Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích khả năng sinh lợi AAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.05 KB, 21 trang )

Phân tích khả năng sinh lợi AAM
PHẦN A: GIỚI THIỆU
I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
 Ngành thuỷ sản giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và góp phần xoá đói
giảm nghèo ở nhiều nước. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho
người dân Việt Nam.
 Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là
19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9
kg/người).
 Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên
khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100
nghìn người.
 Đặc biệt, hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên ngành này đã trở
thành nguồn thu hút lượng lớn lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng, góp phần
xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người
phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản,
nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.
 Các công ty thuỷ sản phần lớn phát triển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu như
Công ty Cổ phẩn Thuỷ sản MeKong (AAM), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh
Phú, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang,…
II. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ
SẢN MEKONG (AAM)
 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
 Tháng 04 năm 1979: UBND tỉnh Hậu Giang ký
quyết định thành lập Xí Nghiệp Rau Quả Đông
Lạnh Xuất Khẩu Hậu Giang.
 Từ năm 1979 đến 1990: Xí nghiệp chế biến rau quả (Khóm đông lạnh) xuất khẩu sang Liên
Xô và các nước Đông Âu (cũ).
Nhóm 03_DH11NH 1
Phân tích khả năng sinh lợi AAM


 Từ năm 1991 đến năm 1996: Xí nghiệp chuyển sang chế biến thủy sản xuất khẩu (chủ yếu là
thủy sản).
 Từ năm 1997 đến cuối năm 2001: Đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm
Cần Thơ trực thuộc Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.
 Ngày 26/02/2002: UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 592/QDD-CT.UB thành lập Công Ty
Cổ Phần Thủy Sản Mekong và hoạt động có hiệu quả ngày càng cao. Vốn điều lệ ban đầu là 20
tỷ đồng tăng dần lên 30 tỷ, đến đầu năm 2008 là 81 tỷ đồng.
 MEKONGFISH là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến, xuất nhập
khẩu nông sản, thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực có thế mạnh về nuôi
trồng và chế biến thủy sản của cả nước hiện nay.
 Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG
 Tên tiếng anh: MEKONG FISHERIES JOINT STOCK COMPANY.
 Tên viết tắt: AAM.
 Tên giao dịch: MEKONGFISH CO.
 MST: 1800448811
 Địa chỉ: Lô 24 Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
 Điện Thoại: 071. 841294 - 841990 - 842027 - 841560.
 Fax: 071. 841192 - 843236.
 Email:


 Website: www.mekongfish.vn
 Quyết định thành lập số: 592/QĐ-CT.UB ngày 26 tháng 02 năm 2002 của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Cần Thơ (nay là TP Cần Thơ).
 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 5703000016.
Nhóm 03_DH11NH 2
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các
mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu nông sản, thủy sản, hóa chất và
các phụ liệu khác phục vụ cho ngành chế biến nông, thủy sản.

 Các sản phẩm, dịch vụ chính:
 Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.
 Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu.
 Mực, cá đuối đông lạnh xuất khẩu.
 Thủy sản khác xuất khẩu.
 Dịch vụ chính: Kinh doanh xuất khẩu.
 Nhãn hiệu: MEKONGFISH.
EU CODE DL 183
 Logo:
 Cơ cấu vốn đến ngày 01/12/2009: Vốn điều lệ 113.398.640.000 đồng, trong đó vốn nhà
nước 0 đồng.
 Công ty cổ phần thuỷ sản Mekong (AAM) có mối quan hệ mua bán với 30 nước và khu
vực. Năm 2009 Công ty nằm trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu cá tra sang thị trường
Nga, là thị trường lớn, ổn định cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty nằm ngay trong
vùng nguyên liệu cá tra (trong bán kính 30km) nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu,
nuôi trồng thủy hải sản và xuất khẩu hàng hóa.
 Trong giai đoạn năm 2009 – 2010: công ty tăng cường đầu tư để mở rộng vùng nuôi cá sạch
ổn định, đồng thời mở rộng nhà máy để nâng công suất từ 130 tấn lên 150 tấn nguyên liệu/ngày.
Lúc đó, vị thế công ty sẽ được nâng cao hơn và phấn đấu nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam.
 Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính cụ thể là khả năng sinh lời của AAM, nhóm chúng tôi
quyết định sử dụng phương pháp Dupont và các chỉ số tài chính có liên quan để phân tích
khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn 3 năm 2009 – 2011.
Nhóm 03_DH11NH 3
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
PHẦN B: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN MEKONG (AAM)
 BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG (AAM)

Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2009 2010 2011
TÀI SẢN 363.935 331.336 329.977
TÀI SẢN NGẮN HẠN 279.227 249.309 249.859
Tiền và các khoản tương đương tiền
128.443 76.365 49.648
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0 2.225 2.274
Khoản phải thu khách hàng
78.883 113.858 96.875
Hàng tồn kho
52.216 48.729 87.173
Tài sản ngắn hạn khác
19.685 8.132 13.888
TÀI SẢN DÀI HẠN
84.708 82.027 80.118
Tài sản cố định
83.148 76.347 69.433
Tài sản cố định vô hình
45.865 34.180 27.641
Tài sản cố định hữu hình
37.283 42.167 41.792
- Nguyên giá
75.581 73.177 65.625
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-38.298 -31.010 -23.833
Đầu tư dài hạn
1.560 5.680 10.685
NGUỒN VỐN 363.935 331.336 329.977

NỢ PHẢI TRẢ 49.727 39.675 42.824
Nợ ngắn hạn
40.609 32.460 35.871
Nợ dài hạn
9.118 7.215 6.953
VỐN CHỦ SỞ HỮU
314.208 291.661 287.153
Vốn chủ sở hữu
304.333 291.661 287.153
Nguồn kinh phí và quỹ khác
9.875 0 0
(Nguồn: )
Nhóm 03_DH11NH 4
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG (AAM)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần về bán hàng 463.376 500.403 639.296
Giá vốn hàng bán
368.758 406.563 526.645
Lợi nhuận gộp về bán hàng
94.618 93.840 112.651
Chi phí tài chính
19.366 12.784 5.139
Trong đó: Chi phí Lãi vay
184 752 1.014
Chi phí bán hàng
47.720 46.729 40.979
Chi phí quản lý doanh nghiệp

8.774 11.129 14.424
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh
18.758 23.198 52.109
Lợi nhuận khác 310 392 620
Lợi nhuận trước thuế
19.068 23.590 52.729
Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.767 5.898 13.182
Lợi nhuận sau thuế
14.301 17.693 39.547
EPS 5.220 4.028 6.530
(Nguồn: )
Nhóm 03_DH11NH 5
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MEKONG
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
STT Các tỷ số ĐVT 2009 2010 2011
01 Thanh khoản hiện thời Lần 6,88 7,68 6,97
02 Thanh khoản nhanh Lần 5,59 6,18 4,54
03 Tỷ số nợ % 13,66% 11,97% 12,98%
04 Khả năng trả lãi vay Lần 104,63 32,37 53,00
05 Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,87 6,32 8,38
06 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 52 57 43
07 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,06 8,34 6,04
08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 12,43 11,87 15,30
09 Vòng quay tài sản Vòng 1,27 1,51 1,94
10 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 3,09% 3,54% 6,19%
11 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 3,93% 5,35% 12,01%
12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) % 4,55% 6,07% 13,77%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CỬU LONG – ĐỐI THỦ MỤC TIÊU CỦA

MEKONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
ST
T
Tỷ lệ ĐVT 2009 2010 2011
01 Thanh khoản hiện thời lần 1,10 1,10 1,20
02 Thanh khoản nhanh lần 0,82 0,64 0,67
03 Tỷ số nợ % 71% 69% 62%
04 Khả năng trả lãi vay lần 4,09 1,15 2,93
05 Vòng quay khoản phải thu vòng 3,54 4,49 4,59
06 Kỳ thu tiền bình quân ngày 102 80 78
07 Vòng quay hàng tồn kho vòng 5,30 4,15 4,04
08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 4,38 5,48 6,05
09 Vòng quay tài sản vòng 1,17 1,49 1,62
10 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 4,83% 1,61% 4,96%
11 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 5,67% 2,40% 8,06%
12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) % 19,57% 7,63% 21,44%
(Nguồn: )
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MINH PHÚ – CÔNG TY DẪN ĐẦU NGÀNH
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
STT Tỷ lệ ĐV 2009 2010 2011
Nhóm 03_DH11NH 6
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
T
01 Thanh khoản hiện thời lần 136,77 118,74 1,20
02 Thanh khoản nhanh lần 0,77 0,81 0,77
03 Tỷ số nợ % 48,95% 63,92% 74,43%
04 Khả năng trả lãi vay lần 3,02 3,42 4,43
05 Vòng quay khoản phải thu vòng 17,95 13,11 15,69
06 Kỳ thu tiền bình quân ngày 20 27 23
07 Vòng quay hàng tồn kho vòng 3,52 3,40 3,91

