Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trận chiến Trân Châu Cảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.83 KB, 22 trang )

Trận Trân Châu Cảng
Trận Trân Châu Cảng
Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ
vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng
chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia
.
Thời gian 7 tháng 12 năm 1941
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng
tư lệnh Đế quốc Nhật Bản)
[6]
là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật
Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu
bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa
Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận
đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ
không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông
Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt
không kích với tổng cộng 353 máy bay
[7]
xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.
Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này
được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật
còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn,
phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282
người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho
chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy
(cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản
nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị
thương.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế Chiến II. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ


một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một
thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington,
D.C Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp
này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc
biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi
quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng
hộ việc Mỹ tham chiến. Ngoài ra, việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Mỹ mà
không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Mỹ can dự vào
Mặt trận Châu Âu. Việc Nhật Bản không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào
trước khi tấn công khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng: “Ngày 7
tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.
Bối cảnh của cuộc xung đột
Bài chi tiết: Các sự kiện dẫn đến cuộc Tấn công Trân Châu Cảng
Đòn tấn công được trù tính sẽ vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhờ đó
bảo vệ cho kế hoạch xâm lược Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan của Nhật Bản, nơi
người Nhật đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu mỏ và cao su.
Cả hai phía Mỹ và Nhật đều duy trì lâu dài các kế hoạch phòng hờ một cuộc chiến
tranh nổ ra tại Thái Bình Dương, vốn luôn thay đổi khi căng thẳng giữa hai quốc gia
ngày càng leo thang trong những năm 1930, do sự đáp trả bằng cấm vận và trừng phạt
với mức độ tăng dần của Mỹ và các quốc gia khác khi Nhật Bản bành trướng vào Mãn
Châu và Đông Dương.
Vào năm 1940, dựa vào điều khoản trong Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu, phía Mỹ đã
hoãn lại mọi chuyến hàng xuất khẩu máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy
bay, điều mà phía Nhật Bản xem là một hành động không thân thiện.
[8]
Mỹ không
ngưng toàn bộ việc xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào lúc đó một phần là vì quan điểm
đa số tại Washington cho rằng hành động như vậy có thể quá cực đoan, do Nhật còn bị
phụ thuộc vào dầu mỏ Mỹ,
[9][10]

và dễ bị phía Nhật xem là một hành động khiêu khích.
Ban tham mưu hải quân Nhật đã nghiên cứu một cách sâu sắc sự kiện Anh Quốc tấn
công hạm đội Ý tại cảng Taranto vào năm 1940. Sự kiện này đã được tận dụng triệt để
nhằm lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng.
[11][12]
Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương, Mỹ đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật
vào mùa Hè năm 1941, một phần do các giới hạn mới của Mỹ trong việc tiêu thụ dầu
mỏ trong nước.
[13]
Tổng thống Franklin D. Roosevelt trước đó đã điều Hạm đội Thái
Bình Dương đến Hawaii và yêu cầu xây dựng một lực lượng quân sự tại Philippines
với hy vọng có thể làm nản lòng Nhật Bản trong việc tiếp tục xâm chiếm miền Viễn
Đông. Như giới lãnh đạo quân sự tối cao Nhật nhận định (một cách nhầm lẫn)
[14]
rằng
mọi hành động chống lại các thuộc địa Anh Quốc ở Đông Nam Á sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ
can dự vào chiến tranh,
[14]
một cú tấn công phủ đầu được xem như là giải pháp duy
nhất
[14]
để Nhật Bản tránh được sự can thiệp của Hải quân Mỹ. Nhật Bản cũng cân
nhắc đến việc xâm lược Philippines và cho đó là cần thiết trong kế hoạch chiến tranh
của Nhật; trong khi về phía Mỹ, việc chiếm lại quần đảo này đã được quy định trong
Kế hoạch Cam trong những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đều nhận thức được nguy cơ chiến tranh (và đều xây dựng các kế
hoạch chuẩn bị điều này) ngay từ những năm 1920, cho dù sự căng thẳng trong mối
quan hệ chưa thực sự bắt đầu leo thang đến tận khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu
năm 1931. Trong thập niên tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục bành trướng vào Trung Quốc,
dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung Nhật vào năm 1937. Đến năm 1940, Nhật Bản tiến

hành xâm chiếm Đông Dương nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung
Quốc, đồng thời cũng là một bước đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông
Nam Á. Hành động này khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản,
buộc Nhật Bản phải khởi động kế hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông
Ấn.
[15]
Hơn nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San
Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Mỹ
đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia.
Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1941.
Kế hoạch sơ thảo cho một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng nhằm bảo vệ cuộc tiến
quân vào "Khu vực Tài nguyên phía Nam" (tên mà phía Nhật đặt cho khu vực Đông
Ấn và Đông Nam Á nói chung) được bắt đầu ngay từ đầu năm 1941, dưới sự đỡ đầu
của Đô đốc Yamamoto, lúc đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản.
[16]

Ông giành được sự ủng hộ chính thức của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật
Bản để vạch kế hoạch và huấn luyện cho cuộc tấn công sau nhiều cuộc tranh luận căng
thẳng với Bộ chỉ huy Hải quân; ông thậm chí đã đe dọa từ chức.
[17]
Công việc lên kế
hoạch toàn diện được tiến hành vào đầu mùa Xuân năm 1941, chủ yếu do Đại tá
Minoru Genda thực hiện. Trong những tháng tiếp theo sau, phi công được huấn luyện,
trang bị được cải tiến và thông tin tình báo được thu thập. Cho dù có những sự chuẩn
bị như vậy, kế hoạch tấn công chỉ được Nhật Hoàng Hirohito phê chuẩn chính thức
vào ngày 5 tháng 11, sau ba trong tổng số bốn cuộc họp Hội nghị Hoàng gia để xem
xét vấn đề.
[18]
Nhật Hoàng chỉ đưa ra lời cho phép cuối cùng vào ngày 1 tháng 12, sau
khi phần lớn các nhà lãnh đạo Nhật thuyết phục với ông rằng bản "ghi chú của Hull"

