Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi họ đưa ra quyết định cuối cùng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.49 KB, 5 trang )

Khi họ đưa ra quyết
định cuối cùng

Trong những buổi họp của ban lãnh đạo, khi xảy ra bất đồng,
CEO hay CFO… thường một cách đơn giản cố dừng cuộc tranh
cãi bằng việc tự mình đưa ra quyết định. Đôi lúc điều này là cần
thiết song khi căn nguyên của xung đột là sự bất tín nhiệm và sự
so đo về quyền lực thì một quyết định đơn phương có thể phải trả
giá đắt.


Chúng tôi đã phỏng vấn 100 CEO làm việc ở những tập đoàn
khách sạn về mức độ tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên
trong ban lãnh đạo cũng như những quyết định mang tính chiến
lược quan trọng nhất gần đây. Chúng tôi đã hỏi những CEO này
việc họ cảm thấy thế nào về sự ủng hộ của từng thành viên đối
với những quyết định cuối cùng và mức độ thuận lợi khi triển khai
những quyết định này. Rồi chúng tôi lại gửi những bản điều tra
đến các thành viên trong những ban lãnh đạo đó và hỏi họ với
cùng một câu hỏi. Kết quả là chúng tôi đã có thông tin về 78
quyết định mang tính chiến lược, mỗi quyết định được mô tả
trung bình bởi năm nhà quản trị.

Kết quả đầu tiên không mấy ngạc nhiên: Những ban lãnh đạo mà
trong đó các thành viên bất tín nhiệm lẫn nhau thường đạt ít hiệu
quả hơn khi triển khai những quyết định mang tính chiến lược.
Chúng tôi tìm ra rằng, sự bất tín nhiệm được biểu lộ theo hai
cách: Một, những ban lãnh đạo mà trong đó các thành viên bất tín
nhiệm lẫn nhau hợp tác, phối hợp làm việc một cách kém hiệu
quả; Hai, họ không ủng hộ mạnh mẽ những quyết định mang tính
chiến lược và điều này gây ảnh hưởng đến việc triển khai chúng.



Chúng tôi đã nhóm những quyết định thành hai loại: Một loại gồm
những quyết định được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong
ban lãnh đạo; một loại gồm những quyết định mà một hay một vài
thành viên cho rằng chúng chỉ là quyết định của CEO hay của
một số ít thành viên. Những phân tích chỉ ra rằng ở những ban
lãnh đạo mà trong đó các thành viên bất tín nhiệm lẫn nhau thì
những quyết định không được sự đồng thuận của tất cả thành
viên sẽ chỉ đạt phân nửa hiệu quả khi triển khai so với những
quyết định có được sự nhất trí hoàn toàn. Hơn nữa những nhà
quản trị này còn không nhận ra rằng họ đang áp đặt ý kiến của
mình lên người khác. Hoá ra, yếu tố quan trọng ở đây lại là sự tín
nhiệm. Trong một ban lãnh đạo khi mức độ tín nhiệm lẫn nhau
giữa các thành viên thấp và những quyết định được áp đặt lên họ
thì các thành viên này sẽ chống đối lại. Và sự chống đối đó được
thể hiện ở sự ủng hộ yếu ớt khi một quyết định được đưa ra, do
đó khiến việc tiến hành, triển khai chúng trở nên kém hiệu quả.
Nếu mức độ tín nhiệm giữa các thành viên cao thì những quyết
định cho dù là một quyết định đơn phương được áp đặt lên mọi
người cũng sẽ không gây ra vấn đề tương tự.

Vì vậy, trong một ban lãnh đạo mà mức độ tín nhiệm lẫn nhau
giữa các thành viên thấp hay có sự ganh đua về quyền lực thì đạt
được sự đồng thuận, nhất trí hoàn toàn mỗi khi đưa ra một quyết
định sẽ là việc làm khôn ngoan cho dù việc thực hiện điều này
không hề đơn giản.

Với tư cách là một CEO, nếu bạn đọc lời khuyên trên và thấy nó
không đúng cho ban lãnh đạo của công ty mình, hãy nghĩ lại.
Chúng tôi rất bất ngờ khi đa số những CEO được điều tra đã

không thể miêu tả một cách chính xác mức độ tín nhiệm lẫn nhau
giữa các thành viên trong ban lãnh đạo. Họ cứ như là đang miêu
tả một ban lãnh đạo nào đó và họ đã không hề nhận ra điều này.

×