Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Con đã sẵn sàng? - Phần cuối pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.74 KB, 6 trang )

Con đã sẵn sàng? - Phần cuối

Mỗi đứa trẻ có một tốc độ
phát triển riêng. Tạo điều
kiện để con có những trách
nhiệm mới hoặc cố gắng tự
vượt qua những thử thách
khó khăn chính là một trong
những cách giúp bạn đánh
giá được khả năng và tính
cách của bé. Nhưng việc gì
thì cũng đều cần có khởi
đầu. Dưới đây là một vài lời
khuyên của Tiến sĩ Adele M.
Brodkin nhằm giúp các bậc
phụ huynh chuẩn bị cho con
mình sẵn sàng để tiến thêm

Bố mẹ hãy khuyến
khích và tạo điều kiện
cho bé tự lên kế
hoạch

một bước tự lập hơn:


Tự lên kế hoạch?

Nhìn chung, trẻ em từ khoảng 5 tuổi đã có thể tự lên kế
hoạch cho mình. Với những bé mới bước vào tiểu học, bạn
có thể giúp con lên kế hoạch về thời gian, lựa chọn và sắp


xếp các hoạt động như học và chơi, chẳng hạn như bé thích
học trước rồi mới đi chơi hay đi chơi rồi mới về học bài.

Hãy tạo điều kiện cho con tự lên kế hoạch cho một buổi vui
chơi, nhưng bạn cũng nên giữ liên lạc và trao đổi thường
xuyên với những phụ huynh khác để cập nhật thông tin cho
nhau và bảo đảm rằng bọn trẻ sẽ được trông chừng. Và dù
con bạn ở độ tuổi nào đi chăng nữa (kể cả khi đã học trung
học), bé cũng phải được biết có thể liên lạc với bạn ở đâu
và thế nào, cũng như đòi hỏi điều ngược lại ở trẻ.


Tự đi đến trường?
Nơi gia đình bạn sinh sống, con đường từ nhà đến trường,
độ tuổi và sự trưởng thành của con bạn chính là những yếu
tố quan trọng quyết định điều này. Liệu tình hình an toàn
và tội phạm có phải là điều đáng lo ngại không? Con bạn
có tuân thủ đúng luật giao thông không? Con bạn xử lý tình
huống như thế nào, có trách nhiệm hay không… Nếu bạn
thấy con mình đã sẵn sàng, hãy tập cho bé quen dần với thử
thách mới này bằng cách cùng con đi đến trường vài lần
cho bé quen, trong lúc đó bạn cũng ước lượng độ dài quãng
đường, tín hiệu giao thông, sự an toàn, vỉa hè, lối băng qua
đường… Sau đó, bạn có thể cho bé đi trước, bạn đi theo sau
với một khoảng cách nhất định, rồi dần dần cho bé tự đi
một mình.

Và lưu ý! Con bạn phải hiểu được rằng bé cần phải đến
trường và về nhà đúng giờ!



Tự chọn các hoạt động ngoại khóa?

Việc lựa chọn học karate, chơi piano, hoặc tham gia đội
kịch nên do bạn và bé cùng quyết định. Ngay từ đầu năm,
hãy trao đổi với con về các hoạt động ngoại khóa mà bé
muốn tham gia cũng như những hoạt động mà bạn nghĩ bé
nên thử sức. Hãy lắng nghe con mình, cho phép bé có
quyền lớn hơn trong những hoạt động mà bé muốn tham
gia. Đồng thời, hãy cho bé tự quyết định ngừng tham gia
hoạt động (trừ khi đó là hoạt động bắt buộc, do nhà trường
quy định hoặc các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé tham
gia). Trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào một hoạt
động nào đó, hãy hỏi xem con bạn có thể tham gia thử một
đến hai buổi để xem hoạt động ấy có phù hợp với khả năng
và sở thích của con bạn hay không.


Chăm sóc vật nuôi trong nhà?

Tốt nhất là đừng bao giờ giao cho con bạn một mình chịu
trách nhiệm chăm sóc cho một con vật. Đừng nhận nuôi
một con vật kèm theo điều kiện là bé sẽ phải tự chăm sóc
cho con vật ấy, nhưng phải thỏa thuận ngay từ đầu là con
bạn sẽ tham gia vào việc chăm sóc này với những trách
nhiệm cụ thể phù hợp với khả năng và lứa tuổi của bé.
Chẳng hạn như trẻ ở độ tuổi sắp đi học có thể giúp cho thức
ăn vào khay cho vật nuôi, trẻ từ tiểu học trở lên có thể đảm
nhận việc dắt chú chó cưng đi dạo


Để chắc rằng con bạn sẽ sẵn sàng đảm nhận nhiều trách
nhiệm hơn khi bé lớn hơn, hãy để bé quan sát, hoặc tốt hơn
là giúp bạn một tay trong những trách nhiệm phức tạp hơn
mà bạn đang đảm nhận như làm sạch bể cá chẳng hạn.

Hãy giao cho bé những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với khả
năng (Ảnh: Inmagine)

Trông nom em nhỏ?

Ngay cả khi con bạn có khéo dỗ khéo chơi với các em bé
khác thì cũng không chắc bé có thể trông được “đứa em
phiền nhiễu”, kẻ đã nghịch phá đồ đạc của bé, làm bé phát
ngượng với bạn bè và là đối thủ của bé trong việc thu hút
sự quan tâm của… bạn. Tuy vậy vẫn có nhiều (nhưng
không phải tất cả) các bé cấp Hai đã có thể trông nom em
rất chu đáo. Bạn phải hiểu con mình để giao cho bé nhiệm
vụ nặng nề này.


Sử dụng bếp?

Tuyệt đối không để con bạn sử dụng bếp khi không có sự
giám sát của người lớn, cho đến khi con bạn vào tuổi thiếu
niên. Thậm chí kể cả sau đó, con bạn cũng chỉ được phép
sử dụng bếp lò khi bạn chắc chắn rằng bé đã nắm rõ cách
sử dụng, các biện pháp an toàn và nhất là bạn có thể tin
tưởng vào sự thận trọng của trẻ.


×