Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Kỳ án vườn điều ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.4 KB, 26 trang )

>> Kỳ án vườn điều kỳ 6: Hủy bản án trái luật
>> Hồ sơ vụ án oan: “Kỳ án vườn điều”
>> Kỳ I: Án mạng trong vườn điều
>> Kỳ II: Vì sao các bị cáo kêu oan?
>> Hồ sơ vụ án oan: “Kỳ án vườn điều” kỳ 3: Chỉ vì một người “man mát
>> Kỳ án vườn điều kỳ 4: Những bản thông cung đáng ngờ
>> Kỳ án vườn điều: Kỳ 5: Chuyện bịa đặt…
Kỳ I: Án mạng trong vườn điều
“Kỳ án vườn điều” được coi là một trong những vụ án oan nổi tiếng cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Từ mối quan hệ bất chính
Ngày 19-5-1993, CQCSĐT CA tỉnh Bình Thuận phát hiện xác bà Dương Thị Mỹ (SN 1955, trú tại thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm
Tân, Bình Thuận) trong vườn điều tại thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Vụ án mạng đã chìm vào quên lãng trong nhiều năm trời. Đến ngày 12-12-1998, CQCSĐT CA tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định phục
hồi điều tra vụ án giết người, cướp tài sản của bà Dương Thị Mỹ.
Ngày 20-11-1999, Phó Thủ trưởng CQĐT CA tỉnh Bình Thuận là Trung tá Đinh Kỳ Đáp ký bản kết luận điều tra vụ án giết người
cướp tài sản công dân.
Theo bản kết luận: Khoảng đầu năm 1993, Trần Văn Sáng (SN 1959, trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) có quan hệ
tình ái với bà Dương Thị Mỹ cùng trú địa chỉ trên. Bà Mỹ đã ly thân với chồng là anh Huỳnh Ngọc Bửu, cả hai đã có với nhau 6 người
con, lớn nhất 20 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi. Hai vợ chồng chờ ngày toà để li hôn.
Trong quá trình quan hệ, bà Mỹ thường đến nhà riêng của Sáng, để tìm gặp nhiều lần, đồng thời hẹn hò nhau đi chơi ở nhiều nơi khác
như Lagi ở Hàm Tân (Bình Thuận), Xuân Hoà, Xuân Lộc (Đồng Nai)
Mối quan hệ giữa Sáng và bà Mỹ làm cho chị Nguyễn Thị Nhung (vợ Sáng) biết và tỏ ra rất ghen tuông. Nhiều lần bà Mỹ đến nhà tìm
gặp Sáng thì chị Nhung đều tỏ thái độ phản ứng như: Đập ly, chén, chửi bới, đe doạ bà Mỹ: “Mày là đồ đ…, mày dụ dỗ chồng tao, mày
coi chừng với tao ”. Mặc dù chị Nhung phản ứng gay gắt với Sáng nhưng Sáng và Mỹ không chấm dứt mối quan hệ bất chính, trái lại
Sáng còn hứa hẹn với Mỹ rằng cả hai sẽ đi nơi khác sống sau khi Mỹ chia tay chồng.
Khoảng 9g ngày 18-5-1993, chị Nhung giặt quần áo cho chồng tại giếng nước phía sau nhà và phát hiện trong túi quần của chồng có
một tờ giấy (loại giấy học sinh) bên trong có chữ viết với nội dung: “Mỹ muốn gặp Sáng vào 1g khuya đêm nay tại vườn điều ông Hai
Hoàng”. Khi phát hiện lá thư trên, chị Nhung tỏ ra rất căm tức bà Mỹ. Khoảng 17g cùng ngày Nhung gặp các em và mẹ ruột mình hẹn
tối cùng ngày đến nhà Nhung để bàn việc đánh ghen với bà Mỹ.
Khoảng 20g ngày 18-5-1993 tại nhà sau của gia đình chị Nhung đã có mặt những người sau: Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, chủ nhà),
Nguyễn Thị Lâm (1937, trú tại thôn 2, xã Tân Minh, là mẹ ruột của chị Nhung), Nguyễn Văn Sơn (tức Bé, SN 1965, trú tại Xuân Hoà,


Xuân Lộc, Đồng Nai, là em ruột chị Nhung), Nguyễn Thị Cẩm (SN 1966, trú tại thôn 2, xã Tân Minh, em ruột chị Nhung), Nguyễn
Văn Tiền (SN 1968, trú tại thôn 4, xã Tân Minh, em ruột chị Nhung), Nguyễn Thị Tiến (SN 1973, trú tại thôn 2, xã Tân Minh, em ruột
chị Nhung), Huỳnh Văn Nén (SN 1962, chồng của chị Cẩm), Trần Thanh An (SN 1977, con ruột chị Nhung), Trần Thanh Vân (tức Tý,
SN 1979, con ruột chị Nhung).
Sau khi những người này có mặt tại nhà sau của gia đình, chị Nhung nói với mẹ và em: “Đánh cho Mỹ một trận ”. Sau đó chị Nhung
lấy lá thư mà chị Nhung tìm thấy trong túi quần của Sáng cho tất cả cùng xem. Đồng thời Nhung yêu cầu mẹ, các em, con đánh bà Mỹ.
Được mẹ, các em, con đồng tình, chị Nhung hẹn tất cả khoảng 12g tập kết tại vườn điều ông Hai Hoàng thuộc đội 10 hợp tác xã 2 Tân
Minh, huyện Hàm Tân để phục chờ sẵn bà Mỹ đến gặp Sáng để thực hiện.
Đến cái chết trong vườn điều
Hồ sơ CQĐT thể hiện: Theo kế hoạch đã bàn bạc, khoảng 11g30 đêm ngày 18-5-1993, Sơn đến đống cây phía sau nhà của gia đình chị
Nhung, rút một đoạn cây to bằng cổ tay người lớn dài khoảng 80cm. Lâm lấy một con dao phay (loại dao thái thịt), dài khoảng 40cm,
cán gỗ lưỡi rộng 5cm. Lâm và Sơn cầm dao và cây đi đến vườn điều trước.
Tiếp theo, Tiền, An, Vân đi tay không đến vườn điều. Khoảng 15 phút sau, các tên còn lại gồm: Nhung, Tiến, Cẩm, Nén đi bộ đến
vườn điều. Riêng Nén có bọc theo một con dao thái thịt, cán nhựa màu vàng (theo Nén khai thì con dao này Nén lấy từ nhà mình đem
theo).
Khoảng 0g15, tất cả bọn ngồi núp trong vườn điều (phía giáp đường đi Tánh Linh) gần nhà ông Hai Hoàng.
Hiện trường vụ án
Khoảng 1g15 ngày 19-5-1993, Sáng đi bộ một mình đến vườn điều ngồi (cách chỗ Nhung và đồng bọn phục khoảng 20m) hút thuốc lá
chờ bà Mỹ, khoảng 10 phút sau bà Mỹ đi từ hướng chợ vào vườn điều và đi đến chỗ Sáng đang ngồi hút thuốc lá. Chờ cho Sáng và bà
Mỹ ngồi ôm nhau, Nhung ra hiệu cho đồng bọn xông vào.
Nguyễn Thị Lâm nhảy vào dùng dao phay chém bà Mỹ nhiều nhát, trong đó có một số nhát trúng vào mặt gần quai hàm. Ngay lập tức
tên Sơn (Bé) dùng cây đem theo đập vào đầu, người bà Mỹ nhiều phát, các tên còn lại đều xông vào cào cấu, đấm đá bà Mỹ. Khoảng 2
phút sau thì bà Mỹ gục và không kêu la được một tiếng nào. Khi bà Mỹ bị tấn công thì Sáng bỏ chạy thoát ra khỏi vườn điều coi như
không hay biết gì.
Ngay sau khi bà Mỹ gục thì Nhung dùng kéo mang theo cắt một đường tóc và bỏ tóc lại hiện trường, Tiến đến lột tất cả các nữ trang có
trên người nạn nhân gồm: 2 nhẫn vàng, 1 chiếc bông tai, 1 sợi dây chuyền vàng 18K, 1 chiếc đồng hồ hiệu Seiko chạy pin.
Khi lấy xong vì ngực áo của bà Mỹ bị bung ra một bên ngực nên Tiến kéo áo ngực lên cho bà Mỹ. Ngay sau đó An, Vân (Tý) chạy đến
đống rác cách đó khoảng 20m. An cầm một chiếc chiếu rách, Tý cầm hai cái sọt tre (loại sọt đựng rau cải). An dùng chiếu trải ra rồi
cuốn xác bà Mỹ vào chiếc chiếu, Tý dùng hai sọt úp lên trên xác từ trên đầu xuống nhưng vẫn còn lòi phần chân ra ngoài.
Giấu xong xác, tất cả bọn đều bỏ chạy về nhà riêng. Sau khi về nhà, Nén cất giấu con dao vào bếp rồi chạy đến nhà Lâm. Thấy Tiền

đang bỏ con dao phay mà Lâm dùng để chém nạn nhân vào một chiếc túi xi măng (loại dùng đựng đất đèn thải ra), Nén liền lấy cuốc
đào sâu khoảng 0,5m để Tiền bỏ dao phay xuống rồi lấp đất lại.
Rạng sáng, Nén đi làm rừng, khoảng một tuần sau mới về lại nhà riêng, lúc đó xác của bà Mỹ đã được khám nghiệm và gia đình chôn
cất xong.
Vụ án tưởng chừng đã khép lại với những chi tiết, tình huống khá rõ ràng mà CQĐT đã xác minh như ở trên. Thế nhưng, phía sau đó là
rất nhiều bí ẩn, rất nhiều nỗi đau. Có những người trong cuộc đến khi chết vẫn không thể nhắm mắt, vì sao?
Kỳ II: Vì sao các bị cáo kêu oan?
Vụ án mạng trong vườn điều chìm vào quên lãng nhiều năm trời. Từ một vụ án khác, CQĐT phát hiện một manh mối liên quan đến vụ
án vườn điều…
"Chìa khóa" Huỳnh Văn Nén
Theo biên bản khám nghiệm hiện trường lúc 14g30 ngày 21-5-1993 của CQĐT CA tỉnh Bình Thuận: Hiện trường xảy ra vụ án trong
vườn điều của gia đình ông Hai Hoàng, thuộc đội 10 HTX 2 xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Tử thi nằm ở tư thế co
nghiêng phải, ở phía trên tử thi được đậy 02 cái sọt tre, gần đó phát hiện hai vết máu lớn đã khô và nhiều sợi tóc.
Bị cáo Huỳnh Văn Nén trước vành móng ngựa
Theo biên bản khám nghiệm tử thi hồi 15g40 ngày 21-5-1993: Tử thi nằm co, mặc quần áo đồng bộ có điểm đen và vàng, áo phía trước
bị rách hở ngực, ống quần bên phải bị cuốn lên đến đùi.
Ngày 4-6-1993, tổ chức giám định pháp y tỉnh Bình Thuận đã có Biên bản giám định pháp y số 48/93/PYBT đã kết luận nguyên nhân
tử vong của nạn nhân: "Choáng nặng do nhiều vết chém bằng vật sắc vào vùng mặt bên trái, đỉnh đầu phải, hai cẳng tay và nhiều vết
đập bằng vật tày vào vùng cằm má phải, trên cơ địa viêm tử cung âm đạo".
Theo CQĐT, trong quá trình điều tra vụ án giết người khác, CQĐT bắt được Huỳnh Văn Nén và Nén đã khai nhận vụ án trong vườn
điều, đồng thời khai nơi chôn giấu con dao phay. CQĐT đã tìm thấy được một đoạn kim loại gỉ sét chôn dưới đất bên mép bờ ruộng có
kiểu dáng giống dao phay.
Ngày 31-12-1998, Phân viện Khoa học hình sự Bộ CA TP Hồ Chí Minh đã có Kết luận số 1958/C21B: "Mẫu vật được niêm phong có
hình dấu của CQCSĐT CA tỉnh Bình Thuận chứa vật cứng dạng kim loại sét gỉ gửi giám định có chứa thành phần chính là Fe".
Các bị can còn lại rất ngoan cố, quanh co chối cãi nhưng CQĐT vẫn chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND tỉnh Bình Thuận đề nghị truy tố
các bị can: Nhung, Lâm, Sơn (Bé), Tiền, Cẩm, An, Vân (Tý), Nén và Sáng. Các bị can trên đã phạm vào các tội giết người, cướp tài
sản của công dân và không tố giác tội phạm theo các điều khoản đã nêu trên. Đồng thời đề nghị TAND tỉnh Bình Thuận áp dụng Điều
34 BLHS năm 1985 buộc các bị can phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí mai táng hợp lí, do ông Huỳnh Ngọc Bửu (chồng nạn
nhân) kê khai là 14.800.000 đồng. Buộc Tiến phải bồi thường 1.800.000 đồng giá trị các đồ trang sức mà Tiến đã cướp.
"Ẩu quá!"

Ngày 12-10-2000, VKSND tỉnh Bình Thuận có bản cáo trạng, nhận định đây là vụ án giết người có tổ chức, các bị can đều là những
người thân ruột thịt trong một gia đình, nguyên nhân là do ghen tuông tình ái. Sau khi phạm tội, đồng bọn đã cấu kết chặt chẽ với nhau
nhằm đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật với các hình thức, phương pháp, thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt nên vụ án xảy ra
từ năm 1993 đến năm 1998, thông qua một vụ án khác CQĐT mới phát hiện làm rõ.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án
Nhung phạm tội với vai trò cầm đầu, tổ chức, xúi giục người khác phạm tội. Thị đã chủ động tính toán thời gian, địa điểm mai phục để
gây án. Sau khi bà Mỹ bị giết chết, Nhung đã có hành vi dùng tay xé áo ngực, dùng kéo cắt tóc, che giấu tử thi nhằm ngăn chặn sự phát
hiện kịp thời của các cơ quan pháp luật.
Quá trình điều tra, Nhung khai báo quanh co thiếu thành khẩn, tỏ rõ thái độ chống đối pháp luật vì thế cần xử phạt một mức án nghiêm
khắc để làm gương.
Các tên Sơn, Lâm và Tiền tham gia việc bàn bạc đánh ghen tại nhà Nhung và tham gia mai phục tại vườn điều để gây án.
Lâm dùng dao phay chém vào đầu, vào mặt, vào tay nạn nhân. Sơn có hành vi dùng cây tròn đánh bà Mỹ nhiều cái vào đầu, cổ, gáy.
Quá trình điều tra, 2 tên Sơn và Tiền chối quanh không nhận tội nhưng căn cứ vào các lời khai nhân chứng, kết quả giám định pháp y
tử thi, những vết thương dập nát nham nhở là do Sơn dùng gậy gây ra. Những vết thương ở lưng, ở ngực nạn nhân có kích thước đều
nhau từ 1cm - 2cm là do đầu cây ba vuông của Tiền gây ra. Đây là những tên có hành vi đánh chém trực tiếp gây nên cái chết cho nạn
nhân, sử dụng hung khí nguy hiểm, tỏ rõ quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.
Quá trình điều tra, các tên Sơn, Tiền khai báo không thành khẩn, tỏ rõ thái độ chống đối pháp luật, cần áp dụng hình phạt thật nghiêm
khắc để làm gương. Đối với Lâm tỏ ra ăn năn hối lỗi, thành khẩn khai báo cần xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.
Các tên Tiền, Nén, tham gia bàn bạc đánh ghen ngay từ đầu và tỏ ra đồng tình với ý đồ gây án của Nhung. Sau đó tham gia vườn điều
mai phục và chứng kiến đồng bọn đánh chém bà Mỹ. Sau khi nạn nhân chết, đồng bọn sai Vân cùng với An dùng chiếu và sọt tre che
giấu xác nạn nhân.
Trong vụ án này Vân, An, Cẩm đồng phạm tội "Giết người" nhưng xét thấy An và Vân phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên. Cẩm do bị
lôi kéo kích động nên đi theo đồng bọn đến chứng kiến mà không có hành động giết bà Mỹ nên VKSND tỉnh Bình Thuận đình chỉ bị
can, miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với Sáng, khi bà Mỹ bị Nhung và đồng bọn tấn công, giết chết tại vườn điều ông Hai Hoàng. Sáng đã bỏ chạy, sau đó còn chạy
qua, chạy lại chứng kiến hành vi phạm tội của vợ và đồng bọn nhưng sau đó không tố giác hành vi phạm tội của đồng bọn.

