Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đặc điểm sinh học của nhện trắng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.68 KB, 12 trang )



Đặc điểm sinh học của
nhện trắng


Nhện trắng (white mite) -
Polyphagotarsonemus
latus (Banks) (Họ Tarsonemidae,
Bộ Acari) còn có tên là nhện ớt
(chili mite), nh
ện bạc lá cam (citrus
silver mite), nhện trà vàng (yellow
tea mite) và nhện rộng (broad
mite), là một loài gây hại chính và
phổ biến trên nhiều loại cây trồng.
Việc kiểm soát loài này đòi h
ỏi một
hay nhiều lần xử lý thuốc trừ nhện
mỗi năm.

Phân loại và phân bố
Vị trí phân loại của nhện trắng trãi
qua nhiều sự thay đổi, như đã được
khảo sát bởi Ewing (1939), Beer
(1954) và Lindquist (1986). Được
thu thập lần đầu tiên trên cây trà ở
Sri Lanka và mô tả vào năm 1980
với tên là Acarus
translucens Green; đây là một tên
độc lập với tênTarsonemus


latus Banks được mô tả vào năm
1904 dựa trên trên các mẫu thu
được từ chồi cây xoài tại các nhà
kính ở Washington (DC). Sau đó
tên thứ hai này được chấp nhận
trong khi tên A. translucens bị bỏ
qua. Ewing (1939) sau đó đã đưa
loài latus vào giốngHemitarsoneus
,
và từ giống này, loài latus được
Beer và Nucifora (1965) chuyển
sang một giống mới có tên
là polyphargotarsonemus.
Lindquist (1986), gần đây hơn đã
tái xác định và mô tả một cách đầy
đủ về
giống polyphargotarsonemus và
loài latus, và cho rằng sự phân loại
này có lẽ thực sự là một phức hợp
loài có liên hệ với nhau.
Nhện trắng phân bố khắp nơi trên
thế giới như Châu Úc, Châu Á,
Châu Phi, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam
Mỹ và các đảo ở Thái Bình D
ương.
Ở Ấn Độ và Srilanka nó có tên là
nhện trà vàng (‘yellow tea mite’),
trong khi ở Bangladesh gọi là nhện
đay vàng (‘yellow jute mite’). Ở
một số nước Châu Ấu, nó được gọi

là nhện rộng (‘broad mite’) và ở
một số vùng của Nam Mỹ nó lại có
tên là nhện nhiệt đới (‘tropical
mite’) hay nhện rỉ sắt rộng (‘broad
rust mite’).

Đặc điểm hình thái
Trưởng thành:
Nhện cái có dạng hình bầu dục dài
khoảng 0,2 mm. Cơ thể phồng lên
theo hướng nghiêng và có màu từ
vàng sáng đến hổ phách hay xanh
lá cây với một đường sọc không r
õ,
màu sáng, nằm giữa và phân nhánh
ở cuối lưng. Các con đực có màu
sắc tương tự con cái nhưng không
có sọc này. Hai chân sau của con
cái trưởng thành thoái hoá thành
phần phụ. Con đực thường nhỏ h
ơn
(0,11mm) và di chuyển nhanh hơn
con cái. Các chân sau to lớn của
con đực thường được sử dụng để
nâng các con nhộng cái lên và đặt
vuông góc với cơ thể con đực khi
giao phối.

Nhện trắng trưởng thành (Ảnh:
EENY 183)

Trứng:
Trứng không màu sắc, có hình bầu
dục. Mỗi trứng dài kho
ảng 0,08mm
và được bao phủ bởi 29 đến 37
chùm lông trên bề mặt.
Ấu trùng:
Nhện trắng con chỉ có 3 cặp chân.
Chúng thường di chuyển rất chậm
và có màu hơi trắng được tạo th
ành
từ những điểm nhỏ trên da. Khi ấu
trùng phát triển, chúng sẽ tăng
chiều dài từ 0,1 lên 0,2mm. Giai
đoạn không hoạt động xuất hiện
như một ấu trùng bất động.
Nhộng:
Sau một ngày, ấu trùng biến thành
nhộng bất động có hai đầu trong
suốt và nhọn. Giai đoạn nhộng kéo
dài khoảng một ngày. Các con
nhộng thường được tìm thấy trong
các lổ lõm trên trái, mặc dù nhộng
cái thường được mang bởi các con
đực.

Điểm sinh học
Vòng đời của nhện trắng gồm bốn
giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng v
à

trưởng thành. Con cái trưởng thành
đẻ từ 30 đến 76 trứng (trung bình 5
trứng mỗi ngày) ở mặt dưới của lá
và trong những lổ lõm của trái
trong thời gian từ 8 đến 13 ngày và
chết ngay sau đó, trong khi con đ
ực
trưởng thành có th
ể sống từ 5 đến 9
ngày. Con cái không được giao
phối đẻ trứng đực, và ngược lại,
con cái được giao phối thư
ờng đẻ 4
trứng cái trên mỗi trứng đực.
Trứng nở trong khoảng 2 đến 3
ngày và ấu trùng sinh ra t
ừ vỏ trứng
để gây hại. Ấu trùng thường di
chuyển chậm v
à không phân tán xa.
Sau 2 hoặc 3 ngày, ấu trùng phát
triển sang giai đoạn ấu trùng bất
động (nhộng). Ấu trùng cái bất
động trở nên hấp dẫn với con đực,
con đực sẽ nâng con cái lên và
mang chúng đến bộ lá mới. Con
đực và cái đều rất hoạt động nhưng
con đực rõ ràng đóng góp nhiều
vào sự phân tán của quần thể nhện
trắng do có khả năng mang ấu

trùng cái đ
ến vị trí mới. Khi con cái
thoát khỏi giai đoạn bất động, con
đực ngay lập tức sẽ giao phối với
nó. Cũng có báo cáo cho rằng nhện
trắng sử dụng các côn trùng, đặc
biệt là một số loài ruồi trắng
(whiteflies) để di chuyển từ cây n
ày
đến cây khác.

Kí chủ
Nhện trắng có một dãy kí ch
ủ ở các
khu vực nhiệt đới. Nó tấn công cây
trồng trong nhà kính ở các vùng
nhiệt đới và bán nhiệt đới. Các cây
trồng được liệt kê vào danh sách kí
chủ của nhện trắng gồm có: táo, lê
tàu (avocado), dưa đ
ỏ (cantaloupe),
thầu dầu, ớt, cam, cà phê, bông v
ải,
cà, ổi, đay, đu đủ, lê, khoai tây,
vừng, đậu, xoài, trà, cà chua. Nhện
trắng còn gây hại trên nhiều loại
hoa kiểng như hoa tím (African
violet), ageratum, đỗ quyên, thu h
ải
đường, hoa cúc, hoa anh thảo,

thược dược, gerbera, loa kèn,
thường quân (ivy), lài, cây bóng
nước (impatiens), hoa cứt lợn, vạn
thọ, hoa mõm chó, cỏ roi ngựa,
Nhện trắng được xem như là một
loài gây hại nghiêm trọng
của Pittosporum spp. ở Florida.

Xuân Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gerson U, 1992. Biology and
control of the broad mite,
polyphagotarsonemus latus (Banks)
(Acari:Tarsonemidae).
Experimental & Applied
Acarology, 13(1992), p. 163-178.
Elsevier Science Publishers B.V.,
Amsterdam.
Fasulo T. R., 2007. Broad mite,
Polyphagotarsonemus latus (Banks)
(Arachnida: Acari: Tarsonemidae).
EENY183. p. 1-5.

×