Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 3 trang )
Người cao tuổi nên dùng thuốc kháng
sinh như thế nào?
Hầu hết ở người cao tuổi (NCT) mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm dần theo
năm tháng, đặc biệt là hệ thống miễn dịch (hệ thống tạo kháng thể để chống lại các
tác nhân lạ đối với cơ thể), não bộ. Trong suốt cuộc đời của một NCT có thể có ít
hoặc nhiều đợt bị nhiễm khuẩn dù nặng hay nhẹ và mỗi một lần như vậy có thể đã
được dùng một loại kháng sinh (KS) nào đó, nay phải dùng lại thì có nhiều loại KS
sẽ mất tác dụng hoặc giảm hẳn tác dụng (chưa kể có khi còn gây nguy hiểm). Vì vậy,
NCT phải hết sức thận trọng khi dùng KS, vì thuốc đưa vào cơ thể NCT rất khác
với thuốc KS đưa vào cơ thể trẻ.
Những trở ngại khi dùng KS cho NCT
Do đặc điểm sinh lý của NCT, cho nên có nhiều điều bất lợi khi dùng thuốc KS. Khi
dùng thuốc KS bằng đường uống thì khả năng hấp thu thuốc KS ở đường tiêu hóa sẽ
giảm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bệnh khỏi chậm hoặc không khỏi). Mức độ
hấp thu thuốc KS giảm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ lão hóa của cơ thể từng
người. Nếu mức độ lão hóa ít thì sự hấp thu tốt hơn nhiều so với cơ thể có sự lão hóa
nhiều, và khi mức độ lão hóa tăng thì khả năng gắn protein vào huyết tương cũng giảm.
Nếu KS gắn vào protein huyết tương giảm thì làm xuất hiện hiện tượng KS lưu hành dưới
dạng tự do và sẽ gây độc hại cho cơ thể.
Sự phân phối thuốc KS trong cơ thể NCT
cũng có nhiều thay đổi, hiện tượng này
tùy thuộc vào tính chất của từng loại
thuốc KS và trạng thái bệnh lý của từng
người. Việc đào thải thuốc KS qua đường
thận cũng sẽ giảm, nhất là các loại thuốc
thuộc nhóm beta-lactam, aminoglycoside,
sulfamide, cotrimoxazol do NCT có hiện tượng suy giảm nephron, kéo theo suy giảm
chức năng của thận. Ngoài ra, ở NCT thường hay bị thiếu vitamin K, thường do một số
Ảnh minh họa.
tạp khuẩn đường ruột tổng hợp nên, nhưng do dùng các thuốc KS đường uống sẽ tiêu diệt