Ngoài ra, ở thời điểm năm 1993, y còn là xã đội phó xã Tân Minh. Sau khi vụ án được phát hiện phục hồi điều tra, Sáng đã khai báo
quanh co không thành khẩn, bàn bạc với gia đình đối phó với cơ quan pháp luật, bản thân y đã có nhiều đơn gửi đến nhiều cơ quan ở
địa phương và trung ương với nội dung sai sự thật, vu khống CQĐT bức cung, nhục hình. Hành vi đó đã thể hiện bản chất chống đối

pháp luật, phạm vào tội: "Không tố giác tội phạm" cần truy tố xử lí y một mức án nghiêm khắc để làm gương cho kẻ khác.
Hành vi phạm tội trên đây của Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Tiến, Huỳnh
Văn Nén, Nguyễn Thị Cẩm gây bất bình, phản ứng trong nhân dân địa phương, do vậy cần phải truy tố xử lí nghiêm theo pháp luật để
trừng trị, đồng thời nhằm giáo dục, phòng ngừa tội phạm chung.

Do vậy, VKSND tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố các bị can Nhung, Sơn, Lâm, Tiến, Tiền, Nén đã phạm vào tội "Giết người" theo
điểm đ, khoản 1 Điều 101 BLHS năm 1985. Nguyễn Thị Tiến còn phạm thêm tội "Cướp tài sản của công dân" theo khoản 1 Điều 151
BLHS năm 1985. Trần Văn Sáng phạm vào tội "Không tố giác tội phạm"
Vì sao vụ án đã nhiều năm chìm vào quên lãng, CQĐT lại có đầu mối để phục hồi điều tra? Vì sao các bị cáo lại gửi đơn kêu oan khắp
nơi? Thêm nữa, bị can Huỳnh Văn Nén, là "chìa khóa" để CQĐT phá án lại có một bí mật khiến những ai biết đều ngán ngẩm lắc đầu
cho rằng: "Ẩu quá".
Hồ sơ vụ án oan: “Kỳ án vườn điều” kỳ 3: Chỉ vì một người “man mát”
CQĐT bắt Huỳnh Văn Nén từ một vụ án khác rồi khám phá “kỳ án vườn điều”. Phía gia đình Nén cho biết, Nén là một người bị “man
mát”, thần kinh không bình thường từ nhỏ. Từ cái “man mát” ấy, cả một gia đình bị rơi vào vòng lao lý.
“Nhận tội mới đúng sự thật” (?)
HĐXX TAND tỉnh Bình Thuận nhận định: Bị cáo Nguyễn Thị Nhung cũng bị VKSND tỉnh Bình Thuận truy tố về tội “Giết người”.
Nhưng bị cáo Nhung bị bệnh ác tính hiểm nghèo đang điều trị tại Trung tâm ung bướu TP Hồ Chí Minh không thể có mặt tại phiên toà
được. 23g50 ngày 24-2-2001 bị cáo Nhung chết tại gia đình. TAND tỉnh Bình Thuận ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị
cáo Nhung.
HĐXX xét thấy rằng: Bị cáo Huỳnh Văn Nén (em rể Nhung, con rể Lâm) trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa hôm đó vẫn
một mực khẳng định: Chính bị cáo đã tham gia cùng với Nhung, Lâm, Sơn, Tiền, Tiến cùng một số người khác như Cẩm (vợ Nén),
An, Vân (con ruột Nhung) do Nhung tổ chức đi đánh bà Mỹ vào khuya ngày 18 rạng ngày 19-5-1993 làm cho bà Mỹ chết tại chỗ.
Phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén
Bị cáo Nguyễn Thị Lâm: Trong quá trình điều tra, lúc đầu chưa nhận tội, sau đó khai nhận tội, đến lúc cơ quan VKSND tỉnh tống đạt
bản cáo trạng và tại phiên toà hôm đó bị cáo lại cho rằng bị cáo không phạm tội, tự cán bộ điều tra hỏi cung tự ghi, tự biên, tự diễn rồi
làm cáo trạng còn bị cáo không biết gì cả.
Các biên bản hỏi cung bị can đều do ĐTV ghi nhận lời khai của bị cáo nhận tội, có nhiều biên bản hỏi cung được tiến hành dưới sự
chứng kiến của cán bộ CA nơi giam giữ bị cáo. Bị cáo cũng đã tự viết 2 bản tự khai, nhờ một phạm nhân khác tên Nguyễn Thanh Hiệp
viết giùm 1 bản theo lời trình bày của bị cáo, những bản tự khai này cũng thừa nhận hành vi phạm tội của bị cáo và các đồng phạm.
CQĐT đưa ra một bức thư Lâm gửi Sáng để làm bằng chứng:

“Ngày 20-6-1999
Sáng con, chuyện gia đình má đã khai hết rồi, bây giờ má bàn với con hay là mình đổ thừa cho một đứa chịu tội thôi, để nó đứng ra
nó nhận, chứ không thì nó bắt cả gia đình mình, phần má, má khai cung hết rồi, hôm 17, cán bộ xuống lấy cung má đổ thừa cho thằng
Sinh với thằng Nén cầm dao giết con Mỹ, rồi thằng Nén lấy vàng ”.

Tại nhiều biên bản hỏi cung bị cáo mà nội dung lời khai nhận tội, bị cáo Lâm có khai:
“Những vấn đề trên, tôi không nghe ai nói cả, thằng Nén khai chưa tôi không biết, cán bộ hỏi cung chưa bao giờ gợi ý cho tôi khai”
(cung ngày 3-3-1999).
“Tôi biết sao khai vậy và không ai chỉ đạo cho tôi khai báo và một lần nữa tôi khẳng định, tôi chưa bao giờ biết Huỳnh Văn Nén khai
tại CQCA như thế nào” (cung ngày 16-9-1999).
“Tôi nhận thấy việc làm của gia đình tôi và bản thân tôi là sai trái, không thể che giấu được nên tôi quyết định gặp cán bộ để xin khai
báo, ngoài ra tôi không gặp bất kì ai và không có bất kì người nào tác động xúi giục, dụ dỗ, hướng dẫn tôi khai báo” (cung ngày 30-9-
1999).
“Trong quá trình hỏi cung, các cán bộ điều tra không có đánh đập hoặc bức cung, nhục hình gì cả. Thái độ cán bộ điều tra tỏ ra lịch sự,
tôn trọng tôi vì tôi là người lớn tuổi” (Viện kiểm sát tỉnh phúc cung ngày 18-12-2000).
Với những tình tiết trên, rõ ràng, việc không khai nhận tội và đổ lỗi cho cán bộ điều tra của bị cáo Nguyễn Thị Lâm chỉ là những lời
biện bạch để chối tội mà thôi còn lời khai nhận tội mới đúng là sự thật.
“Đọc xong đốt liền”
Trần Thanh Vân cũng là bị can trong vụ án nhưng tính đến ngày phạm tội 19-5-1993 Vân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Vân
cũng tự viết bản tự khai nhận tội.
Tòa đưa ra bằng chứng một bức thư Vân gửi Tiền ở trong tù, nội dung thư: “Cậu Tiền, con Tý, cậu ơi, cậu khai những gì cho con biết,
sao con lo quá, nói những điều chính là con hiểu, CA hỏi cung con mà cứ bắt con phải nhận tội, con nói là gia đình mình bị oan, tôi
không có làm sao ép tôi nhận tội, tôi không nhận, khổ cực thế nào cũng không nhận nghe cậu, chuyện này không phải nhỏ, mang tiếng
cả đời, con thì cậu đừng lo trả lời được, cậu nói những điều chính là con hiểu Đọc xong đốt liền. Tý”.
Trần Thanh Vân còn khai tại CQĐT: “Những lời khai trên là do tôi tự khai, không có ai hướng dẫn, gợi ý, cưỡng ép cũng chưa bao giờ
tôi được nghe những người khác khai về vụ án như thế nào cả” (lời khai ngày 19-11-1999).
“Sau này dù ai xui tôi khai lại, kể cả người thân, luật sư xúi, tôi cũng không khai lại, vì đã khai thì không thể né tránh được sự thật, hơn
nữa tôi khai ra sự thật để lòng thanh thản và mong được hưởng khoan hồng của pháp luật” (VKSND tỉnh phúc cung ngày 19-4-2000).
Tại phiên toà, Vân khai sở dĩ khai nhận tội là do cán bộ điều tra viết biên bản hỏi cung sẵn, đánh đập nhục hình buộc phải kí vào biên
bản. Lời khai trình này, xét không có căn cứ để chấp nhận.

Còn các lời khai kêu oan của các bị cáo Sơn, Tiền, Tiến và An, Cẩm chỉ là những lời chối tội. Do đó, các bị cáo Lâm, Sơn, Tiền, Tiến
và Nén đã phạm vào tội “Giết người”. Bị cáo Tiến còn phạm vào tội “Cướp tài sản của công dân”. Bị cáo Trần Văn Sáng: Quá trình
điều tra cũng như tại phiên toà hôm nay vẫn khai rằng: Quan hệ giữa bị cáo và bà Mỹ chỉ là mối quan hệ bình thường như những người
khác, tối 18-5-1993 không gặp bà Mỹ ở vườn điều, không chứng kiến ai đánh bà Mỹ.
Xét, đây là vụ án có tổ chức, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo có khác nhau. Đối với Nguyễn Thị Nhung, toà án đã có quyết
định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị cáo, còn các bị cáo khác HĐXX nhận xét như sau: Các bị cáo Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn
Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Huỳnh Văn Nén đều đồng phạm tội “Giết người”. Bị cáo Nguyễn Thị Tiến phạm 2 tội “Giết người” và “Cướp
tài sản của công dân”. Bị cáo Trần Văn Sáng, phạm tội “Không tố giác tội phạm”.
Kỳ án vườn điều kỳ 4: Những bản thông cung đáng ngờ
“Kỳ án vườn điều” có quá nhiều bản thông cung của các bị cáo gửi cho nhau trong trại giam một cách đáng ngờ. Tại sao bị cáo Nén,
“chìa khóa” giúp CQĐT phá án, lại được CQĐT “ưu ái” đặc biệt, phải chăng do Nén bị “mát”?
Kêu trời vì… giấy thông cung
Hồ sơ CQ CSĐT CA tỉnh Bình Thuận thể hiện: Ngày 22-6-1999, đồng chí Nguyễn Duy Cảnh là cán bộ bảo vệ nhà tạm giữ CA Hàm
Thuận Bắc, thông qua kiểm soát hành chính đã phát hiện phạm nhân tự giác Nguyễn Thị Kim Lan giấu một lá thư của Nguyễn Thị
Lâm gửi cho Trần Văn Sáng (nội dung số trước đã đưa).
Trước đó ngày 10-6-1999, Nguyễn Thị Lâm đã kể nội dung vụ án giết và cướp tài sản của Dương Thị Mỹ cho Nguyễn Thị Kim Lan
nghe và nhờ chị Lan viết thư thông cung gửi về cho Sáng với nội dung: “Sáng con, má đã nói thật chuyện gia đình mình với cô Lan ở
cùng phòng với má. Cô Lan đến con cứ nói thật cô Lan có người nhà làm lớn, mình nhờ cô ấy lo giùm”.
Tất cả các tài liệu nêu trên, CQ CSĐT đã gửi giám định và ngày 08-10-1999 Tổ chức giám định KTHS đã có kết luận chữ viết trong
thư gửi Sáng và chữ viết trong bản tự khai của Nguyễn Thị Lâm do một người viết ra.
Ngày 10-7-1999, phạm nhân Nguyễn Thị Kim Lan cũng đã có đơn tố cáo hành vi giết, cướp tài sản của công dân, do Nguyễn Thị Lâm
và gia đình thực hiện.
Ngày 20-7-1999 anh Lê Bá Hải là phạm nhân cùng phòng với Nguyễn Văn Tiền đã có đơn tố cáo hành vi giết người của Nguyễn Văn
Tiền và đồng bọn như sau: Trước khi xảy ra vụ án, Sáng là anh rể của Tiền có quan hệ tình ái với Dương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Nhung
là chị ruột của Tiền (là vợ Sáng) phát hiện nên gọi Tiền và những người khác trong gia đình Tiền tham gia đánh ghen bà Mỹ, quá trình
xảy ra vụ án cả gia đình Tiền tham gia nhưng trực tiếp đánh là Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Thị Nhung. Cũng trong
quá trình điều tra, phạm nhân Lê Ngọc Lãng là phạm nhân tự giác được giao đưa cơm cho Trần Thanh Vân ở buồng giam, ngày 05-10-
1999 đã có đơn tố cáo Trần Thanh Vân thông cung với Nguyễn Văn Tiền như sau:
Ngày 20-9-1999, Lê Ngọc Lãng hỏi Vân: “Mày có phải là Tý chung vụ với Tiền không? - Tý (Vân) trả lời “đúng”. Lãng nói: “Ông
Tiền hỏi mày có khỏe không, hình như ông ấy khai rồi”. Lúc đó Vân tái mặt và nhờ Lê Ngọc Lãng nói lại với Nguyễn Văn Tiền rằng:

“Nằm im, đừng có khai gì hết, phận ai người đấy lo, cứ yên tâm, 03 tháng nữa sẽ về”. Ngày hôm sau, Trần Thanh Vân cho Lê Ngọc
Lãng một chiếc quần dài để Lãng giúp đỡ việc thông cung.
Ngày 14-10-1999, Trần Thanh Vân nhờ Huỳnh Quang Sáng là phạm nhân tự giác chuyển một lá thư cho Nguyễn Văn Tiền thì bị phát
hiện bắt giữ (nội dung số trước đã đưa).
Tài liệu trên, CQĐT đã gửi giám định. Ngày 11-11-1999, phòng KTHS CA Bình Thuận đã có Kết luận số 137/TBGĐ kết luận: “Chữ
viết trên thư gửi cậu Tiền, viết bằng bút bi xanh trên giấy học sinh, không đề ngày tháng năm với chữ viết trong bản khai ghi họ Trần
Thanh Vân, viết bằng bút bi lục xanh trên giấy trắng ngày 18-10-1999 là do chữ của một người viết ra”.
Ngoài ra, ngày 10-11-1999 anh Trần Anh Tuấn là phạm nhân giam cùng phòng với Trần Thanh Vân cũng đã có đơn tố cáo Trần Thanh
Vân và gia đình y đã trực tiếp gây án giết, cướp tài sản của bà Dương Thị Mỹ. Quá trình điều tra bị can Trần Thanh Vân cũng đã thừa
nhận vụ án giết và cướp tài sản của Dương Thị Mỹ là do mẹ, bà và các cậu của y gây ra nhưng y không trực tiếp tham gia.
Về những bản thông cung này, các bị cáo đã kêu oan khắp nơi cho rằng bị ép phải viết.
Bí mật của Huỳnh Văn Nén
Ông Huỳnh Văn Truyện (bố đẻ Nén) đã có thư gửi tới các cơ quan chức năng kêu cứu.
“Tôi khẩn thiết kêu oan cho con là Huỳnh Văn Nén, vừa bị TAND tỉnh Bình Thuận kết tội giết người. Chữ nghĩa ít, kiến thức pháp luật
hạn hẹp, không đủ sức minh oan cho con, tôi chỉ trông cậy vào luật sư nhưng luật sư do TAND tỉnh Bình Thuận chỉ định lại thiếu
lương tâm, quá vô trách nhiệm, đã bỏ qua quyền kháng cáo của con tôi, không còn tin vào luật sư do tòa Bình Thuận chỉ định nữa, gia
đình tôi nhờ luật sư riêng thì TAND tỉnh Bình Thuận đã tìm mọi cách cản trở…”.
Cả xã ai cũng biết Nén là đứa bị “mát”, dở người, chưa học hết được lớp 2. Vậy mà năm 1998 lại bị CA tỉnh Bình Thuận bắt giam về
tội giết bà Lê Thị Bông để lấy một chỉ vàng. Suốt từ ngày bị bắt 17-5-1998 đến nay, gia đình không được phép gặp mặt.
Ngày 31-8-2000, tòa án mới đưa Nén ra xét xử nhưng gia đình cũng không được biết. Trước khi phiên toà mở mấy ngày, có người đã
viết đơn tố cáo những kẻ giết bà Bông là Nguyễn Thọ và Hồ Thanh Việt (Chín điếc) đã bỏ trốn nhưng không có cơ quan nào xem xét.
Toà xử Nén tù chung thân. Biết rõ con mình bị oan nhưng vì tăm tối ít chữ, không hiểu kháng cáo là thế nào nên tôi tìm đến bà luật sư
Nguyễn Ngọc Ký, người mà TAND tỉnh Bình Thuận chỉ định bào chữa cho Nén nhưng bà luật sư này có lẽ thấy gia cảnh tôi quá nghèo
nên nhẫn tâm, thờ ơ, vô trách nhiệm đã không bào chữa gì mà còn quên luôn cả quyền kháng cáo kêu oan của Nén.
Kỳ án vườn điều: Kỳ 5: Chuyện bịa đặt…
“Nếu như toàn bộ người thân trong gia đình không thực hiện đúng lời di chúc của tôi, thì tôi có nhắm mắt xuôi tay, linh hồn tôi cũng
không siêu thoát ra đi mà cứ quanh quẩn ở…”, trích di chúc của bị cáo Nguyễn Thị Nhung.
Bước ngoặt
Kêu oan ở Bình Thuận không ăn thua, gia đình các bị can cầu cứu sự giúp đỡ từ những mạnh thường quân ở tỉnh khác. Một trong
những mạnh thường quân ấy là ông Nguyễn Quốc Thước, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An. Sau khi xem xét kỹ lưỡng đơn kêu cứu từ

gia đình các bị can, ngày 18-12-2000, ông Thước đã có thư gửi Viện trưởng Viện KSND Tối cao, xin trích nguyên văn nội dung:
“Kính gửi: Đồng chí Viện trưởng VKSND Tối cao
Tôi nhận được một lá thư ngỏ về việc oan sai của 10 công dân vô tội ở Bình Thuận (gửi đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
cá nhân tôi).
Tuy đã gửi tới các đồng chí lãnh đạo nhưng thấy sự việc liên quan đến các cơ quan pháp luật và nếu như những nội dung trong thư là
đúng theo tinh thần của Quốc hội và ý kiến đồng chí Viện trưởng tại các kì họp cần được xem xét, nếu sai thì phải được minh oan, do
vậy tôi xin chuyển đến đồng chí Viện trưởng để cho kiểm tra xác minh và có kết luận (chắc chắn hồ sơ đã có tại quý Viện).
Bà Nguyễn Thị Lâm đang đối chất trước tòa
Vừa qua có nhiều đơn khiếu nại nhưng khi cơ quan pháp luật cấp trên xem xét vẫn cứ lấy những chứng cứ cũ của cơ quan xét xử cấp
dưới mà đương sự cho là chứng cứ giả (không thật), đương sự không được xuất trình chứng cứ chứng minh sự đúng đắn của khiếu nại
nên sau khi có kết luận, trả lời, đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại. Do vậy, đề nghị đồng chí Viện trưởng khi xem xét lại, cần cho đương
sự trình bày những chứng cứ thật (theo đương sự) để đối chứng, kết luận.
Bức thư ông Thước gửi tới Viện KSND Tối cao ít nhiều đã có tác dụng. Để rồi thời gian sau đó, các bị can được tạo điều kiện đưa ra
các chứng cứ mới tại tòa nhằm bác bỏ những chứng cứ mà họ cho là giả, bị ép phải nhận. Đây có thể nói là bước ngoặt trong hành trình
giải oan của các bị can trong “Kỳ án vườn điều”.
“Chuyện bịa đặt…”
Sau mười bốn tháng bị cơ quan tiến hành tố tụng tạm giam, chị Nguyễn Thị Nhung mắc bệnh hiểm nghèo ung thư tử cung, được đưa
vào Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chữa trị. Trong quá trình điều trị, bệnh viện phát hiện trong người chị Nhung có vô số bệnh
khác, mà tất cả những bệnh ấy đều khó chữa, đều dồn chị Nhung đến con đường chết.
Trả lời câu hỏi của các PV, nhà báo về nội dung kết luận điều tra, chị Nhung cho biết: “Không đời nào có chuyện chồng tôi ngoại tình
với bà Mỹ. Nếu anh ấy phụ bạc tôi thì thiếu gì người mà lại quan hệ với người đàn bà có 7 con, đã có dâu, rể lại kém nhan sắc? Còn
nói tôi giặt quần áo cho chồng rồi phát hiện lá thư bà Mỹ gửi là chuyện bịa đặt. Tôi bán hàng ăn tối ngày bận nên quần áo chồng con
đều do em tôi giặt cả. Vào lúc 9g sáng khách vẫn còn đông, tôi không thể bỏ khách để đi giặt quần áo…”.
Sau một thời gian điều trị, biết mình không qua khỏi, chị Nhung viết bản chúc thư để lại, nội dung đầy trách móc:
“Tôi tên Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, trú tại xóm 4, thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Nay tôi bị bịnh ung thư
tử cung đang nằm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Trước đây cơ quan CA điều tra tỉnh Bình Thuận bắt oan sai, tạm
giam tôi tại CA tỉnh, cán bộ điều tra đã dùng biện pháp bức cung, nhục hình, tra tấn, đánh đập tôi tàn bạo, dã man trong trại giam.

Điều kiện sinh hoạt, tôi mắc phải bịnh ung thư tử cung, nay sức khỏe tôi bị suy kiệt, hơi thở sắp lụi tàn, tôi diết (viết – tác giả) di chúc
nầy để lại toàn bộ cho người thân trong gia đình. Trước khi tôi nhắm mắt xuôi tay, kính gửi cha mẹ ruột, cha mẹ chồng, nội ngoại,

người thân và chồng Trần Văn Sáng thực hiện nguyện vọng của tôi như sau (trích):
Tài sản gia đình trước đây đã bán nhà, đất, xe để đi kiện, nay còn lại phải vơ vét toàn bộ dù nghèo, đói, rách, chồng tôi Trần Văn Sáng
và toàn bộ người thân trong gia đình cũng phải đội đơn đến Quốc hội gặp lãnh đạo cao nhứt để minh oan giải quyết cho tôi, khi đó linh
hồn tôi mới siêu thoát, thanh thản ra đi”
Khi chị Nhung sắp mất, bệnh viện trả về cho gia đình, bà con trong vùng kéo đến thăm hỏi, cho tiền, gạo, rau, thịt, hoa quả. Chị Nhung
mất, suốt một ngày đêm, người trong xã mà đặc biệt là dân thôn 1, thôn 2 không sót gia đình nào là không đến phúng.
Chị Nhung mất được bảy ngày thì ông Đinh Kỳ Đáp, Phó Thủ trưởng CQĐT CA tỉnh Bình Thuận, và cán bộ điều tra là ông Cao Văn
Hùng đến thăm, có tiền phúng điếu và đưa thư chia buồn.
Kỳ án vườn điều kỳ 6: Hủy bản án trái luật
Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) tại TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều tình tiết mâu thuẫn trong “Kỳ án vườn điều” mà CQĐT
không làm rõ. TANDTC cũng quyết định hủy bản án trái luật của TAND tỉnh Bình Thuận.
Nhiều tình tiết vô lý
Ngày 5-4-2002, Toà phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án vườn điều.
Tại phiên toà, HĐXX TANDTC nhận định: Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, quá trình thẩm tra, xét hỏi tại phiên toà
phúc thẩm. Xét yêu cầu kháng cáo của các bị cáo, của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, của đại diện gia đình bị hại thấy
rằng, trong quá trình điều tra, tại các biên bản ghi lời khai Nguyễn Thị Nhung đều xác nhận tối 18-5-1993 ngủ ở nhà, còn có anh Hứa,
anh Tuấn kiểm lâm làm chứng.
Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm xác nhận tối 18-5-1993, hạt kiểm lâm có anh Hứa, anh Tuấn mắc võng kế anh Hổ ngủ nhà chị Nhung. Ngày
12-6-1993 bị cáo Trần Văn Sáng xác nhận đêm 18-5-1993 ngủ ở nhà bị cáo có anh Hứa và anh nào cất võng nằm hướng phía tay trái.
Bị cáo Nguyễn Thị Tiến đang trả lời các câu hỏi của HĐXX
Khoảng 1g kém 15 ngày 19-5-1993, Sáng đến nhà anh Chi, sau đó về quán nhà chị Tuyết thì gặp Muôi nhưng CQĐT chưa điều tra
những nhân chứng nêu trên để xác định tối 18-5-1993 và sáng sớm ngày 19-5-1993 Trần Văn Sáng làm gì, ở đâu? Đây là thiếu sót của
CQĐT.
Tại biên bản ghi lời khai ngày 3-1-1999, bị cáo Nguyễn Thị Lâm xác nhận sau khi bà Mỹ bị giết chết thì bà Lâm vào TP Hồ Chí Minh
phụ bán cơm cho chồng bà Nguyễn Thị Ngọc ở số 138A Đỗ Thành Nhân, phường 14, quận 4, TP Hồ Chí Minh nhưng CQĐT chưa
điều tra xác minh lời khai của vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc.
Tại biên bản ghi lời khai ngày 20-3-2000, bị cáo Nguyễn Thị Tiến xác nhận bị cáo trốn khỏi xã Tân Minh tháng 7-1999, bị cáo bỏ đi
với ông Trường đến thôn 5, xã E Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc làm ăn nhưng CQĐT chưa điều tra xác minh lời khai của ông
Trường.
Luật sư bảo chữa cho các bị cáo

Tại biên bản ghi lời khai của Huỳnh Văn Nén, đều xác định bỏ dao vào bao xi măng đem chôn. Tại biên bản thu giữ tang vật vụ án lúc
15g ngày 19-11-1998 có ghi đặc điểm tang vật thu được: Kim loại hình con dao phay đã gỉ sét dài 28cm, lưỡi dao 23cm, lưỡi nơi rộng
nhất 9.3cm, lưỡi nơi hẹp nhất 6cm, lưỡi hình cung.