có thể "phá hủy thành quả của các sự kiện tại Trung Quốc, đe dọa Mãn Châu Quốc và
hạ thấp khả năng kiểm soát Triều Tiên của Nhật Bản."
[19]
Đến cuối năm 1941, các căn
cứ và cơ sở quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương đã nhiều lần bị đặt trong tình trạng báo
động, và xung đột giữa Mỹ và Nhật là điều mà nhiều quan sát viên nghĩ đến. Tuy
nhiên, các quan chức Mỹ đã hoài nghi việc Trân Châu Cảng sẽ trở thành mục tiêu đầu
tiên trong một cuộc chiến tranh với Nhật. Họ cho là Philippines sẽ bị tấn công trước
tiên do mối đe dọa mà nó đặt ra cho các con đường vận chuyển trên biển về phía Nam,
[20]
và do niềm tin sai lầm rằng Nhật không có khả năng tung ra hai chiến dịch tấn công
hải quân chủ lực cùng một lúc.
[21]
Hiện đang nổi lên một cuộc tranh luận xuất phát từ các cáo buộc của các nhà âm mưu
học, các sử gia quân sự và các cựu quân nhân cho rằng một số thành viên trong nội các
của Roosevelt đã biết trước về cuộc tấn công và đã lờ đi nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ
phía công chúng và Quốc hội trong việc cho phép Mỹ tham chiến theo phe Vương
quốc Anh và các đồng minh hay không.
[22][23][24][25]
Mục tiêu
Cuộc tấn công có nhiều mục đích chính. Trước tiên, người Nhật hi vọng nó sẽ tiêu diệt
các đơn vị của hạm đội Mỹ, và do đó ngăn cản hạm đội Thái Bình Dương can thiệp
vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, đó là cách người Nhật tranh thủ thời gian
để củng cố vị thế của họ và tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi các tàu chiến
mới của Mỹ được chế tạo theo Đạo luật Vinson-Walsh sẽ xóa tan mọi cơ hội chiến
thắng.
[26][27]
Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của
người Mỹ, có thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà
không bị can thiệp.

[26]
Đặt mục tiêu chính vào những chiếc thiết giáp hạm là một cách đánh vào tinh thần, vì
chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân vào thời điểm đó.
[26]
Vì các ý tưởng
chiến lược và văn kiện quân sự của cả hai phía Nhật Bản và Hoa Kỳ đều xuất phát từ
công trình của Thuyền trưởng Alfred Mahan,
[28]
vốn cho rằng những chiếc thiết giáp
hạm có vai trò quyết định trong các trận hải chiến.
[29]
Nó cũng là cách đánh vào sức
mạnh tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương; và nếu như thành công, điều đó sẽ trì
hoãn, nếu không thể ngăn ngừa vĩnh viễn, trận chiến Thái Bình Dương tổng lực ("trận
đánh quyết định", theo suy nghĩ của Hải quân Nhật), một cuộc chiến chắc chắn là cuộc
đối đầu giữa các thiết giáp hạm. Với những suy nghĩ ấy, Yamamoto dự định phải tìm
kiếm và tấn công Hạm đội Thái Bình Dương "bất cứ nơi nào có thể tìm gặp tại Thái
Bình Dương."
[30]
Ngày 14 tháng 11 năm 1941, cuộc diễn tập trên sa đồ đã đưa ra giả
định lực lượng phòng thủ khi được báo động sẽ có thể đánh chìm hai tàu sân bay của
Nhật và làm hư hại thêm hai chiếc nữa, ngay cả khi có thời tiết thuận lợi;
[31]
đó là tất cả
sức mạnh mà Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nhật dự định tung ra cho chiến dịch này.
[32]
Dù sao, Yamamoto vẫn ra lệnh tiếp tục tiến hành.
Phía Nhật Bản đã quá tin tưởng vào khả năng đạt được thắng lợi nhanh chóng trong
Thế Chiến Thứ Hai, và do đó đã bỏ qua các mục tiêu khác trong cảng, đặc biệt là các
xưởng tàu hải quân, kho chứa dầu và căn cứ tàu ngầm, vì tin rằng chiến tranh sẽ kết

thúc trước khi các cơ sở đó có thể phát huy tác dụng.
[33]
Tiếp cận và tấn công

Con đường mà Hạm đội Nhật đã đi đến Trân Châu Cảng rồi rút lui
Ngày 26 tháng 11 năm 1941, một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản (Kido Butai, hay là
Lực lượng Tấn công) gồm sáu tàu sân bay hạm đội cùng một số tàu hộ tống và tàu chở
dầu tiếp nhiên liệu, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo đã lên
đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở phía Tây Bắc Hawaii, dự định sẽ
tung số máy bay trên đó, 405 chiếc, để tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công
dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc dành cho hai đợt tấn công, và 48 máy bay
làm nhiệm vụ phòng thủ tuần tra chiến đấu trên không (CAP), kể cả chín chiếc của đợt
thứ nhất quay về.
Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai sẽ hoàn tất những công
việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ khí, chủ yếu là ngư lôi, để tấn
công các tàu chủ lực. Các phi công được lệnh phải chọn những mục tiêu có giá trị cao
nhất có mặt tại Trân Châu Cảng để tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào dùng để tấn
công các mục tiêu trên mặt đất. Trong khi đó, Máy bay tiêm kích được yêu cầu phải
bắn phá các sân bay và tiêu diệt số máy bay đậu trên mặt đất càng nhiều càng tốt nhằm
đảm bảo chúng không thể cất cánh để phản công lại các máy bay ném bom, đặc biệt là
trong đợt đầu tiên. Khi những máy bay tiêm kích bị cạn nhiên liệu, chúng sẽ được tiếp
thêm nhiên liệu từ các tàu sân bay rồi quay trở lại chiến đấu. Những máy bay tiêm
kích sẽ làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không ở nơi cần thiết, đặc biệt là bên trên
các sân bay Mỹ.
Trước khi cuộc tấn công được thực hiện, hai máy bay trinh sát được phóng lên từ các
tàu tuần dương để thám sát bên trên Oahu và báo cáo về thành phần và vị trí của hạm
đội đối phương. Bốn chiếc máy bay thám sát khác sẽ tuần tra trong khu vực giữa Kido
Butai và Niihau nhằm ngăn ngừa lực lượng đặc nhiệm khỏi bị phản công bất ngờ.
[34]
Tàu ngầm

Các tàu ngầm hạm đội của Nhật Bản I-16, I-18, I-20, I-22 và I-24, mỗi chiếc mang
theo một tàu ngầm con Kiểu A để chở đến vùng biển ngoài khơi Oahu.
[35]
Năm chiếc
tàu ngầm I-boat này rời Căn cứ hải quân Kure vào ngày 25 tháng 11 năm 1941,
[36]
đi
đến một vị trí cách lối vào Trân Châu Cảng 19 km (10 hải lý)
[37]
rồi tung các tàu ngầm
con ra lúc khoảng 01 giờ 00 giờ Hawaii sáng sớm ngày 7 tháng 12.
[38]
Lúc 03 giờ 42
phút,
[39]
chiếc tàu quét mìn USS Condor phát hiện kính tiềm vọng của một chiếc tàu
ngầm bỏ túi ở phía Đông Nam của phao dẫn vào cảng và đã báo động cho chiếc tàu
khu trục USS Ward .
[40]
Con tàu ngầm bỏ túi này có thể đã lọt vào Trân Châu Cảng,
nhưng Ward đã đánh chìm được một chiếc khác vào lúc 06 giờ 37 phút
[40][41]
trong phát
súng đầu tiên của Mỹ trong Thế Chiến II. Một chiếc tàu ngầm con khác ở phía Bắc
đảo Ford đã bắn trượt tàu Curtiss với quả ngư lôi đầu tiên của nó rồi lại bắn trượt tàu
khu trục Monaghan với quả ngư lôi còn lại trước khi bị Monaghan đánh chìm lúc 08
giờ 43 phút.
[40]
Chiếc tàu ngầm con thứ ba bị mắc cạn hai lần, một lần bên ngoài lối vào cảng và một
lần nữa ở phía Đông của Oahu, nơi nó bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 12.