08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 10,60 14,04 43,12
09 Vòng quay tài sản vòng 1,41 1,27 1,12
10 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 4,19% 5,30% 3,00%
11 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 5,89% 6,71% 3,36%
12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) % 12,04% 19,52% 13,80%
(Nguồn: )
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NGÀNH THỦY SẢN
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
STT Chỉ số ĐVT 2009 2010 2011
01 Thanh khoản hiện thời lần 1,37 1,31 1,26
02 Thanh khoản nhanh lần 0,89 0,76 0,70
03 Tỷ số nợ % 54% 58% 62%
04 Khả năng trả lãi vay lần 10,23 10,68 10,21
05 Vòng quay khoản phải thu vòng 5,21 3,07 2,86
06 Kỳ thu tiền bình quân ngày 80 76 56
07 Vòng quay hàng tồn kho vòng 5,21 4,52 3,96
08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 10,22 18,89 23,69
09 Vòng quay tổng TS vòng 1,33 1,35 1,46
10 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 4,08% 3,55% 6,52%
11 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 6,58% 7,50% 11,62%
12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) % 13,25% 16,59% 21,00%
(Nguồn: )
Nhóm 03_DH11NH 7
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
I. TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
 Đối với bất kỳ công ty nào trong đó có Mekong thì mục đích cuối cùng của hoạt động kinh
doanh chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng hợp hiệu quả của quá
trình đầu tư sản xuất.
 Phân tích khả năng sinh lời không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà còn phải đặt
lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng như toàn bộ tài sản mà doanh

nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được thể hiện qua các tỷ số như: lợi nhuận trên doanh thu
(ROS), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
 Vì vậy, phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp chính là phân tích khả năng tạo
lợi nhuận thông qua các tỷ số tài chính trên.
BẢNG TÓM TẮT CÁC TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
MEKONG 2009 2010 2011
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 3,09% 3,54% 6,19%
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) 3,93% 5,35% 12,01%
Tỷ số lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) 4,55% 6,07% 13,77%
II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DUPONT.
 Phân tích Dupont: là kĩ thuật phân tích bằng cách tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức
sinh lời của doanh nghiệp như: ROA và ROE thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ
nhân quả với nhau từ đó phân tích sự ảnh hưởng, đánh giá tác động của từng yếu tố lên kết quả
cuối cùng.
 Phân tích Dupont: thường được sử dụng để có cái nhìn cụ thể, tìm ra được nguyên nhân của
hiện trạng tài chính để ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách
nào. Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra cách sử dụng vốn chủ sở
hữu sao cho hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.
Nhóm 03_DH11NH 8
ROE
ROA
ROS
AT
DR
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
PHÂN TÍCH DUPONT
Đơn vị tính: triệu đồng
Các khoản mục 2009 2010 2011
Giá vốn hàng bán không gồm khấu hao 368.758 406.563 526.645

Chi phí bán hàng không gồm khấu hao 47.720 46.729 40.979
Chi phí quản lý không gồm khấu hao 8.774 11.129 14.424
Khấu hao 0 0 0
Chi phí tài chính 19.366 12.784 5.139
Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.767 5.898 13.182
Trừ lợi nhuận khác 310 392 620
Tiền và các khoản tương đương tiền 128.443 76.365 49.648
Khoản phải thu khách hàng 78.883 113.858 96.875
Hàng tồn kho 52.216 48.729 87.173
Tài sản cố định 83.148 76.347 69.433
Đầu tư dài hạn 1.560 5.680 10.685
Tài sản khác 19.685 8.132 13.888

Ta có sơ đồ phân tích Dupont như sau:

ROE =
ROA = ROS x AT
Sơ đồ 1: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Nhóm 03_DH11NH 9
ROS
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Tổng chi phí và thuế
Giá vốn hàng bán
không gồm KH
Chi phí bán hàng
không gồm KH
Chi phí quản lý không
gồm KH
Khấu hao

Lãi vay
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Trừ lợi
nhuận khác
Doanh thu thuần
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Qua sơ đồ 1 ta thấy: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân
tố là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (DR) mà ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ số
lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và vòng quay tài sản (AT). Do đó, các yếu tố tác động đến ROE
gồm: ROS, AT và DR.

PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN DOANH THU (ROS)
ROS =
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần – Tổng chi phí và thuế
Sơ đồ 2: Lợi nhuận trên doanh thu

So sánh tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Nhóm 03_DH11NH 10
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Trong năm 2009, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,09% và có xu hướng tăng dần lên trong
3 năm. Đến năm 2010, tăng lên 3,54%, qua năm 2011 tăng lên 6,19%. Mức phát triển hơi tốt, tuy
nhiên nếu đặt trong bối cảnh tình hình chung của ngành, thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cuả
Mekong được xem là tốt hơn hết.
 Trong năm 2011, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của Mekong đạt 6,19% lớn nhất so với trung
bình ngành là 3,00% và so với đối thủ cạnh tranh Cửu Long là 4,96%.
 Năng lực kinh doanh của Mekong mạnh mẽ. Trong bình diện 3 năm (2009 – 2011), ROS của
toàn ngành đều có xu hướng giảm
nhưng ROS của Mekong lại tăng
liên tục điều này phản ánh lợi

nhuận trên đồng doanh thu do
Mekong tạo ra ngày một tăng
cao và năng lực kinh doanh của
Mekong ngày càng vượt trội
 NHẬN XÉT

Doanh Thu Thuần
 Doanh thu thuần về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua 2 năm
2010 và 2011, cụ thể:
 Năm 2010: doanh thu thuần đạt 500.403 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh thu tăng hơn
năm trước đạt 639.296 triệu đồng, tăng 138.893 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 27,76%.
 Doanh thu thuần tăng là một dấu hiệu tốt cho biết tình hình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của công ty thuận lợi mặt khác do nhà máy chế biến gần với khu nuôi cá nên công ty cũng
thuận lợi hơn trong việc thu mua cá, nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Bên
cạnh đó, từ tháng 4/2009, công ty nằm trong top 10 doanh nghiệp được xuất khẩu cá tra sang thị
trường Nga, một thị trường lớn, ổn định cho sự phát triển bền vững của công ty.

Tổng Chi Phí Và Thuế
 Giá vốn hàng bán năm 2011 đạt 526.645, tăng 120.082 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,54%,
so với năm 2010 đạt 406.563 triệu đồng.
Nhóm 03_DH11NH 11
Năm
Mekon
g Ngành Minh Phú Cửu Long
2009 3,09% 4,19% 8.69% 4,83%
2010
3,54% 5,30%
5.78% 1,61%
2011
6,19% 3,00%

3.57% 4,96%
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Giá vốn tăng là do trong năm 2011, giá thức ăn chăn nuôi tăng 15%, giá thành sản xuất
liên tục tăng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi giá bán cá rất không ổn định, lên
xuống bất thường, tỷ lệ nông dân nuôi cá tra bỏ ao ngày càng nhiều, dẫn đến thiếu hụt nguồn
nguyên liệu.
 Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí nhưng đây là loại chi
phí khó kiểm soát vì giá vốn hàng bán chịu sự chi phối bởi nhà cung cấp.
 Chi phí bán hàng của công ty năm 2011 đạt 40.979 triệu đồng, giảm 5.750 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 12,31% so với năm 2010 đạt 46.729 triệu đồng.
 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách quản lý, kiểm soát chi phí có hiệu
quả.
 Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc tổ chức quảng cáo, tiếp thị…tiết
kiệm được chi phí, giúp cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên.
Nhóm 03_DH11NH 12
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 11.129 triệu đồng (năm 2010) lên 14.424 triệu
đồng vào năm 2011, tăng 3.295 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,61%.
 Với doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một phần là do doanh nghiệp đầu
tư thêm máy móc, thiết bị chuyên dùng, xây dựng thêm nhà xưởng. Trong năm 2011, công ty đã
đầu tư 2 băng chuyền IQF hiện đại do đó làm tăng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Dấu hiệu tốt thể hiện doanh nghiệp đang mở rộng qui mô sản xuất, có khả năng tạo lợi
nhuận lớn hơn trong tương lai.
 Chi phí tài chính là khoản chi phí công ty có thể kiểm soát tốt hơn. Qua số liệu, ta thấy
chi phí giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã kiểm soát tốt chi phí này và cần
duy trì trong các năm tới.
 PHÂN TÍCH VÒNG QUAY TÀI SẢN (AT)
AT =
Sơ đồ 3: Vòng quay tài sản