Trong quá trình thu giữ con dao đã bị vỡ thành 4, to nhỏ không đều, không thu giữ được vỏ bao xi măng. HĐXX Toà phúc thẩm
TANDTC tại TP Hồ Chí Minh xét thấy cần thiết phải giám định để xác định mức độ tiêu huỷ của vỏ bao xi măng, mức độ tiêu huỷ của
con dao phay từ năm 1993 đến 1998 có tiêu huỷ đến mức độ như vậy không?
Trong quá trình điều tra, bị cáo Huỳnh Văn Nén xác nhận lúc bà Nguyễn Thị Lâm túm tóc bà Dương Thị Mỹ, thấy bà Dương Thị Mỹ
giơ tay lên đỡ, nhìn thấy bà Mỹ đeo một chiếc đồng hồ bằng kim loại (Inox) màu trắng và tay có đeo nhẫn vàng. HĐXX Toà phúc
thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh, xét thấy cần thiết phải cho thực nghiệm điều tra từ vị trí đứng của Huỳnh Văn Nén vào thời gian
lúc 1g45 rạng sáng tại vườn điều rộng, nhiều cây đào lớn, cành lá xum xuê, tạo thành khu vườn um tùm kín đáo như thế thì bị cáo Nén
có nhìn rõ cả chiếc nhẫn được không? Đây là điểm vô lý.
Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo Huỳnh Văn Nén không nhận tội và xác định ngày 18, 19-5-1993 và trước khi vợ chồng anh Trần Văn
Sáng bị bắt, bị cáo Huỳnh Văn Nén làm thuê tại nhà ông Chín Chè, có bác Chín, các anh Tài, Tấn, Giỏi và con dâu của bác Chín Chè
nhưng CQĐT chưa điều tra xác minh lời khai này của bị cáo Huỳnh Văn Nén.
Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo Nguyễn Văn Tiền không nhận tội, biên bản ghi lời khai ngày 7-9-1998, bị cáo Nguyễn Văn Tiền xác
nhận trong thời gian bà Mỹ bị giết, bị cáo đang làm nghề thợ hàn ở tại nhà anh Hải cùng với vợ con và ông già, cho nên cũng cần thiết
phải điều tra xác minh lời khai này của bị cáo Nguyễn Văn Tiền.
Trong hồ sơ vụ án có “Biên bản khám nghiệm tử thi” hồi 15g40 ngày 21-5-1993, nhưng lại có “Biên bản giám định pháp y” số
48/93/PY-BT ngày 04-6-1993 ghi khám nghiệm tiến hành lúc 14g30 ngày 21-5-1993 nên cần làm rõ giám định pháp y tiến hành vào
ngày, tháng năm nào? Trước hay sau khi lập biên bản khám nghiệm tử thi?
Hủy án sơ thẩm
Mặt khác, tại biên bản khám nghiệm tử thi hồi 15g40 ngày 21-5-1993, nạn nhân Dương Thị Mỹ tử thi thối rữa, mặt nhiều nhộng bọ và
không có khả năng nhận dạng. Trên thực tế Dương Thị Mỹ bị chém chết khoảng 1g15 ngày 19-5-1993 đến 15g40 ngày 21-5-1993 thì
xác có thối rữa và có nhiều nhộng bọ như thế không?. HĐXX Toà phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh đề nghị phải giám định để
xác định mức độ thối rữa có nhanh như vậy không?
Như vậy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Căn cứ Điều 222 khoản 1 BLTTHS, HĐXX Toà phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh đã quyết định huỷ bản án sơ thẩm để tiến
hành lại tố tụng tại giai đoạn điều tra. Giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Thuận để giải quyết theo thủ tục chung. Bản án này là
chung thẩm.

Do thời hạn tạm giam đối với các bị cáo Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền đã hết, xét thấy việc
tiếp tục tạm giam các bị cáo là cần thiết, Toà phúc thẩm TANDTC gia hạn lệnh tạm giam các bị cáo Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn
Sơn, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền cho đến khi toà án cấp sơ thẩm thụ lí lại vụ án.
Các bị cáo Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền, Trần Văn Sáng, những người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan Nguyễn Thị Cẩm, Trần Thanh Vân, Trần Thanh An, đại diện gia đình bị hại ông Huỳnh Ngọc Bửu đều không phải chịu
án phí hình sự phúc thẩm.
Kỳ án vườn điều: Kỳ 7: Ai sai?
Các bị cáo đồng loạt tố cáo bị cán bộ điều tra bức cung. Cán bộ điều tra thì tố cáo các luật sư bảo vệ bị cáo đã xúc phạm. Sự thật như
thế nào
Bị cáo tố cán bộ điều tra
Sau khi có 3 bản kết luận điều tra bổ sung, từ ngày 27-7 đến ngày 6-8-2004, TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử các bị cáo
trong vụ án vườn điều.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần này, bị cáo Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thị Lâm, người liên quan Trần Thanh Vân khai rằng: Những lời khai
trước đó là do điều tra viên (ĐTV) Cao Văn Hùng mớm cung, dùng nhục hình buộc họ phải khai theo lời khai của ĐTV này.
ĐTV Cao Văn Hùng bác bỏ hoàn toàn lời khai của các bị cáo. Ông Hùng giải trình như sau:
Thứ nhất: Nếu bịa đặt ra vụ việc để buộc cả một gia đình vào tù nhằm mục đích lập công, để được cấp trên khen thưởng, thì theo quy
định của ngành chỉ được cấp một bằng khen cộng với khoản tiền thưởng 50.000 đồng, đây là việc quá nhỏ để làm một việc bất nhân,
thất đức như vậy.
Các bị cáo nhận quyết định trả tự do
từ cơ quan tiến hành tố tụng
Thứ hai: Nếu là vì vụ lợi, vì tiền cũng không có, vì gia đình nạn nhân là một gia đình quá nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc,
các con của nạn nhân đều thất học thì làm gì có tiền mà lo lót.
Thứ ba: Nếu là vì tư thù cá nhân lại càng không. Trước đây, ông Hùng cùng một số ĐTV PC16 khi xuống địa bàn điều tra thường ghé
vào nhà bị cáo Nguyễn Thị Lâm ăn nghỉ. Chính Nguyễn Thị Lâm và Nguyễn Thị Nhung (vợ Sáng) còn nấu cơm cho các ĐTV ăn thì
không có lí do gì lại căm thù họ để dựng chuyện bắt họ vào tù.
Tại phiên tòa này, HĐXX cho phát lại đoạn băng ghi hình lời khai của Nguyễn Thị Lâm và Trần Thanh Vân để làm tài liệu tham khảo
thì Nguyễn Thị Lâm cho rằng có việc thu băng hình, thì khai như vậy nhưng có ông Cao Văn Hùng đứng đằng sau nhắc cho Lâm khai.
Vấn đề tang vật, luật sư cho rằng tang vật vụ án này là tang vật giả, không phải là con dao phay mà chỉ là miếng sắt gỉ. Mẫu vật này
được gửi đi giám định, ngày 26-6-2002 tại Công văn số 29, Đại tá Phạm Ngọc Hiền, Phó Viện trưởng Viện Kĩ thuật hình sự kiêm Phân
Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Bộ CA trả lời: Về mức độ sét gỉ tan rã của con dao phay và mức độ phân hủy của chất liệu giấy xi

măng chôn ở độ sâu ẩm ướt, hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào đề cập và chưa có tác giả nào nghiên cứu. Do đó, không trả lời
được.
TAND tỉnh Bình Thuận vẫn tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Tiến, Huỳnh
Văn Nén phạm tội: “Giết người”.
Cán bộ điều tra tố luật sư
Ngày 5-8-2004, nguyên điều tra viên Cao Văn Hùng đã tố cáo các luật sư có hành vi phạm tội vu khống và làm nhục người khác.
Trong đơn tố cáo dày 6 trang A4, ông Cao Văn Hùng đã viết: “Trong thời gian diễn ra phiên tòa, 3 luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ
Hải, Bùi Đức Trường liên tục có những lời lẽ, cử chỉ, hành động làm nhục, đồng thời tố cáo cá nhân tôi thực hiện hành vi “Làm sai
lệch hồ sơ vụ án” và họ đã có đơn đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận khởi tố vụ án đối với cá nhân tôi…”.
Ông Cao Văn Hùng khẳng định: “8 vấn đề mà luật sư dùng làm căn cứ buộc tội tôi là không đúng sự thật. Nhưng do muốn che giấu tội
lỗi cho thân chủ của mình, các luật sư đã lợi dụng những thiếu sót về thủ tục tố tụng rồi phân tích, đánh giá không khách quan về vụ
án, qua đó các luật sư cố tình tung ra tài liệu, chứng cứ không đúng sự thật, rồi gán ghép cho tôi thực hiện hành vi làm sai lệch hồ sơ
vụ án và đề nghị khởi tố tôi… trong lúc phiên tòa chưa kết thúc và cũng chưa có một kết luận chính thức nào của cơ quan chức năng”.
Trong đơn, ông Cao Văn Hùng còn tố cáo các luật sư “xúc phạm đời tư của nhiều nhân chứng khác, xúc phạm đến các cơ quan tiến
hành tố tụng tỉnh Bình Thuận”.
Ông Hùng cho rằng các hành vi của 3 luật sư trên đã gây ra dư luận cực kì xấu xa về ông, làm cho vợ con ông rất hoang mang lo sợ,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tinh thần của ông và gia đình. Con cái ông đến trường bị bạn bè xa lánh, vợ ông bị nhiều
người nói mỉa mai, khinh miệt… cá nhân ông đi ra đường bị nhiều người xôn xao, bàn tán, gây nhiều khó khăn trong đi lại làm ăn.

Ông Hùng cảm thấy lòng tự trọng, uy tín danh dự nhân phẩm của ông đã bị xâm phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, hành
hạ tinh thần cho gia đình và cá nhân ông trước mắt cũng như lâu dài.
Từ những viện dẫn nêu trên, ông Cao Văn Hùng đã đề nghị cơ quan tố tụng Bình Thuận xem xét khởi tố về hành vi vu khống và làm
nhục người khác của các luật sư… buộc bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho gia đình ông.
Tại phiên tòa, trong phần tranh tụng, đại diện viện kiểm sát đã nêu ra những sai phạm của các luật sư tham gia bào chữa. Theo VKS,
các luật sư đã sử dụng những ngôn từ gây sốc, có tính chất mỉa mai, thách đố, có ý đồ kích động, thậm chí là quảng cáo “thương hiệu”
như đưa ra các thông tin từng bào chữa cho Phạm Sỹ Chiến trong vụ án Năm Cam.

Đại diện VKS cũng cho rằng luật sư đã vi phạm quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử, không tuân thủ sự điều hành của chủ
tọa phiên toà, thể hiện ở chỗ, có lần phát biểu cắt ngang lời đại diện VKS và không chịu ngồi xuống khi chủ tọa yêu cầu.
Đại diện VKS cũng khẳng định, luật sư đã xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của nguyên ĐTV Cao Văn Hùng,

khi cho rằng Cao Văn Hùng là một ĐTV yếu năng lực, kém đạo đức nhưng cực kì thủ đoạn và gian manh.
Thế nhưng, khi các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh đơn thư tố cáo, cùng với thực tế diễn biến vụ án sau đó đã chứng minh rằng
các luật sư không sai.
Phiên phúc thẩm diễn ra ngày 5-4-2002 tại Bình Thuận
có nhiều người dân tới dự
Tôi khẩn cầu với quý cấp quan tâm, xem xét cho con tôi có được một luật sư riêng, do gia đình tôi mời, theo đúng quy định của pháp
luật, để nếu không được giải oan, cứ bị TAND tỉnh Bình Thuận khép vào tội chết, con tôi vẫn được hưởng sự công bằng trước pháp
luật”.
“Kỳ án vườn điều” có quá nhiều nỗi đau khiến đại biểu Quốc hội cũng phải có đơn thư đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét kỹ lưỡng
vụ việc. Bị cáo Nguyễn Thị Nhung khi chết đã để lại tấm chúc thư đầy trách oán. Trong đám tang của Nguyễn Thị Nhung, lãnh đạo
CQĐT CA tỉnh Bình Thuận đã đến viếng, chia buồn với gia đình…
Kỳ cuối: Trả tự do, công khai xin lỗi
Sáng 20-1-2006, đại diện lãnh đạo CA, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xin lỗi công khai các
công dân bị oan sai trong vụ án “vườn điều” xảy ra ở địa phương này từ cuối tháng 5-1993.
Trả tự do
Tại hai lần phiên tòa xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP. HCM đều tuyên hủy án để điều tra
lại vì chưa đủ căn cứ buộc tội các bị cáo. Tại Bản án số 302/HSPT, từ ngày 9 đến 11-3-2005, Tòa phúc thẩm
TAND Tối cao đề nghị Cơ quan CSĐT điều tra lại vụ án.
Có thể nói mỗi phiên tòa là một cuộc tranh cãi gay gắt giữa luật sư của các bị cáo với cơ quan công tố. Những
thiếu sót của các cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, đưa vụ án ra xét xử, vì thế “Vụ án vườn điều” đã
nhanh chóng trở thành bức xúc trong dư luận.
Lãnh đạo Bộ CA đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát thành lập Ban chỉ đạo điều tra lại vụ án do Thiếu tướng Phạm
Nam Tào, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm Trưởng ban; giao cho Cục CSĐTTP về TTXH chủ trì
phối hợp các đơn vị nghiệp vụ CA tỉnh Bình Thuận điều tra lại toàn diện vụ án.
Ban chỉ đạo điều tra vụ án đã cử những điều tra viên có kinh nghiệm nhất vào cuộc với yêu cầu phải hết sức
khách quan, thận trọng. Viện KSND Tối cao cũng đã cử 2 kiểm sát viên cao cấp là những người chưa hề biết
đến “Vụ án vườn điều” xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất có
được của ngày hôm nay cũng được sử dụng cho công tác giám định pháp y.
Việc điều tra lại vụ án quả thực là cực kỳ khó khăn. Thời gian của vụ án diễn ra đã quá lâu; nhân chứng, vật
chứng cũng bị thay đổi nhiều. Trong số nhân chứng và cán bộ CA tham gia điều tra vụ án trước đây thì 10 người