[42]
Thiếu úy
Kazuo Sakamaki rời khỏi nó bơi lên bờ và trở thành tù binh chiến tranh người Nhật
Bản đầu tiên trong Thế Chiến Thứ Hai.
[43]
Chiếc thứ tư bị hư hại bởi cuộc tấn công
bằng mìn sâu khiến thủy thủ đoàn phải bỏ tàu khi chưa bắn được quả ngư lôi nào.
[44]

Viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999, sau khi đã tiến hành một cuộc phân tích các
bức ảnh chụp cuộc tấn công, cho biết một tàu ngầm bỏ túi có thể đã bắn trúng một ngư
lôi vào chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia . Lực lượng Nhật Bản nhận được một
liên lạc vô tuyến từ một tàu ngầm bỏ túi lúc 00 giờ 41 phút ngày 8 tháng 12 báo cáo đã
gây hư hại cho một tàu chiến lớn bên trong Trân Châu Cảng.
[45]
Số phận của chiếc cuối
cùng này cho đến nay vẫn chưa được xác định.
[46]
Nhật Bản tuyên chiến
Xem thêm: Nhật Bản tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh Quốc
Dù cuộc tấn công trên thực tế đã xảy ra trước khi có một lời tuyên chiến chính thức
của Nhật Bản, Đô đốc Yamamoto ban đầu đã quy định rằng cuộc tấn công chỉ được
thực hiện 30 phút sau khi Nhật Bản thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ muốn chấm dứt
các cuộc đàm phán về hòa bình.
[47]
Bằng cách này, người Nhật cố gắng đồng thời duy
trì các quy ước về chiến tranh trong khi vẫn đạt được yếu tố bất ngờ. Cho dù có những
dự định như thế, cuộc tấn công đã được khởi sự trước khi bản thông điệp dài 5.000 từ
này được chuyển giao. Tokyo truyền bức thông điệp đến Tòa đại sứ Nhật Bản (chia
thành hai phần), mà cuối cùng thời gian truyền quá lâu để có thể kịp trao cho Mỹ đúng

lúc, trong khi các chuyên viên mật mã Mỹ đã giải mã và dịch xong phần lớn bức thông
điệp
[48]
nhiều giờ trước khi Đại sứ Nhật Bản dự định trao bức thông điệp đó. Tuy được
xem là một lời tuyên chiến, “bức thông điệp không hề tuyên bố chiến tranh hay ảnh
hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước".
[49]
Việc tuyên chiến chính thức chỉ được
đăng tải trên trang đầu của các tờ nhật báo Nhật Bản trong số phát hành buổi chiều tối
ngày 8 tháng 12.
[50]
Đợt tấn công thứ nhất
Quân Nhật tấn công làm hai đợt. Đợt thứ nhất bị radar Lục quân Mỹ phát hiện khi còn
cách 136 hải lý nhưng nhầm chúng với những máy bay ném bom Không lực Mỹ đến
từ lục địa
Bên trên:
A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D.
Sân bay Wheeler Field
E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2.
trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa
G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu
0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2.
máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy
bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào
Bên dưới:
A. Đảo Wake B. Đảo Midway C. Đảo Johnston D. Hawaii
D-1. Oʻahu 1. USS Lexington 2. USS Enterprise 3. Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản
Các mục tiêu bị tấn công:
1: USS California
2: USS Maryland

3: USS Oklahoma
4: USS Tennessee
5: USS West Virginia
6: USS Arizona
7: USS Nevada
8: USS Pennsylvania
9: Căn cứ không lực hải quân Ford Island
10: Sân bay Hickam
Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị bỏ qua:
A: Kho chứa dầu
B: toà nhà sở chỉ huy CINCPAC
C: Căn cứ tàu ngầm
D: Xưởng đóng tàu hải quân
Đợt tấn công thứ nhất gồm 183 máy bay được phóng lên ở phía Bắc Oʻahu, do Đại tá
Mitsuo Fuchida chỉ huy. Sáu máy bay không thể cất cánh do trục trặc kỹ thuật.
[34]

Chúng bao gồm:
[51]
• Nhóm thứ nhất (mục tiêu: các thiết giáp hạm và tàu sân bay)
[52]

o 50 máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N trang bị bom xuyên thép 800 kg
(1.760 lb), được tổ chức thành bốn đội
o 40 máy bay ném ngư lôi B5N trang bị ngư lôi Kiểu 91, cũng được tổ
chức thành bốn đội
• Nhóm thứ hai — (mục tiêu: Ford Island và Wheeler Field)
o 54 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A trang bị bom đa dụng 250 kg
(550 lb)
• Nhóm thứ ba — (mục tiêu: máy bay tại các sân bay Ford Island, Hickam Field,

Wheeler Field, Barber’s Point và Kaneohe)
o 45 máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M để kiểm soát trên không và bắn
phá
[51]

Khi đợt máy bay tấn công thứ nhất tiến đến gần Oʻahu, một trạm radar SCR-270 của
Lục quân Hoa Kỳ đặt tại Opana Point gần mũi cực Bắc của hòn đảo (một vị trí chưa
đưa vào hoạt động, đang trong giai đoạn huấn luyện được vài tháng) phát hiện ra
chúng và phát đi lời cảnh báo. Dù những người vận hành radar báo cáo rằng sóng dội
của một mục tiêu lớn chưa từng thấy; một viên sĩ quan chưa được huấn luyện tại một
Trung tâm Thông tin vừa được đưa vào vận hành một phần, Trung úy Kermit A.
Tyler, đoán chừng rằng đó là do sự có mặt của sáu chiếc máy bay ném bom B-17 đang
được dự định sẽ bay đến. Hướng mà những chiếc máy bay bay đến khá gần (hai hướng
bay vào chỉ lệch nhau vài độ),
[53]
trong khi những người vận hành chưa từng thấy một
đội hình lớn như vậy trên radar;
[54]
họ đã thờ ơ không báo cho Tyler về kích cỡ,
[55]

