Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

BÁO CÁO "SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 27 trang )

Chuyên đề Kinh Tế Nông Nghiệp:
SẢN XUẤT VÀ XUẤT
KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH:
I. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về nội dung nghiên cứu.
II. Nội Dung:
Tình hình sản xuất và xuất khẩu Gạo ở Việt nam
1. Sản xuất:
a.Thực trạng tình hình sản xuất
b.Thuận lợi
c.Khó khăn
2. Xuất khẩu:
a.Thực trạng tình hình xuất khẩu
b.Thuận lợi
c.Khó khăn
III. Kết luận:
Khái quát lại vấn đề nghiên cứu.

Từ trước đến nay,Việt nam là một nước Nông nghiệp có nền
sản xuất lúa nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng
đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước, mà còn là sản
phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn GDP lớn hàng năm
cho nước ta.

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất gạo lớn thứ 2 thế giới.
Theo đánh giá của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc
(FAO), ở châu Á, ngoài Thái Lan còn 3 nước khác có khả
năng cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo là Ấn Độ,
Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Ở Việt Nam, nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng tăng trưởng khá nhanh,


nhưng vẫn còn không ít vấn đề cần có giải pháp thích hợp
để giữ vững vị thế của mình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA.
1. Sản xuất.

a. thực trạng sản xuất gạo ở VN:

Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên
10 triệu hộ nông dân cả nước. Trong 20 năm đổi mới, sản
xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản
lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu
héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng
16,87 triệu tấn, đến năm 2005 ba con số tương ứng đã lên
tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Tính
chung 20 năm qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn,
gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn,
hơn 5%.
II. Nội dung

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là ĐB sông Hồng ở
miền bắc ĐB sông Cửu Long ở miền Nam.

Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc,
trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu
tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ
trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.

Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.


Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân
(có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất
cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng
bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng
đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định
hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính
quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần
đất trồng lúa vụ ba
a. Thực trạng sản xuất:

Sản xuất lúa của cả nước xuất hiện xu hướng giảm diện tích
gieo cấy lúa vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp, đồng thời tăng
đầu tư thâm canh bằng sử dụng giống mới năng suất cao,
chất lượng tốt để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với giá cao
hơn. Tuy năng suất lúa tăng cao, nhưng sản lượng lúa tăng
chậm hơn các thời kỳ trước đó.

Xu hướng tăng năng suất bằng mọi giá đã dần dần chuyển
sang tăng chất lượng và hiệu quả để tăng giá trị thu nhập
trên mỗi đơn vị diện tích.

Do diện tích đất lúa chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là
diện tích chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa năng suất bấp bênh nên
cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng diện
tích lúa hè thu và lúa đông xuân, giảm tỷ trọng diện tích lúa
mùa.
Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010.
b1. Điều kiện thuận lợi về tự nhiên:


Khí hậu gió mùa mang tính chất chí tuyến ở phía bắc và
tính chất xích đới ở phía nam là một khả năng lớn để phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện.

Có 2 ĐB rộng lớn: ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
b. Thuận lợi trong sản xuất:

ĐB sông Hồng: Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000
ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về
sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2%.

Ở ĐB sông Cửu Long, là một bộ phận của châu thổ sông
Mê Kông có diện tích 39 734km². Diện tích và sản lượng thu
hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương
thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả
nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất
khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
b2. Điều kiện xã hội

Nguồn nhân lực dồi dào: dân số nước ta là 76,37 triệu
người. lực lượng lao động là 46 triệu người chiếm xấp xỉ
60% dân số. có tới gần 80% dân số sống ở nông thôn, trong
đó lực lượng lao động ở nông thôn khoảng 33 triệu người
chiếm 72% lao động toàn xã hội, có truyền thống cần cù,
chịu khó, thông minh, ham học hỏi.

Nhà nước có những chính sách thuận lợi để phát triển sản
xuất lúa: hỗ trợ vốn, cung cấp thiết bị kỹ thuật, tập huấn kỹ
thuật, phát triển hệ thống tưới tiêu, lai tạo nhiều giống mới
năng suất


Khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao, cải tiến máy
móc trang thiết bị.

Chịu ảnh hưởng nhiều về thiên tai: lũ lụt, hạn hán….

Lo ngại nhiều dịch bệnh

Diện tích đất NN ngày càng bị nhiễm mặn.

tổ chức sản xuất lúa chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô nhỏ,
không thuận lợi cho đầu tư phát triển và ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất nên sản phẩm làm ra chưa đồng nhất, chưa
đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chế biến và chất lượng sản
phẩm.

kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém, chưa đồng bộ,
nhất là hệ thống thủy lợi, điện phục vụ sản xuất; quy mô, mức
độ, trình độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, thu hoạch, sau thu
hoạch còn thấp; hệ thống chế biến, bảo quản lúa gạo chưa đáp
ứng yêu cầu cả về quy mô và thiết bị công nghệ
c. Khó khăn trong sản xuất.

Các chính sách phát triển NN chủ yếu xử lý những tình thế
trước mắt, chưa có được các chính sách cơ bản lâu dài về
đất đai, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm…; có những chính sách
ban hành nhưng cơ chế, thủ tục còn nhiều vướng mắc, người
dân khó tiếp cận.

Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, lưu thông, cung ứng lúa

gạo chưa được xây dựng đến cơ sở.

