Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

van khan-ngay tot,xau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 34 trang )

CÚNG GIA TIÊN
Thờ phụng Tổ tiên là nét đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nét đẹp trong tình cảm
tâm tư của người sống đối với người chết, họ mong muốn Tổ tiên “bất tử” để dìu dắt, che
chở cho con cháu, cho dòng họ nối tiếp phát triển.
ở sự thờ cúng Tổ tiên con người tìm thấy một điểm tựa tinh thần bền vững, “bất biến”
trong những thay đổi, những biến động dữ dội xung quanh mình. Con người đang tự
khẳng định mình về mặt cá nhân, đang tìm kiếm lại “căn cước” của mình, hay nói theo
cách nói quen thuộc, tìm kiếm lại “lý lịch” đích thực của riêng mình, một thứ lý lịch không
dựa trên những tiêu chuẩn xã hội và giai cấp nào đó, mà là dựa vào “huyết thống”, vào
“di truyền sinh học” của mình. Đó là một thứ “lý lịch” làm cho đời sống tinh thần của
người ta phong phú lên, đưa cuộc sống của người ta vào những chiều sâu có khi chưa
biết.
Dân ta từ xưa cũng quan niệm thờ cúng Tổ tiên cốt ở thành tâm, không câu nệ cỗ to, cỗ
bé, miễn sao cho tinh khiết của tấm lòng thành. Tuy nhiên, phải biết nghi thức cúng lễ và
thể hiện các bài văn khấn cho đúng, làm cho ngày kỷ niệm thêm long trọng và Tổ tiên
chứng giám sẽ hài lòng vì lớp cháu con có văn hoá, thông hiểu lễ nghi, giữ gìn bản sắc
dân tộc.
Mỗi khi cúng Gia tiên đều phải có đồ lễ, và phải tuân theo những nghi thức truyền thống
tối thiểu.
Đồ lễ thông thường gồm: Trầu, rượu, hoa quả, vàng hương và nước lạnh. Nhưng trong
trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm đến mức tối thiểu và chỉ cần một chén
nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Ngoài những đồ lễ tối thiểu kể trên,
tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, tùy theo buổi lễ, đồ lễ có thể gồm: xôi chè, oản chuối
hoặc cỗ mặn, có khi thêm cả đồ mã.
Trong ngày lễ, khi đồ lễ đã đặt lên bàn thờ, gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp 3 nén nhang
cắm trên bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn, người ta vái 3 vái, và
khi khấn xong lại vái 3 vái nữa.
Người ta chờ cho tàn một tuần nhang (tức là những nén nhang thắp lên cháy gần hết),
gia chủ thắp tiếp một tuần nhang nữa, rồi lễ tạ. Lễ tạ xong, hạ vàng mã trên bàn thờ để
hóa (đốt đi). Cũng sau khi lễ tạ, đồ lễ mới có thể được hạ xuống. Lễ tạ nghĩa là lễ tạ ơn
Gia tiên, Thần linh đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã thụ hưởng lễ vật của


con cháu dâng lên.
Trước khi cúng khấn Gia tiên, bao giờ cũng phải cúng khấn Thổ Công trước, vì ngài là “Đệ
nhất gia chi chủ”, để xin phép ngài cho Tổ tiên về hưởng lễ.
Văn khấn gia tiên
Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng,
Ngài Bản xứThổ địa, ngài Bản gia Táo quân
cùng chư vị Tôn thần.
Kính lạy: Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay
bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Nay con giữ việc phụng thờ tên là: Tuổi
Ngụ tại cùng toàn gia, trước bàn thờ Gia tiên bái lễ.
Kính dâng lễ bạc: Trầu, rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng các phẩm vật.
Lòng thành nhân dịp
Kính xin: Thần linh, Thổ công cho phép hương hồn nội, ngoại Gia tiên, cụ kỵ, ông bà, cha
mẹ, cô dì, chú bác về chứng giám và hưởng lễ.
Con kính xin Gia tiên phù hộ, độ trì
Cho cháu con làm ăn phát đạt,
Người người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu
Cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Cẩn cáoC!
Trong dân gian cũng đặt ra nhiều bài khấn bằng văn vần cho dễ nhớ, dễ thuộc, dùng
trong việc cúng Gia tiên. Xin nêu một bài mẫu dưới đây:
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là tuổi
Hiện đang ngụ tại cùng toàn gia quyến.
Cúc cung bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu,
Cùng là phẩm vật trước sau,

Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu Gia tiên:
Cao tằng Tổ khảo đôi bên,
Cao tằng Tổ tỷ dưới trên người người,
Cô dì, chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi tùy đường;
Cúi xin hưởng chút lễ thường,
Và xin phù hộ khang cường toàn gia.
Cẩn cáo!
Lễ sóc, vọng
(ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng)
Ngày Sóc (ngày mồng một), ngày Vọng (ngày rằm) các gia đình người Việt thường quét
dọn bàn thờ Gia thần, Gia tiên, sắm biện hương hoa, lễ vật, châm hương cúng lễ.
Lễ vật các ngày này thường đơn giản, chủ yếu là hương hoa, trái cây, tiền vàng.
Tuy nhiên, có lúc, có gia đình còn sắm cả bánh trái, xôi đỗ, gà luộc để làm lễ cũng tùy
nhu cầu và tùy khả năng kinh tế của từng gia đình.
Có nhiều gia đình còn thắp hương, làm lễ từ chiều ngày 30 hàng tháng và ngày mồng
một mới là ngày lễ chính.
Văn khấn ngày vọng, ngày sóc
(ngày rằm và ngày mồng một hàng tháng)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.
Hôm nay là ngày tháng năm
Tín chủ con là
Ngụ tại cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáoC!
Ngày làm nhà, động thổ
Dân gian cho rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, do vậy những công việc liên quan
đến đất đai như: Thiết kế công trình, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, xây dựng cửa
hàng, cửa hiệu, phân xưởng đều có lễ kêu cầu, mong công việc được thuận lợi, trôi
chảy.
Trước giờ khởi công, gia chủ sắm biện lễ vật, thường gồm: hương hoa, trầu quả, tiền
vàng, trà rượu, xôi nếp, gà luộc (gà trống tơ), gạo, muối đặt lễ lên mâm có kê đôn tại
khu đất xây dựng hoặc tại nơi sửa chữa nhà cửa.
Sau khi hương đèn đã thắp (hương thắp 7 nén), gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái)
rồi quay mặt vào mâm lễ đọc văn khấn. Khi tàn nhang (hoặc nhang chỉ cần cháy 2/3 là
được), vái tạ, hóa tiền vàng, rắc muối, gạo 4 phía, rồi đào mấy nhát cuốc nơi sẽ xây
dựng - gọi là Động thổ, mở đầu cho việc thi công đào móng.
Văn khấn lễ động thổ
(dùng trong lễ khởi công)
Nam mô A Đi Đà Phật! (3 lần).
- Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Kính lạy Quan Đương niên
- Kính lạy các Tôn thần bản xứ
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)

Tín chủ chúng con là cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công
trình (nhà ở, cửa hàng, công xưởng ).
Ngụ tại
Nay chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ khởi công động thổ.
Kính cẩn sắm biện trầu cau, hương hoa, lễ vật
Lòng thành tâu lên đức Thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằngC:
Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương
Thông minh sáng láng, thương đến dân lành
Chứng giám lòng thành, giám lâm lễ bạc
Giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây
Một thời xây dựng, muôn năm trường tồn
Chủ thợ được bình an
Công việc hanh thông, ngày tháng hưởng phần lợi lạc.
Âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ hậu chủT
Cùng các vị hương linh, cô hồn phảng phất trong khu vực này.
Xin mời tới đây chiêm ngưỡng, thụ hưởng lễ vật,
Phù trì tín chủ, khiến cho công việc chóng thành
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Văn khấn khi dọn đến nhà mới
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là tuổi
Ngụ tại
Thành tâm sửa biện: hương hoa, lễ vật, các thứ cúng dâng
Bày lên trước án,

Kính cẩn tâu trình:
Các ngài Thần linh thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh của trời đất
Phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình
Chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ
Cho phép chúng con rước vong linh Gia tiên về đây thờ phụng.
Phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần
Gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con:
An ninh khang thái,
Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào
Người người được chữ bình an,
Xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Cúi mong ơn đức cao dày
Thương xót phù trì bảo hộ.
Tám tiết có điều lành tiếp ứng,
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn gia tiên khi lễ nhập trạch
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
Tổ tiên nộiT, ngoại và các chư vị hương linh.
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Gia đình chúng con mới dọn đến đây thuộc số nhà Phố
Phường Quận Thành phố
Chúng con sửa biện lễ vật, dâng cúng Gia tiên
Nhờ hồng phúc Tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới
Nay đã hoàn tất công trình

