Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh parkinson ở người cao tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.52 KB, 3 trang )

Bệnh parkinson ở người cao tuổi
Bệnh parkinson được mô tả lần đầu tiên ở những người cao tuổi. James Parkinson
(1817) gọi đây là bệnh liệt rung, charcot (1886) nhấn mạnh rằng đây không phải là
bệnh lão hóa mà là một bệnh của tuổi già.
Các triệu chứng chính của bệnh
Run là biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh Parkinson. Đây là động tác bất thường
không hữu ý, xuất hiện ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, cũng có thể ở mặt, môi dưới,
lưỡi, hàm dưới, cằm Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan xuống gốc chi và khu
trú ở một bên trong cơ thể trong những năm đầu. Những biểu hiện này thường khởi phát
lặng lẽ, âm thầm. Có khi khởi phát run tương ứng với vị trí khu trú của một chấn thương.
Cũng có khi bệnh nhân hoàn toàn không
bị run (20%).
Hội chứng tăng trương lực cơ biểu hiện
ở sự tăng trương lực cơ quá mức, khi
đứng vững, nhất là bệnh nhân có tư thế
nửa gập, khi đã có một tư thế nào đó thì
khó buông thả ra, sờ nắn vào bắp cơ bao
giờ cũng cứng và căng. Mức độ co duỗi
của cơ bắp giảm, biểu hiện rõ nhất ở
khớp lớn. Những động tác bẩm sinh
như: chớp mắt, ngáp, nhai, nuốt, những
động tác biểu lộ cảm xúc ở vẻ mặt, chân tay, cử chỉ và những động tác phối hợp bị rối
loạn. Do đó, bệnh nhân có dáng bộ sững sờ, bất động, không có động tác hồn nhiên. Vẻ
mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt, nhai, nuốt chậm chạp, ngáp, cười, khóc cũng bị
trở ngại.
Các động tác thứ phát nói chung không mất nhưng đều trở ngại. Khi đi, khởi động chậm,
có khi do dự khá lâu. Lúc đã bước thì rất nhanh như chạy theo trọng tâm của mình, về tư
thế có thể là tư thế gập và tay không ve vẩy. Đã đi rồi muốn ngừng không được và rất

Ảnh: corbis
khó kết thúc động tác, cho nên cũng có khi đâm vào tường. Lời nói bắt đầu chậm chạp,


mất âm điệu, có khi nói rất nhanh. Khi viết khởi đầu chậm chạp ngập ngừng, chữ viết
ngày càng nhỏ đi. Các động tác khác như: ăn, đan len cũng chậm chạp. Động tác càng
hữu ý bao nhiêu, càng bị cản trở bấy nhiêu, động tác có thể bị ngắt quãng hoặc bị ngừng
lại, thê hiện tính thiếu nhịp nhàng trong vận động. Mặt khác, do ảnh hưởng của cảm xúc
có thể diễn ra những động tác bất thường. Thông thường, bệnh nhân bị ít xúc cảm nhưng
nếu bệnh nhân bị xúc cảm mạnh như vui mừng hoặc giận dữ, có những động tác rất linh
hoạt. Giảm động tác là một trong nhóm triệu chứng phức tạp, trên lâm sàng có khi chỉ
thấy triệu chứng này mà không kèm triệu chứng run.
Các triệu chứng khác:
Rối loạn cảm xúc: không bị rối loạn cảm giác khách quan, thường loạn cảm và đau đớn.
Nhiều trường hợp không chịu được nóng.
Rối loạn phản xạ: phản xạ gân xương nhạy, phản xạ mũi, mi mắt tăng.
Triệu chứng mắt: không có rung giật nhãn cầu. Những biểu hiện co mi mắt, cơn quay mắt
có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử viêm não.
Rối loạn thần kinh thực vật: ra nhiều mồ hôi, tiết nhiều nước bọt, tăng tuyến bã, táo bón,
phù, tím đầu chi.
Rối loạn tâm thần: không có biểu hiện sa sút tâm thần, hoạt động tâm thần chậm chạp, có
rối loạn tình cảm nhất là phản ứng trầm cảm (30-90%).
Các thể lâm sàng khác: rối loạn trương lực tư thế có các động tác bất thường. Rối loạn ở
mắt, tiểu não, tiền đình như mi mắt chớp luôn luôn, mất động tác giao nhãn cầu, cơn quay
mắt phối hợp với cơn quay đầu.
Nguyên nhân gây bệnh
Sau viêm não: cổ điển là bệnh Von Economo, một số viêm não B, bệnh giang mai.
Sau chấn thương: xảy ra ở vận động viên, làm
chảy máu ở các nhân xám trung ương.
Parkinson do di truyền, do u vùng đường não
giữa, bệnh Wilson do thâm nhiễm đồng ở gan
và não, do có bệnh ở mạch máu.
Bệnh Parkinson có thể điều trị bằng cả nội
khoa và ngoại khoa. Bệnh không có điều trị dự

phòng, chỉ dự phòng các biến chứng. Thầy thuốc điều trị phải nhấn mạnh tới các vấn đề
sau:
Thể lực: tập thể dục, điều trị vận động, đi lại.
Điều trị tâm thần: sự chăm sóc của gia đình.
GS. TS. Trần Đức Thọ


Tổn thương não gây bệnh Parkinson.

×