đã mất. Vụ án đã được xét xử qua 4 lần, cho nên công tác trinh sát thu thập tài liệu cũng như đấu tranh với các bị
cáo là điều không thể. Tuy vậy, qua gần một năm điều tra lại nghiêm túc, cẩn trọng, Cơ quan CSĐT của Bộ CA
đã làm rõ được 5 yêu cầu mà Tòa phúc thẩm đặt ra.
5 yêu cầu đó là: Giám định con dao gây án; thời gian chết của nạn nhân và nguyên nhân gây ra cái chết; tại sao
trên hiện trường lại có nhiều mẩu thuốc lá Everet; lá thư của Trần Thị Kim Yến viết hộ Dương Thị Mỹ hẹn hò
với Trần Văn Sáng; thời gian ngoại phạm của bị cáo Huỳnh Văn Nén
Về con dao, sau 5 năm chôn dưới đất (từ năm 1993 - 1998), Cơ quan CSĐT đã trưng cầu Viện Khoa học hình sự
phối hợp với Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Viện Công nghệ và Trung tâm tiêu chuẩn
đo lường I nhưng các cơ quan này từ chối giám định, bởi vì những mảnh kim loại đã gỉ sét “được coi là con
dao” bị gãy vỡ không đủ điều kiện để xác định chủng loại gang hay thép. Nhưng thực tế thì đây khó có thể là
con dao gây án.
Về việc thời gian nạn nhân bị chết và nguyên nhân gây ra cái chết thì CQĐT đã tiến hành khai quật, giám định
hài cốt của Viện Khoa học hình sự, Bộ CA kết hợp với kết quả giám định pháp y của Tổ chức Giám định pháp y
Bình Thuận; đồng thời trưng cầu giám định ADN giữa mẫu xương của nạn nhân với mẫu máu, tóc các con ruột
bà Dương Thị Mỹ.
Kết quả cho thấy, tử thi bị giết phát hiện ngày 21-5-1993 tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng chính là bà Dương
Thị Mỹ. Thời gian chết của nạn nhân cho đến lúc phát hiện được trong khoảng từ 48 - 72 giờ (3 ngày). Mức độ
phát triển của giòi, bọ trên xác nạn nhân phù hợp với thời gian khoảng 60 giờ sau chết. Bà Mỹ đã bị đánh, còn
nguyên nhân cái chết thì bà đã bị đánh bằng gậy và bị chém bằng 2 loại dao, các vết thương gây trên người nạn
nhân là dao quắm. Còn loại dao như Huỳnh Văn Nén khai là dao phay chỉ có thể gây nên một số vết thương trên
người nạn nhân.
Về lời khai của nhân chứng Trần Thị Kim Yến là người đã viết hộ bà
Mỹ đơn xin ly dị chồng và viết thư cho Mỹ hẹn gặp anh Sáng thì lời
khai của chị Yến đã khác nhiều so với các lần trước. Tóm lại, lời khai
của nhân chứng Trần Thị Kim Yến ở các thời điểm khai báo đều không
thống nhất, luôn thay đổi, mâu thuẫn về thời gian, do vậy không đảm
bảo yếu tố khách quan.
Trong quá trình điều tra, CQĐT còn trưng cầu Viện Khoa học hình sự
tổ chức giám định pháp y sinh vật để giám định các dấu vết, thương
tích và cơ chế hình thành thương tích trên người nạn nhân. Căn cứ vào

biên bản khám nghiệm tử thi ngày 21-3-1993 của CA Bình Thuận, kết
hợp với dấu tích trên xương khi khai quật, giám định hài cốt ngày 22-6-
2005, xác định trên cơ thể bà Mỹ có các loại tổn thương sau: Tổn
thương do vật tày gây ra, các tổn thương do vật sắc nhọn. Nhiều khả
năng vật sắc nhọn đó chính là mũi dao quắm.
Ngày 21-12-2005, Bộ CA, VKSND Tối cao và một số đơn vị tố tụng liên quan đã tổ chức cuộc họp về hướng xử
lý vụ án Vườn Điều (xảy ra tại Bình Thuận). Các cơ quan pháp luật thống nhất phương án: VKSND Tối cao ra
quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì không tìm được chứng cứ để buộc tội. Như
vậy, các bị can sẽ được trả tự do. Riêng Huỳnh Văn Nén tiếp tục thụ án do phạm tội trong một vụ án khác.
Công khai xin lỗi
Sáng 20-1, tại trụ sở UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, đại diện lãnh đạo CA, VKSND và TAND tỉnh
Bình Thuận đã tiến hành xin lỗi công khai các công dân bị oan sai trong vụ án “vườn điều” xảy ra ở địa phương
này từ cuối tháng 5-1993.
Như vậy, 8 thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm đã bị Cơ quan CSĐT CA Bình Thuận,Viện KSND và
TAND tỉnh Bình Thuận điều tra, truy tố, xét xử oan sai, làm nhiều người phải ngồi tù oan trong nhiều năm chính
thức được minh oan.
Vụ án vườn điều” và những bài học đắt giá
Với hai lần xét xử sơ thẩm và hai lần xét xử phúc thẩm, vụ án giết người tại
khu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng, thuộc thôn 2, xã Tân Minh, huyện
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (hay còn gọi là "Vụ án vườn điều") đã trở thành
"điểm nóng" trong hoạt động tư pháp tại Việt Nam suốt 7 năm qua.
Ngày 21/5/1993, nhân dân thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận phát hiện thấy một xác phụ
nữ, chết tại khu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng. Vụ việc được báo lên Công an tỉnh. Cơ quan CSĐT đã xác
định được nạn nhân là chị Dương Thị Mỹ, sinh năm 1957, người địa phương. Tuy nhiên, do không làm rõ
Bà Lâm cùng chồng ngày ra trại
Bà Lâm cùng chồng trong
ngày ra trại 21/12/2005.
được thủ phạm nên đến tháng 9/1993, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.
Ngày 23/4/1998, cũng tại thôn 2 đã xảy ra vụ án giết người và cướp tài sản công dân. Nạn nhân là bà Lê Thị
Bông. CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã điều tra và làm rõ được thủ phạm là tên Huỳnh Văn Nén (sau này,

Nén đã bị xét xử ngày 31/8/2000 với mức án chung thân).
Sau một thời gian đấu tranh, Nén đã khai nhận với CQĐT là vụ giết chị Dương Thị Mỹ do chị vợ Nén tên là
Nguyễn Thị Nhung cầm đầu. Rồi tiếp theo Nén đã khai ra nơi cất giấu con dao phay là vũ khí gây án nên ngày
19/11/1998, Cơ quan CSĐT đã đưa Nén đi chỉ nơi chôn giấu tang vật, tổ chức đào và thu được mảnh kim loại
đã gỉ sét, hình giống con dao phay.
Đánh giá lời khai của Huỳnh Văn Nén là tương đối phù hợp với hiện trường, kết quả giám định pháp y và các
tài liệu chứng cứ mới thu thập, cho nên tháng 12/1998 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã quyết định
phục hồi điều tra vụ án và lần lượt ra các quyết định khởi tố 10 bị can, bắt giam 8 bị can trong gia đình Nguyễn
Thị Nhung về các tội danh “giết người; cướp tài sản công dân; không tố giác tội phạm ”.
CQĐT đã kết luận điều tra vụ án với nội dung cơ bản là: Do ghen tuông với chị Dương Thị Mỹ có quan hệ tình
ái bất chính với chồng mình là Trần Văn Sáng, nên Nguyễn Thị Nhung đã tổ chức những người trong gia đình
gồm mẹ, các em ruột, em rể giết chết chị Mỹ và cướp một số đồ nữ trang.
Vụ án được đưa ra xét xử hai lần sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận và tuyên các bị cáo có tội.
Nhưng tại hai lần phiên tòa xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp. HCM đều tuyên hủy án để
điều tra lại vì chưa đủ căn cứ buộc tội các bị cáo. Tại bản án số 302/HSPT, từ ngày 9 đến 11/3/2005, Tòa phúc
thẩm TAND tối cao đề nghị Cơ quan CSĐT điều tra lại vụ án.
Bà Lâm nghe công bố quyết định của Viện KSND tối
cao huỷ bỏ biện pháp tạm giam.
Có thể nói mỗi phiên tòa là một cuộc tranh cãi gay gắt giữa luật sư của các bị cáo với cơ quan công tố. Bên
cạnh đó, không ít những tờ báo cũng đã triệt để khai thác những thiếu sót của các cơ quan tố tụng trong quá
trình điều tra, đưa vụ án ra xét xử, vì thế “Vụ án vườn điều” đã nhanh chóng trở thành nỗi bức xúc trong dư
luận.
Sau khi có yêu cầu của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp. HCM, Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cho Tổng
cục Cảnh sát thành lập Ban chỉ đạo điều tra lại vụ án do Thiếu tướng Phạm Nam Tào, Phó tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát làm Trưởng ban; giao cho Cục CSĐT tội phạm về TTXH chủ trì phối hợp các đơn vị
nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Thuận điều tra lại toàn diện vụ án.
Ban chỉ đạo điều tra vụ án đã cử những điều tra viên có kinh nghiệm nhất vào cuộc với yêu cầu phải hết sức
khách quan, thận trọng. Viện KSND tối cao cũng đã cử 2 kiểm sát viên cao cấp và là những người chưa hề biết
đến “Vụ án vườn điều” xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án trước đây theo như kiểu “thầy giáo chấm thi”, các
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất có được của ngày hôm nay cũng được sử dụng cho công tác giám

định pháp y.
Việc điều tra lại vụ án quả thực là cực kỳ khó khăn. Thời gian của vụ án diễn ra đã quá lâu; nhân chứng, vật
chứng cũng bị thay đổi nhiều. Trong số nhân chứng và cán bộ công an tham gia điều tra vụ án trước đây thì 10
người đã mất. Vụ án đã được xét xử qua 4 lần, cho nên công tác trinh sát thu thập tài liệu cũng như đấu tranh
với các bị cáo là điều không thể. Tuy vậy, qua gần một năm điều tra lại nghiêm túc, cẩn trọng, Cơ quan CSĐT
của Bộ Công an đã làm rõ được 5 yêu cầu mà Tòa phúc thẩm đặt ra.
5 yêu cầu đó là: Giám định con dao gây án; thời gian chết của nạn nhân và nguyên nhân gây ra cái chết; tại sao
trên hiện trường lại có nhiều mẩu thuốc lá Everet; lá thư của Trần Thị Kim Yến viết hộ Dương Thị Mỹ hẹn hò
với Trần Văn Sáng; thời gian ngoại phạm của bị cáo Huỳnh Văn Nén PageBreak
Về con dao, sau 5 năm chôn dưới đất (từ năm 1993 - 1998), Cơ quan CSĐT đã trưng cầu Viện Khoa học hình
sự phối hợp với Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Viện Công nghệ và Trung tâm tiêu
chuẩn đo lường I nhưng các cơ quan này từ chối giám định, bởi vì những mảnh kim loại đã gỉ sét “được coi
là con dao” bị gãy vỡ không đủ điều kiện để xác định chủng loại gang hay thép. Nhưng thực tế thì đây khó có
thể là con dao gây án.
Về việc thời gian nạn nhân bị chết và nguyên nhân gây ra cái chết thì CQĐT đã tiến hành khai quật, giám định
hài cốt của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an kết hợp với kết quả giám định pháp y của Tổ chức Giám định
pháp y Bình Thuận; đồng thời trưng cầu giám định ADN giữa mẫu xương của nạn nhân với mẫu máu, tóc các
con ruột bà Dương Thị Mỹ.
Kết quả cho thấy, tử thi bị giết phát hiện ngày 21/5/1993 tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng chính là bà Dương
Thị Mỹ. Thời gian chết của nạn nhân cho đến lúc phát hiện được trong khoảng từ 48 - 72 giờ (3 ngày). Mức độ
phát triển của giòi, bọ trên xác nạn nhân phù hợp với thời gian khoảng 60 giờ sau chết. Bà Mỹ đã bị đánh, còn
nguyên nhân cái chết thì bà đã bị đánh bằng gậy và bị chém bằng 2 loại dao, các vết thương gây trên người nạn
nhân là dao quắm. Còn loại dao như Huỳnh Văn Nén khai là dao phay chỉ có thể gây nên một số vết thương
trên người nạn nhân.
Về lời khai của nhân chứng Trần Thị Kim Yến là người đã viết hộ chị Mỹ đơn xin ly dị chồng và viết thư cho
Mỹ hẹn gặp anh Sáng thì lời khai của chị Yến đã khác nhiều so với các lần trước. Tóm lại, lời khai của nhân
chứng Trần Thị Kim Yến ở các thời điểm khai báo đều không thống nhất, luôn thay đổi, mâu thuẫn về thời
gian do vậy không đảm bảo yếu tố khách quan.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan Điều tra còn trưng cầu Viện Khoa học hình sự tổ chức giám định pháp y sinh
vật để giám định các dấu vết, thương tích và cơ chế hình thành thương tích trên người nạn nhân. Căn cứ vào

biên bản khám nghiệm tử thi ngày 21/3/1993 của Công an Bình Thuận, kết hợp với dấu tích trên xương khi
khai quật, giám định hài cốt ngày 22/6/2005, xác định trên cơ thể bà Mỹ có các loại tổn thương sau: tổn thương
do vật tày gây ra, các tổn thương do vật sắc nhọn. Nhiều khả năng vật sắc nhọn đó chính là mũi dao quắm.
Đánh giá các vết thương trên người nạn nhân thì cho thấy, các vết thương bị đánh, chém ở vùng đầu, mặt nạn
nhân đều có thể gây nên cái chết. Lực tác động rất mạnh nên đối tượng phải khỏe mạnh, sử dụng dao sắc, chắc
và nặng, có khoảng không gian rộng. Bà Mỹ khi bị đánh, chém đã cố gắng che chắn vùng đầu, mặt, nhưng khi
đã bị ngã vẫn tiếp tục bị chém. Điều này chứng tỏ ngay từ đầu đối tượng đã quyết giết nạn nhân. Lời khai của
Huỳnh Văn Nén và bà Nguyễn Thị Lâm đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn với kết quả giám định pháp y.
Cơ quan Điều tra cũng tập trung xác minh lại mối quan hệ của nạn nhân, gia đình nạn nhân; việc sử dụng thời
gian, mối quan hệ của các bị can và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan đến vụ án; thẩm tra lại các hoạt
động điều tra của các điều tra viên trước đây; thẩm tra lại các nhân chứng xuất hiện tại hiện trường trước và
sau vụ án Tuy nhiên, việc điều tra đã gặp rất nhiều khó khăn. Một phần vì thời gian đã lâu các nhân chứng
không nhớ, một số nhân chứng đối tượng liên quan đã mất cho nên không đủ điều kiện để điều tra, xác minh
lại.
Với những tài liệu chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra của các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận và
tài liệu mới thu thập của Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) có cơ sở để kết luận: Đây là vụ án giết người do mâu
thuẫn mà nhiều khả năng là mâu thuẫn tình ái của nạn nhân nhưng chưa đủ chứng cứ để buộc tội các bị can về
tội giết người.
Vụ án xảy ra đã lâu, công tác điều tra kéo dài; CQĐT đã áp dụng nhiều biện pháp điều tra nhưng tài liệu,
chứng cứ không còn đủ khả năng để phát hiện, thu thập nhằm kết luận hành vi phạm tội của các bị can. Cơ
quan CSĐT - Bộ Công an đã đề nghị: Tạm đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra các bị can. Viện KSND tối
cao ra quyết định hủy biện pháp tạm giam với bà Nguyễn Thị Lâm PageBreak
Có thể nói quá trình điều tra, xét xử các đối tượng trong "Vụ án vườn điều", các cơ quan tố tụng đã mắc phải
nhiều thiếu sót nghiêm trọng.
Trước hết là công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và giám định pháp y ban đầu đã có nhiều
thiếu sót, sơ sài. Các điều tra viên cũng như nhân viên khám nghiệm đã bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng và
đến nay không thể khắc phục được. Quá trình điều tra lại cũng cho thấy những thiếu sót này không có dấu hiệu
vụ lợi, cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người làm công tác điều tra giai đoạn đầu. Đây chủ yếu là
trình độ nghiệp vụ non kém, tác phong làm việc cẩu thả; không chấp hành nghiêm các quy định trong công tác
điều tra.