Chọn được ngày lành, tháng tốt
Thiết lập án thờ, kê giường, nhóm lửa
Kính lễ khánh hạ
Cúi xin các cụ kỵ, ông bà cùng chư vị hương linh nội, ngoại
Thương xót cháu con, chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật
Phù hộ độ trì cho chúng con: Lộc tài, vượng tiến,
Gia đạo hưng long, người người khoẻ mạnh
Công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc.
Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày
Giãi tấm lòng thànhG, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Theo quan niệm của ông bà ta xưa, khi gia đình có người đào đất, khơi mương, lấp ao,
xây tường không may làm tổn thương đến long mạch, thì sẽ sinh tai hoạ. Nếu động
đến long mạch thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn địa mạch.
văn khấn bồi hoàn địa mạch
Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)
Kính lạy:
- Đức U minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát!
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc, Thánh đế
- Nhị thập tứ khí thần quan, Địa mạch thần quan
- Thanh long Bạch hổ, chư vị Thổ thần
- Các ngài Kim niên Đương cai Tôn thần
- Bản cảnh Thành hoàng cùng các vị thần minh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là
Ngụ tại:
Thành tâm sửa biện hương hoa, đăng trà, quả thực
Xin bồi hoàn địa mạch.
Trước đây, gia đình đào đất lấp ao, gây nên chấn động
Làm tổn thương long mạch, mạo phạm Thần uy,

Cúi xin thương xót tín chủ chúng conC,
Nhận lời cầu thỉnhN, chuẩn tâu sám tạ,
Giáng phó án tiềnG, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho phong thổ phì nhiêuN,
Khí sung mạch vượngK,
Thần an tiết thuậnT,
Nhân vật hưng longN, sở cầu như ý.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Tết nguyên đán
Ngày lễ tiết quan trọng nhất trong năm là ngày tết Nguyên đán - ngày mở đầu một năm
mới. (Nguyên = bắt đầu, đán = buổi sáng); nó còn được gọi là Tết ta, để phân biệt với
Tết tây (đầu năm theo dương lịch), hoặc Tết Cả để phân biệt với các Tết con còn lại.
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ Trừ tịch. Tuy
nhiên, theo tập quán truyền thống thì Tết Nguyên đán phải tính từ ngày 23 tháng chạp
(ngày ông Táo lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng đế mọi hành vi của gia chủ trong một
năm), do đó có lệ cúng ông Công ông Táo chầu trời, và cũng có thể coi đây là lễ nghi
“tống cựu”.
Ông Táo còn gọi là Táo Quân, hay Thổ Công (còn có tên là Vua Bếp, ông Công, Đông
Thần, Đông Tài ) là vị thần trông coi mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm phạm
của ma quỷ vào thổ cư, vì vậy theo dân gian thì đây là vị thần liên quan đến việc họa,
việc phúc của gia chủ.
Theo dân gian thì ông Táo hay Thổ Công không phải là một vị thần, mà là ba vị thần với
ba danh hiệu khác nhau:
Thổ Công trông coi việc trong bếp
Thổ Địa trông coi việc trong nhà
Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa, hoặc việc sinh sản màu vật ở vườn đất.
Thời xưa bài vị của ba vị thần lập chung và đề như sau:
- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
- Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần
Cũng có nhà thu gọn ba bài vị làm một: Định Phúc Táo Quân.
Ngày 23 tháng chạp được coi là ngày tết ông Táo. Ngày này nhà nhà đều thành kính sắm
sửa lễ vật để tiễn ông Táo lên chầu trời.
Lễ cúng ông Táo được cử hành rất chu đáo và kính cẩn. Các gia đình thường sắm lễ gồm:
- Hương thơm, hoa tươi cùng các quả tươi mới.
- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu, rượu
- Một hoặc ba con cá chép sống để ông Táo cưỡi bay lên trời.
- Bộ ba mũ áo, hia hài ông Táo cùng tiền, vàng.
Sắm mũ Thổ Công thường có ba chiếc, một của nữ thần, hai của nam thần, hoặc chỉ sắm
một chiếc mũ nam thần có cánh chuồn kèm theo áo và hia cùng bệ bằng giấy là được.
Văn khấn thổ công
(ngày 23 tháng chạp)
Nam mô A Đi Đà Phật!( 3 lần)
Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Hôm nay, ngày 23 tháng chạp năm (Giáp Tý)
Tín chủ con là cùng toàn gia quyến
Ngụ tại
Thành tâm sửa biện lễ vật: hương hoa, oản quả cùng phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ
cung trần, dâng lên trước án
Đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh
Trăm bái trước linh tọa Táo Quân
Kính cẩn thưa rằng:
Nay cuối mùa đông
Tứ quý theo vòng, hăm ba tháng chạp
Sửa lễ kính dâng, phỏng theo lệ cũ
Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần
Soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám
Cảm tạ phúc dầy nhờ Thần phù hộ
Kính mong thần tấu bẩm giúp cho,

Làm ăn chân chính, họ tộc ấm êm
Xóm làng vui vẻ.
Trong năm có gì sai phạm lỗi lầm,
Cúi xin Tôn thần gia ân châm chước.
Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia
Trai gái trẻ già, an ninh khang thái
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Theo tập quán truyền thống của người Việt, sáng ngày 30 Tết các gia đình thường ra mộ
Tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, xin được phép rước vong linh Gia tiên
về ăn Tết cùng với gia đình, con cháu. Lúc này người ta cũng sửa sang lại mộ, đắp thêm
đất, cắt bỏ cây cối rậm rạp chung quanh mộ. Lễ này gọi là Lễ chạp.
Tại mỗi gia đình, người ta cũng bày cỗ lên bàn thờ dâng cúng mời Gia tiên về dự hưởng
Tết (lễ này thường làm trước giờ Ngọ) - nhân dân ở vùng đồng bằng Bắc bộ gọi lễ này là
lễ rước ông vải.
Văn khấn lễ tất niên
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức tôn thần.
- Ngài Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương
- Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long mạch tôn thần.
- Các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Kính lạy: Hương linh cụ
Hôm nay, ngày 30 tháng chạp năm (âm lịch)
Chúng con là
Ngụ tại
Trước án toạ kính cẩn thưa trìnhT:
Mùa đông sắp tànM, năm cùng tháng kiệt,

Xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày 30 Tết
Chúng con cùng toàn thể gia quyến
Sắm sanh phẩm vật hương hoa, trà tửu, cơm canh thịnh soạn
Sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần
Phụng hiểu Tổ tiên, truy niệm chư linh
Cúi xin chư vị Tôn thầnC, liệt vị Gia tiên
Bản xứ tiền hậu chư hương linh giáng lâm án toạ
Phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật
Phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già,
An ninh khang thái. Tăng phúc tăng thọ,
Vạn sự hanh thông. Sở cầu như ý.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Thời khắc quan trọng nhất của Tết Nguyên đán là đêm giao thừa với lễ Trừ Tịch (Trừ là
trao lại chức quan, Tịch là ban đêm). Đêm 30 hầu như mọi người không ngủ mà chờ đón
thời khắc giao thừa. Giao thừa là giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi
người đều chờ đợi giây phút thiêng liêng của một năm: giây phút giao thừa.
Trừ Tịch còn mang tên là lễ Giao Thừa, vì lễ cử hành vào đúng lúc giao thừa. Người ta nói
đây là lễ tống cựu nghinh tân (tiễn cũ và đón mới). Cũ ở đây, ngoài những điều xấu dở,
cũ kỹ của năm qua, người ta còn tiễn đưa vị đương niên Hành Khiển Đại Vương của năm
cũ. Và mới ở đây, ngoài những điều mới mẻ tốt đẹp, người ta còn đón rước tân Đại Vương
Hành Khiển của năm mới.
Tục ta tin rằng, mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ
bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. (Phan Kế
Bính - sách đã dẫn).
Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ, sau đó đón quan đương niên mới. Và
chính giờ Tý (12 giờ đêm) thì đón giao thừa.
Văn khấn lễ trừ tịch
(Lễ Giao thừa)

Nam mô A Di Đà PhậtN! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Chư vị Tôn thần.
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
Nay phút giao thừa năm đã tới.
Tín chủ con là (ngoài người chủ gia đình
có thể đọc họ tên từng người tiếp theo, thứ tự từ lớn đến bé).
Trú tại số nhà phố phường quận Thành
phố
Kính cẩn trước linh toạ với đèn hương, vàng bạc, hoa quả, trầu rượu, trà nước và mọi vật
phẩm dâng lên.
Ngày tháng trôi qua, vật đổi sao dời, năm cùng tháng kiệt.
Xuân tiết gần sang, đông tàn sắp hết,
Vào đúng thời khắc giao thừa,
Kính xin các chư thần, Thổ Công, Hương linh Gia tiên chứng giám.
Phù hộ cho toàn gia chúng con: Từ già đến trẻ quanh năm được tăng phúc tăng thọ,
người an vật thịnh,
Vạn sự hanh thông.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Văn khấn tiễn quan đương niên cũ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là cùng toàn gia quyến
Kính cẩn sắm lễ vật hương đăng
Thành tâm dâng lên Hành Khiển cùng đức Phán quan.
Kính mong chư vị Đại Vương soi xét
Lượng trời chẳng ghét khoan dung
Giúp nước giữ yên bờ cõi
Âm thỏa dương vui mát mẻ tiết trời