Bảng số liệu (trích từ bảng các tỷ số tài chính của Mekong)
MEKONG ĐVT 2009 2010 2011
Vòng quay tài sản Vòng 1,27 1,51 1,94
 NHẬN XÉT
 Vòng quay tài sản tăng liên tục trong 3 năm chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh
nghiệp sử dụng có hiệu quả cao.
 Nếu muốn tiếp tục gia tăng vòng quay tài sản thì phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh thu thuần và
tài sản.
Nhóm 03_DH11NH 13
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Về doanh thu: qua các năm doanh thu thuần tăng liên tục do tình hình kinh doanh của
công ty ngày càng tốt.
 Về tài sản lưu động:
 Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm liên tục qua các
năm và tỷ số thanh toán nhanh của công ty thấp và có xu hướng giảm do đó công ty nên chú ý
nâng dần khoản mục vốn bằng tiền nhằm hạn chế rủi ro thanh toán.
 Hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2010 và 2011 nhưng vòng quay hàng tồn kho
giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nên trong
những năm tới, công ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí.
 PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TÀI SẢN (ROA)

Bảng tỷ số lợi nhuận trên tài sản
NĂM MEKONG NGÀNH MINH PHÚ CỬU LONG
2009 3.93% 6,58% 5,89% 5,67%
2010 5,35% 7,50% 6,71% 2,40%
2011 12,01% 11,62% 3,36% 8,06%
 NHẬN XÉT
 So với các công ty cùng ngành vào năm 2011: với 1 đồng tài sản được công ty sử dụng
tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn, thể hiện qua ROA là cao nhất đạt 12,01%, các
công ty còn lại như Minh Phú đạt 3,36%, Cửu Long đạt 8,06% và trung bình ngành đạt 11,62%.

 Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
 Trong năm 2009: ROA là 3,93% tức 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho
công ty 3,93 đồng lợi nhuận.
 Sang năm 2010: với 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại 5,35 đồng lợi nhuận,
tăng 1,42 đồng so với năm 2009.
 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của năm 2011 có xu hướng tăng lên, đạt
12,01% tăng 6,66% so với năm 2010 (5,35%). Điều này cho thấy cứ 100 đồng tài sản mà
công ty đầu tư vào năm 2011 đã làm tăng 6,66 đồng lợi nhuận  hiệu quả đầu tư vốn của
công ty vào năm 2011 có hiệu quả hơn nhiều so với năm 2010.
Nhóm 03_DH11NH 14
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 Sự biến động này của ROA là do chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: lợi nhuận trên doanh
thu và doanh thu trên tài sản. Vì vậy, muốn nâng cao ROA, công ty cần kết hợp đồng bộ
nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả
cao nhất.
 Về hiệu quả tiết kiệm chi phí của công ty

Bảng số liệu (trích từ bảng các tỷ số tài chính của Mekong)
2009 2010 2011
ROS 3.09% 3,54% 6,19%
 Qua bảng số liệu trên ta thấy:
 Năm 2010: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,54% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ
tạo được 3,54 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,45%.
 Trong năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt 6,19% tăng 2,65%
so với năm 2010. Điều đó cho thấy, năm 2011 công ty kiểm soát, quản lý chi phí tốt hơn so với
năm 2010  Góp phần làm tăng lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 2,65 đồng trên 100
đồng doanh thu.
 Giả sử vòng quay tổng vốn không đổi tức 100 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ
tạo ra 151 đồng doanh thu trong năm 2010. Khi lợi nhuận tăng 2,65 đồng tính trên 100 đồng
doanh thu vào năm 2011 thì với 151 đồng doanh thu, lợi nhuận trên doanh thu tăng:

(2,65 x 151)/100 = 4 đồng.


Hiệu quả tiết kiệm chi phí năm 2011 so với năm 2010 là 4% tương đương ROA tăng 4%.
 Về hiệu quả tiết kiệm vốn

Bảng số liệu (trích từ bảng các tỷ số tài chính của Mekong)
2009 2010 2011
(AT) 1,27 vòng 1,51 vòng 1,94 vòng
Nhóm 03_DH11NH 15
Phân tích khả năng sinh lợi AAM