trong khi Tyler, vì những lý do an ninh, không thể báo cho họ biết những chiếc B-17
đang sắp đến
[56]
(dù điều này được biết một cách rộng rãi).
[57]
Nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi khi đợt tấn công đầu tiên tiến vào đất liền, và ít nhất một
chiếc qua radio đã phát đi lời cảnh báo dù không được mạch lạc. Các lời cảnh báo
khác, xuất phát từ những chiếc tàu bên ngoài lối vào cảng, vẫn còn đang được xử lý
hoặc chờ đợi để được xác nhận khi những chiếc máy bay tấn công bắt đầu ném bom

và bắn phá. Dù sao, vẫn không rõ là những lời cảnh báo này có đem lại hiệu quả thiết
thực nào hay không ngay cả khi chúng được hiểu đúng đắn và kịp thời hơn. Có thể
thấy điều đó qua kết quả mà quân Nhật đạt được tại Philippines về cơ bản giống như
tại Trân Châu Cảng, cho dù tướng MacArthur có đến gần chín giờ báo động rằng quân
Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, và đã có các chỉ thị đặc biệt để tiến hành các hoạt
động trước khi đối phương thực sự tấn công sở chỉ huy của ông.
Phần không kích của cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng bắt đầu lúc 7 giờ 48 phút
sáng giờ Hawaii (3 giờ 18 phút sáng ngày 8 tháng 12 giờ tiêu chuẩn Nhật Bản, như ghi
nhận trên các con tàu thuộc Kido Butai), bằng việc tấn công vào Kaneohe.
[58]
Tổng
cộng có 353 máy bay Nhật Bản
[7]
gồm hai đợt bay đến được đến Oʻahu. Những chiếc
máy bay ném ngư lôi chậm chạp và mong manh dẫn đầu đợt tấn công thứ nhất, khai
thác những khoảnh khắc đầu tiên của sự bất ngờ để tấn công các mục tiêu quan trọng
nhất là những chiếc thiết giáp hạm, trong khi các máy bay ném bom bổ nhào tấn công
các căn cứ không quân suốt Oʻahu, khởi đầu với Hickam Field, căn cứ lớn nhất, và
Wheeler Field, căn cứ máy bay tiêm kích chủ yếu của Không lực Lục quân. 171 máy
bay trong đợt thứ hai tấn công các sân bay Bellows Field của Không lực Mỹ gần
Kaneohe ở rìa phía Đông của hòn đảo và Ford Island. Chỉ có khoảng một chục chiếc
P-36 Hawk và P-40 Warhawk đối đầu với lực lượng Nhật Bản.
[59]
Thủy thủ trên những con tàu chiến Mỹ tỉnh giấc do tiếng báo động, bom nổ và tiếng
súng; buộc những con người còn đang ngái ngủ vội vã mặc quần áo và lao đến các vị
trí trực chiến. Bức điện nổi tiếng "Air raid Pearl Harbor. This is not drill"
[60]
(Trân
Châu Cảng bị không kích. Đây không phải là diễn tập), được gửi từ sở chỉ huy Không
đoàn Thám sát 2, là vị chỉ huy cao cấp đầu tiên tại Hawaii trả lời. Những người phòng

thủ hoàn toàn không được chuẩn bị. Các kho đạn còn đang bị khóa lại, máy bay đậu
sát cánh lại với nhau ngoài bãi đậu để ngăn ngừa phá hoại,
[61]
các khẩu pháo không có
người (không có khẩu pháo 5 inch/38 nào của hải quân và chỉ có một phần tư số súng
máy hoạt động, và chỉ có ba trong tổng số 31 khẩu đội Lục quân đi vào hoạt động).
[61]

Cho dù với tình huống như vậy và tình trạng báo động thấp, nhiều quân nhân Mỹ đã
phản ứng một cách hiệu quả trong trận đánh.
[62]
Thiếu úy Joe Taussig đã đưa chiếc
thiết giáp hạm USS Nevada của anh khởi hành từ tình trạng lạnh máy trong quá trình
cuộc tấn công. Một trong các tàu khu trục, chiếc USS Aylwin , di chuyển chỉ với bốn sĩ
quan trên tàu, tất cả đều là Thiếu úy và không ai trong số họ có thâm niên phục vụ
nhiều hơn một năm; nó hoạt động ngoài biển được bốn ngày trước khi sĩ quan chỉ huy
của nó tìm cách lên được tàu. Thuyền trưởng Mervyn Bennion, người chỉ huy chiếc
thiết giáp hạm USS West Virginia (soái hạm của Kimmel), đã lãnh đạo người của ông
cho đến khi bị trúng phải mảnh bom từ một quả bom phát nổ trên chiếc thiết giáp hạm
USS Tennessee thả neo bên cạnh.
Sự dũng cảm được thể hiện ở nhiều nơi khác. Tổng cộng đã có 14 sĩ quan và thủy thủ
được trao tặng Huân chương Danh dự. Sau này, một phần thưởng quân sự đặc biệt,
Huy chương Tưởng niệm Trân Châu Cảng, đã được đặt ra và tưởng thưởng cho mọi
cựu quân nhân từng tham gia trong cuộc tấn công này.
Đợt tấn công thứ hai
Đợt thứ hai bao gồm 171 máy bay: 54 chiếc B5N, 81 chiếc D3A và 36 chiếc A6M,
dưới sự chỉ huy của Trung tá Shigekazu Shimazaki.
[51]
Bốn máy bay đã không thể cất
cánh do gặp trục trặc kỹ thuật.

[34]
Thành phần và mục tiêu của đợt tấn công này là:
[51]
• Nhóm thứ nhất : 54 chiếc B5N trang bị bom đa dụng 250 kg (550 lb) và 55 kg
(120 lb)
[52]

o 27 chiếc B5N – mục tiêu: kho và máy bay tại các sân bay Kaneohe, Ford
Island, và Barbers Point
o 27 chiếc B5N – mục tiêu: kho và máy bay tại sân bay Hickam Field
• Nhóm thứ hai (mục tiêu: các tàu sân bay và tuần dương hạm)
o 81 chiếc D3A trang bị bom đa dụng 250 kg (550 lb), được tổ chức thành
bốn đội
• Nhóm thứ ba (mục tiêu: máy bay tại các sân bay Ford Island, Hickham Field,
Wheeler Field, Barber’s Point, Kaneohe)
o 36 chiếc A6M để phòng thủ và bắn phá
Đợt tấn công thứ hai được chia làm ba nhóm. Một nhóm được giao nhiệm vụ tấn công
Kāneʻohe, số còn lại tập trung vào Trân Châu Cảng. Các nhóm tấn công tách rời đã
bay đến địa điểm tấn công hầu như đồng thời từ nhiều hướng khác nhau.
Chín mươi phút kể từ khi bắt đầu, cuộc tấn công kết thúc. 2.386 người Mỹ bị thiệt
mạng (55 người là thường dân, đa số bị giết khi các quả đạn pháo phòng không không
được kích nổ rơi xuống các khu vực dân cư), và thêm 1.139 người khác bị thương.
Mười tám tàu bị đánh chìm, kể cả năm chiếc thiết giáp hạm.
[3][4]
Trong số các tổn thất về nhân mạng về phía Mỹ, gần một nửa là do vụ nổ hầm đạn
phía trước của chiếc thiết giáp hạm USS Arizona sau khi nó bị trúng phải một quả đạn
40 cm (16 inch) cải biến.
[63]
Vốn đã bị hư hại bởi một ngư lôi và một đám cháy phía trước, thiết giáp hạm Nevada
dự tính thoát ra khỏi cảng. Nó bị nhiều máy bay ném bom Nhật nhắm vào đang khi