Trong nhà người người khoẻ mạnh
Hạnh phúc bình yên
Đất đai màu mỡ sản sinh
Nay nhân lễ Trừ tịch tiễn Đại Vương
Xét thấy năm tháng qua đội ơn rất lớn
Xem ngày vừa hết nhờ đức quan trên
Năm khác cờ hoa đón ngài trở lại
Lại nhờ ban phúc được như lòng.
Muôn trông đức Đại Vương
Kính cẩn bày lời.
Cẩn cáoC!
Văn khấn đón quan đương niên mới
Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)
Kính trông Đại Vương,
Thông minh tài trí. Văn võ thánh thần. Ban ân ban đức.
Ngài tôn vâng đế mệnh phân công,
Để xử lý âm dương đều thỏa mãn.
Minh bạch nơi vương tâm chính trực,
Cai quản cương vực nhờ anh quân.
Trừ tịch đã làm lễ tống cựu
Nguyên tiêu nay dâng lễ nghinh tân
Năm trước trọng trách đảm đương,
Đội nhờ ơn đức chính trực
Ngày nay thúy hoa lại thấy,
Ngửa trông lượng cả khoan dung.
Cúi lạy nhờ ơn đức đại Vương
Kính cẩn bày lời.
Cẩn cáoC!
Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:
- Hoàng Thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Nay phút giao thừa năm đã tới
Chúng con là cùng toàn gia quyến
Ngụ tại
Trộm nghĩ:
Phút thiêng giao thừa vừa tới,
Năm cũ đi qua, đón mừng năm mới
Tam dương khai tháiT, vạn tượng canh tân
Nay Ngài Thái tuế Tôn thần trên vâng mệnh Thượng đế
Giám sát vạn dân, bảo vệ sinh linh, tiễu trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân.
Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân
Tín chủ chúng con thành tâm sửa biện lễ vật
Dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
- Ngài cựu niên Đương cai, Ngài tân niên Đương cai,
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng
- Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần
- Bản gia Táo quân và các chư vị thần linh cai quản ở xứ này.
Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho toàn gia chúng con: Nguyên ninh khang thái, trú dạ cát tường, người người
bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn tổ tiên ngày mồng một tết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:

- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành
Tới tuần Nguyên đán
Mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần
Đón mừng năm mới.
Cháu con tưởng niệm
Ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng
Báo đền khôn xiết
Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà
Sửa sang lễ vật: hương hoa, trà rượu, cùng các thứ dâng lên trước án.
Kính mờiK:
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội
- Các hương linh nội, ngoại
Cúi xin thương xót con cháu
Linh thiêng giáng về linh sàng
Phù hộ độ trì cho con cháu
Năm mới an khang, thịnh vượng
Công việc hanh thông, mọi bề thuận lợi.
Bốn mùa không hạn ách nào xâm
Tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Toàn gia chúng con lại kính mờiT:
Các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Văn khấn thần tài nhân tết nguyên đán
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là: cùng toàn gia quyến

Ngụ tại
Thành tâm sửa biện: hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng
Bày ra trước án.
Chúng con kính mời Ngài Thần Tài giáng lâm
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Phù hộ độ trì cho gia đình chúng con:
Sức khoẻ dồi dào, tiền vào như nước.
Công việc hanh thông,
Tài lộc tăng tiến, an khang thịnh vượng
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáoC!
văn khấn lễ tạ - Hóa vàng ngày tết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạyK:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành hoàng,
- Các Ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Các cụ: Cao Tằng Tổ khảo, Tổ tỷ,
- Các vị Cô, Dì, Tỷ muội, Thúc Bá đệ huynh nội, ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng tháng giêng, năm
Tín chủ chúng con Cùng toàn gia quyến
Ngụ tại
Nhân Lễ Hóa vàng (Tết Khai hạ) chúng con thành tâm sửa biện lễ mọn gồm: hương hoa,
phẩm vật, trà rượu cùng lễ mặn
Kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua
Nay xin lễ tạ Tôn thần,
Xin rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin chư vị:
Lưu phúc lưu ân. Phù hộ độ trì

Cháu con nội, ngoại. Gia cảnh bình an
Toàn gia thịnh vượng
Tâm thành kính cẩn. Lễ bạc tiến dâng.
Lượng cả xét soi
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáoC!
Tục ta tin rằng trong ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ
lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Vì vậy, trong ngày này chùa nào cũng đông người tới
lễ bái.
Theo đạo Phật, nguồn gốc lễ Thượng nguyên (Nguyên tiêu) như sau: Ngày mồng một và
ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ Phật giáo đều rủ nhau đi lễ
chùa. Với người Phật tử thì lễ dâng hương này mang ý nghĩa đặc biệt. Vì rằm tháng giêng
là ngày vía của đức Phật A Di Đà.
Đối với người Việt, đêm rằm đầu xuân cũng là dịp đón tết (tết Nguyên tiêu). Vì thế câu ca
xưa hết sức đích thực:
Tết quanh năm
Không bằng rằm tháng giêng.
Văn khấn ngày rằm tháng giêng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hôm nay là ngày
Chúng con là
Nhân dịp tiết Nguyên tiêu,
Chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
- Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa.
- Ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin chứng giám lòng thànhC, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời Gia tiên nộiC, ngoại trong họ,
Cúi xin thương xót con cháuC,

Chứng giám tâm thànhC, hưởng thụ lễ vật.
Phù hộP, độ trì cho toàn gia an ninh, khang thái,
Sức khỏe dồi dàoS, bốn mùa tai qua nạn khỏi.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G
Cẩn cáo!
Dâng sao giải hạn đầu năm
Các nhà thuật số thời xưa thì cho rằng rằm tháng giêng là ngày vía của Thiên quan, nên
tại các đền, chùa thường làm lễ “dâng sao giải hạn” đầu năm.
Dân gian cho rằng hàng năm mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi
sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Trong 9 ngôi sao thì có sao tốt, có sao xấu, năm nào
sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật
(người ta gọi là vận hạn). Để giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng dâng sao
giải hạn vào ngày đầu năm (rằm tháng giêng) là tốt nhất. Các sao chiếu mệnh gồm: Sao
Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu, La Hầu và Kế
Đô.
Tuy nhiên, cùng độ tuổi mà nam và nữ lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Ví dụ ở tuổi 37
thì nam là sao La Hầu, nữ lại là sao Kế Đô. Tuổi 47 nam là sao Thổ Tú, nữ là sao Vân
Hán. Tuổi 57 thì nam là sao Thủy Diệu, nữ là sao Mộc Đức. Tuổi 67 thì nam là sao Thái
Bạch, nữ là sao Thái Âm Và như vậy cứ sau 9 năm, sao đó lại chiếu vào mệnh của
mình. Nếu nam thì ở các độ tuổi 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 đều là sao La Hầu,
còn nữ cũng ở các độ tuổi ấy lại chịu sao Kế Đô.
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất
định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:
Sao La Hầu: Ngày mồng 8 hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng
Sao Thủy Diệu: Ngày 21 hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng
Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng
Tuy nhiên, làm lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm và vào ngày rằm tháng giêng là tốt
nhất; vì mọi tai ách, mọi sự xui xẻo ta phải giải trừ nó ngay từ đầu năm thì suốt cả năm
con người đều yên tâm, vui vẻ và hạnh phúc.
Các sao xấu xuất hiện trong tháng vào các ngày khác nhau lại có hình khác nhau nên
việc làm lễ phải chọn ngày, dùng số lượng nến, lập bài vị và màu sắc phải phù hợp, lại
phải thiết kế ban thờ cho đúng hướng.
- Sao La Hầu:
Người chịu sao La Hầu (La Hầu là sao xấu, chủ về khẩu thiệt. Nam xấu hơn nữ) thì phải
làm lễ vào ngày mồng 8 hàng tháng, hoặc tốt nhất là làm lễ giải hạn vào ngày rằm tháng
giêng. Thắp 9 ngọn nến, bài vị màu vàng và ghi: “Thiên cung thần chủ La Hầu tinh
quân”, ban thờ quay về hướng Nam, Lễ về hướng Bắc (chính Bắc).
- Sao Thái Bạch;
Người chịu sao Thái Bạch (Thái Bạch là sao xấu, chủ về thiệt hại tiền của, khẩu thiệt).
Xấu cả nam và nữ, nhưng nam đỡ hơn. Dâng sao vào ngày 15 hàng tháng (tốt nhất là
dâng sao giải hạn vào ngày rằm tháng giêng), thắp 8 ngọn nến. Bài vị màu trắng đề “Tây
phương Canh Tân kim đức Thái Bạch tinh quân”. Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.
- Sao Kế Đô:
Người chịu sao Kế Đô (là hung tinh xấu nhất về xuân hạ, nhưng xuất ngoại đi xa gặp
điều tốt hơn, nữ xấu hơn nam). Dâng sao vào ngày 18 hàng tháng (tốt nhất là vào rằm
tháng giêng), thắp 21 ngọn nến. Bài vị màu vàng, ghi dòng chữ: “Địa cung Thần Vỹ Kế
Đô tinh quân”, lạy về chính hương Tây.
- Sao Thổ Tú:
Người chịu sao Thổ Tú (là sao xấu, chủ về tai nạn, kiện tụng) xấu cả nam nữ và gia
trạch Dâng sao vào ngày 19 hàng tháng (tốt nhất là lễ dâng sao giải hạn vào ngày rằm
tháng giêng), thắp 5 ngọn nến, bài vị màu vàng ghi: “Trung Ương mậu kỷ Thổ đức tinh
quân”. Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.
- Sao Thủy Diệu:
Người chịu sao Thủy Diệu (Thủy Diệu là sao phúc lộc, nhưng xấu với nữ và chủ về tai