Trong hoạt động điều tra, đã có những biểu hiện không khách quan, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quy
định điều tra như điều tra viên cho bị can xem băng ghi hình, ghi âm rồi từ đó có những lời khai “phù hợp” với
những tài liệu mà CQĐT thu thập. Việc lấy lời khai của các nhân chứng cũng được làm một cách hết sức sơ sài
và không phân tích tính khách quan trong lời khai của các nhân chứng. Hầu hết các nhân chứng là nhân chứng
gián tiếp chỉ được nghe kể lại mà không phải là những nhân chứng ngẫu nhiên, tự giác khai báo. Vì thế, các lời
khai nhân chứng này không mang tính khách quan và giá trị chứng cứ rất thấp trong việc gỡ tội cũng như buộc
tội các bị can.
Công tác kiểm sát điều tra trong vụ án này cũng được tiến hành không hết trách nhiệm mà mang nặng tính một
chiều; kiểm sát viên không phát hiện ra mâu thuẫn trong hồ sơ dẫn đến việc khởi tố, truy tố các bị can thiếu
chứng cứ.
Vụ án đã được tạm đình chỉ điều tra. Lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát đã đề nghị Công an tỉnh
Bình Thuận phải nghiêm túc kiểm điểm những tập thể và cá nhân liên quan đến việc điều tra vụ án, từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm cho đội ngũ điều tra viên và có hình thức xử lý kỷ luật những người sai
phạm.
Vụ án xảy ra đã 12 năm. Với khoa học kỹ thuật hình sự như hiện nay, với trình độ điều tra đã có tiến bộ rất
nhiều so với trước đây của các điều tra viên, và với các quy định pháp luật trong nhiều bộ luật đã được sửa đổi
thì có thể dễ dàng phán xét, phát hiện ra những sai sót của các cơ quan tố tụng đã tham gia điều tra, xét xử "Vụ
án vườn điều" trước đây. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa thì những sai sót đó cũng thuộc về yếu tố con
người.
Hiện nay, các cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo địa phương làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân để giải quyết
hậu quả vụ án theo Nghị quyết 380 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngay sau khi ra khỏi trại giam và được
đưa về nhà, bà Lâm đã rất vui mừng và chân thành cảm ơn Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã điều tra lại vụ án.
Bà cũng cho biết là trong thời gian ở trại, bà được chăm sóc chu đáo và sức khỏe tốt.
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, có một số người đang định lợi dụng việc Viện KSND tối cao quyết
định trả tự do cho bà Nguyễn Thị Lâm để kích động khiếu kiện.
Trong quá trình điều tra, xét xử một vụ án có thể xảy ra oan sai do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là cuối
cùng, sự việc đã được làm sáng tỏ, nếu người bị oan sai sẽ được giải quyết, bồi thường theo các quy định của
pháp luật. Người gây ra oan sai sẽ bị xử lý Nhưng nếu ai đó định lợi dụng việc này để gây ra những phức tạp
không đáng có thì lại là chuyện khác
Lật lại những bí hiểm của vụ kỳ án Vườn điều

Cập nhật lúc 14:02, Thứ Hai, 17/10/2005 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Vụ án kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng, hơn 12 năm, đến nay vẫn
chưa có hồi kết và quay lại vạch xuất phát.
Cuối tuần qua, tại Trường đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp đã tiến hành toạ đàm về vụ án
Vườn điều theo sự gợi ý của Trưởng ban Nội chính Trung ương Trương Vĩnh Trọng. Toạ đàm thu hút
sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật, trong đó có cả những người
trong cuộc. Đặc biệt, tham dự Toạ đàm còn có hàng trăm học viên các ngành thẩm phán, luật sư,
kiểm sát viên Học viện Tư pháp.
Toạ đàm về vụ án Vườn điều tại Trường đại học Luật Hà Nội.
Theo cách nói của TS. Nguyễn Văn Điệp, Phó trưởng khoa Đào tạo Kiểm sát viên, Học viện Tư pháp,
vụ án Vườn điều đã xảy ra cách đây hơn 12 năm, ''nhưng đến nay vẫn còn nhiều bí hiểm, còn
nguyên tính nhạy cảm và bức xúc, liên quan đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm của 9 con người
trong một gia đình''. Xét xử phúc thẩm lần thứ 2, đồng loạt các bị cáo đều phản cung và chối tội. Toà
phúc thẩm TANDTC đã phải tuyên huỷ án sơ thẩm, đề nghị Cơ quan điều điều tra, Bộ Công an vào
cuộc.
Chứng cứ chưa đủ để ''tâm phục, khẩu phục''
Nối dài vụ án, tranh cãi về chứng cứ tiếp tục nổi lên trong Toạ đàm này. Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát tỉnh Bình Thuận khẳng định hiện trường là thật. Nhưng PGS. TS. Luật sư Phạm Hồng Hải,
người từng trực tiếp bào chữa cho bị cáo trong 2 phiên toà phúc thẩm, bảo vệ suy đoán của mình,
hiện trường là giả, thủ phạm giết người từ nơi khác rồi đưa đến Vườn điều dàn dựng.
Chẳng hạn, bức thư ''hẹn hò'' giữa nạn nhân Dương Thị Mỹ và ông Trần Văn Sáng mà bà Nguyễn
Thị Lâm, vợ ông Sáng bắt được nhưng khi đó nạn nhân được coi là bà Mỹ không biết chữ. Sau này
có nhân chứng Trần Thị Kim Yến (hàng xóm của nạn nhân) khai đã viết hộ cho nạn nhân nhưng chưa
được thẩm định thật giả?
Nếu tính từ thời điểm ‘hẹn hò’’, 1 giờ sáng ngày 19/5/1993, đến khi phát hiện xác nạn nhân, khoảng
hơn 50 tiếng đồng hồ, xác nạn nhân có rất nhiều vết chém phần đầu, mặt không nhận dạng được
nhưng quần áo của nạn nhân không có vết máu? Trong khi thời gian đó trên địa bàn không có cơn
mưa nào.
Đặc biệt, hung khí - theo lời khai của Huỳnh Văn Nén là 1 dao phay, 1 dao Thái Lan. Thế nhưng khi

cơ quan điều tra khai quật thì phát hiện miếng sắt gỉ dài 28 cm, rộng 9,3 cm. Theo cáo trạng là dao
phay dài 40cm, rộng 5 cm. Như vậy sau gần 6 năm chôn vùi dưới đất, con dao đã bị gỉ co lại 30% về
chiều dài nhưng lại nở gần gấp đôi về chiều rộng? Khi cơ quan điều tra thu thập hung khí lại không có
chứng kiến của Huỳnh Văn Nén.
‘Tôi không kết luận đấy là hung khí’, Thẩm phán Toà án Quân sự Trung ương Nguyễn Đức Mai bày
tỏ quan điểm.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an cho rằng hiện trường bị xoá sạch là
điều có thể xảy ra với một vùng ‘đầy nắng và gió’ của tỉnh Bình Thuận. Nhưng ông cũng nghi ngờ về
lá thư ''hẹn hò'', có phải do người hàng xóm của nạn nhân viết hộ hay không?
Ngay khi thu thập được những mẩu thuốc lá Everest tại hiện trường, Viện kiểm sát huyện Hàm Tân
''đã biết ngay'' là của Trần Văn Sáng hút. Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC Phạm Văn
Thận, người hiện nay đang tham gia điều tra vụ án này, cho rằng mẫu thuốc lá đáng lẽ phải được
giám định rõ ràng mới nên kết luận.
Ông Phạm Văn Thận không ngại ngần tiếp tục chỉ ra thiếu sót: ''Việc thu thập, xử lý, đánh giá chứng
cứ không hoàn hảo. Mô tả dấu vết tội phạm thiếu chuẩn xác, như vết máu lá đào trước ngực, nồng
độ nhiều hay ít? Với nhiều vết thương ở đầu, mặt… máu chảy nhiều, hơn 50 tiếng đồng hồ kiến ăn có
hết được không? Khi phát hiện xác nạn nhân cho là bà Dương Thị Mỹ thì chồng bà bị công an áp giải
đi, đến khi xác nạn nhân được bỏ vào quan tài mới cho nhận diện?''
Theo ông Thận, đây là bài học kinh nghiệm máu xương, thấm thía đối với cán bộ điều tra và những
người tiến hành tố tụng.
Bác sỹ Cao Xuân Quyết, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cũng nêu ra hàng loạt những sai phạm
trong giám định pháp y: ''Quá chú trọng đến những vấn đề xác định nguyên nhân chết mà không
phân tích mổ xẻ xem những vết thương do những loại hung khí nào gây ra, xác định người chết có
đúng là nạn nhân như đã nói trên không?''.
''Quá trình điều tra vụ án chưa tuân thủ nguyên tắc công khai hoá thu thập chứng cứ; thiếu sự giám
sát của cơ quan kiểm sát'', PGS. TS. Võ Thành Vinh, Phó Viện trưởng Viện khoa học pháp lý, nhận
xét.
Cảm giác như có một kịch bản làm sẵn
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, đã có sự vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng trong vụ án Vườn điều. Điều tra viên đã bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án bút lục quan trọng về

chứng cứ ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén trong vụ án này. Khai báo của người làm chứng
Nguyễn Văn Mạnh (Chín Chè) có thể là căn cứ xác định tại thời điểm xẩy ra vụ án mạng, bị cáo Nén
đang trong thời gian làm thuê cho ông Chín Chè ở tỉnh Đồng Nai.
''Người ta có cảm giác rất ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn'', ông Huyên nói.
TS. Bùi Kiên Điện, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, sự tắc trách của điều tra viên không thể chấp nhận
được. Khi làm báo cáo xác minh lời khai của bị can, điều tra viên đã ghi: ''Các lời khai này do không
phải là chứng cứ trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội của Nén và đồng bọn nên không bỏ trong hồ
sơ. Vì vậy lâu ngày quá bị thất lạc, nay không có khả năng tìm lại''.
Khi cho bị can viết bản tự khai, điều tra viên đều không ký vào, trái với khoản 2, điều 108 Bộ luật tố
tụng hình sự 1999.
Theo tố cáo của các bị can, điều tra viên không phải một lần mà nhiều lần sử dụng các biện pháp
thẩm vấn trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung, nhục hình. Chẳng hạn bị can Nén được
điều tra viên mớm cung bằng cách cho xem các bức ảnh chụp hiện trường vụ án; cho xem đơn tố
cáo của chồng nạn nhân… Với bị can khác, điều tra viên mớn cung bằng cách cho nghe chi tiết lời
khai của người khác. Trước khi hỏi cung bà Lâm thì cho nghe băng ghi lời khai của Nén; trước khi hỏi
cung Trần Thanh Vân thì cho nghe băng ghi âm của bà Lâm và Nén
Tại phiên toà, bị can Trần Thanh Vân cho biết đã được điều tra viên dạy một tháng mới có các thông
tin để khai trong băng video. Còn bị can Lâm cho biết cơ quan điều tra đã quay 7 cuộn băng và bắt bị
can khai đi khai lại nhiều lần để chọn được cuộn băng hoàn chỉnh nhất.
Bị can Lâm khi phản cung khẳng định rằng, mình nhận tội trước đây là do điều tra viên đã đánh gãy
răng bị can và hứa hẹn bị can: ‘Bà già rồi, không ai bắt bà làm gì, nếu bà khai ra sẽ được tha!’. Bị can
cho biết, việc bị can phải khai nhận tội vì hy vọng mẹ được tha để được chữa bệnh ung thư hiểm
nghèo, đã bị ép ký vào bản hỏi cung trong đó buộc phải thừa nhận chưa từng nghe lời khai của người
khác
TS. Bùi Kiên Điện cho rằng, định hướng buộc tội của điều tra viên quá nặng nề và có lẽ trong tiềm
thức của điều tra viên, sự có tội của bị can là không thể thay đổi.
Một vấn đề cũng cần được rút kinh nghiệm là sự tham gia của Viện kiểm sát vào quá trình điều tra.
Trong vụ án này, việc điều tra hầu như được ''khoán trắng'' cho cơ quan điều tra, vai trò của Viện
kiểm sát là rất mờ nhạt. Việc phát hiện ra sự cần thiết phải điều tra bổ sung và điều tra lại trong vụ án
đều không phải do viện kiểm sát mà do toà án. Vi phạm của điều tra viên diễn ra khá nhiều và ở mức

độ nghiêm trọng nhưng viện kiểm sát vẫn không hay biết để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bản cáo
trạng của Viện kiểm sát hầu như đều dựa trên tài liệu (nếu không nói là sao chép lại) có trong hồ sơ
điều tra vụ án do cơ quan điều tra xác lập và chuyển sang Viện kiểm sát.
Phát biểu tại Toà đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã nghiêm túc nhắc nhở những thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư tương lai: ''Chúng ta đứng trước những số phận con người, do đó khi làm
việc phải hết sức thận trọng, không để xảy ra sai sót dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc oan sai''.
• Văn Tiến
Ngày 22/12, Viện KSND tối cao đã quyết định trả tự do
ngay cho bà Nguyễn Thị Lâm, nghi can được xem là "chủ
mưu" trong "vụ án vườn điều" vì không tìm được chứng
cứ buộc tội. Sau 2 phiên sơ thẩm, 2 phiên phúc thẩm kéo
dài hơn 12 năm và gần 10 tháng điều tra lại từ đầu (kể từ
11/3/2005), Công an tỉnh Bình Thuận và các điều tra viên
của Bộ Công an thừa nhận không đủ chứng cứ chứng
minh các bị cáo phạm tội.
Trong vụ án bà Dương Thị Mỹ ở Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận bị giết chết (còn gọi là "vụ án vườn điều"), nếu tính thời
gian bị tù tại trại giam của Công an Bình Thuận thì cả 5 "bị cáo" cũng đã thực hiện xong "án tù".
Bà Nguyễn Thị Lâm (bên phải) cùng các con đã nhiều năm phải
lâm vào vòng lao lý
Tính đến ngày 22/12, bà Nguyễn Thị Lâm đã bị giam đúng 7 năm. Trước đó, các con
ruột của bà Lâm là Nguyễn Văn Sơn đã bị tù 5 năm, Nguyễn Văn Tiền 6 năm, Nguyễn
Thị Tiến 6 năm, Nguyễn Thị Nhung (người được xem là tình địch của Dương Thị Mỹ)
bị chết vì bệnh ung thư tại Bệnh viện ung bướu TP.HCM trong thời gian bị khởi tố. Đó
là chưa kể con rể của bà Lâm là Huỳnh Văn Nén hiện còn trong trại giam (vì liên quan
đến một vụ án khác), các cháu ngoại là Trần Thanh An và nhất là Trần Thanh Vân bị
khởi tố và bắt giam khi chưa đủ tuổi thành niên. Vụ án oan này đã ảnh hưởng trực tiếp
cả 3 thế hệ ở một gia đình. Cả nhà bà Lâm hiện không nhà không cửa và phải sống
vất vưởng nhờ vào việc lượm ve chai ở chợ Tân Minh - huyện Hàm Tân. Nguyễn Văn
Sơn vì phải ngồi tù mà vợ con đã bỏ đi biệt xứ, hiện Sơn phải làm thuê kiếm sống ở
Đồng Nai.

