Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Làm thế nào để coi là 01 chủ nhiệm tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 9 trang )

Làm thế nào để coi là 01 chủ nhiệm tốt
Dưới đây là kinh nghiệm tui copy và đã tham khảo các bạn đọc xem có hay không nhé
lớp tui luôn đứng trong hàng top 3 đấy không phải lớp chọn đâu nhưng cũng có thua lớp chọn đâu các bạn có nhận ra
lớp tui không? Năm học 2007 - 2008: Xếp hạng
- Thứ Nhất học tập (khối không chọn)
- Thứ ba nề nếp (toàn trường) nhiều phân thưởng cuối năm lắm oai oai
(Điểm yếu: khó đạt học sinh Giỏi quá- help me help me, làm sao đây???)
I / Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm :
Bên cạnh công tác giảng dạy , công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò khá quan trọng . Giáo viên chủ nhiệm bên
cạnh việc làm hồ sơ sổ sách , thông báo những thông tin quan trọng của Ban Giám Hiệu , Đoàn , Đội , giáo viên chủ
nhiệm còn phải là người hiểu tâm lý của lứa tuổi thiếu niên , học sinh Trung Học Cơ Sở để có thể động viên khuyến
khích khi các em học sa sút hay có chuyện buồn trong gia đình , kịp thời uốn nắn , nhắc nhở khi các em gặp phải sai
lầm . Ngoài ra , giáo viên chủ nhiệm còn phải là người tận tình hướng dẫn khi các em chưa biết chọn phương pháp nào
để có thể có kết quả học tốt .
II / Nội dung công tác chủ nhiệm :
Trong công tác của giáo viên chủ nhiệm trong năm , theo tôi bao gồm những nội dung chính như sau :
1/ Bầu ban cán sự lớp :
Bước đầu tiên khi gặp lớp chủ nhiệm , bên cạnh việc nắm sỉ số , lý lịch , kết quả học tập năm trước của các em ,
công tác bầu ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng . Ban cán sự lớp có nhiệm vụ quản lý lớp khi giáo viên chủ
nhiệm vắng mặt . Lớp có tự quản lý tốt hay không còn tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự lớp , đặc biệt
là lớp trưởng . Nếu trong lớp chủ nhiệm có em học sinh đã từng làm lớp trưởng thì giáo viên chủ nhiệm có thể chọn em
học sinh đó làm lớp trưởng lớp mình . Nếu lớp chủ nhiệm không có em học sinh nào đã từng làm lớp trưởng , giáo viên
chủ nhiệm có thể nhờ các em học sinh trong lớp chọn ra một em trong số các em học sinh có học lực khá , giỏi . Khi để
các em học sinh tự chọn , các em học sinh sẽ tin tưởng bạn mình và hợp tác mọi công tác do trường , hay Đội có hiệu
quả hơn . Sau khi đã bầu lớp trưởng , giáo viên chủ nhiệm chọn một em học sinh học giỏi nhất lớp làm lớp phó học tập ,
một em học sinh có uy tín làm lớp phó trật tự , một em học sinh nam học khá , giỏi phụ trách công tác lớp phó lao động
. Ngoài ra sau khi đã phân tổ , giáo viên chủ nhiệm nhờ các em học sinh trong mỗi tổ chọn ra một em học sinh làm tổ
trưởng , một em khác làm tổ phó . Khi bầu ra bất cứ chức vụ nào trong lớp , nhất thiết học sinh đó phải là học sinh có
học lực từ khá trở lên và phải được sự đồng ý của tập thể lớp .
2/ Ổn định nề nếp :
Đây là công tác rất quan trọng và khó khăn . Trong việc này giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ ổn định lớp