nạn, tang chế). Dâng sao vào ngày 21 hàng tháng (tốt nhất là làm lễ dâng sao giải hạn
vào ngày rằm tháng giêng), thắp 7 ngọn nến, bài vị màu đen ghi: “Bắc phương Nhâm
qúy Thủy đức Tinh quân”. Lạy về hướng Bắc.
- Sao Mộc Đức:
Người chịu sao Mộc Đức (là sao tốt, nhưng không tốt cho những người vượng hoả). Dâng
sao vào ngày 25 hàng tháng (tốt nhất là vào rằng tháng giêng). Thắp 20 ngọn nến, bài vị
màu xanh ghi: “Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân”. Lạy về hướng Đông.
- Sao Thái Âm:
Người chịu sao Thái Âm (là sao tốt nhưng không tốt lắm đối với nam). Dâng sao vào
ngày 26 hàng tháng (tốt nhất là lễ giải hạn vào rằm tháng giêng), thắp 7 ngọn nến, bài
vị màu vàng ghi: “Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân”. Lạy về hướng Tây.
- Sao Thái Dương:
Người chịu sao Thái Dương (chỉ tốt với nam giới, không tốt với nữ). Dâng sao vào ngày
27 hàng tháng (tốt nhất là lễ giải hạn vào ngày rằm tháng giêng), thắp 12 ngọn nến, bài
vị màu vàng ghi “Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân”. Lạy về hướng Đông.
- Sao Vân Hán:
Người chịu sao Vân Hán (Vân Hán là tai tinh - sao xấu chủ về ốm đau, bệnh tật). Dâng
sao vào ngày 29 hàng tháng (tốt nhất là lễ giải hạn vào ngày rằm tháng giêng), thắp 15
ngọn nến, bài vị màu đỏ đề: “Nam phương Bính đinh Hỏa đức Tinh quân”. Lạy về hướng
Nam.
Văn khấn giải hạn dâng sao
(Ghi tên vị sao cần phải lễ)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy đức Hiệu Thiện chí tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy tinh quân (ghi tên vị sao cần phải lễ)
Kính lạy Đức tả Nam Tào lục ty Duyên Thọ Tinh quân.
Kính lạy Đức hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
Kính lạy các ngài Thành hoàng bản thổ, Long mạch chính thần.
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ chúng con là

Ngụ tại
Trước án toạ liệt vị cao minh, tinh quân, chư thần
Thành tâm sửa biện: hương hoa, lễ vật, lập tại
Làm lễ dâng sao chiếu mệnh:
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc,
Phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn,
Ban phúc, lộc, thọ cho chúng con
Gặp mọi sự lành, tránh mọi sự giữ
Gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Kính mong bề trên chấp lễ, chấp bái
Mở rộng đèn trời soi xét
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành
Nhất tâm bái lạy.
Cẩn tấuC!
Tiết thanh minh
Thanh minh là lễ tiết hàng năm trong đời sống văn hóa không chỉ riêng người Việt, mà
còn chung cho người Á Đông. Tiết Thanh minh được tổ chức sau khi lập xuân 45 ngày,
sau đông chí 105 ngày (tức là vào ngày 5 tháng 4 dương lịch). Theo âm lịch truyền thống
Trung Hoa ngày này thường rơi vào những ngày đầu tháng ba. Nếu nó rơi vào mồng ba
tháng ba thì ta gọi đó là ngày Thanh minh đích thực.
Theo đúng nghĩa đen thì thanh là khí còn minh là sáng sủa.
Tiết Thanh minh có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Việt. đó là ngày để nhớ về cội
nguồn, nơi bắt đầu của mỗi con người như mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân vậy. Ngày
Thanh minh còn gọi là ngày tảo mộ.
Tiết Thanh minh để truy tư công đức, để nhớ để thương, để bùi ngùi xúc động, để trả ân
những người đã khuất. Vì thế, tiết Thanh minh người ta đi tảo mộ. Việc chăm sóc phần
mộ, cũng như cúng lễ trong tiết Thanh minh đã chứng minh đạo nghĩa của con người
phương Đông.
Từ xưa dân ta đã có câu:
“Sống về mồ m ả,

Không ai sống về cả bát cơm”.
Tiết Thanh minh đối với người Việt Nam gần như đã trở thành truyền thống.
Vào dịp Thanh minh, trước khi đi tảo mộ, người ta thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm:
Hương, đèn, trầu cau, rượu thịt và hoa quả.
Tới nghĩa trang (nghĩa địa), gia chủ đặt lễ vào miếu Thổ Địa (hoặc am) của nghĩa trang
chung, rồi thắp đèn nhang, vái 3 vái các vị linh thần Thổ Địa rồi khấn xin Thổ Địa cho
phép hương hồn người đã khuất về hưởng lễ với con cháu.
Văn khấn vong linh ngoài mộ
(tiết Thanh Minh)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy hương linh K
(Hiển khảo, Hiển tỷ hặc Tổ khảo, Tổ tỷ)
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Chúng con là
Nhân tiết Thanh Minh, chúng con và toàn thể gia đình con cháu,
Nhờ công ơn đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của
Chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng,
Thành tâm sửa biện: hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng,
Cáo yết tôn thần, xin sửa sang phần mộ cho thêm vững chắc
Nhờ ơn Phật Thánh phù trì,
Đội đức trời che đất chở,
Cảm niệm Thần linh phù độ,
Khiến cho được chữ bình an, âm phù dương trợ
Con cháu xin vì hương linh
Phát nguyện tích đức tu nhân,
Lấy phúc này hướng về tổ tiên
Cúi xin linh thiêng chứng giámC,
Thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu:
Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc,
Điềm lành mang đến, điềm giữ xua đi.

Độ cho gia đaọ hưng long§,
Cháu con vui hưởng lộc trờiC,
Già trẻ nhuần ơnG Phật Thánh.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giámG
Cẩn cáoC!
Tiết hàn thực
Theo truyền thuyết dân gian, Tiết Hàn thực bặt nguồn từ việc kỷ niệm Giới Tử Thôi vào
thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Nhưng nếu ngược dòng lịch sử, tìm kiếm cặn kẽ cội nguồn,
có thể thấy tết Hàn thực không phải bắt nguồn từ việc kỷ niệm Giới Tử Thôi, mà là bắt
nguồn từ tục “Cải Lửa” (mà người ta gọi là Ngày lửa mới theo tín ngưỡng thờ thần Lửa cổ
xưa).
Trước đây, vào thời gian lễ tết này người ta dập tắt hết bếp lửa và chỉ ăn đồ nguội. Sau
đó tiến hành đốt Lửa Mới. Đây cũng là ngày mùa đốt rẫy mới, ngày hội mùa đầu tiên
trong năm, ngày báo hiệu một chu kỳ nông nghiệp mới.
Cũng do vì ăn đồ nguội trong dịp này nên có tên gọi là Hàn thực.
Văn khấn tết hàn thực
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa
- Ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Chư vị Gia tiên, chư vị hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày
Gặp tiết Hàn thực
Tín chủ con nhớ đến: thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần
Nhớ đức cù lao Tiên tổ.
Gia đình chúng con sắm sanh lễ vật, trà quả hương đăng
Dâng lên trước án.
Chứng giám lòng thànhC, hưởng thụ lễ vật.
Chúng con kính mờiC:

Các cụ Tổ khảoC, Tổ tỷ, chư vị hương linh nội, ngoại
Cúi xin thương xót con cháuC
Giáng lâm về linh sàngG
Chứng giám lòng thànhC, hưởng thụ lễ vật.
Chúng con lại kính mờiC:
Các vong linh tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này
Đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng
Độ cho chúng con: an ninh khang thái
Bốn mùa không hạn ách nào xâm
Tám tiết hưởng vinh hoa thịnh vượng
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Tiết Đoan ngọ
Cũng giống như đầu năm mới, đầu mùa hè theo quan niệm của người phương Đông là
thời kỳ giao thời, chuyển tiếp của sinh khí, thời gian luân đổi âm - dương. Vì vậy, lễ tiết
mùa hè thể hiện ý nguyện cân bằng thiên nhiên, xua đi những gì bệnh tật, chết chóc,
hướng tới một mùa gặt hái bội thu. Ngày lễ tiết đầu tiên và quan trọng nhất của mùa hè
là ngày Tết Đoan ngọ.
Tiết Đoan ngọ còn gọi là tiết Đoan dương. Đó là thời khắc giữa trưa (giờ ngọ). Dương là
mặt trời, là khí dương. Đoan dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Theo quan niệm của người xưa, sâu bọ thường ẩn sống trong bộ máy tiêu hóa của con
người và nó chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch, nên phải làm lễ giết sâu bọ vào ngày này.
Tết Đoan ngọ, với những nghi thức tập tục độc đáo, những lễ vật dâng cúng Gia thần,
Gia tiên trong ngày lễ này gắn với mảnh đất, con người nhiệt đới phương Nam: Một quả
dưa hấu, quả mít, khế, mận, đào đầu mùa, cùng các món ăn truyền thống như: rượu
nếp, bánh đa, cháo chè kê là những thứ do người nông dân làm ra, vừa tinh khiết, vừa
đậm đà, vừa gắn bó tình người với thiên nhiên, đã làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho
ngày tết.
Văn khấn ngày tết đoan ngọ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay là ngày
Nhân tết Đoan ngọ, chúng con sắm sanh lễ vật,
Sửa sang hương đăng dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
- Bản xứ Thần linh Thổ địa
- Bản gia Táo quân, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án
Chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật
Chúng con kính mời:
- Các vị Tổ khảo, Tổ tỷ
- Chư vị hương linh nội, ngoại trong họ.
Cúi xin thương xót con cháu
Giáng về linh sàng chứng giám lòng thành
Hưởng thụ lễ vật.
Tín chủ chúng con lại kính mời vong linh:
Tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này
Đồng lai án tiền, đồng lai hâm hưởng.
Độ cho chúng con an ninh khang thái
Tai ách đi qua, tám tiết thịnh vương.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáoC!
Tiết trung nguyên
(15 tháng bảy âm lịch)
Dân gian cho rằng sống trên đời khó có ai vẹn toàn. Không tội này thì cũng tội khác
(cũng như ta nói: người sống không có ai là không có khuyết điểm cả), chắc khi về cõi
âm sẽ vướng phải ngục hình. Nhưng dù tội lỗi gì, thì dịp rằm tháng bảy đều được xá tội
“Xá tội vong nhân”. Bởi vậy, trên dương thế, mọi gia đình đều làm cỗ bàn cúng Gia tiên
và đồng thời có đốt vàng mã cầu siêu độ trì cho họ.
Tết rằm tháng bảy gọi là Tết Trung nguyên - tết này còn có tên khác là Tết Vu lan.

Ngoài việc cúng Gia tiên, các gia đình còn bày cỗ ở ngoài sân để cúng chúng sinh (các cô
hồn) - là những vong linh không nơi nương tựa. Lễ vật cúng chúng sinh rất sơ sài như:
bánh đa, bánh bỏng, ngô rang, khoai lang và thế nào cũng có một nồi cháo hoa, nên
dân ta thường gọi là “cúng cháo”.
Văn khấn ngày rằm tháng Bảy
(trong nhà)
Na mô A Di Đà Phật N! (3 lần)
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm
Tín chủ con là
Thành tâm sửa biện:
Hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát;
- Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các Thần linh đương niên:
- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
- Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa.
- Ngài Bản gia Táo Quân
- Và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài xét soi, chứng giám.
Nay gặp Tiết Vu Lan - ngày vong nhân được xá tội.
Chúng con đội ơn Trời Phật phù hộ,
Thần Linh các đấng chở che,
Công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Chúng con và toàn gia xin kính dâng lễ bạc, dãi tỏ lòng thành,
Mong được phù hộ độ trì cho chúng con và toàn gia,
Người người mạnh khoẻ,
Già trẻ bình an, hướng về chính đạo.
Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long

Cứu giải thoát oan khiên thuở trước,
Mong mọi điều tốt đẹp cho đời sau.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn Tổ tiên rằm tháng Bảy
(trong nhà)
Na mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tổ tiên nội, ngoại và chư vi hương linh!
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên,
Nhớ đến công ơn Tổ tiên như trời biển:
Ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con
Gây dựng cơ nghiệp, xây đắp đức nhân,
Để đến nay chúng con được hưởng ân đức.
Nghĩ đến đức cù lao khôn báo,
Cảm công trời biển khó đền.
Chúng con khính sửa lễ vật, bày trước linh toạ.
Thành tâm kính mời:
- Các Cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ,
- Bá thúc đệ huynh, Cô dì tỷ muội
- Cùng tất cả các hương linh nội, ngoại.
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng,
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật,
Phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, bình an,
Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn chúng sinh ngày rằm tháng bảy
(Văn khấn dân gian - cúng ngoài trời)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hỡi vong linh cô hồn phảng phất
Tiết Vu Lan xá tội gần xa
Âm cung cửa ngục mở ra
Vong linh không cửa không nhà bơ vơ
Trạnh lòng thương kẻ thất cơ
Ít nhiều bố thí gọi là đem tâm
Hỡi chúng sinh không mồ không mả
Hồn lang thanh xó chợ đầu đường
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo rách che làn gió may
Cô hồn phảng phất đâu đây
Mau về tụ hội nhân ngày Trung Nguyên
Dù rằng chết phải nỗi oan
Chết bởi nghiện hút, chết ham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đau
Chết đâm, chết chém, đánh nhau vì tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết bởi chó dại, sản sinh không thành
Thương ôi chết ở giữa dòng
Vong hồn trôi nổi biết rằng nơi đâu?
Trăm nghìn kiểu chết khác nhau
Giữa đường xe cộ biết đâu mà lường
Nay tín chủ thành tâm sắm biện
Cơm canh cùng cháo tẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo các màu
Mau về chấp nhận trước sau gọi là
Rồi giắt nhau về nơi âm giới
Phù hộ cho tín chủ bình yên
Hanh thông mọi việc làm ăn
Trẻ già trai gái thành tâm thỉnh cầu

Nam mô A Di Đà PhậtN!
(Khấn xong đốt tiền vàng, quần áo giấy loại nhỏ của chúng sinh, đồng thời rắc gạo, muối
ra bốn phía).
tiết trung thu
(rằm tháng tám)
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám. Lúc này là chính thu, bầu trời trong
xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.
Cội nguồn của lễ tiết này nó chứa đựng những vết tích của nghi lễ hội mùa. Nhưng đối
với trẻ em Việt Nam thì đây là thời gian lễ hội đầy mong ước, thậm chí còn mong ước hơn
cả đón tết.
Đối với người Việt, đêm Trung thu, mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là
Thái âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp và ở đấy, theo sự tích dân gian còn có
ngọc thỏ, có cây đa, chú Cuội và có chị Hằng.
Trong dân gian, Tết Trung thu ngoài việc cúng Gia tiên, phá cỗ, nghe kể chuyện về trăng,
còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy Các trò như múa sư tử,
hát đúm, hát trống quân đã trở thành ngày hội, không những của trẻ em mà còn là của
mọi người dân.
Văn khấn ngày Tết Trung Thu
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng
- Ngài Bản xứ Thổ Địa
- Ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
- Các vị Cao Tằng Tổ khảo, Tổ tỷ, Chư vị hương linh.
Hôm nay nhân tiết Trung Thu (rằm tháng Tám)
Chúng con thành tâm sửa biện:
Hương hoa, trà quả và các thứ cúng dâng.
Chúng con kính mời các ngài giáng lâm,
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con cảm nghĩ:
Thần sáng như núi nhạc
Khí đẹp tựa sơn hà
Ngũ hành tuân theo phép
Muôn thiện xin cúi đầu
Bề trên thương mà tới
Anh linh khắp gần xa.
Nhân tiết Trung Thu thời tiết đẹp
Trước án tiền cung kính cầu xin
Áo tía nghiêm trang cầu 5 điều phúc:
(Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh)
Thăng trầm xin được hưởng 3 điều đa:
(Đa Tài, đa Phúc, đa Lộc)
Nguyện Thần xét soi cho mọi sự được an bình
Giúp cho buôn bán tăng phú quý
Phù cho mùa màng bội thu.
Chúng con lại Kính mời:
Các Thần linh, vong linh trong đất này
Đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng
Độ cho chúng con thân cung khang thái
Bản mệnh bình an,
Bốn mùa không hạn ách nào xâm
Tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu!
Phần hai
Văn khấn trong các lễ tục
Vòng đời người
χ • δ
Đối với người Việt, những nghi lễ vòng đời người xét dưới khía cạnh thuần túy xã hội -

