Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vì sao tôi chưa được thăng chức? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.05 KB, 7 trang )

Vì sao tôi chưa được thăng chức?

Bỏ qua những yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế,
việc bạn chưa đạt được vị trí mình mong muốn trong năm
qua có thể bắt nguồn từ chính bản thân bạn.



Để cải thiện tình hình trong năm mới, bạn cần xác định rõ nguyên
nhân vì sao mình chưa được thăng chức? Đó có thể là

Bạn không chuẩn bị

Bạn cho rằng "hữu xạ tự nhiên hương" nên không quan tâm tới
việc chứng tỏ bản thân với sếp. Đây là cách nghĩ sai lầm. Để
được sếp chú ý và cất nhắc lên vị trí cao hơn, hãy làm nổi bật kĩ
năng, kiến thức, sức mạnh và thể hiện vai trò không thể thiếu của
bạn trong công ty. Một cách hay để thuyết phục mọi người là đề
ra những ý tưởng mới và có tính ứng dụng cao trong hoạt động
của công ty.

Bạn chểnh mảng

Bạn thường xuyên đi làm muộn và ra về sớm nhất công ty? Bạn
thường xuyên gọi điện xin nghỉ ốm trong khi thực tế không phải
như vậy? Bạn thường đổ lỗi cho người khác khi bản thân không
hoàn thành công việc đúng hạn và ngại nhận các dự án mới?
Nếu đúng như vậy, không có lý do gì bạn lại được thăng chức cả.

Bạn không nổi bật


Bạn luôn có mặt đúng giờ, ra về đúng giờ và hoàn thành công
việc của mình, nhưng bạn chỉ làm đúng những việc đã được giao
và không cố gắng nỗ lực hết mình. Điều này chỉ đủ để bạn duy trì
công việc hiện tại chứ không thể giúp bạn leo lên cao hơn trên
chiếc thang sự nghiệp.

Hãy làm bản thân nổi bật bằng cách đi làm sớm hơn, về muộn
hơn, tích cực đưa ra những ý tưởng sáng tạo, hoàn thành xuất
sắc và vượt chỉ tiêu công việc.

Bạn không chứng tỏ được khả năng lãnh đạo

Nếu cấp trên không nhận thấy khả năng lãnh đạo cũng như tính
gương mẫu ở bạn, họ khó mà tiến cử bạn. Do đó, hãy cố gắng
làm mọi việc để gây ấn tượng với họ như tham gia vào các dự án
khác ngoài dự án của bạn, tình nguyện tập huấn nhân viên mới,
đứng ra tổ chức chương trình tặng quà cho nhân viên trong văn
phòng dịp năm mới… Tên bạn sẽ được nhắc đến nhiều hơn và
cơ hội thăng chức của bạn cũng tăng lên.

Bạn luôn nghĩ mình có quyền

Bạn luôn cho rằng những việc vặt như pha cà phê, chuẩn bị cho
buổi thuyết trình, trợ lí cho sếp… không phải là công việc dành
cho nhân viên chính thức như mình, do đó bạn chỉ chăm chăm
làm những việc bạn cho rằng "có ý nghĩa" hơn? Đây là một suy
nghĩ sai lầm vì trước khi lên tới đỉnh cao, bạn phải trải qua nhiều
thử thách.

Hãy chứng tỏ bạn là người nhiệt tình, có thể làm bất cứ việc gì

khi sếp yêu cầu, dần dần bạn sẽ được trao thêm nhiều trọng
trách hơn.

Bạn ăn mặc không chuyên nghiệp

Hãy xem lại cách ăn mặc của bạn: liệu bạn có ăn mặc luộm
thuộm hay không thích hợp khi tới cơ quan hay không? Vào ngày
cuối tuần được phép mặc tự do, bạn có diện quần short ngắn và
dép xỏ ngón đi làm không? Nếu như vậy, bạn chưa có đủ tư chất
của một người quản lí.

Hãy quan sát và học tập cách ăn mặc của các sếp. Những người
có thẩm quyền sẽ dễ dàng quyết định hơn nếu họ thấy phong
cách chuyên nghiệp ở bạn.

Bạn là "cánh tay phải" của sếp

Bạn rất xuất sắc trong công việc và sếp không muốn mất bạn.
Trong trường hợp này, bạn nên chia sẻ với sếp về mong muốn
được phát triển, được thăng chức của mình. Một giải pháp làm
vừa lòng cả hai bên là hãy tìm cho anh/cô ấy một cộng sự mới
xuất sắc.

Bạn có quan điểm không đúng đắn

Không ai thích người có tinh thần trách nhiệm kém, đặc biệt trong
quản lí. Nếu bạn không có một quan điểm đúng đắn, kể cả lúc
khó khăn, thật khó để được thăng tiến.

Ngoài ra, hãy xem lại mình có đối thủ trong công việc không? Bởi

bất cứ ai không thích bạn cũng có thể lợi dụng nhược điểm của
bạn để cản trở. Do đó, hãy cư xử hòa nhã với tất cả mọi người
trong công ty và xây dựng một tinh thần làm việc tích cực.

Đồng nghiệp của bạn quá nổi trội

Đồng nghiệp quá nổi trội làm cho công cuộc thăng tiến của bạn
trở nên khó khăn hơn. Bạn không còn cách nào khác ngoài làm
việc tốt hơn, thực hiện những lời khuyên đã đề cập ở trên và tích
cực chứng tỏ bản thân.

Bạn là người theo chủ nghĩa cá nhân

Cấp trên muốn bạn cống hiến cho họ, cho công ty chứ không
phải cho bản thân bạn. Do đó, trong cuộc họp thảo luận việc
thăng chức, đừng lạm dụng những từ như "phát triển sự nghiệp
của tôi" hoặc nói quá nhiều về lợi ích của bạn. Thay vào đó, hãy
nói bạn có thể làm mọi việc để giúp công ty phát triển và thành
công.

×