trong tiết học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các em học sinh trật tự trong tất cả các giờ học và thực hiện tốt
nội quy nhà trường . Để có thể làm việc này tốt giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm vụ quản lý lớp và báo cáo tình hình
nề nếp mỗi tuần cho em lớp phó trật tự . Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần thống kê , khen ngợi những em học sinh
không vi phạm hay có tiến bộ , xử lý những học sinh vi phạm tùy theo mức độ từ việc đổi chổ ngồi , phê bình trước lớp ,
viết bản tự kiểm , mời phụ huynh học sinh
3/ Vệ sinh trường lớp :
Để có thể làm tốt công tác nhắc nhở các em học sinh quét lớp và giữ vệ sinh trường lớp , giáo viên chủ nhiệm cần yêu
cầu em lớp phó lao động thống kê tình hình quét lớp và giữ vệ sinh trường lớp . Khi phân công quét lớp , giáo viên chủ
nhiệm cần phân ra năm tổ , và mỗi tổ quét một ngày trong tuần và mỗi tổ trưởng có nhiệm vụ phân công các bạn trong
tổ quét lớp thay phiên mỗi tuần :
Ví dụ : Tổ hai quét thứ hai , tổ ba quét thứ ba , tổ bốn quét thứ tư , tổ năm quét thứ năm và tổ một quét thứ sáu .
Khi phân công như vậy , tôi nhận thấy các em học sinh không chỉ có thể nhớ được ngày tổ mình quét lớp mà còn giúp
cho em lớp phó lao động có thể dễ dàng hơn trong việc báo cáo tổng kết hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm . Khi tuần
nào có một tổ không quét lớp thì tôi sẽ phân công tổ đó quét cả tuần vàn tuần sau , các tổ khác được nghỉ . Khi trong
tổ có em học sinh không quét lớp theo sự phân công của tổ trưởng thì tuần sau em học sinh đó sẽ quét lớp một mình
theo thứ tự ngày mà giáo viên chủ nhiệm đã phân công ngay từ đầu năm , các em học sinh khác trong tổ sẽ được nghỉ .
4/ Hình thành nhân cách :
Trong công tác chủ nhiệm , việc hình thành nhân cách , tạo cho các em học sinh trở thành người tốt , có đạo đức tốt rất
khó khăn . Công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải hợp tác tốt với các giáo viên bộ môn khác , ban giám
hiệu nhà trường và cả giám thị để tiện việc theo dõi và nhắc nhở kịp thời khi các em học sinh mắc phải sai lầm . Như
chúng đã biết việc hình thành nhân cách cho các em học sinh hay là việc các em học sinh có lể độ hay có đạo đức hay
không nó tùy thuộc vào ba yếu tố : gia đình , nhà trường , và xã hội . Trong đó yếu tố gia đình và xã hội đóng một vai
trò khá quan trọng . Vì vậy khi các em học sinh vi phạm , trước hết giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhắc nhở , giáo
dục các em khi mắc phải sai lầm đặc biệt trong việc thực hiện tốt nội quy học sinh . Nếu sau khi nhắc nhở các em học
sinh chưa có chuyển biến tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên báo với gia đình để nhờ phụ huynh học sinh chú ý đến con em
mình và kịp thời nhắc nhở . Sau đó tùy theo mức độ mà giáo viên chủ nhiệm có nên báo với Ban giám hiệu hay phòng
giám thị để cần sự hợp tác hay không .
5/ Học tập :
Trong những công tác chính của công tác chủ nhiệm , đây là công việc rất quan trọng . Giáo viên chủ nhiệm khọng chỉ
có nhiệm vụ giảng dạy tốt môn học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các em học sinh phải học tốt tất cả các

môn . Để công tác này được thực hiện tốt , giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp tốt với tất cả giáo viên bộ môn để
nắm rõ tình hình học tập của lớp . Ở trong lớp , giáo viên chủ nhiệm cần phải yêu cầu các em tổ trưởng , tổ phó ghi lại
những học sinh có điểm tốt (điểm 9 , 10 ) để chọn ra một em học sinh có điểm cao nhất lớp lên bảng danh dự mỗi
tháng , ghi lại những em học sinh thường xuyên có điểm thấp ( dưới 4 , 5 điểm ) để giáo viên chủ nhiệm kịp thời nhắc
nhở và động viên các em này học tốt hơn . Ngoài ra , giáo viên chủ nhiệm cần phải giao cho lớp phó học tập trong lớp
có nhiệm vụ nhắc nhở , giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu thêm bài khi cần thiết và cần báo cáo tình hình học tập
chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết .
6/ Các công tác khác :
Bên cạnh các công tác tôi đã nêu , việc nhắc nhở các em học sinh tham gia tốt các phong trào do Đoàn , Đội , Chữ Thập
Đỏ và Ban Giám Hiệu đề ra rất là quan trọng . Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần nhờ lớp phó văn thể mỹ thống kê và
báo cáo em học sinh nào tham gia tốt phong trào của nhà trường sẽ được khen ngợi , em học sinh nào không tham gia
sẽ bị phê bình , nhắc nhở đến việc hạ bậc hạnh kiểm nếu em học sinh đó không có chiều hướng tiến bộ .Ngoài ra , giáo
viên chủ nhiệm cũng có thể xét hạnh kiểm của các em cuối năm dựa vào một phần của công tác này .
III / Kết luận :
Trên đây là sáu công tác chủ nhiệm chính mà tôi đã từng thực hiện trong quá trình giảng dạy trong suốt những năm
vừa qua . Khi thực hiện tốt tất cả các công tác trên , người giáo viên chủ nhiệm phần nào đã thành công . Công tác chủ
nhiệm dù có khó khăn nhưng trong công tác này người giáo viên có thể nhận được nhiều tình cảm và tin tưởng của các
em học sinh đối với mình . Muốn công tác chủ nhiệm càng thành công thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt
tình , kể cả kiên nhẫn , có tình thương yêu đối với các em học sinh và phải là người giáo viên gương mẫu cho các em
noi theo .
Trong quá trình trình bày sẽ không tránh khỏi sơ sót , với kinh nghiệm còn hạn chế tôi rất cần những góp ý , những lời
phê bình chân thật giúp cho công tác chủ nhiệm của tôi ngày càng thành công và tiến bộ hơn .
Kính chào đoàn kết và xây dựng !
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong th c tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ
thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với
những điều kiện, phương tiện giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình

giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm
năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ
nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà
phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn
tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những
hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong
t t cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những
cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình
hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh
Hòa”. Cố gắng giáo dục tốt những h c sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững
mạnh và xã hội có những công đân tốt, là những đ a con ngoan trong gia đình.
II. NỘI DUNG
Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ Thông nếu như xác định đúng vị
trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục.
Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể
không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên
chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận
giáo dục đồng thời giáo dục những ph m chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau.
Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn.
Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
Vâng, khi tôi được phân công ch nhiệm lớp, trong tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì mình được cống hiến một phần
công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu của mình đó là trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa.
Tôi lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập.
Tôi được Ban giám hiệu nhà trường phan công ch nhiệm lớp 12B, sau đó tôi tìm hiểu lớp gần khoảng hai tuần thì
thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra.
1. Đánh giá thực trạng
Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 40 em. Ấn tượng không phai
mờ là các em nhìn cô rất chăm chú lắng nghe bao điều cô dặn dò với lớp. Sau đó, tôi tiếp tục dạy các em hai tiết

văn học, không khí lớp trầm, hầu như các em không tập trung. Trước những kh khăn ấy tôi tự hứa với lòng mình
cố gắng thực hiện thật tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa”.
2. Kế hoạch thực hiện
Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Người hiệu
trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường,
đó là lẽ đương nhiên. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện
của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của
học sinh. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình
độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách chung- giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận
lớp, tôi đến văn phòng mượn hồ sơ học bạ để tiện cho việc liên hệ với gia đình, tôi ghi chép cẩn thận số lượng
học lực và hạnh kiểm của các em năm học 2006-2007
Học lực:
Giỏi: 0
Khá: 2
TB: 18
Yếu: 20 (thi lại được lên lớp).
Hạnh kiểm:
Tốt: 15
Khá: 18
TB: 07
Đứng trước một tình trạng tập thể lớp có số lượng học sinh yếu nhiều, đạo đức không tốt thì chúng ta sẽ làm gì,
tôi suy nghĩ và đề ra một số biện pháp.
3. Biện pháp
a. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm
vững:
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
+ Hiểu biết những đ c điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động,
năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….)
+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp

phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt
động khác…).
+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết
quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong tr ờng, giữa các giáo
viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai
phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư
cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học
sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ
nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên
chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm
và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những ch trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường
thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với
hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó
thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có
phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp
nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể
học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà
sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên
chủ nhiệm, đó là một thực tế.
Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn
khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học
sinh của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì:
+ Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng
định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy
nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm,
tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những th t bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị

giảm sút… Xuất phát từ những đ c điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung
học là rất cần thiết.
+ Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản
chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh,
phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục.
+ Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể
học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm
thay các em trong mọi hoạt động.
+ Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy
sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải
pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+ Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh.
Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều
chỉnh vừa điều khiển.
+ Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá
nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt
tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ
nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề
nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp.
+ Giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ
nhiệm do:
+ Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực
lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọi mặt đối với công tác giáo dục.
+ Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học sinh… giáo viên chủ nhiệm
tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng.
+ Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để
thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực
lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt
động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ

nhiệm.
b. Nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm
- Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên chủ nhiệm bao gồm:
+ Người giáo viên chủ nhiệm, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, nói chung đó là
mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những qui định của nhà nước, nắm vững
đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác
giáo dục, vũ trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm giáo dục
những ph m chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Người giáo viên
chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cu c đổi mới,
giác ngộ học sinh từ bỏ những th i hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận
thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cu c xây dựng đất nước văn minh hiện đại…
+ Sự khác nhau trong việc thực hiện những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp với thầy cô giáo bình thường
khác ở chỗ: người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt hơn, tự đòi hỏi rèn luyện ở mức cao hơn, thường xuyên
hơn, đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh, được phụ huynh tin yêu, gửi gắm trách nhiệm
giáo dục con em vào tay mình.
+ Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm n m vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu
trưởng và ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu
trưởng trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn
đấu tu dưỡng, rèn luyện của từng học sinh trong lớp.
+ Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo
dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
+ Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập
thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. Thông qua tổ
chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả
năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống.
+ Cùng với các giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham
gia vào các hoạt động của cộng đồng địa phương và hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của
nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của Đảng
và nhà nước trong t ng giai đoạn.
- Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp

+ Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt
cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Ví dụ: các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai
trò của giáo dục, hoạt động. Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác
động tay đôi, bùng nổ sư phạm… Đó là những lí luận giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu.
+ Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học.
Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng
cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Việc hiểu toàn bộ kế hoạch của nhà trường trong t ng năm học có ý
nghĩa rất lớn đối với người giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm mới chủ động định hướng cho học sinh
lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường.
+ Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và
đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang
thiết bị sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ chức trong nhà trường
(Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên…). Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ
năm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử
phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm.
+ Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học
sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp.
Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điiểm tâm sinh lý của học sinh lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với công tác của người chủ nhiiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ,
tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với
con của họ trong gia đình.
Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của học sinh nhằm hai mục đích, trước hết để kết hợp trong giáo dục học sinh
của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân, những y u tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn
tác động đến học sinh để có giải pháp giáo dục. Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi học sinh
về các mặt tâm sinh lý, tính cách năng lực…Nội dung nghiên cứu về học sinh bao gồm: sức khỏe, năng lực phát
triển trí tuệ, cần nghiên cứu để hiểu từng học sinh về sự tập trung chú ý, nhận thức, nắm vững sở thích, nguyện
vọng, động cơ học tập, hoạt động. Lưu ý tới tính cách, phẩm chất đạo đức, quan hệ, cách ứng xử của học sinh
trong gia đình, ở trường, ở cộng đồng với bạn bè của các em.
+ Ở tuổi học sinh phổ thông, nhiều năng lực chưa được bộc lộ, nhất là năng lực hoạt động xã hội, xu hướng nghề
nghiệp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm có mục đích giáo

dục.
+ Muốn hiểu biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp
học, cộng đồng, gia đình… Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những ng ời có quan hệ với các em, hiểu biết các
em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu đặc điểm học sinh là một trong những n i dung
quan trọng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp vì chỉ trên cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại
nhóm học sinh theo các đặc điểm học lực, tính cách, năng lưc, hoàn cảnh….
+ Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích được
nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do
trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác, phân tán tư tưởng.
Cùng một hiện tượng học sinh hư (như ăn cắp) có thể do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu
đặc điểm và nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động giáo dục phù
hợp hiệu quả.
+ Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nh t thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm”. Nhật kí
giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược
điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những k niệm, những hi
n tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ
nhiệm của lớp học, nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên
cứu về tâm lí học… Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm.
Người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm và sổ chủ
nhiệm được coi là một nội dụng, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm.
+ Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển
giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
Khái quát chung về đặc  điểm học sinh lớp chủ nhiệm.
Có kế họch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. 
Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn. 
Xây dựng chương trình  hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kì, năm học, đây là nội
dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân, trong đó có trình độ chuyên môn, tri
thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri

thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên chủ nhiệm với khẩu hiệu “tất cả vì
học sinh thân yêu”, “vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất nước”.
+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
Nâng cao không ngừng trình độ học  vấn, văn hóa chung
Trình độ chuyuên môn phương pháp. 
Rèn luyện đạo  đức tác phong.
Trao đổi kinh nghiệm, lý luận sư phạm. 
Mẫu mực trong  giao tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn  minh.
c. Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể
- Người giáo viên chủ nhiệm n m vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập
thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục
học sinh đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người.
- Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính
phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em
thì nhắc nhẹ, có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể…
- Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức
thời, ví dụ: học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm
bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời, cho
điểm tốt…
- Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng
giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì giáo viên chủ nhiệm
cảnh cáo phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan.
- Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong t p thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có
uy tính, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh:
+ Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp.
+ Tổ chức những ho t động chung để thực hiện mục tiêu.
+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành.
+ Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản lĩnh của mỗi thành viên.

III. KẾT QUẢ
Phương pháp tiến hành công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị
trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể
học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề
nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những bi n pháp tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Tôi đã áp
dụng đúng các biện pháp mà mình đề ra thì kết quả của năm học 2007-2008 học lực và hạnh kiểm của các em có
sự tiến bộ rất rõ, cụ thể học lực và hạnh kiểm đạt được như sau:
Học lực:
Giỏi: 0
Khá: 2
TB: 25
Yếu: 13
Hạnh kiểm:
Tốt: 25
Khá:14
TB:1
Riêng tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn thực hiện đúng “Công tác chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ
Thông Thái Thanh Hòa”. Sau thời gian chuyên cần chăm chỉ tận tụy hướng dẫn học sinh và đề ra nhiều biện pháp
giáo dục kịp thời phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên khi chủ nhiệm lớp tôi luôn đạt những th nh tích cao
nhất. Qua đó, tôi cũng mong rằng tất cả những th y cô giáo chủ nhiệm cũng phát huy hết chức năng, nhiệm vụ
của mình cùng nhau đưa tập thể lớp mình quản lý ngày càng vững mạnh.

×