nhân văn là một trong những bức tranh quan trọng về cách “đối nhân xử thế”, về bản sắc
tâm lý và quy phạm đạo đức của dân tộc.
Trong phần này chúng tôi sắp xếp các bài văn khấn theo thứ tự thời gian năm tháng của
cuộc đời con người từ lúc mới lọt lòng cho đến lúc qua đời. Các nghi lễ cúng mụ, cúng đầy
tháng, đầy năm, lễ cưới, lễ tang đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã
trở thành phong tục, mang tính văn hoá, lễ nghĩa, nhân văn giàu bản sắc dân tộc Việt
Nam.
Lễ cúng mụ
Trong dân gian quan niệm rằng: Trẻ em được sinh ra là do các vị đại Tiên (Bà chúa Đầu
thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy ở
những mốc quan trọng như: đầy cữ (khi bé trai được 7 ngày, bé gái được 9 ngày), đầy
tháng và đầy năm, gia đình phải bầy tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ, và cầu cho các Mụ
ban cho đứa trẻ mọi điều tốt lành.
Lễ cúng Mụ phải cẩn thận, chu đáo cùng các lễ vật. Mâm lễ mặn cùng hương hoa để phía
chính giữa và phía trên của hương án. Các lễ vật dâng 12 Bà Mụ chia thành 12 phần
giống nhau để phía dưới và mâm tôm, cua, ốc để cuối cùng.
Khi lễ vật đã bày xong, người chủ gia đình (bố mẹ sinh ra cháu) thắp 3 nén nhang, vái 3
vái, rồi bế cháu bé ra trước án khấn.
Văn khấn cúng mụ
Nam mô A Di Đà PhậtN! (3 lần)
Kính lạy:
- Đức Tiên Mụ đại tiên chúa
- Đức Thập nhị bộ Tiên nương
- Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Đức Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ Thổ địa
- Đức Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần
- Tổ tiên, hương linh nội, ngoại
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Vợ chồng con là
Ngụ tại

Sinh được con trai (con gái) đặt tên là
Chúng con thành tâm sửa biện: hương hoa, lễ vật
Dâng lên trước án
Kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, Các đấng Thần linh, Thổ
Công địa mạch, Thổ địa chính thần,
Tổ tiên nội, ngoại
Cho con sinh ra cháu, tên Sinh ngày
Đã được mẹ tròn con vuông.
(nếu là ngày đầy cữ, đầy tháng, đầy năm thì thay vào bài khấn)
Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật
Phù hộ độ trì, che chở cho cháu
Được ăn ngon, ngủ yên
Vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô ách
Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, sáng láng
Thân mệnh bình yên cường tráng
Kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý
Toàn gia chúng con được an khang, thịnh vượng
Nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan
Bốn mùa không hạn ách nào xâm
Tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng
Xin thành tâm kính lễ.
Cẩn tấu!
Hôn lễ
Khi con cái trưởng thành thì đều được dựng vợ gả chồng - mà thời nay dân ta thường gọi
là “lập gia đình”.
Lập gia đình là một hình thức củng cố xã hội, sinh sản cho nòi giống vững mạnh. Và như
vậy, hôn lễ là biểu thị của văn hóa - đối chọi với cái tự nhiên. Nhờ có những nghi thức
của hôn lễ mà con người khác hẳn loài vật.

Nhằm giữ gìn, kế thừa những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, và để phù hợp
với tâm lý chung của nhân dân ta, hiện nay quy trình tổ chức việc cưới (hôn lễ) thường
được thực hiện qua 4 bước cơ bản: Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi, Lễ trao - nhận giấy chứng
nhận kết hôn và Lễ cưới.
Văn khấn cầu hôn
(bài văn khấn dân gian)
Con lạy Bà Nguyệt, Ông Tơ
Con lạy ông Hoàng Bảy, Hoàng Bơ, Hoàng Mười
Tuổi con nay đã cao rồi
Mà không tìm được một người kết duyên.
Tâm tư mang nặng ưu phiền
Lòng con buồn tủi triền miên tháng ngày.
Con còn lầm lỗi chi đây
Cúi xin Nguyệt Lão từ đây độ trì
Tơ hồng lưỡng tính xung kỳ
Quế loan cầm sắt yến di khan thường
Thiên Tiên Nguyệt Lão rủ thương
Rất công, rất chính chẳng thương bên nào
Có gương ngọc kính soi vào
Tơ hồng giao kết lẽ nào lẻ loi
Trước theo nhạn có rong chơi
Sau là phân định lứa đôi hợp hoà
Có cây, có quả, có hoa
Mong được duyên đẹp một nhà sống chung
Trăm này lạy đức Tiên Ông
Tơ hồng Nguyệt Lão rủ lòng xét soi
Cho con có lứa có đôi
Sống cho trọn vẹn kiếp người trần gian.
Cẩn cáo!
Văn khấn trong hôn lễ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa
- Ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
- Tổ tiên và các chư vị hương linh nội, ngoại
Hôm nay là ngày tháng năm
Tín chủ chúng con là
Ngụ tại
Con trai (hoặc con gái) của tín chủ là
Năm nay tuổi, kết duyên cùng
Người thôn , xã , huyện
Tỉnh Con của ông bà
Nay thủ tục hôn lễ đã thành.
Xin sắm sửa: hương hoa, trà quả cùng lễ vật
Dâng lên trước án
Kính lạy:
- Trước Thần linh bản thổ
- Trước linh bài liệt vị Gia tiên
- Trước Phúc tổ di lai, Ông Tơ Bà Nguyệt.
Xin được giáng lâm, nạp thụ
Phù hộ cho các cháu:
Giai lão trăm năm, vững bền hai họ.
Nghi thất nghi gia, con cháu thịnh đạt.
Cúi xin chư vị gia ân
Mọi sự hanh thông, cung trần bái thỉnh.
Cẩn cáo!
LÊN LÃO, mừng thọ
Trong quá khứ cũng như hiện tại, người Việt có tập quán tổ chức việc lên lão, mừng thọ
cho các cụ cao tuổi.

Bởi vì, ai rồi cũng đến ngưỡng cửa của tuổi già, đó là quy luật không tránh khỏi của loài
người. Kính trọng người già đã trở thành phong tục tập quán của người Việt Nam cũng
như người Á Đông nói chung. Phong tục tập quán này không chỉ có trong dân chúng và
các làng xã, mà ở triều đình nhà vua cũng tổ chức Yến lão hàng năm vào đầu xuân cho
các cụ thượng thượng thọ.
Ca dao xưa còn ghi:
Ung dung gậy trúc chống đi
Áo chùng chấm gót, mũ ni che đầu
Cụ ơi, cụ sắp đi đâu?
Ra đình Yến lão, tiệc chầu vua ban
Cháu ơi, cháu ngủ cho ngoan
Cụ về có gói phần ban chia đều
Ơn vua, ít cũng như nhiều.
Đối với người Việt, theo phong tục xưa, gia đình nào có ông, bà, cha, mẹ thọ 70 tuổi thì
làm lễ mừng thọ, 80 tuổi là Thượng thọ, 90 tuổi là Thượng thượng thọ, 100 tuổi là Bách
tuế đại thọ. Đây là tập tục thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng
biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.
Thời xưa, trong ngày lễ mừng thọ, gia chủ phải có mâm lễ gồm: Hương hoa, trà quả cùng
lễ mặn đem ra đình lễ Thần (gọi là bái tạ Thần Hưu) - tạ ơn Thánh Thần đã phù hộ cho
cha, mẹ được sống lâu.
Tại gia đình phải làm lễ cáo yết Gia thần, Gia tiên rồi con cháu, khách khứa đem lễ vật
đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của các cụ, sự hiếu thảo của con cháu.
Văn khấn yết cáo thần linh,
tổ tiên Trong lễ mừng thọ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này
- Tổ tiên nội, ngoại
Hôm nay là ngày tháng năm