trên đường đi, trúng phải nhiều bom 113 kg (250 lb) nên bị cho mắc cạn để tránh làm
tắc lối ra vào cảng.
Thiết giáp hạm USS California trúng phải hai bom và hai ngư lôi. Thủy thủ đoàn đã
có thể đã giữ cho nó nổi, nhưng được lệnh bỏ tàu ngay khi họ nâng công suất máy
bơm. Dầu loang đang bốc cháy rỉ ra từ thiết giáp hạm Arizona và West Virginia trôi
dần đến nó khiến cho tình hình có vẻ trầm trọng hơn so với thực tế. Chiếc tàu không
vũ trang USS Utah (lúc đó được Hải quân Mỹ dùng làm mục tiêu tập trận) bị thủng
hai lổ do ngư lôi. Thiết giáp hạm USS West Virginia trúng phải bảy ngư lôi, quả thứ
bảy xé rách bánh lái của nó. Thiết giáp hạm USS Oklahoma trúng phải bốn ngư lôi,
hai quả cuối cùng chạm đích phía trên đai giáp bảo vệ làm cho nó bị lật úp. Thiết giáp
hạm USS Maryland trúng phải hai quả đạn 40 cm được cải biến, nhưng không bị hư
hại nghiêm trọng.
Mặc dù quân Nhật tập trung vào các tàu chiến lớn quan trọng nhất, họ cũng không bỏ
qua các mục tiêu khác. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Helena bị trúng ngư lôi, và sự
rung chuyển của vụ nổ đã làm lật úp chiếc tàu thả mìn USS Oglala kế cận. Hai tàu khu
trục đang nằm trong ụ tàu bị phá hủy khi bom xuyên trúng bồn chứa nhiên liệu của
chúng. Nhiên liệu bị rò rỉ đã bắt lửa, và nỗ lực dập lửa bằng cách làm ngập ụ tàu đã
khiến dầu đang bốc cháy dâng cao thiêu rụi con tàu. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS
Raleigh bị thủng một lỗ bởi ngư lôi. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Honolulu bị hư hại
nhưng vẫn tiếp tục hoạt động. Tàu khu trục USS Cassin bị lật úp, còn tàu khu trục
USS Downes bị hư hỏng nặng. Chiếc tàu sửa chữa USS Vestal neo đậu bên cạnh chiếc
Arizona bị hư hỏng nặng và mắc cạn. Tàu chở thủy phi cơ USS Curtiss cũng bị hư hại.
Tàu khu trục USS Shaw bị hư hỏng đáng kể khi hai quả bom xuyên trúng hầm đạn
phía trước.
[64]
Trong số 402 máy bay
[7]
Mỹ có mặt tại Hawaii, 188 chiếc bị phá hủy và 159 chiếc bị
hư hỏng,
[7]

155 trong số đó đậu trên mặt đất. Hầu như không có chiếc nào thực sự sẵn
sàng để cất cánh nhằm bảo vệ căn cứ. Trong số 33 chiếc thủy phi cơ PBY ở Hawaii,
24 chiếc bị phá hủy và sáu chiếc khác bị hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa,
ba chiếc khác đang phiên đi tuần tra khi cuộc tấn công xảy ra đã quay trở về an toàn.
Pháo phòng không cũng đã bắn nhầm một số máy bay Mỹ, kể cả năm chiếc xuất phát
từ tàu sân bay USS Enterprise trên đường quay về. Cuộc tấn công của Nhật vào các
trại binh cũng đã gây thêm một số thương vong.
Về phía Nhật, 55 phi công và chín thủy thủ tàu ngầm tử trận cùng một người bị bắt
làm tù binh. Trong số 414 máy bay tham gia tấn công,
[51]
29 chiếc bị mất trong trận
đánh
[65]
(chín chiếc trong đợt tấn công thứ nhất và 20 chiếc trong đợt thứ hai),
[66]
cùng
74 chiếc khác bị hư hại do hỏa lực phòng không từ mặt đất.
Khả năng thực hiện đợt tấn công thứ ba
Nhiều sĩ quan cấp dưới của Nhật Bản, trong đó có cả Mitsuo Fuchida và Minoru
Genda, kiến trúc sư chính của cuộc tấn công, đã thuyết phục Đô đốc Nagumo tiếp tục
thực hiện đợt không kích thứ ba nhằm tiêu diệt càng nhiều càng tốt nhiên liệu và ngư
lôi
[67]
dự trữ tại Trân Châu Cảng, cũng như các cơ sở sửa chữa và ụ tàu.
[68]
Các sử gia
quân sự đều cho rằng việc phá hủy các cơ sở này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
Hạm đội Thái Bình Dương nặng nề hơn nhiều so với phá hủy các thiết giáp hạm.
[69]


Nếu chúng bị quét sạch, "các chiến dịch quân sự nghiêm túc tại Thái Bình Dương phải
bị trì hoãn hơn một năm."
[70]
Tuy nhiên, Nagumo đã quyết định rút lui vì nhiều lý do:
• Hỏa lực phòng không Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể trong đợt tấn công thứ hai,
và hai phần ba các tổn thất của phía Nhật Bản xảy ra trong đợt này.
[71]
Nagumo
cảm thấy nếu ông tung ra đợt tấn công thứ ba, ông sẽ phải đặt ba phần tư sức
mạnh tấn công của Hạm đội Liên hợp vào nguy hiểm để càn quét các mục tiêu
còn lại (bao gồm các cơ sở nói trên) trong khi phải chịu nhiều tổn thất máy bay
hơn nữa.
[71]

• Vị trí của các tàu sân bay Mỹ vẫn còn chưa được biết. Thêm vào đó, vị Đô đốc
còn lo ngại rằng lực lượng của ông giờ đây nằm trong tầm hoạt động của những
máy bay ném bom Mỹ xuất phát từ mặt đất.
[71]
Nagumo không chắc chắn rằng
liệu Mỹ có còn đủ số máy bay còn sót tại Hawaii để tung ra một cuộc tấn công
vào các tàu sân bay của ông hay không
[72]