Cản xuất lúa nước ta là chưa gắn với chế biến và thị trường,
nhất là thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập. Chất
lượng và tính bền vững của tăng trưởng chưa cao, chưa
tương xứng với vị trí và tiềm năng đất đai, nguồn nước, lao
động trồng lúa của các vùng.
a. Thực trạng xuất khẩu gạo ở VN:

Số liệu ước tính của liên bộ cho thấy, xuất khẩu gạo 7 tháng
đầu năm 2010 ước đạt 4,1 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD, giảm
2,5% về lượng nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm
2009.

Trong năm 2009, kết quả xuất khẩu gạo đạt 6,052 triệu tấn, trị
giá 2,463 tỉ USD, tăng 29,35% về số lượng và giảm 7,49% về
trị giá so với năm 2008. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09
USD/tấn, giảm 28,5% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo tập trung vào các khu vực: châu Á là 3,238 triệu
tấn, chiếm 53,50%; châu Phi: 1,794 triệu tấn, chiếm 29,64%;
Châu Mỹ: 455.872 tấn, chiếm 7,53%, trong đó thị trường Cu
ba: 442.910 tấn chiếm 7,32%; Trung Đông: 316.076 tấn, chiếm
5,22%; châu Âu: 201.642 tấn, chiếm 3,33%; còn lại là thị
trường châu Úc chiếm 0,78% tổng số lượng xuất khẩu.
2. XUẤT KHẨU

Việt Nam là nước có năng suất lúa gạo cao so với thế giới,
trong khi chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn hẳn so với
Mỹ và Thái Lan. Ðiều này được phản ánh ở giá gạo thấp

hơn.

Những năm gần đây, khoảng cách với giá gạo Thái Lan
được thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lượng
của gạo Việt Nam. Trước cuộc khủng hoảng châu Á, Việt
Nam được coi là một trong những nước có chi phí sản xuất
thấp nhất trên thế giới do giá nhân công rẻ. Chi phí sản
xuất ra một tấn gạo chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí sản
xuất của Thái Lan. Tuy nhiên, lợi thế chi phí này đã giảm đi
do sự mất giá đồng tiền của hầu hết các đồng tiền của các
nước châu Á.
b. Thuận lợi

Thông tin và dự báo thị trường đã được cải thiện, tạo điều kiện cho
công tác điều hành và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và hướng dẫn của các bộ ngành kịp thời và sâu sát.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng với Hiệp hội Lương thực
Việt Nam đã tăng cường sự thống nhất, đoàn kết, mở rộng sản xuất
kinh doanh, chủ động chuẩn bị thị trường xuất khẩu và tăng cường
mua vào dự trữ, kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa của nông dân,
đặc biệt là chủ động mua hết lúa gạo vụ Hè Thu 2009, không để
tồn đọng trong dân do xuất khẩu chậm, theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.


Hiệu quả xuất khẩu đã được nâng lên và lợi ích của người
sản xuất đã được quan tâm nhiều hơn. Chính phủ đã chỉ đạo
các doanh nghiệp mua vào lúa gạo hàng hóa với giá hợp lý,
bảo đảm nông dân có lãi 30% tối thiểu Chủ động góp phần
bình ổn mặt bằng giá chung trong nước.

Thể chế hóa hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công
tác điều hành xuất khẩu gạo phù hợp với tình hình mới, tạo
hành lang pháp lý và sự đồng thuận trong xã hội.

Hiệp hội và chính quyền địa phương điều phối các doanh
nghiệp tổ chức các điểm phân phối, bán lẻ, tăng cường dự
trữ lưu thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở
các địa bàn trọng điểm, không để xảy ra sốt giá giả tạo do
đầu cơ tích trữ và tác động của thị trường xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư xây dựng kho dự trữ, bổ sung công nghệ,
thiết bị chế biến hiện đại, để nâng cao chất lượng và khả
năng dự trữ, bảo quản sản phẩm dài hạn, chủ động xuất
khẩu có hiệu quả.
c. Khó khăn

Mặc dù sản lượng đạt hiệu quả nhưng chất lượng gạo của
VN còn thấp so với các nước khác.

Tính chất cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu gạo
như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc …

Hàng rào thuế quan cản trở.


Dự báo lệch, giảm cả số lượng lẫn giá cả

Nhìn lại công tác dự báo hồi đầu năm, năm 2010 được nhận
định là “năm vàng” của các nước xuất khẩu gạo, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả 6 tháng đầu năm cho thấy,
xuất khẩu gạo đã giảm cả về số lượng và giá cả.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục sụt giảm từ đầu năm
2010 đến nay. Nếu như giá gạo loại 5% tấm tại thời điểm tháng
12/2009 là 517 USD thì đến tháng 5 đã giảm xuống còn 358
USD/tấn (giảm 30,75%); giá gạo loại 25% tấm tại thời điểm
tháng 12/2009 là 466 USD đã giảm xuống còn 335 USD/tấn tại
thời điểm tháng 5 (giảm 28,11%).

Hợp đồng thương mại cũng khó triển khai do trên thị trường có
thêm sự tham gia của Bangladesh, Myanmar cạnh tranh trực tiếp
với dòng sản phẩm gạo chất lượng thấp và trung bình của Việt
Nam.



Hợp đồng chủ yếu là hợp đồng chính phủ, việc triển khai
gặp khó khăn do đối tác trì hoãn giao nhận hàng cũng như
tạm ngưng triển khai đấu thầu các hợp đồng mới khi có
thông tin sản lượng gạo đã tăng lên sau vụ đông xuân ở
Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

×