Con là cùng toàn gia quyến
Thành tâm sửa biện: Hương hoa, lễ vật
Quỳ trước linh sàng, kính cẩn tâu rằng:
Chúng con trộm nghĩ:
Tuổi tác tự Trời Phật ban cho
Hình hài nhờ Tổ tiên mới có
Nay nhân tiết xuân sang
Chúng con mừng vui làm lễ thọ
Yết cáo Chư vị Thần linh
Kính lạy miếu đường Tiên tổ
Xin mở rộng nhân từ, đức độ
Ước mong sao ngày tháng mãi bền lâu
Tưởng niệm công đức từ xưa
Gọi chút lòng thành, cúi xin chứng giám
Mong Tiên linh khởi rộng mạch Trường sinh
Cho hậu duệ bước lên thềm thượng thọ
Ban cho cháu con phúc lộc dồi dào
Sức khoẻ như suối nguồn bất hủ.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
tang lễ đối với người qua đời
Trong đời sống tâm linh của người Việt, quan niệm về cái chết rất thiêng liêng. Bởi vì cái
chết của con người là sự đoạn tuyệt với các mối quan hệ trong xã hội, gây ra nỗi đau
buồn thương tiếc của những người thân yêu ruột thịt, của những hàng xóm láng giềng,
bè bạn Chính vì vậy, việc tang được đặt trong lĩnh vực tư tưởng và tình cảm, nhằm
thỏa mãn nhu cầu của người sống đối với người chết trong giờ phút vĩnh biệt.
Ngoài tính huyết thống gia tộc, việc tang còn mang tính xã hội sâu sắc, không riêng của
gia đình mà chung của toàn xã hội. Dư luận xã hội là sức mạnh vô hình đưa vấn đề việc
tang vào quy phạm đạo đức, xây dựng thành nghi thức và trở thành phong tục tập quán
của dân tộc.

Từ lâu, trong việc “hiếu” dân ta đã đặt ra nhiều nghi thức, lễ thức rất chặt chẽ: Từ lúc
hấp hối, khi tắt thở, khâm liệm, nhập quan, đặt bàn thờ, phúng viếng, đưa tang, hạ
huyệt, đắp mộ, cúng 3 ngày, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, giỗ đầu, giỗ đoạn, bốc mộ
Tất cả những vấn đề nêu trên đã là thể chế văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng tôi không có điều kiện nêu thật chi tiết văn khấn
trong tất cả các lễ như: Văn khấn lễ Thiết Linh sàng, Linh toạ, lễ Thành Phục, lễ Chúc
thực, lễ Cáo Long thần Thổ địa, lễ Thành phần, lễ Hồi linh, lễ Chầu Tổ, lễ Tế Ngu, lễ Tốt
khốc, lễ Triêu tịch Điện, lễ Đàm
Tuy nhiên, cũng cần giới thiệu một số bài văn khấn ở các mốc lễ chính như: lễ cúng 3
ngày, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, giỗ đầu, giỗ đoạn, cải táng. Vì đây là những nghi lễ
mà hiện đương dân ta không bao giờ bỏ, nhằm giúp cho bạn đọc tìm hiểu để tùy từng gia
đình áp dụng cho phù hợp.
Văn khấn lễ cúng ba ngày
(còn gọi là Tế Ngu)
Nam mô A Di Đà PhậtN! (3 lần)
Kính lạy:
- Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương
- Đức Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân
- Đức Gia tiên và các hương linh nội, ngoại
Hôm nay ngày tháng năm
Con trai trưởng là cùng toàn gia quyến
Nhân ngày Tế Ngu (cúng ba ngày) theo nghi lễ cổ truyền
Chúng con kính sửa trầu rượu, cụ soạn
Dâng lên trước linh toạ khóc mà than rằng:
Than ơi!
Vật đổi sao rời, mây bay, trăng khuyết
Khá trách thay tạo hóa đa đoan,
Chi đến nỗi đàn con đau đớn.
Nhớ cha (mẹ) xưa tính nết thảo hiền, dưới nhường trên kính,
Ngoài làng trong họ, kẻ mến người yêu.

Tưởng cảnh đoàn viên,
Trời cho sống tròn tám chín mười mươi tuổi;
Để đền công ơn ba năm bú mớm,
Sẻ ngọt chia bùi một nhà sum họp.
Trời cho sống đủ ba vạn sáu ngàn ngày,
Để đền ơn chín tháng cưu mang, đẻ đau mang nặng.
Thương ơiT!
Tóc tơ chưa báo, công đức chưa đền,
Bỗng đâu một phút hơi tàn,
Âm cung Hạ cánh muôn năm giấc mộng;
Chia Bắc rẽ Nam, đành rằng phách lạc bơ vơ
Tàng hiểm đã yên một giấc,
Hồn bay phảng phất biết đâu mà về.
Dẫu khóc vắn, than dài, tìm đâu cho thấy;
Dẫu tối kêu sớm gọi, khôn nỗi dò la.
Thôi thì thôiT!
Hơn một ngày không ở, kém một ngày không đi;
Không còn sớm tối trông nom, khuyên răn lũ cháu.
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một chứng;
Không còn người ngày đêm dạy bảo, săn sóc đàn con.
Nay sơ Ngu Tế (tái, Tam Ngu Tế) dâng chút lòng thành
Đĩa muối, lưng cơm, chén canh, đài rượu.
Công đức cao dày; trên linh toạ chứng tình chay nhạt;
Khóc than kể lể, dưới suối vàng thỏa chí vẫy vùng.
Cẩn cáo!
Văn khấn lễ cúng 49 ngày hoặc 100 ngày
Hôm nay là ngày Tháng năm
Nhân tuần chung thất (hoặc bách nhật)
Chúng con cùng toàn gia quyến kính sửa: trầu rượu, cỗ bàn
Dâng lên cha (mẹ).

Than ôi!
Thân phụ (mẫu) đi đâu, vội vàng chi mấy;
Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!
Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;
Ngày tựa chim bay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);
Thoi đưa thấm thoắt nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;
Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.
Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.
Cẩn cáoC!
Văn khấn lễ cải táng
Hôm nay là ngày tháng năm
Con là cùng toàn gia quyến
Kính lạy hương hồn cha (mẹ) mà rằng:
Than ôi!
Cha (mẹ) bỏ cõi trần, tiếng thơm còn lại;
Sự cửa nhà thuở vẫn được yênS,
Nhưng ngôi mộ còn chưa phù hợp.N
Nay tìm được đất tốtN, xin rời sang yên ổn nắm xương.
Tâm sửa lễ nghiT, xin chứng lấy tâm thành;
Từ nay được chỗT, cầu hồn phách tam yên.
Không ngại về sauK, cháu con vui vẻ.
Cẩn cáo!
Phần ba
Văn khấn ở đình, đền, CHÙA,
miếu, phủ
χ • δ
Trong quá khứ và cả hiện tại trên đất nước ta, việc thờ Mẫu đã có một địa bàn rộng lớn,
đó là một thực tế không thể phủ nhận được.
Bên cạnh các đền, phủ, điện gắn với các Thánh Mẫu, các Chầu bà, các Tôn ông, thậm chí

cả Thánh cô, Thánh cậu cụ thể thì gần như khắp các chùa ở đất Bắc và một phần ở miền
Trung, miền Nam đã có điện Mẫu riêng cùng tồn tại bên điện Phật. Đôi khi cảnh sinh hoạt
ở điện Mẫu lại khá sầm uất, lấn át cả việc thờ Phật.
Có thể nói, sự hỗn dung với tín ngưỡng dân dã này là con đường tất yếu của Phật giáo
Việt Nam.
Trong dân gian Việt Nam thờ phổ biến nhất là “Tứ phủ công đồng” (chư linh của bốn
miền vũ trụ: trời, rừng, nước, đất) - với trung tâm là “Tam toà Thánh Mẫu”.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật mang tính tâm linh
đang diễn ra một cách sống động trong đời sống thường ngày của người Việt, nó đáp ứng
nhu cầu không chỉ đời sống tâm linh mà còn cả đời sống văn hóa - nghệ thuật. Bởi vì,
linh cảm và mỹ cảm không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết như hình với bóng.
Trong tín ngưỡng Mẫu, văn chầu là loại hình văn khấn truyền thống có kèm theo âm
nhạc. Nội dung văn chầu vừa tôn vinh, ca ngợi; vừa cầu khẩn các bà mẹ dân gian ban
cho con người cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.
Một số bài văn chầu tiêu biểu
Văn chầu mẫu Thoải
Anh linh lừng lẫy chốn giang khê
Nức tiếng con vua dưới thủy tề
Ngán nỗi Kính Xuyên rời chỉ thắm
May nhờ Liễu Nghị chắp dây xe
Dập dìu tin nhạn thư vừa tới
Thấm thoát xe loan phút đã về
Hiển hách xưa nay ai dễ tỏ
Có chăng gửi một bức thư đề.