• Một đợt tấn công thứ ba đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thích đáng và thời gian
quay vòng, điều này có nghĩa là những máy bay tấn công khi quay trở về sẽ phải
hạ cánh lúc trời tối. Cho đến thời ấy, chưa có lực lượng hải quân nào phát triển
hay thực hành kỹ thuật tàu sân bay ban đêm, nên đây là rủi ro lớn.
• Tình hình nhiên liệu của Lực lượng Đặc nhiệm không cho phép ông nán lại
vùng biển phía Bắc Hawaii lâu hơn nữa, vì ông đang ở sát giới hạn của khả
năng tiếp vận. Việc tiếp tục tấn công sẽ mạo hiểm làm cạn đáng kể nhiên liệu,

thậm chí đến mức phải bỏ lại các tàu khu trục trên đường quay trở về.
[73]

• Ông tin rằng đợt tấn công thứ hai về cơ bản đã thỏa mãn mục đích chủ yếu của
nhiệm vụ, đó là vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương, và không cần thiết phải
mạo hiểm để gánh thêm nhiều thiệt hại khác.
[74]
Hơn nữa, hoạt động của Hải
quân Đế quốc Nhật Bản thiên về việc bảo toàn sức mạnh hơn là tiêu diệt toàn bộ
đối phương.
[75]

Trong một hội nghị trên chiếc thiết giáp hạm Yamato vào buổi sáng ngày hôm sau,
Yamamoto thoạt tiên ủng hộ Nagumo.
[74]
Sau này, khi nhìn lại, việc bỏ sót các ụ tàu,
công xưởng sửa chữa và kho dầu mang ý nghĩa sống còn đó khiến cho người Mỹ có
thể phản ứng tương đối nhanh chóng các hoạt động của Nhật tại Thái Bình Dương.
Yamamoto sau đó đã lấy làm tiếc cho quyết định rút lui của Nagumo và thẳng thừng
cho rằng đó là một sai lầm lớn khi không tung ra đợt tấn công thứ ba.
[76]
Quá trình trục vớt của Hải quân Hoa Kỳ
Thuyền trưởng Homer N. Wallin (đứng giữa) giám sát các công việc trục vớt trên
chiếc USS California , đầu năm 1942.
Sau cuộc tìm kiếm có hệ thống những người còn sống sót, các công việc trục vớt được
bắt đầu. Sĩ quan chỉ huy hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương, đại tá Homer N.
Wallin, người chuẩn bị đi đến Massawa nhằm giúp người Anh dọn sạch các con tàu
Đức và Italy bị đánh đắm tại đây, lập tức được giữ lại để chỉ huy các công việc trục
vớt.
[77]

Chung quanh Trân Châu Cảng, thợ lặn của hải quân (trên bờ và trên các tàu vận
chuyển), xưởng tàu và các nhà thầu tư nhân (Pacific Bridge và các hãng khác) bắt đầu
công việc với các con tàu có thể nổi trở lại. Họ vá các lổ thủng, dọn sạch các mảnh vỡ,
và bơm nước ra khỏi tàu. Các thợ lặn hải quân làm việc bên trong các con tàu bị hư
hỏng. Trong vòng sáu tháng, năm chiếc thiết giáp hạm và hai tàu tuần dương đã được
vá các lỗ thủng hay trục vớt để có thể đưa vào các xưởng tàu ở Trân Châu Cảng hoặc
đất liền sửa chữa triệt để.
Các hoạt động trục vớt khẩn trương được tiếp tục trong một năm sau đó, tốn kém tổng
cộng 20.000 giờ lao động dưới nước.
[78]
Oklahoma, cho dù được vớt lên thành công,
không bao giờ được sửa chữa. Arizona và chiếc tàu mục tiêu giả Utah bị hư hại nặng
nề đến mức không được vớt lên, nhưng nhiều vũ khí và thiết bị của chúng được tháo
ra để sử dụng trên những con tàu khác. Ngày nay, xác của hai con tàu này vẫn còn lại
nơi chúng bị đắm,
[79]
với Arizona trở thành một bảo tàng chiến tranh.
Diễn biến tiếp theo
USS Pennsylvania , phía sau xác tàu đắm của những tàu khu trục USS Downes và USS
Cassin .
Bài chi tiết: Hậu quả của cuộc tấn công Trân Châu Cảng
Sau trận tấn công, 16 Huân chương Danh dự Quốc hội, 51 Huân chương Chữ thập Hải
quân, 53 Huân chương Chữ thập Bạc, bốn Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục
chiến, một Chữ thập Bay Xuất sắc, bốn Chữ thập Phục vụ Xuất sắc, một Huân chương
Phục vụ Xuất sắc và ba Ngôi sao Đồng được tặng thưởng cho các quân nhân Mỹ đã tỏ
ra xuất sắc trong chiến đấu tại Trân Châu Cảng.
[80]
Tại Châu Âu, Đức Quốc Xã và Vương quốc Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ ngay sau khi
Mỹ bắt đầu các hoạt động chống lại một đồng minh trong Phe Trục. Hitler đã phát
biểu trong dịp này như sau:

“Sự kiện Chính phủ Nhật Bản, vốn đã thương lượng trong nhiều năm cùng con
người này [Franklin D. Roosevelt], cuối cùng đã trở nên mệt mỏi vì bị ông ta
chơi xấu một cách vô ơn, đã khiến cho tất cả chúng ta, dân tộc Đức, cùng tất cả
các dân tộc có lương tri khác trên thế giới, cảm thấy vô cùng thất vọng Đức và
Ý, sau khi xem xét tất cả các điều này và vì sự trung thành với Hiệp ước ba bên,
cuối cùng đã buộc phải tiến hành cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và Anh Quốc,
hiệp cùng và sát cánh với Nhật Bản để bảo vệ và từ đó duy trì sự tự do và độc
lập của các quốc gia và vương quốc của họ Là kết quả của sư bành trướng
chính sách của Tổng thống Roosevelt, vốn nhắm vào việc chinh phục thế giới
và độc tài vô giới hạn, Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc đã không ngần ngại sử dụng
mọi phương cách để tranh chấp các quyền lợi của các quốc gia Đức, Ý và Nhật
Bản thậm chí đến quyền sinh tồn Không chỉ vì chúng ta là đồng minh của
Nhật Bản, mà còn vì Đức và Ý có đủ sáng suốt và sức mạnh để nhận thức rằng,
trong khoảnh khắc lịch sử này, sự tồn tại hay biến mất của các quốc gia, có thể
được quyết định mãi mãi.”
Cho dù cuộc tấn công gây thiệt hại trên diện rộng cho tàu chiến và máy bay Mỹ, nó đã
không ảnh hưởng đến các cơ sở dự trữ nhiên liệu, xưởng sửa chữa và các cơ quan tình
báo tại Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công là một cú sốc thật sự đối với tất cả các nước Đồng Minh tại Mặt trận
Thái Bình Dương. Các thiệt hại tiếp theo sau tạo ra một sự thụt lùi đáng báo động. Ba
ngày sau, sự kiện các tàu chiến Prince of Wales và Repulse bị đánh chìm ngoài khơi
bờ biển Malaya khiến Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill sau này nhớ lại:
"Trong suốt cuộc chiến tranh tôi chưa bao giờ nhận được một cú sốc trực tiếp đến như
thế. Khi tôi trăn trở trên giường, nỗi sợ hãi bao trùm lấy tâm trí tôi. Không còn chiếc
tàu chiến chủ lực Anh hay Mỹ nào còn lại trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trừ
những chiếc của Mỹ còn sống sót tại Trân Châu Cảng đang vội vã lui về California.
Trên các vùng biển mênh mông này người Nhật đang là bá chủ, và chúng ta đang yếu
đuối và trần trụi ở mọi nơi".
[81]
May mắn cho phía Hoa Kỳ, các tàu sân bay Mỹ đã không bị đụng đến trong cuộc tấn

