đây cũng là một điều kiện tốt để phong trào soạn giảng trên máy tính phát
triển mạnh ở nhà trường phổ thông.
IV. KẾT LUẬN :
Giảng dạy trên máy tính là một phương pháp tiến bộ, thu hút học sinh
chăm chú quan sát các thí nghiệm, các hình ảnh liên quan đến bài học, các
đoạn video clip , các mô hình động … tích cực phát biểu xây dựng bài tốt hơn,
yêu thích môn học hơn.
Thực tế sau nhiều lần giảng dạy trên máy tính, nhiều giáo viên cảm
thấy thích thú vì tiết dạy nhẹ nhàng hơn, dễ lôi cuốn học sinh tập trung vào
màn hình, sự góp ý xây dựng bài vì thế cũng sôi động hơn, tiết học cũng hứng
thú hơn.
Tân Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2007
Người viết
Phạm Thò Bích Thủy

×