Văn chầu mẫu Thượng ngàn
Anh linh hiển hách chúa Sơn Trang
Cai quản ba mươi sáu cửa Ngàn
Lúc ngự lầu son cùng phủ tía
Khi chơi núi ngọc với non vàng

Gươm thiêng một buổi ra oai phép
Loài giặc Liễu Thăng phút phá tan
Thái Tổ Lê triều ban sắc tặng
Danh thơm lừng lẫy khắp Nam bang.

Văn chầu đệ nhị Thượng ngàn
Dâng văn tiên thánh thượng ngàn
Đông Cuông tuần quán giáng đàn chứng đây
Trên ngàn gió cuốn rung cây
Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn
Canh khuya nguyệt lặn sao tàn
Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào
Gập gềnh quán thấp lầu cao
Khi ra núi đó, lúc vào ngàn xanh
Thượng Ngàn Đệ nhị tối linh
Ngôi cao công chúa quyền hành núi non
Anh linh đã khắp tiếng đồn
Sấm ran mặt bể mưa tuôn đầu gềnh
Da ngà mắt phượng long lanh
Mặt hoa tươi tốt mắt xanh rườm rà
Nhị hồng tuyết điểm màu da
Cổ tay tựa ngà, đầu vấn tóc mai
Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới quản cai thượng ngàn.

Văn chầu ông Hoàng Bảo Hà
Bao phen chiến lược tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tài đội ngũ tiến công

Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sông núi máu xương chẳng nề

Văn chầu ông Hoàng Mười
Trời Nam có Đức Hoàng Mười
Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai
Nền chí dũng bậc nhân tài
Văn thao võ lược tư trời thông minh
Tiêu giao di dưỡng tang tình
Thơ tiêu một tú Phật kinh trăm tờ
Khi phong nguyệt, lúc từ bi
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
Khi thiếu lĩnh, lúc non bồng
Cành cây mắc võng lòng sông thả thuyền
Văn chầu cô Bé
Cô Bé về đồng
Cô chít khăn xanh
Cô bận áo lục
Đôi lẵng lòng thòng
Cô quảy trên vai
Lẵng hoa cô xếp thực tài
Đạp mây đi gió có đôi hài
Xanh xảnh xành xanh.

Văn khấn lễ thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy:
- Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
- Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa
Diệu đại vương,

Gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
- Đức Đệ Nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
- Đức Đệ Tam Thuỷ Phủ, Lân nữ công chúa.
- Đức Đệ Tứ khâm sai Thánh Mẫu,
- Tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn,
- Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô,
- Mười hai Thánh Cậu, Ngũ hổ Đại tướng,
- Thanh Hoàng Bạch xà Đại tướng.
Tín chủ con là
Ngụ tại
Cùng toàn thể gia quyến đến Phủ (Đền)
Chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha
Kính dâng lễ vật, cúi xin các ngài xót thương ủng hộ
Khiến cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn
Điều lành thường tới, điềm dữ lánh xa
Hết tai ương bệnh tật trong nhà
Hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.
Tài như nước đến, lộc tựa mây về
Bốn mùa không nạn ách nào xâm
Tám tiết có phúc lành tiếp ứng.
Lại xin:
Thể đức hiếu sinhT, rủ lòng cứu độ
Khiến chúng con như ý sở cầu
Cho hương tử lòng tâm sở nguyện.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu!
Văn khấn tại Đền bà chúa kho
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch).

Hương tử con là
Ngụ tại
Chúng con cùng toàn gia kính lạy:
- Tam Phủ công đồng, Tứ Phủ vạn linh
- Thiên tiên Thánh Mẫu, Địa thiên Thánh Mẫu, Thuỷ tiên Thánh Mẫu.
- Tứ Phủ Chầu bà, Ngũ vị tôn ông, tả hữu quan hoàng.
- Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị tiên nàng.
- Đương niên Hành khiển chí đức tôn thần.
- Đương cảnh Thành hoàng, bản Thổ Đại Vương.
- Ngũ hổ thần tướng, Thanh xà Bạch xà Thần linh.
- Đức Chúa Kho Thánh Mẫu hiển hóa anh linh.
Chúng con sắm sửa:
Kim ngân, hương hoa lễ vật, thành tâm dâng lễ;
Mong được phù hộ độ trì cho gia quyến bình an
Người khang, vật thịnh
Đắc tài, đắc lộc. Cầu được ước thấy
Tai ách đều qua. Vạn sự như ý.
Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ.
Cẩn tấu!
Hiện nay, nhiều người đến thờ cúng dâng hương ở các Đền, Phủ nhưng do chưa có điều
kiện nghiên cứu, tìm hiểu những nơi thờ tự một cách thấu đáo, nên khi khấn thường
không thật chính xác, đó cũng là lẽ thường. Vì vậy, để đáp ứng cho đối tượng này, ta có
thể tham khảo bài văn khấn chung như sau:
Nam mô A Đi Đà PhậtN! (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Phật.
- Con lạy đức Phật A Di Đà, con lạy đức Phật Bà quan Âm
- Con lạy tam vị đức Vua Cha
- Con lạy đức Trần Triều hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương
- Con lạy Ngũ vị quan lớn, Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ ông Hoàng, Thập nhị tiên cô trên
ngàn dưới thoải.

- Con lạy Tứ phủ Thánh Cậu, Thánh Cô
- Con lạy quan Đương niên Hành khiển, bản cảnh Thành Hoàng, Thổ Địa tôn thần.
Hôm nay nhân ngày tháng năm (âm lịch)
Tín chủ con là
Ngụ tại
Sắm sửa lễ vật, hương hoa, phẩm quả, lễ bạc
Dâng lên Thánh, (Mẫu, Phật) chứng giám lòng thành,
Phù hộ cho chúng con khoẻ mạnh trong cả 4 mùa,
Người khang vật thịnh.
Phàm trần xin các ngài xá tội.
Ban tài tiến lộc cho chúng con,
Của cải dồi dào, lương thực bội thu
Để con trên lo việc Thánh§, dưới gánh việc trần,
Làm tròn phận sự con dân.
Chúng con nhất tâm, nhất dạ,
Xin ThánhX, Phật thấu rõ động lòng với những lời kêu, tiếng khấn
Chấp nhậnC, cho con được:
Sở cầu như ýS, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu!
đình làng người việt
với tín ngưỡng thành hoàng
Đình ở Việt Nam là nơi thiêng liêng - nơi thờ Thành hoàng làng - người đại biểu tinh thần
cho cả làng. Kiến trúc của đình phù hợp với việc thờ cúng và việc hội họp của dân làng.
Trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn người Việt, hình ảnh quê hương thân yêu luôn hiện ra
với “Cây đa, giếng nước, mái đình”. Hình ảnh đó đã in vào tâm khảm con người - đó là
đặc trưng biểu hiện một khía cạnh của văn hóa tâm linh người Việt. Hầu hết các Thần
được thờ làm Thành hoàng ở các đình là phúc thần nông nghiệp, hoặc những người có
công lập làng, lập nước.
Văn khấn thành hoàng ở đình

Hôm nay là ngày tháng năm
Tín chủ con là cùng toàn gia quyến
Hiện đang sinh sống tại
Nay chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, lễ vật kính dâng
Con kính nghĩ rằng:
Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình, giáng lâm ở xứ này
Làm Bản cảnh Thành hoàng chủ tể một phương.
Nhiều năm nay ban phúc lành che chở cho dân, cho mọi nhà no ấm, bình an.
Con và toàn gia quyến nhất tâm cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương
chứng giám
Rủ lòng thương xót, phù hộ độ trì che chở cho chúng con
Mọi sự tốt lành, công việc hanh thông
Lắm tài nhiều lộc, sức khoẻ dồi dào
An khang thịnh vượng
Sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thànhG, mong được phù hộ, che chở.
Cẩn tấu!
Lễ chùa và Văn khấn ở chùa
Dân gian có câu “Trẻ vui nhà, già vui chùa” hoặc câu “Đàn ông vui đình, đàn bà vui kệ,
vui kinh cửa chùa”, cũng đã nói lên vai trò và ý nghĩa của việc lễ chùa trong đời sống
thường nhật của người dân Việt.
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân ta từ xưa tới nay.
Người ta đến chùa trong các ngày rằm, mồng một, lễ tết để lễ Phật, cầu khấn đức
Phật, đức Bồ Tát, đức A Di Đà, Quan Âm, đức Thánh hiền, đức Địa Tạng Âm Bồ Tát
mong được khoẻ mạnh, sống lâu, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ hoặc cầu cho người
thân của mình ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ. Những mong ước chính đáng ấy
được biểu hiện qua các bài văn khấn dưới đây:
Văn khấn trước chính điện
- Nam mô A Di Đà Phật!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×