Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Địa lý lớp 6 - SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 6 trang )

. Bài 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
QUANH MẶT TRỜI.

1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Học sinh hiểu:
-Cơ chế của sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời,thời gian chuyển
động và tính chất của hệ chuyển động .
- Nhớ vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trên quỹ đạo.
b. Kỹ năng: Biết sử dụng quả địa cầu lặp lại hiện tượng tịnh tiến của Trái
Đất.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, Mô hình TĐ quay quanh Mtrời.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hoạt động nhóm
- Sử dụng mô hình khai thác kiến thức.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’
4.2. Ktbc: 4’
+ Nêu sự vận động của TĐ quanh trục?
- Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây – Đông.
- Được một vòng quanh trục trong thời gian 24 giờ.
- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
- Giờ gốc là giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua gọi là giờ GMT
- Phía đông kinh tuyến gốc có giờ sớm hơn phía tây
- Đường đổi ngày quốc tế nằm trên kinh tuyến 180
0

+ Chọn ý đúng: Do vận động tự quay quanh của TĐ vật bị lệch chuyển:
a. Sang phải ở ½ cầu Bắc.
b. Sang trái ở ½ cầu Nam.


4.3. Bài mới: 33’
HO
ẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
N
ỘI DUNG.
Giới thiệu bài .
Hoạt động 1.
* Sử dụng mô hình khai thác kiến thức.
* Hoạt động nhóm
- Quan sát mô hình TĐ quay quanh MTrời.
+ Trái Đất có những vận động nào?
TL: Vận động tự quay và vận động quay
quanh Mtrờitrên quỹ đạo hình elíp gần tròn.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động

1. Sự chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời:






từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo
viên chuẩn kiến thức và ghi bảng
* Nhóm 1: Hướng chuyển động của Trái Đất
quanh Mtrời ? Một vòng trong thời gian bao
lâu?
TL: - Tây – Đông.
- Một vòng trên quỹ đạo 365 ngày 6 giờ.





* Nhóm 2: Độ nghiêng và hướng nghiêng của
TĐ vào các vị trí: Xuân phân, hạ chí, thu phân,
đông chí như thế nào? Chuyển động này là gì?
TL: - Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục
TĐ được giữ nguyên và không đổi.
- Chuyển động này là chuyển động tịnh
tiến.
+ Khi chuyển động tự quay TĐ quay được một
vòng trong thời gian bao lâu?




- TĐ chuyển động quanh
Mtrời theo hướng từ Tây –
Đông trên quỹ đạo hình
elíp gần tròn được một
vòng trong thời gian 365
ngày 6 giờ.











TL: - Một vòng trong thời gian 24 giờ.
- Giáo viên: khi chuyển động trên quỹ đạo
ngày TĐ gần Mtrời nhất là ngày cận nhật: 3 –
4 thánh 1 = 147 tr km. Ngày xa Mtrời nhất là
ngày viễn nhật vào 4,5 tháng 7 = 152 tr km.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
* Sử dụng mô hình khai thác kiến thức
- Quan sát H 23 họăc mô hình TĐ quay quanh
Mtrời.
+ Khi chuyển động trên qũy đạo trục nghiêng
và hướng tự quay của TĐ có thay đổi không?
TL: Không đổi.


+ Sinh ra hiện tượng gì ở 2 bán cầu?
TL: 2 Nửa cầu lần lượt chúc về hướng Mtrời.


- Quan sát H 24.




2. Hiện tượng các mùa:






- Khi quay quanh trục TĐ
luôn nghiêng không đổi,
hướng về một phía.

- 2 nửa cầu luôn phiên ngả
về gần Mặt Trời và sinh ra
các mùa.



+ Trong ngày 22.6 ( hạ chí) nửa cầu nào ngả
về phía Mtrời? Nửa nào chếch xa Mtrời?
TL: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mtrời; Nửa cầu
Nam chếch xa Mtrời.

+ Trong ngày 22.12 ( đông chí) nửa cầu nào
ngả về phía Mtrời? Nửa nào chếch xa Mtrời?
TL: - Nửa cầu Nam ngả về phía Mtrời, nửa
cầu Bắc chếch xa Mtrời.
- Giáo viên: Nửa cầu nào ngả về phía Mtrời thì
góc chiếu lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh
sáng – mùa hạ ở nửa cầu đó và ngược lại.
- Quan sát H 23 sgk.
+ TĐ hướng cả 2 nửa cầu về phía Mtrời như
nhau vào các ngày nào?
TL: 21.3 ( xuân phân); 23.9 (thu phân).



- Giáo viên: . 2 ngày này có góc chiếu Mtrời
như nhau, nhận lượng nhiệt và ánh sáng như
- Ngày 22.6 mùa hạ ở nửa
cầu Bắc; mùa đông ở nửa
cầu Nam.


- Ngày 22.12 mùa đông ở
nửa cầu Bắc mùa hạ ở nửa
cầu Nam.





- Ngày 21.3 và ngày 23.9
là sự chuyển tiếp giữa các
mùa nóng, lạnh của TĐ.
nhau – chuyển tiếp sang mùa nóng lạnh.
. Thời gian tính mùa theo dương
lịch và âm lịch có khác nhau giữa các mùa.
+ Liên hệ VN có mấy mùa?
TL: 2 mùa khô và mưa.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’.
+ Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời như thế nào?
- TĐ chuyển động quanh Mtrời theo hướng từ Tây – Đông trên quỹ đạo hình
elíp gần tròn được một vòng trong thời gian 365 ngày 6 giờ.
+ Chọn ý đúng: Mùa hạ ở nửa cầu Bắc vào ngày:
a. 22.6 c. 21.3

b. 22.12 d. 23.9
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’ - Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………

×