Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Làm việc nhóm - Team work docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.82 KB, 5 trang )

Làm việc nhóm (Team work)
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển
tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi
hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành
một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc
sống.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết.
Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung
những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa,
chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn
xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất
thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi
mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân
Các kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình học
tập trên lớp học cũng như là làm các bài tiểu luận. Bạn Thanh
Tòng (sinh viên ĐH BK) bày tỏ: “Ở khoa mình hầu như môn học
nào cũng có bài tập nhóm, vì thế qua các bài tập này mình có thể
thực hành và phát triển kỹ năng này. Tuy nhiên trong quá trinh làm
việc nhóm cũng có nhiều rắc rối vì bất đồng quan điểm dẫn đến
làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược vì các bạn không nắm được
kỹ năng này”.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng xây dựng kỹ năng này là
phương pháp giảng dạy của các giảng viên, tuy nhiên đặc điểm
của các lớp học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên việc ứng
dụng thảo luận nhóm cho các bài giảng là khó khả thi.
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:
- Xây dựng vai trò chính trong nhóm
- Kỹ năng quản lý hội họp.
- Phát triển quá trình làm việc nhóm


- Sáng tạo và kích thích tiềm năng
Giải quyết vấn đề (problem solving)
Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và
đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu
hơn Giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi như: "Ta sẽ vượt trở
ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích
của mình trong những điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm
cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc khi ta chỉ có những
điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.
Nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi
vì gặp mốt số câu hỏi từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải
quyết vấn đề. Bạn Lan Anh (sinh viên Đại học ngoại ngữ tin học
TP.HCM) tâm sự mình đã không trả lời được một câu hỏi đưa ra
từ nhà tuyển dụng “Lượng nước đá trên một sân khúc côn cầu có
cân nặng là bao nhiêu?".
Đối với những tình huống như thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự
thông minh và sáng tạo của mình. Kiểu phỏng vấn này được các
nhà tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết, khả
năng phân tích giải quyết vấn đề.
Kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính:
- Xác định vấn đề
- Phân loại vấn đề
- Mô hình hóa vấn đề
- Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề
- Qui trình giải quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là
quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp.
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành
công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình

một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý
tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính
bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con
đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự
nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ
nhất sự năng động của một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc
bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện nâng cao
kỹ năng này.
Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ
năng giao tiếp qua các hoạt động sau:
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Kỹ năng truyền đạt thông tin
- Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một
công ty với hơn 50.000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng
giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một
người quản lý. Cuộc điều tra mới đây nhất đã chỉ ra rằng các kỹ
năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả
năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành
công trong nghề nghiệp.
Quản lý nghề nghiệp (Career management)
Trong một khảo sát mới nhất tại trường Đại học Bách khoa, gần
như có tới hơn 60% sinh viên tự nhận mình chưa định hướng
nghề nghiệp đúng đắn cũng như cũng như là không biết kế hoạch
nghề nghiệp cho 5 năm, 10 năm.
Thuật ngữ quản lý nghề nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự
kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career
assessment), định hướng nghề nghiệp (career mentoring), phát
triển nghề nghiệp (career development) Vì vậy có thể thấy rằng

việc định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài
cho đến những năm cuối cùng của cuộc đời mỗi con người.
Trong giai đoạn Đại học sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn
ngành nghề ở trường đại học, sinh viên năm nhất cần được tiếp
tục hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể
hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp
học đại học hiệu quả. Sinh viên năm cuối cần được đào tạo kỹ
năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch
nghề nghiệp cho năm năm, mười năm Như vậy có thể thấy sinh
viên cần được hướng dẫn hướng nghiệp một cách liên tục trong
giai đoạn đại học.
Tư duy phản biện: (Critical thinking)
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân
tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho
vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính
xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ
bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh
chứng cho việc sinh viên hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ
Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) bày tỏ: “Mặc dù trên
giảng đường tôi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày tỏ quan
điểm của mình nhưng hình như không được ủng hộ lắm, phương
pháp giảng dạy mới “lấy người học làm trung tâm (learner center)
khó mà áp dụng nếu không được ủng hộ từ các bạn sinh viên”.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn
toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy
học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần
là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là
quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá
trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Hệ

thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính
qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài
kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of
Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing
Argument).
NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp BR&T- Đại học Bách
khoa TP.HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×