Còn nhớ, trong cả hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, các luật sư biện hộ cho các bị cáo đã đề nghị tòa phải tuyên vô
tội và phải trả tự do ngay cho các bị cáo với các lý do sau: không có bất cứ một chứng cứ nào đủ yếu tố pháp lý để buộc
tội mẹ con bà Nguyễn Thị Lâm âm mưu giết chết Dương Thị Mỹ ở vườn điều nhà ông Hai Hoàng. Cơ quan điều tra Công
an tỉnh Bình Thuận đã có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra vụ án. Đặc biệt là Cao Văn Hùng (điều tra viên
chính của vụ án này, đã bị cho ra khỏi ngành công an), đã "cố tình xâm phạm các hoạt động tư pháp" khi thực hiện việc
ép cung, mớm cung, đánh đập các bị cáo và làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Vì sao mà cả gia đình bà Nguyễn Thị Lâm phải sa vào vòng lao lý, nhà nát cửa tan? Câu trả lời chỉ có thể đến từ các cơ
quan điều tra, xét xử ở Bình Thuận. Một vài chuyện phi logic đã xảy ra trong vụ án này như: biên bản khám nghiệm hiện
trường vụ án mô tả bà Dương Thị Mỹ bị đâm rất nhiều nhát dao, nhưng quần áo của nạn nhân lại không hề có một giọt
máu(!). "Bức thư" mà Dương Thị Mỹ viết cho "người tình" Trần Văn Sáng để hẹn nhau đến vườn điều đêm 18.5.1993 lại
được viết bởi người mù chữ (bà Mỹ không hề biết chữ). Xác chết được xác định là đã thối rữa, không thể nhận dạng
được nạn nhân nhưng vẫn được cơ quan điều tra Công an tỉnh khẳng định đó là Dương Thị Mỹ (!). Ngay cả con dao gây
án được đào bới từ dưới đất lên làm chứng cứ duy nhất của vụ án lại chỉ là một nắm sắt vụn. Trong khi đó, rất nhiều đối
tượng buôn bán gỗ lậu ở Tân Minh có quan hệ với Dương Thị Mỹ đều đã "tự nhiên biến mất" một cách khó hiểu sau khi
vụ án xảy ra nhưng không được cơ quan điều tra làm rõ. Một kết luận vừa được Bộ Công an phát hiện, nghe có vẻ rất hài
hước nhưng là sự thật, đó là bị cáo Nguyễn Văn Sơn có tên thật là Nguyễn Văn Châu, nhưng suốt hàng chục năm trời
làm án mà cơ quan điều tra, cơ quan công tố và tòa án cấp sơ thẩm ở Bình Thuận không hề biết (!). Còn rất nhiều chi tiết
khác chứng tỏ sự phi lý của vụ án này đã được các luật sư làm sáng tỏ tại các phiên sơ thẩm nhưng đã bị bỏ qua.
Huỳnh Văn Nén
Theo kết luận của cấp tố tụng sơ thẩm
ở Bình Thuận thì nội dung vụ án như
sau: Dương Thị Mỹ và Trần Văn Sáng có
quan hệ tình ái lén lút với nhau. Sau khi
thấy được "lá thư" Mỹ viết cho chồng
mình, hẹn nhau ra vườn điều vào đêm
18.5.1993, Nguyễn Thị Nhung đã bàn
với mẹ và cả gia đình tổ chức bao vây
vườn điều đêm đó và giết chết Mỹ. Mấy
ngày sau, người ta thấy một xác chết
trong vườn điều nhà ông Hai Hoàng và

nạn nhân được xác định là Mỹ. Mãi cho
đến năm 1998, Huỳnh Văn Nén bị bắt vì
bị nghi ngờ liên quan đến một vụ án
khác thì "vụ án vườn điều" mới được
điều tra. Vì Nén là con rể bà Lâm, em rể
Nguyễn Thị Nhung nên bị cho là nghi
can số 1 của vụ án này.
Sắp tới đây, chắc chắn vụ án sẽ phải được làm rõ trắng đen. Nếu không có cơ sở để kết luận các bị cáo có tội thì việc các
cơ quan tố tụng phải tuyên mẹ con bà Lâm vô tội trong "vụ án vườn điều" gần như là điều hiển nhiên. Theo các luật sư
bào chữa cho các bị cáo suốt mấy năm qua thì ước tính số tiền bồi thường cho người bị oan có thể sẽ lên tới trên 5 tỉ
đồng. Tuy nhiên, những tổn thất về tinh thần mà cả gia đình các bị cáo phải gánh chịu thì không gì có thể bù đắp nổi.
Pháp luật
10:20 | 15/12/2005
Vụ Vườn điều: Những sai phạm nghiêm trọng về tố tụng
Ông Nguyễn Thận – Nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh thời điểm vụ án xảy ra - đã có
lý khi nói, “vô hình trung, việc chứng minh các bị can vô tội lại là sự buộc tội ai đó đã
làm sai”.
Tại phiên toà xét xử phúc thẩm (PTPT) lần 2 “Vụ án Vườn điều”, ông Nguyễn Văn Mười - Viện
trưởng VKSND huyện Hàm Tân được mời làm nhân chứng khai ông chỉ cúi nhìn mấy mẩu thuốc lá
Everest ở hiện trường mà không cầm lên xem, cũng biết người hút thuốc là Trần Văn Sáng.
Mọi người cứ mặc nhiên coi cái xác không còn khả năng nhận dạng là bà Dương Thị Mỹ, thậm chí
Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Bình Thuận (CQĐT) cũng không lấy vân tay nạn nhân…
Trần Thanh Vân sinh năm 1979, năm 1993 chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị
tạm giam gần 10 tháng, từ 3/9/1999 đến 20/6/2000.
Một cậu ruột của Vân bị bắt ngày 16/12/1998 và bị kết án 6 năm tù giam, mọi hồ sơ vụ án đều
ghi tên người này là Nguyễn Văn Sơn. Nhưng tên anh ta trong giấy CMND không phải là Sơn, mà
là Nguyễn Văn Châu.
Ngay từ cuối năm 1998, Huỳnh Văn Nén đã khai về sự ngoại phạm của mình: trong thời gian bà
Mỹ bị giết, Nén không ở Tân Minh mà ở xã Xuân Hoà (Xuân Lộc, Đồng Nai).
Tuy nhiên, nguyên điều tra viên (ĐTV) Cao Văn Hùng (đã bị loại khỏi ngành công an vì liên quan

đến một vụ án ma tuý) cho rằng các lời khai của Nén và một số nhân chứng có lợi cho các bị can
“không phải là chứng cứ trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội của Nén và đồng bọn nên không
bỏ trong hồ sơ”.
ĐTV này còn mớm cung bằng cách trước khi lấy cung đã cho bị can nghe băng ghi âm và đọc bản
khai của bị can khác…
Người thân các bị cáo khóc gọi
họ trong giờ giải lao của PTPT
lần 2
“Con dao” bỏ lọt trong bao thuốc lá và việc gây sức ép với nhân chứng
Theo CQĐT, từ lời khai của Nén, CQĐT đã đào tìm được con dao phay gây án. Nhưng kích thước
vật thu được lại lớn hơn nhiều so với kích thước do Nén khai về con dao. Nó đã hoàn toàn gỉ sét,
khi vừa được nhấc lên khỏi nơi chôn thì bị vỡ làm 4 mảnh.
Đến nay “con dao” đã vỡ vụn, được gom lại trong một vỏ bao thuốc lá. Chiều 10/3/2005 tại PTPT
lần 2, thẩm phán chủ tọa Phạm Hùng Việt lấy ra 2 tấm ảnh để hỏi ông Trịnh Văn Quang - người
chụp ảnh vật được đào lên.
Ông Quang - Nay là Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND thị trấn Tân Minh (tách ra từ xã Tân
Minh) - xác nhận ông chỉ chụp tấm ảnh màu, không chụp tấm ảnh đen trắng trong đó có một vật
trông giống con dao hơn vật trong ảnh màu. Tại sao tấm ảnh đen trắng lại có trong hồ sơ?
Ông Quang cũng cho biết, trước khi đào dao có chạy máy rà kim loại, khi “con dao” được đào lộ
ra, Nén mới được chở tới và làm động tác chỉ tay về phía “con dao” để được chụp ảnh.
Chưa hết, ông Quang kể, khoảng 22 giờ hôm đó (10/3/2005), ông Đinh Kỳ Đáp - Phó thủ trưởng
CQĐT gọi điện thoại cho ông Quang, sau đó chuyển máy cho ông Hoàng Đình Loan - Nguyên Phó
trưởng Công an huyện Hàm Tân và là người lập biên bản thu giữ “con dao” ngày 19/11/1998,
vừa bị bắt tạm giam ngày 28/11/2005 vì “bảo kê” cho băng nhóm Hai Chi.
Ông Loan nói muốn gặp ông Quang. Khoảng 23 giờ 30, ông Loan cùng một ĐTV gặp và thuyết
phục ông Quang viết xác nhận vật ông chụp ảnh là con dao. Tuy nhiên ông Quang không viết xác
nhận. Nghe chuyện này, chúng tôi lại nhớ tới việc liên quan đến chiếc đồng hồ nhà chị Lương Thị
Thảo.
Nhân chứng Nguyễn Thị Thuỷ cho biết, khoảng 2 giờ sáng 19/5/1993, chị đi gánh nước còn gặp
bà Mỹ đi từ chợ ra phía lộ, ngược hướng vào vườn điều (kết luận điều tra cho rằng vụ án xảy ra

khoảng lúc 1 giờ 30). Chị biết thời gian vì lúc đó chuông đồng hồ nhà chị Thảo đánh 2 tiếng.
Sau này, ĐTV của Công an và VKSND Bình Thuận đã có được lời khai của chị Thảo, theo đó đồng
hồ nhà chị hay sai giờ và gõ số tiếng chuông không đúng số giờ. Tuy nhiên trước Toà, chị Thảo
khẳng định năm 1993 đồng hồ nhà chị chạy tốt, gõ chuông đúng số giờ, nếu pin yếu thì không
gõ chuông…
Nhân chứng giả?
Giấy khai sinh của cháu
N.T
Sáng 9/3/2005, trước giờ khai mạc PTPT lần 2, một số người trực tiếp tiến hành tố tụng “Vụ án
Vườn điều” rỉ tai các phóng viên quen biết, lần này chắc chắn “xong”. Theo họ, những nghi ngờ
khiến tiến trình tố tụng bị sa lầy về việc có hay không lá thư bà Mỹ hẹn gặp Trần Văn Sáng tại
vườn điều vì bà không biết chữ nay đã được làm sáng tỏ.
Cũng dịp PTPT lần 2 được mở, một tờ báo của ngành kiểm sát đăng bài viết khen ngợi sự tận
tâm, tận lực của các cán bộ công an và VKSND trong việc làm sáng tỏ điểm mấu chốt của “vụ án
vườn điều”. Bởi vậy, sự xuất hiện của nhân chứng Trần Thị Kim Yến trước Toà đã được đặc biệt
quan tâm.
Chị Yến khai nhớ rất rõ, chị sinh đứa con thứ ba là N.T. ngày 26/3/1993, chị viết thư giùm bà Mỹ
20 ngày sau đó. Khi khán phòng ồ lên vì ngày đó cách xa đêm bà Mỹ bị giết (18/5/1993), KSV
Võ Văn Thêm giữ quyền công tố tại Toà sửa thay chị Yến, rằng chị tính ngày theo âm lịch.
Yến nói rõ hơn, ngày chị sinh con là 26 tháng Ba (nhuận) âm lịch 1993 và khẳng định lời khai
này là đúng. Tuy nhiên, ngày 26/3 (nhuận) năm Quý Dậu là ngày 17/5/1993, 20 ngày sau là
ngày 6/6/1993, bà Mỹ đã được chôn cất trước đó nửa tháng.
Nghi ngờ về nhân chứng Kim Yến, một số người đến UBND thị trấn Tân Minh và Phòng Tư pháp
huyện Hàm Tân tìm sổ đăng ký khai sinh của xã Tân Minh năm 1993. Nhưng cả ở 2 nơi họ đều
không tìm thấy cuốn sổ có đăng ký khai sinh của cháu N.T.
Chúng tôi tìm đến xã Diên Thọ (Diên Khánh, Khánh Hoà), nơi gia đình chị Yến chuyển về năm
2000. Cán bộ UBND xã cho biết gia đình chị Yến mới đăng ký tạm trú, ở UBND xã cũng không có
giấy tờ gì ghi cụ thể về ngày sinh của cháu N.T…
Tuy nhiên, tại một nơi đáng tin cậy nhưng ít ai ngờ tới, chúng tôi đã tiếp cận được giấy khai sinh
của cháu N.T. Thì ra, không như lời chị Yến khai tại Toà, chị sinh con ngày 12/3/1993.