Theo bảng số liệu:
 Vòng quay tài sản của công ty năm 2011 là 1,94 vòng tăng 0,43 vòng so với năm 2010
tức là 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào sẽ tạo ra được doanh thu tăng 0,43 đồng. Vậy
trong năm 2011, với 100 đồng tài sản mà công ty đầu tư thì doanh thu tăng thêm 43 đồng.
 Mặt khác, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 6,19 đồng lợi nhuận năm 2011, do đó
khi doanh thu tăng thêm 43 đồng thì lợi nhuận trên doanh thu tăng:
(43 x 6,19)/100 = 2,66 đồng.
100 đồng doanh thu 6,19 đồng lợi nhuận
Tăng 43 đồng doanh thu Tăng ? đồng lợi nhuận

Vậy ROA tăng 2,66% vào năm 2011.
 Như vậy, nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty vào năm 2011
tăng 6,66% so với năm 2010 là do năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tốt, hiệu suất sử
dụng tài sản và khả năng quản lý tài sản có hiệu quả cao, kiểm soát chi phí tốt, tiết kiệm
chi phí. Ngoài ra, còn do doanh nghiệp tăng tốc độ quay vốn nên làm ROA tăng hơn so với
năm 2010. Vậy công ty đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt.
 PHÂN TÍCH TỶ SỐ NỢ (DR)
Năm MEKONG NGÀNH MINH PHÚ CỬU LONG

2009 13,66% 54% 48,95% 71%
2010 11,97% 58% 63,92% 69%
2011 12,98% 62% 74,43% 62%
 NHẬN XÉT
 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Về tính an toàn:
 Năm 2011: tỷ số nợ của MEKONG là 12,98%, tức là cứ 100 đồng tài sản của doanh
nghiệp thì có 12,98 đồng tài sản được tài trợ bằng nợ. So với ngành và các đối thủ, tỷ số nợ của
MEKONG năm 2011 thấp nhất, do đó, tỷ số nợ này được đánh giá rất tốt về khả năng an toàn.
Vốn vay chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu nguồn vốn của MEKONG. Nhìn chung, đặc trưng của
toàn ngành là tỷ số nợ cao (tỷ số nợ của ngành năm 2011 là 62%).
Nhóm 03_DH11NH 16
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
 So sánh qua 3 năm: tỷ số nợ của công ty có xu hướng hơi xấu, tốt hơn tình hình chung
của ngành: tỷ số nợ có xu hướng tăng liên tục (rất xấu), nhưng xấu hơn đối thủ Cửu Long: tỷ số
nợ có xu hướng giảm liên tục (rất tốt).
Đánh giá tình hình sử dụng nợ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
EBIT 19.252 24.342 53.742
Tổng tài sản (A) 363.935 331.336 329.977
EBIT/A 5,29% 7,35% 16,28%
Lãi suất cho vay của
ngân hàng
10% 13,5% 20%
Với mức lãi suất khá cao, nhìn chung việc vay vốn của MeKong chỉ để giải quyết khó khăn chứ
không phải đề đầu tư phát triển.
Công ty chưa có hiệu quả trong việc sử dụng nợ để sinh lời, chưa tận dụng được nguồn vốn
này.
 PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)
Năm MEKONG NGÀNH MINH PHÚ CỬU LONG
2009 4,55% 13,25% 12,04% 19,57%

2010 6,07% 16,59% 19,52% 7,63%
2011 13,77% 21,00% 13,80% 21,44%
 NHẬN XÉT
 Trong năm 2011, ROE của MEKONG đạt 13,77% thấp hơn so với trung bình ngành
và các đối thủ cạnh tranh như Minh Phú và Cửu Long, nhìn chung là rất xấu. Tuy nhiên, xét
trong giai đoạn 3 năm (2009 – 2011) thì ROE của MEKONG có xu hướng tăng mạnh và liên tục
từ 4,55%  6,07% 13,77%.
 ROE năm 2010 đạt 6,07% tức 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty năm
2010 đem lại 6,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011, ROE tăng 7,70% so với năm 2010.
Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2011 mang lại lợi nhuận cao hơn
năm 2010 là 7,70 đồng. Vậy khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.
 ROE năm 2011 tăng 7,70% so với năm 2010 do tác động của 2 yếu tố: tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (DR).
 Tác động của ROA
Nhóm 03_DH11NH 17
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
2010 2011 Chênh lệch
ROA 5,35% 12,01% 6,66%
 Theo bảng số liệu trên ta thấy: ROA năm 2011 đạt 12,01% tăng 6,66% so với năm 2010
(5,35%) chứng tỏ hoạt động của công ty năm 2011 có hiệu quả hơn nhiều so với năm 2010.
 ROE tăng 6,66%.
 Tác động của tỷ số nợ (DR)
 Theo bảng số liệu trên:
 Trong năm 2010:
 ROA của công ty đạt 5,35% nghĩa là 100 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo được 5,35 đồng lợi
nhuận sau thuế.
 Giả sử công ty không sử dụng nợ thì ROE của công ty đạt 5,35% nhưng trong thực tế
năm 2010, ROE của công ty là 6,07%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nợ của công ty trong năm
2010 đã có tác động tích cực làm ROE tăng 0,72%.
 Trong năm 2011:

 ROA của công ty đạt 12,01% nghĩa là 100 đồng tài sản đầu tư thì lợi nhuận đạt được là
12,01 đồng.
 Giả sử công ty không sử dụng nợ thì ROE sẽ là 12,01% nhưng theo số liệu thì ROE
năm 2011 đạt 13,77% chứng tỏ công ty đã sử dụng nợ có hiệu quả làm ROE tăng 1,76%.
 Do đó, trong năm 2011, việc sử dụng nợ của công ty có hiệu quả hơn nhiều so với năm 2010.
 Vậy mức độ tác động của nợ đến ROE làm ROE tăng 1,76% – 0,72% = 1,04%.
 Từ đó cho thấy rằng:
 Tác động của ROA làm cho ROE tăng 6,66%.
 Tác động của DR làm cho ROE tăng 1,04%.
 Như vậy, dưới tác động tổng hợp của 2 nhân tố trên đã làm ROE năm 2011 tăng 7,70%
so với năm 2010, trong đó tác động của ROA là đáng kể nhất.
Nhóm 03_DH11NH 18
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, có thể kết luận về khả năng sinh lời của công ty MeKong như sau:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng rất tốt qua các năm (2009 – 2011). ROE
tăng do:
Thứ nhất, quy mô thị trường gia tăng (thể hiện qua sự gia tăng doanh thu thuần), các khoản chi
phí được sử dụng khá hợp lý. Đồng thời nhờ việc tạo dựng được một nguồn nguyên vật liệu ổn
định (đây là một trong số ít doanh nghiệp thuỷ sản làm được điền này), công ty được miễn giảm
thuế 50%, lợi thế này sẽ tạo cho công ty MeKong một thế chủ động trong việc kiểm soát chi phí,
ổn định kinh doanh, qua đó tăng cường lợi nhuận và hạn chế được các rủi ro liên quan đến thị
trường đầu vào.
Thứ hai, vòng quay tài sản tăng liên tục chứng tỏ tài sản của công ty sử dụng ngày càng hiệu quả
hơn. Hoạt động đầu tư trang thiết bị ngày càng được tăng cường, đặc biệt gia tăng đầu tư tài sản
cố định, mở rộng quy mô sản xuất (doanh nghiệp đầu tư thiết bị, máy móc nhà xưởng trong năm
2011), công ty đang có kế hoạch xây dựng vùng nuôi cá riêng trong tương lại tự đáp ứng 40%
nguyên liệu đầu vào. Điều này hứa hẹn tăng trưởng nhảy vọt trong tương lai gần.
Tuy nhiên, so với tình hình chung của toàn ngành, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2011
là rất xấu. Điều này hợp lý bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngành thủy sản đang ngày càng