công của Nhật; nếu không thì khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công của Hạm đội
Thái Bình Dương sẽ bị tê liệt trong khoảng một năm (nếu không chuyển hướng một
phần lực lượng Hạm đội Đại Tây Dương). Như đã thấy, lực lượng thiết giáp hạm bị
loại bỏ khiến Hải quân Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cách dựa vào các
tàu sân bay và tàu ngầm, chính những vũ khí đã giúp Hoa Kỳ chặn đứng và đảo ngược
thế thượng phong của Nhật Bản. Năm trong số tám thiết giáp hạm được sửa chữa và
quay trở lại hoạt động, nhưng vận tốc chậm của chúng làm giới hạn hoạt động được bố
trí, và chúng phục vụ chủ yếu trong vai trò bắn phá bờ biển. Một thiếu sót lớn trong tư
duy chiến lược của Nhật Bản là niềm tin về một trận chiến Thái Bình Dương cuối
cùng được đấu giữa những thiết giáp hạm theo đúng học thuyết của Thuyền trưởng
Alfred Mahan. Hậu quả là, Yamamoto (và những người kế tiếp ông) cố dành dụm
những chiếc thiết giáp hạm cho một "trận chiến quyết định" không bao giờ xảy ra.
Cuối cùng, các mục tiêu không nằm trong danh sách của Genda, như căn cứ tàu ngầm
và ngôi nhà sở chỉ huy cũ, đã chứng tỏ tầm quan trọng lớn hơn mọi chiếc tàu chiến.
Chính những chiếc tàu ngầm đã vô hiệu hóa những con tàu nặng nề của Hải quân Đế
quốc Nhật Bản và đưa tình trạng kinh tế của Nhật Bản đến mức trì trệ bằng cách phá
hỏng sự vận chuyển dầu mỏ và nguyên liệu thô. Tương tự, tầng hầm của ngôi nhà sở
chỉ huy cũ là trụ sở của đơn vị phân tích mật mã vốn đã góp phần đáng kể vào trận mai
phục Midway và thành công của lực lượng tàu ngầm.
Các ảnh hưởng chiến lược
Đô đốc Hara Tadaichi đã tóm lược kết quả cuộc tấn công về phía Nhật Bản bằng một
câu nói súc tích: "Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân Châu
Cảng, và do đó đã thua cả cuộc chiến."
[82]
Trong khi đạt được các mục tiêu đặt ra, cuộc tấn công lại tỏ ra hoàn toàn không cần
thiết. Điều mà Đô đốc Isoroku Yamamoto - người đầu tiên nghĩ ra kế hoạch - chưa
bao giờ biết đến, đó là Hải quân Mỹ ngay từ năm 1935 đã từ bỏ dự định “xung phong”
băng ngang suốt Thái Bình Dương đến tận Philippines để trả đũa hành động mở đầu
chiến tranh (như quy định trong Kế hoạch Cam).
[14]

Thay vào đó Mỹ chấp thuận "Kế
hoạch Dog" vào năm 1940, nhấn mạnh đến việc giữ cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản
bên ngoài khu vực Đông Thái Bình Dương và cách xa con đường biển vận chuyển đến
Úc trong khi Mỹ tập trung vào việc đánh bại Đức Quốc Xã.
[83]
Tác giả Robert Leckie Nhận xét rằng "Tổng thống Franklin Roosevelt đã khôn ngoan
che dấu những chi tiết của thảm họa này hơn là chịu đựng nguy cơ về sự hoảng sợ của
công chúng, và chỉ công bố những chi tiết này sau khi Mỹ đã bắt đầu phản công tại
Guadacanal" vào tháng 8 năm 1942.
[84]
Những hình ảnh
Một máy bay tiêm
kích Mitsubishi A6M2
"Zero" Nhật Bản thuộc
đợt tấn công thứ hai
đang cất cánh từ tàu
sân bay Akagi vào
buổi sáng ngày 7
tháng 12 năm 1941.
Những chiếc Zero
thuộc đợt tấn công
thứ hai chuẩn bị cất
cánh từ tàu sân bay
Shokaku để tấn công
Trân Châu Cảng
Một máy bay ném
ngư lôi Nakajima
B5N2 "Kate" Nhật
Bản cất cánh từ tàu
sân bay Shokaku.

Những chiếc máy bay
ném bom bổ nhào
Aichi D3A1 "Val"
Nhật Bản thuộc đợt
tấn công thứ hai đang
chuẩn bị cất cánh.
Chiếc tàu sân bay
Sōryū đang ở phía sau.
Thiết giáp hạm USS
California đang chìm.
Thiết giáp hạm USS
Arizona nổ tung.
Tàu khu trục USS
Shaw nổ tung sau
khi hầm đạn phía
trước của nó bị
đánh trúng.
Thiết giáp hạm USS
Nevada toan tính thoát
ra khỏi cảng.
Thiết giáp hạm USS
West Virginia trúng
phải hai quả bom và
bảy ngư lôi, trong đó
có một ngư lôi được
bắn ra từ một tàu
ngầm bỏ túi.
Một chiếc máy bay
ném bom B-17 bị
phá hủy sau trận tấn