Được biết, sau khi chị Yến có lời khai với ĐTV, ngày 12/1/2005 KSV của Viện THQCT&KSXXPT đã
đi phúc cung. Chẳng lẽ KSV cũng cẩu thả, chỉ nghe chị Yến khai mà không xác minh?
Sau PTPT lần 1 tháng 6/2001, công luận đã đề nghị giao việc điều tra “vụ án vườn điều” cho cơ
quan điều tra cấp cao hơn. Tiếc rằng đề nghị này không được chấp nhận ngay từ khi đó, khiến
việc điều tra không có được sự khách quan cần thiết mà cứ đi theo “vết xe đổ”, oan sai cứ kéo
dài.
Nguyễn Đình Quân - Phương Thảo
Một bị án được thoát án tử hình.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ tư, 23/05/2007
Chứng cứ mơ hồ, mâu thuẫn nhưng các tòa sơ, phúc thẩm đã
vội kết án tử hình. Cuối cùng, cả hai bản án đều bị hủy.
Báo Pháp Luật TP.HCM đã có nhiều bài nêu những nghi vấn trong vụ
trọng án xảy ra tại xã An Khương, Bình Long (Bình Phước).
Dù có rất nhiều chứng cứ chưa rõ và mâu thuẫn nhưng Lê Bá Mai vẫn
bị tòa sơ, phúc thẩm tuyên tử hình về hai tội giết người, hiếp dâm.
Tháng 12-2006, VKSND tối cao có văn bản kháng nghị giám đốc thẩm
hai bản án trên vì việc kết án chưa có căn cứ vững chắc. Vừa qua,
TAND tối cao đã tuyên hủy cả hai bản án để điều tra lại.
Nhận được thông tin này, chúng tôi lặng người vì nhẹ nhõm.
Hung thủ chưa rõ, nhân chứng chưa chắc
Theo hồ sơ, ngày 12-11-2004, Mai đ8ược thuê đi rải phân trồng mì,
Thấy Út (11 tuổi) và em là Hằng đang mót củ đậu gần đó, Mai bèn lấy
xe máy rủ Út vào vườn mít và nói Út cho “làm bậy” nhưng không được
nên dùng tay chặt mạnh vào gáy Út làm cháu té ngửa xuống đất bất
tỉnh.
Đoạn Mai giao cấu, rồi dùng quần của Út xiết cổ nạn nhân đến chết…
Dù rất căm phẫn trước hãnh vi vô nhân tính của thủ phạm nhưng qua
nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm chưa thấu
đáo khi TAND tỉnh Bình Phước kết án Mai.
Vụ án có hai nhân chứng là cháu Hằng và Điểu Ky. Thoạt đầu Hằngk

hai một thanh niên khoảng 18-20 tuổi… chở Út vào vườn mít, chưa
biết người ấy là ai. Vậy mà trong lời khai sau, Hằng lại chỉ rõ rằng đó
là Mai.
Lời khai của Điểu Ky cũng thay đổi khớp với Hằng: Lúc đầu không rõ
ai chỡ Út, khi Hằng khai lại thì Điểu Ky “hùa” theo. Thế nhưng cơ
quan chức năng đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi không cho Hằng
và Điểu Ky nhận diện Mai.
Thứ hai, nạn nhân trong vụ án chưa thể khẳng định là Út. Mai lúc thì
khai Út mặc quần lửng xám, khi lại khai mặc quần lửng thunt rắng
Các tin đã đưa:
• Tổng Cty mía
đường 2: Sai phạm
trong sử dụng đất
công(23/05/2007)
• 135 doanh nghiệp
gian lận hơn 3.000 tỷ
đồng thuế GTGT.
(22/05/2007)
• Y án tử hình 5 bị
cáo ‘mua bán ma túy’
ở khu vực cầu Bình
Lợi(22/05/2007)
• Nỗi thống khổ
đằng sau những ảo
vọng(22/05/2007)
• Khởi tố 2 vụ dùng
điện thoại di động tống
tiền(22/05/2007)
• Hà Nội: Phá dỡ 2
tầng công trình xây

dựng sai phạm số 9
Đào Duy
Anh(22/05/2007)
• Luật Doanh nghiệp
và Luật Đầu tư: 18
vướng mắc bị
“treo”(21/05/2007)
• Công an TP Hà
Nội triệt phá đường
dây ma tuý xuyên
quốc gia:(21/05/2007)
• Thu hồi bộ đĩa
Ý kiến của các chuyên gia pháp luật tại Tọa đàm về vụ án vườn điều do Học viện
Tư pháp tổ chức
“Người ta có cảm giác rất ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn’’ - PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc
Học viện Tư pháp.
“Định hướng buộc tội của ĐTV quá nặng nề và có lẽ trong tiềm thức của ĐTV, sự có tội của bị can là không thể
thay đổi” - TS. Bùi Kiên Điện, Đại học Luật Hà Nội.
“Quá trình điều tra vụ án chưa tuân thủ nguyên tắc công khai hóa thu thập chứng cứ; thiếu sự giám sát của cơ
quan kiểm sát’’- PGS. TS. Võ Thành Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.
“Chúng ta đứng trước những số phận con người, do đó khi làm việc phải hết sức thận trọng, không để xảy ra
sai sót dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc oan sai’’. - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên.
đục, còn Hằng và Điểu Ky đều khẳng định Út mặc quần lửng xanh.
Ngược lại biên bản khám nghiệm tử thi xác định “xiết quanh cổ nạn
nhân là chiếc quần thu ống dài…”.
Hồ sơ vụ án cũng không có tài liệu nào thể hiện đã cho gia đình nhận
diện và dựa vào đặc điểm gì để xác định nạn nhân.
Mai khai trên tay Út có cầm một củ mì nhưng biên bản khám nghiệm
hiện trường thể hiện củ đậu đã bị cắn một phần. Tại biên bản khám
nghiệm tử thi lại xác định “dạ dày chứa thức ăn đã tiêu hóa”, không

chứa củ đậu.
Không có vết bầm, tinh trùng
Hai luật sư nhận bào chữa miễn phí cho Mai là ông Trịnh Thanh (Văn
phòng luật sư Người Nghèo) và ông Phan Long Ẩn (Đoàn luật sư
Long An).
Cả hai ông cho rằng chứng cứ trực tiếp duy nhất để kết tội là lời khai
của Mai nhưng lại mâu thuẫn với các chứng cứ khác.
Mai khai đã dùng tay đánh mạnh vào sau gáy Út, các luật sư cho rằng
với cú đánh ấy thì chắc chắn phải có sự bầm tụ máu.
Trong khi đó, giám định pháp y lại không tìm thấy vết bầm tụ máu nào,
cũng không thấy vết tinh dịch, xác tinh trùng trong mẫu thu từ âm đạo
nạn nhân.
Hồ sơ vụ án không có vật chứng nào liên quan đến Mai như dấu vân
tay, vết trầy xước hay đồ vật gì. Tại hiện trường có một chiếc dép da,
một hộp quẹt và vết lốp xe máy.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không xác định được dép, hộp quẹt là
của ai và vết xe có trùng với xe của Mai hay không. Mai khai Út mang
theo chiếc cuốc nhỏ để mót củ đậu nhưng tại hiện trường không hề có
cây cuốc nào và hồ sơ vụ án cũng “quên” luôn vật này.
Vi phạm tố tụng
Cạnh đó, còn một loạt những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong việc
bảo quản vật chứng, thu giữ đồ vật, tài sản.
Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi thu giữ “một đôi dép lào và
chiếc quần quấn trên cổ nạn nhân”, trong khi lệnh nhập kho vật chứng
ghi là “một đôi dép nhựa màu xanh và một cái quần lửng màu trắng
đục đã cũ”, còn phiếu nhập kho lại ghi “một đôi dép nhựa màu trắng”.
Về thủ tục thu giữ đồ vật, tài sản của Mai, công an tiến hành trước khi
khởi tố vụ án, không có lệnh của người có thẩm quyền.
Biên bản thu giữ chỉ ghi gồm quần, nón lá, khăn của Mai, thế nhưng
tại hàng chữ cuối lại ghi thêm một dòng: “01 thùng đựng đá màu đỏ”

với nét chữ khác.
Có nhân chứng khẳng định vào ngày xảy ra vụ án, ngoài Mai còn có
khoảng 30 thanh niên được thuê trồng mì cạnh đó nhưng chưa được
làm rõ…
Tại phiên tòa, Mai cho biết đã bị ban điều tra viên dùng nhục hình,
đánh liên tục từ khi bị bắt nhưngk hông được xem xét.
Hành trình tìm công lý
Phiên tòa phúc thẩm tuyên án tử hình Lê Bá Mai khiến cả tòa soạn
Bước chân Việt
Nam(21/05/2007)
• NHÀ DƯỚI 40M2:
Muốn xây cao tầng
phải hợp
khối(21/05/2007)
• Xét xử 21 bị cáo
sản xuất mua bán
thuốc lắc(21/05/2007)
• Nghệ An bắt giữ
hai kẻ buôn lậu 1.800
viên ma túy tổng
hợp(21/05/2007)
• Kiến nghị xử lý
trách nhiệm của
Thống đốc Ngân
hàng(21/05/2007)
• TP. HCM kiến nghị
thu hồi 20% diện tích
đất còn lại.(20/05/2007)
• Không thể bán lúa
non Không thể "bán

lúa non"!(20/05/2007)
• Tập sự hành nghề
luật sư bơi trên cạn
hay cho xuống nước?
(20/05/2007)
• Bắt được hung thủ
gài mình trên ổ khoá
cửa
ngỡ ngàng. Chúng tôi có chung nhận định: Không đủ chứng cứ để
kết tội.
Tòa soạn được Ban biên tập giao nhiệm vụ trình bày vấn đề với
những người có trách nhiệm. Hồ sơ vụ án và nhận định của Báo
được chuẩn bị để gửi đến Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của
Quốc hội, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, đồng thời nhờ bà chuyển đến Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội.
Thư viết: “Là những nhà báo, chúng tôi hoàn toàn không thể yên tâm
nhìn một con người bị tước đoạt mạng sống với những căn cứ không
rõ ràng, đầy mâu thuẫn và quá trình tố tụng có nhiều vi phạm”.
Thư đề nghị các vị đại biểu Quốc hội thực hiện quyền năng giám sát
của mình với quá trình xử lý vụ án được phóng viên Thanh Mận
chuyển tận tay bà Hoài Thu ngay trước ngày bà đi công tác nước
ngoài. Thời gian quá gấp, bởi bị án chỉ kêu oan, không xin khoan
hồng nên có thể bị xử bắn bất kỳ lúc nào.
Bà Hoài Thu đã trao đổi nhanh với lãnh đạo Ủy ban Pháp luật, đồng
thời giao cho một nhóm chuyên viên nghiên cứu hồ sơ vụ án. Mai là
con trai duy nhất của dòng tộc. Ông Lê Quốc Triệu – cha của Mai gửi
thư khẩn thiết: “Xin đưỵơc hoãn thi hành án cho đến khi vụ án được
làm rõ, giúp cho một gia đình có nhiều hy sinh cho đất nước không bị
tuyệt tự khi đất nước đã thái bình”.
Bà Hoài Thu gửi thư cho Chủ tịch nước đề nghị hoãn thi hành án tử

hình.
Tháng 10-2005, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Trần Thế
Vượng gửi công văn đến Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng
VKSND tối cao đề nghị xem xét. Hai tháng sau, Phó Chánh án TAND
tối cao có văn bản gửi bị cáo cho biết không kháng nghị giám đốc
thẩm.
Thêm lần nữa, chúng tôi lại hụt hẫng. Sinh mạng một người được
quyết định đơn giản vậy sao?
Lại thêm những lá thư công tác và công văn được bà Nguyễn Thị
Hoài Thu gửi đến các cơ quan chức năng.
Tháng 12-2006, VKSND tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm. Và
đến nay, niềm tin của chúng tôi, của các luật sư, của các vị đại biểu
khả kính như bà Hoài Thu và lãnh đạo Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã
được khẳng định!
ĐỨC HIỂN
Bà NGUYỄN THỊ HOÀI THU, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội:
Hy vọng tội nhân không phải là Lê Bá Mai
+ Báo Pháp Luật TP.HCM đã phân bản án thiếu căn cứ quá. Khi
nhận được thư là hồ sơ của tòa soạn Báo Pháp Luật TP.HCM gửi
đến, tôi gọi cho Báo nói rằng nếu gia đình Mai gửi đơn đến thì chúng
tôi mới có ý kiến được. Sau đó tôi nhận được đơn của gia đình và hồ
sơ, tài liệu.
Nhưng thời gian đợi thi hành bản án lúc đó không còn nhiều. Tôi viết
thư khẩn cấp đề nghị Chủ tịch nước xem xét lại bản án này, đừng để
quá trình xét xử cẩu thả có thể dẫn đến án oan của một con người,
ảnh hưởng đến sự tồn vong của một gia tộc.
Thời gian nghiên cứu của Chủ tịch nước cũng hơi lâu, tôi cũng sốt
ruột. Nhưng sau đó thật may là Chủ tịch nước đồng ý kiến với kiến
nghị của tôi.
Lâu sau, báo chí tiếp tục thông tin về vụ này, tôi tiếp tục làm một văn

bản thứ hai gửi đến các cơ quan chức năng. Vừa qua thì VKSND tối
cao đã có văn bản phúc đáp rằng đã kháng nghị và bản án đã được
xử hủy để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Trong quá trình đó, tôi cũng gửi đơn sang, Ủy ban Pháp luật và ông
Trần Thế Vượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đã ký văn bản
gửi đến các cơ quan chức năng.
Những khiếu nại về các bản án, các vụ án thì không thuộc phạm vi
giải quyết của Ủy ban Các vấn đề xã hội. Nhưng với trách nhiệm của
một người đại biểu Quốc hội, tôi nghĩ rằng mình không nênb ỏ qua
những đơn thư của công dân và cả những vụ việc báo chí nêu. Khi
người dân có việc thì họ mới cần đến đại biểu Quốc hội bảo vệ
quyền lợi cho họ.
Đại biểu Quốc hội là đại diện của nhân dân cả nước, nên dành thời
gian đọc đơn thư của dân và coi đó là một nguồn bổ sung cho tư duy
của người đại biểu.
Từ văn bản kiến nghị của bà, sinh mạng một người có thể được cứu
sống, điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp làm đại biểu
dân cư của bà?
+ Tôi không có mục đích là qua đó để đánh bóng hình ảnh của mình
hoặc tư lợi điều gì. Đó là một việc bình thường của tôi. Khi tôi làm
công tác dân nguyện, tôi cũng coi mọi công việc người dân gửi gắm
đều thuộc trách nhiệm của mình.
Nếu có đủ bằng chứng Lê Bá Mai phạm tội hiếp dâm trẻ em và giết
người thì tội đó là đáng tử hình. Còn nếu như không chứng minh
được hoặc không đủ chứng cứ mà vẫn xử tử hình thì sai phạm thuộc
về các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng tội nhân không phải là Lê Bá Mai. Nếu
như thế thì chúng ta đã giúp cho một dòng họ, một gia đình cách
mạng ở một quê hương cách mạng tránh bị oan. Đó là niềm vui
không chỉ của riêng tôi mà còn là của những người thực thi luật pháp.

Ông TRẦN THẾ VƯỢNG, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật:
Mong cơ quan tố tụng rút kinh nghiệm từ bài học “vườn mít”
Chúng tôi nhận chuyển đơn của chị Thu và thấy án tử hình này chưa
chặt chẽ. Nhưng có kiến nghị thuyết phục trong vụ án.
Bên cạnh những vụ việc có tính chất chuyển đơn như vụ án vườn mít
này, Ủy ban Pháp luật cũng cố gắng giám sát một số vụ việc cụ thể.
Chúng tôi không chú trọng giám sát nhiều vụ mà chỉ chọn một vài
trường hợp điển hình để có thể rút ra kiến nghị chung cho các cơ
quan tố tụng.
Như cả khóa XI, Ủy ban chỉ giám sát có bốn vụ nhưng đã phát hiện
nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng. Có những vi phạm
mang tính chất lặp đi lặp lại.
Chẳng hạn vụ án Huỳnh Văn Nam (bị xử án tử hình), vụ án vườn
điều (mấy người trong một gia đình bị xử tội giết người), và cả vụ
vườn mít này đều có sai phạm nghiêm trọng từ khâu điều tra ban
đầu, lấy dấu vết hiện trường, thu thập vật chứng, lấy lời khai…
Nếu các vụ việc này được đưa ra tổng kết, thậm chí đưa vào giáo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×