ít hấp dẫn, năng lực cạnh tranh giảm sút nhiều, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa. Vì thế
doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện ROE.
Một số biện pháp cải thiện ROE.
Dựa trên tác động của ba nhân tố chính ảnh hưởng đến ROE là ROS, AT và DR, doanh nghiệp
có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm tăng ROE:
1. Gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí không hợp lý. Từ đó gia tăng lợi nhuận
- Doanh thu thuần về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua các năm
(2009 - 2011) tăng liên tục. Doanh thu thuần năm 2011 tăng 27,76% so với năm 2010. Doanh
nghiệp cần phát huy những lợi thế sẵn có về nguồn nguyên liệu, nhân công, dây chuyền công
nghệ, uy tín. Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất
lượng sản phẩm thì doanh thu dự báo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng.
- Các khoản chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: tăng liên tục qua các năm (2009 - 2011). Giá vốn hàng bán năm 2011
tăng 29,54% so với năm 2010 song tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của giá
vốn hàng bán do đó có thể đủ để bù đắp phần chi phí tăng thêm. Nguyên nhân tăng giá vốn hàng
Nhóm 03_DH11NH 19
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
bán là do chi phí nguyên vật liệu chính đầu vào (chiếm khoảng 80-82% giá thành) thường xuyên
biến động và thường theo một chu kỳ là năm trước giá cao thì năm sau giá sẽ giảm xuống. Vì khi
nguyên liệu đầu vào tăng giá tức cá bán được giá thì người dân sẽ đổ xô vào nuôi cá nhiều hơn
dẫn đến tình trạng nguồn cung cao hơn so với nhu cầu. Điều này làm cho giá nguyên vật liệu đầu
vào giảm xuống và ngược lại. Trước tình hình khi giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến
động nhưng giá bán sản phẩm của công ty không thể điều chỉnh liên tục và ngay tức thời được,
công ty nên áp dụng những biện pháp cấp bách như quản lý chặt mức tiêu hao nguyên vật liệu,
chọn lựa nhà cung cấp ổn định và uy tín để đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng tốt
để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với những biện pháp kịp thời như trên có thể
đem đến cho công ty kết quả tốt là mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng.
+ Chi phí bán hàng giảm liên tục qua các năm (2009 - 2011), năm 2011 giảm 12,31% so
với năm 2010, do công ty đã có những biện pháp đúng đắn về chi phí hoa hồng, quảng cáo tiếp
thị, Công ty đã biết tiết giảm những chi phí không hợp lý.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm (2009 - 2011), năm 2011 tăng
29,61% so với năm 2010, là do công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hứa hẹn sẽ đem về mức
lợi nhuận cao. Trong tương lai, công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho các khoản chi trong từng
thời kỳ kinh doanh, loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên. Sâu xa hơn, cần xây
dựng ý thức và tinh thần tiết kiệm của toàn thể nhân viên.
+ Chi phí tài chính giảm liên tục qua các năm (2009 - 2011), năm 2011 giảm 60% so với
năm 2010, trong đó riêng khoản lỗ đầu tư chứng khoán giảm 74%. Rõ ràng, nhận thức được hậu
quả của việc chạy đua đầu tư trái ngành, công ty đã dần rút ra khỏi các lĩnh vực này và tập trung
vào ngành nghề kinh doanh chính.
2. Vay nợ, tăng vốn đầu tư.
Tỷ số nợ qua các năm (2009 – 2011) có xu hướng hơi xấu, thấp nhất so với trung bình
ngành và đối thủ mục tiêu. Điều này thể hiện tính an toàn trong cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, công ty lại chưa tận dụng được sức mạnh của đồng nợ để tạo ra lợi nhuận cho
mình. Việc sử dụng nợ của công ty chủ yếu chỉ để trang trải khó khăn. Chi phí lãi vay có xu
hướng tăng cao trong các năm tới nên công ty nên tận dụng những gói lãi suất ưu đãi, mạnh dạn
vay nợ để tăng thêm vốn đầu tư và tận dụng đồng nợ một cách triệt để, hiệu quả. Đồng thời, công
ty cần đẩy mạnh tăng khoản phải thu khách hàng, tiếp tục giảm áp lực từ nợ ngắn hạn. Nhờ vậy,
hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao.
Nhóm 03_DH11NH 20
Phân tích khả năng sinh lợi AAM
3. Tăng hiệu suất sử dụng tài sản:
Vòng quay tài sản tăng liên tục trong 3 năm (2009 - 2011) chứng tỏ rằng đồng vốn của
doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả cao. Sắp tới, công ty cần đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng tồn kho,
chuyển tài sản thành tiền mặt để nâng cao khả năng thanh toán. Từ đó, đem tiền trang trải nợ vay
và mua cổ phiếu ngân quỹ . Đồng thời, công ty cần lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư thêm tài
sản để tránh lãng phí, giảm bớt những tài sản không còn dùng, thanh lý những tài sản thừa. Bên
cạnh đó, nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng và bảo quản tài sản, tiến hành sửa
chữa kịp thời tài sản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
Một số hạn chế của nhóm trong quá trình phân tích.
Quá trình phân tich chưa thu thập đầy đủ các thông tin có liên quan đến các thông tin tài

chính trong bài làm, ý kiến đề xuất còn mang tính chủ quan của nhóm. Vì vậy bài báo chưa thực
sự thuyết phục và tin cậy.
Nhóm 03_DH11NH 21

×