công tại sân bay
Hickam Field.
Kho chứa máy bay
tại đảo Ford đang
cháy.
Sau trận tấn công:
USS West Virginia (hư
hỏng nặng), USS
Tennessee (hư hỏng)
và chiếc USS Arizona
(bị đánh chìm).
Phim và sách về sự kiện
Hư cấu
• The Final Countdown là một bộ phim lấy bối cảnh chung quanh Trân Châu
Cảng, trong đó chiếc tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz vào năm 1980 được cho
đi ngược thời gian về ngày 6 tháng 12 năm 1941, một ngày trước khi xảy ra trận
tấn công vào cảng.
• From Here to Eternity của tác giả James Jones. Trận tấn công Trân Châu Cảng
đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của Robert E. Lee Prewitt.
Hư cấu dựa trên lịch sử
• Tora! Tora! Tora! là một bộ phim về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân
Châu Cảng. Nhiều người đã đánh giá nó là bộ phim trung thực nhất kể lại cuộc
tấn công này vì nó liên hệ đến nhiều khía cạnh của trận đánh có chú ý đến các
sự kiện có thật trong lịch sử.
• Pearl Harbor là tựa của một bộ phim sản xuất năm 2001 về cuộc tấn công năm
1941. Cuốn phim là một câu chuyện tình hơn là một biên niên sử chính xác của
sự kiện này, cho dù một số sự kiện được trình bày đã thực sự xảy ra. Một số
cảnh trong phim trên tàu được quay trên chiếc USS Lexington ở Corpus Christi,
Texas. Phim được đạo diễn bởi Michael Bay và gồm các diễn viên Ben Affleck,
Josh Hartnett, Cuba Gooding Jr. và Kate Beckinsale.

• December 7th , đạo diễn bởi John Ford cho Hải quân Mỹ vào năm 1943, là một
cuốn phim tái tạo lại các đợt tấn công của lực lượng Nhật Bản. Các tài liệu khác
cũng như các tài liệu nghe nhìn thường nhầm lẫn chiếu lại các hình ảnh trong
phim này cho là các cảnh quay thực của cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
[85]

Sách lịch sử
• At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor của tác giả Gordon W.
Prange là một công trình cực kỳ toàn diện về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn
công Trân Châu Cảng. Đây là một bản báo cáo công bằng xem xét đến cả khía
cạnh của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ. Prange đã bỏ ra 37 năm cho quyển sách này
bằng cách nghiên cứu các tài liệu về Trân Châu Cảng và phỏng vấn những
người tham gia còn sống sót để thử lần ra sự thật thấu đáo về những gì đã xảy ra
khiến Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, tại sao tình báo Hoa Kỳ
đã thất bại trong việc dự đoán trận tấn công, và tại sao một thỏa thuận hòa bình
đã không thể đạt được. The Village đã nói về At Dawn We Slept như sau: "là
công trình toàn diện và đầy đủ nhất mà chúng ta muốn có về chính xác những gì
đã xảy ra và bằng cách nào và tại sao."
• The Attack on Pearl Harbor: An Illustrated History của tác giả Larry Kimmett
và Margaret Regis là một công trình tái dựng một cách cẩn thận "Day of
Infamy" (Ngày ô nhục) sử dụng bản đồ, hình ảnh, minh họa và một CD hoạt
hình. Nó mô tả lại các giai đoạn vạch kế hoạch ban đầu của Nhật, quá trình tấn
công cho đến việc trục vớt Hạm đội Thái Bình Dương. Quyển sách cung cấp
một cái nhìn toàn cục khá chi tiết về cuộc tấn công.
• Pearl Harbor Countdown: Admiral James O. Richardson của tác giả Skipper
Steely là một công trình sâu sắc và chi tiết về những sự kiện đưa đến thảm họa
Trân Châu Cảng. Thông qua sự bàn luận xúc tích về cuộc đời và các mốc thời
gian của Đô đốc James O. Richardson, Steely khảo sát bốn thập niên về chính
sách ngoại giao của Hoa Kỳ, truyền thống thực hành trong quân đội, tình báo
Hoa Kỳ và khía cạnh quản trị của quân đội, bộc lộ nhiều câu chuyện chưa được

kể về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công của Nhật.
Phóng tác lịch sử
• Days of Infamy là một tiểu thuyết của Harry Turtledove trong đó việc Nhật Bản
tấn công Hawaii không chỉ giới hạn trong việc không kích Trân Châu Cảng, mà
là một cuộc tấn công toàn diện và chiếm đóng sau khi quân Mỹ bị đánh bật ra
khỏi quần đảo (điều mà một trong những người vạch kế hoạch chủ chốt của
cuộc tấn công, Đại tá Minoru Genda mong muốn nhưng bị cấp trên từ chối).
Nhiều quan điểm đặc trưng (thương hiệu của Turtledove) được rút ra từ những
người thường dân Hawaii (cả người da trắng và người Nhật) cũng như binh lính
và thủy thủ của cả hai phía Mỹ và Nhật. Đến nay Turtledove đang viết tiếp
chương kế tiếp The End of the Beginning.
• Trong game trên máy tính Command & Conquer: Red Alert 2, Trân Châu Cảng
là địa điểm hứng chịu một đòn tấn công của Liên Xô trong Thế Chiến III. Trong
màn đầu tiên của loạt game Red Alert, Adolf Hitler được loại bỏ khỏi lịch sử
bởi hệ thống ‘Chronosphere’ của Einstein, ngăn ngừa được sự diệt chủng hàng
loạt (và suy đoán là không có vụ tấn công năm 1941 nhắm vào Trân Châu
Cảng). Một vị tướng trong game đã bông đùa rằng “như là ai đó có thể tung một
cuộc tấn công thành công vào nơi đây”. Điều thú vị là, Bảo tàng Tưởng niệm
Arizona vẫn hiện diện trong game, cho dù chiếc tàu đó không hề bị phá hủy do
lịch sử trong game đã được thay đổi.
• Tiền đề của việc không kích và chiếm đóng Hawaii trong Days of Infamy trước
đó đã được sử dụng trong phần thứ nhất của loạt phim hoạt hình OVA Konpeki
no Kantai. Trong phần này, quân Nhật thực hiện cuộc tấn công vào những giờ
đầu tiên của buổi sáng, và có các hoạt động tàu sân bay ban đêm hoàn hảo.
Cuộc không kích được mở đầu bằng một pháo sáng được những máy bay chỉ
điểm thả xuống. Toàn bộ căn cứ (kể cả các xưởng sửa chữa) và một số tàu tiếp
liệu trong cảng bị tiêu diệt vào buổi sáng sớm. Đối phó với lực lượng chủ yếu
của Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã tái bố trí lại và
tiêu diệt khi chúng quay trở lại Trân Châu Cảng. Phần này, vốn được chia thành
ba hiệp trong loạt game mang cùng tên, kết thúc với việc quân Nhật đổ bộ lên

tất cả các hòn đảo ở Hawaii.


×