Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sinh học 7 - LỚP CHIM Bài 41 CHIM BỒ CÂU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.22 KB, 5 trang )

Tiết 43
LỚP CHIM
Bài 41 CHIM BỒ CÂU

I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh phải:
- Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ câu là tiến
bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài.
- Giải thích được cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống
bay lượn
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của
chim hải âu
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh vẽ hình 41.1 đến hình 41.4
- Băng hình về đời sống và sự bay lượn của chim bồ câu
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:




HOẠT ĐỘNG I ( 13 PHÚT )
ĐỜI SỐNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc tt sgk
- Hỏi
+ Cho biết tổ tiên của chim bồ câu
nhà ?
+ Đặc điểm sinh sản của chim bồ
câu ?
+ So sánh sự sinh sản của chim và


thằn lằn ?
+ Hiện tượng ấp trứng và nuôi con
có ý nghĩa gì ?
- Gv phân tích: Vỏ đá vôi giúp phôi
phát triển an toàn và sự ấp trứng
giúp phôi phát triển ít lệ thuộc vào
môi trường
- Đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức

- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


TIỂU LUẬN I
- Đời sống
+ Sống trên cây, bay giỏi
+ Tập tính làm tổ
+ Là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản
+ Thụ tinh trong
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
+ Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều
HOẠT ĐỘNG II ( 22 PHÚT )
CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc tt và quan
sát hình 41.1 và 41.2 SGK
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của
chim bồ câu ?
- Đại diện 2 học sinh trình bày đặc
điểm cấu tạo ngoài trên tranh
- Gv nhận xét và thống nhất đáp án
- Đọc tt quan sát hình 41.1 và 41.2
ghi nhớ kiến thức
- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Đại diện học sinh trình bày

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
đúng
- Hoạt động nhóm hoàn thành
bảng 1
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv sửa chữa và chốt lại theo
bảng mẫu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
41.3 và 41.4 SGK
- Yêu cầu hoàn thành bảng 2
- Gv gọi 1hs nhắc lại đặc điểm mỗi
kiểu bay
- Gv chốt lại kiến thức

- Hoạt động nhóm hoàn thành

bảng
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Sửa chữa đáp án nếu sai

- Quan sát hình 41.3 và 41.4 SGK

- Hoàn thành bảng 2
- Đại diện học sinh trình bày

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

TIỂU LUẬNII
- Cấu tạo ngoài ( nội dung bảng 1 )
- Chim có hai kiểu bay là vỗ cánh và lượn
IV/ CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: ( 5 PHÚT )
1- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời
sống bay.
V/ HƯỚNG DẪN ( 5 PHÚT )
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “ Em có biết ”
- Kẻ bảng 42
- Mỗi tổ chuẩn bị một chim bồ câu

×