Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng tai biến do tăng huyết áp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.92 KB, 3 trang )

Phòng tai biến do tăng huyết áp

Có người đang ăn cơm thì bị rơi đũa, tay bị bại và đến chiều thì liệt hẳn. Vị giáo sư
nọ đang phẫu thuật bị rơi dao mổ và đột ngột tai biến mạch máu não. Một bác nông
dân sau bữa rượu thịt chó từ chiều hôm trước đã bị bán thân bất toại vào sáng hôm
sau. Khi gặp trường hợp đột quỵ như vậy, dư luận thường cho là do cơn tăng huyết
áp. Ở vào giai đoạn giao mùa lượng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có xu
hướng tăng đột biến.
Bệnh nhân bị liệt nửa người thường được đưa vào khoa cấp cứu, qua giai đoạn nguy cấp
thì nằm rải rác tại các khoa như: tim mạch, thần kinh, lão khoa, Đông y, phục hồi chức
năng Thống kê tại các bệnh viện cho thấy trong 10 ca tai biến mạch máu não qua chụp
cắt lớp vi tính thì chỉ có khoảng 2 đến 3 ca bị xuất huyết não do cơn tăng huyết áp, còn
lại do nhồi máu não xảy ra trên những người có tiền sử huyết áp trung bình và thấp. Thực
tế cho thấy nhiều bệnh nhân có thể tăng huyết áp (khoảng 200/110mmHg) lại không bị
vỡ mạch máu não, trong khi có người bị tai biến khi huyết áp mới chỉ 150/90mmHg.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) qua thực tiễn tổng kết vấn đề huyết áp ở cộng đồng đã đơn
giản hóa phân loại huyết áp theo hai giai đoạn: ở giai đoạn 1 huyết áp tâm thu dao động
từ 140-159mmHg; huyết áp tâm trương dao động từ 90-99mmHg. Bệnh nhân thuộc tăng
huyết áp giai đoạn 2 khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 160mmHg và huyết áp tâm
trương lớn hơn hoặc bằng 100mmHg. Phân loại này cũng nhắc nhở mọi người có nguy
cơ hay gọi là tiền tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 120-139mmHg và huyết áp tâm
trương từ 80-89mmHg. Điều tra sự hiểu biết của người cao tuổi tại cộng đồng cho thấy
đa số không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhiều người không biết trị số huyết
áp của mình. Nhiều bệnh nhân đến phòng khám với mục đích kiểm tra huyết áp và họ
đinh ninh số huyết áp của mình là bất biến. Thực ra huyết áp của mỗi người dao động
trong suốt 24 giờ. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Vì vậy nó được mệnh
danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nói cách khác, bệnh này có thể diễn tiến âm thầm,
không triệu chứng cho đến khi xuất hiện biến chứng chết người. Thật vậy, tăng huyết áp
không phức tạp có thể tồn tại lặng lẽ nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Điều này xảy
ra khi không có triệu chứng và chỉ được phát hiện qua tầm soát huyết áp định kỳ.
Có trường hợp đến bác sĩ khám vì đã có tổn thương các cơ quan. Người đến phòng cấp


cứu vì khó thở (do suy tim); người thì bại nửa người (do tai biến mạch máu não); người
khác thấy phù và buồn nôn (do suy thận); mờ mắt (do tổn thương võng mạc). Sự thiếu
hiểu biết về huyết áp của người dân trong cộng đồng dẫn tới tình trạng bệnh nặng và khó
chữa khi phải nhập viện. Khi ra viện bệnh nhân thường chỉ điều trị theo đơn trong giai
đoạn ngắn hoặc khi khó chịu lại dùng đơn cũ. Họ không hề biết các bác sĩ phải lựa chọn
trong gần chục nhóm thuốc khác nhau để tìm loại phù hợp cho từng bệnh nhân: tăng
huyết áp có kèm đái tháo đường; tăng huyết áp khi đã có suy tim; tăng huyết áp có rối
loạn mỡ máu; tăng huyết áp khi có tổn thương cầu thận , rồi các tăng huyết áp liên quan
đến béo phì, tăng huyết áp có tính gia đình, tăng huyết áp ở trẻ em và tăng huyết áp trên
các bà mẹ có thai
Sự phát triển của ngành dược lý đã ra đời nhiều nhóm thuốc chọn lọc tốt hơn cho bệnh
tăng huyết áp, song người bệnh phải đối mặt với một thực tế: điều trị huyết áp phải suốt
đời với nguồn chi phí không nhỏ. Một tin vui với người bị tăng huyết áp là hiện trong
nước đã sản xuất được nhiều loại thuốc hạ huyết áp rẻ hơn thuốc ngoại nhập nhiều lần
song tác dụng cũng tương đương. Người bệnh cần trở thành bác sĩ của chính bản thân,
biết được tình trạng huyết áp trong ngày dưới ảnh hưởng của vi khí hậu; hiểu giai đoạn
và nhóm thuốc điều trị huyết áp của mình và hơn ai hết họ cũng rõ một điều: điều trị
huyết áp ngay từ sớm và liên tục là giảm thiểu chi phí hơn rất nhiều khi xảy ra biến
chứng của bệnh tăng huyết áp.
Đề phòng tai biến do tăng huyết áp: Trên cơ sở thay đổi lối sống kết hợp chọn nhóm
thuốc phù hợp nhằm điều hòa huyết áp và giảm thiểu các nguy cơ tim mạch. Một nghiên
cứu năm 2001 (DASH) cho thấy chỉ số huyết áp giảm đáng kể khi sử dụng chế độ ăn
giảm muối natri trong khẩu phần ăn. Ngừng hút thuốc và tránh nguồn khói thuốc lá do
người khác hút là một trong các biện pháp hiệu quả nhất để giảm các yếu tố nguy cơ tim
mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Lối sống lười vận động và ăn nhiều sẽ làm tăng cân và
béo bụng. Nghiên cứu cho thấy BMI tăng từ 21 đến 26 sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp
gấp 3 lần. Tăng cường vận động thể lực và duy trì luyện tập thường xuyên giúp hạ huyết
áp và giảm thiểu các bệnh tim mạch. Khi hoạt động, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi (góp
phần giảm natri), tăng cường tuần hoàn máu, giảm độ cứng thành mạch, làm tốt tình
trạng mỡ máu và điều hòa hệ thống giao cảm.


×