Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phòng khách - sát thủ giấu mặt của trẻ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.13 KB, 7 trang )

Phòng khách - sát thủ
giấu mặt của trẻ
Phân tích về số tai
nạn thương tích ở
trẻ em của TT Y tế
Dự Phòng tỉnh
Yên Bái trong thời
gian vừa qua cũng
cho thấy tỷ lệ trẻ
em bị thương tích
do ngã chỉ đứng
sau nguyên nhân bị
súc vật cắn (34%)
và địa điểm xảy ra
tai nạn tại nhà
chiếm tỷ lệ cao
nhất: 43%, sau đó
Rất nhiều bà mẹ lo ngại "cục cưng"
của mình ra đường, đi lớp gặp
nhiều rủi ro, mà không biết được
rằng trong chính ngôi nhà của
mình, bé yêu cũng có những nguy
hiểm rình rập
Suýt chết ngạt vì hạt trái cây
Tối 10/4/2008, bác sĩ Phan Gia Duy Linh cùng kíp trực
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đã gắp ra một hạt mãng
cầu nằm ở góc phế quản bên phải của bé Hồ Võ Duy Luân,
2 tuổi (trú tại phường 5, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang),
giành lại sự sống cho bé Luân trong gang tấc.
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trước đó bé Luân đang
chơi trong nhà bỗng có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái sau đó


bất tỉnh. Ngay lập tức, bé Luân được gia đình đưa đến Bệnh
viện Đa khoa khu vực Gò Công. Bé được chẩn đoán là suy
hô hấp, suy tuần hoàn, viêm thanh quản cấp.
là trên đường đi:
34%; trường học:
16% và nơi công
cộng chỉ chiếm
3%.
Tại đây, các bác sĩ nghi
ngờ bé Luân có dị vật
đường thở và ngay lập
tức chuyển bé Luân lên
Bệnh viện Nhi đồng 1.
Lúc này, người nhà bé
mới sực nhớ ra trước đó
cả nhà đã ăn mãng cầu
tại phòng khách và trong
lúc người lớn mải trò
chuyện, có thể bé Luân đã cho một hạt vào miệng. Ca phẫu
thuật thành công, hạt mãng cầu đã được các bác sĩ lấy ra,
bé Luân được cứu sống.
Trước đó, bé Đặng Phương Thảo, 2 tuổi (tỉnh Quảng Trị)
đã được BS Trần Được, Trưởng khoa Khám bệnh và cấp
cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng trị cứu sống do bị
nghẹn một hạt nhãn. Theo hồ sơ khám bệnh của bệnh viện
thì bé Thảo nhập viện trong tình trạng ngừng hô hấp và
tuần hoàn.

Cháu Hồ Võ Duy Luân đã an
toàn sau ca phẫu thuật hóc hạt

mãng cầu. (Ảnh: TL)
Rất may, bé Thảo không phải phẫu thuật gắp dị vật mà đã
được BS Được và kíp trực dùng biện pháp hỗ trợ hô hấp
xen kẽ, nằm úp vỗ lưng, kích thích đẩy dị vật ra. Cũng như
trường hợp bé Luân, bé Thảo cũng nhân lúc bố mẹ mải trò
chuyện tiếp khách, đã nhón một hạt nhãn cho vào miệng
mà không ý thức được hạt trái cây này suýt cướp đi mạng
sống của mình.
Không chỉ riêng hạt trái cây, tiền kim loại, cúc áo do cha
mẹ sơ ý làm rơi vãi trong phòng cũng là một trong những
nguyên nhân khiến nhiều trẻ vào viện cấp cứu trong tình
trạng nguy kịch.
Trong những trường hợp này, cách sơ cứu ban đầu theo BS
Lê Huỳnh Mai - Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp BV
Tai - Mũi - Họng là dốc ngược đầu trẻ xuống đất, dùng tay
vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn để trẻ dễ
thở hơn. Sau đó đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ
cho trẻ thở oxy hoặc mở khí quản nếu trẻ khó thở nặng rồi
mới chuyển đến bệnh viện chuyên khoa can thiệp.
Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật khi trẻ bị hóc. Hành
động này dễ làm trẻ bị nôn và trào ngược chất nôn vào
trong khiến trẻ hít vào phổi và đôi khi còn làm trầy xước
vòm họng khiến trẻ phù nề, khó thở hơn.
Hiểm họa từ các bậc cầu thang
Trong số các tai nạn thương tích
hay xảy ra tại nhà với trẻ, hiện
tượng ngã được website phòng
chống tai nạn thương tích (Cục Y tế
Dự phòng, Bộ Y tế) đưa lên một
trong những mục cảnh báo hàng

đầu.
Các nhà phân tích tâm lý cho biết
trẻ em khi chập chững biết đi rất thích leo trèo, đặc biệt là
leo trèo ở cầu thang. Vì vậy, nếu trẻ ngã cầu thang, hoặc
ngã va đầu vào cạnh bàn sắc nhọn thì cha mẹ cần phải có
thời gian theo dõi để tránh trường hợp tụ máu trong não trẻ
quá lâu, khó cứu chữa.
BS Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm
sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) khuyên: Nếu đứa trẻ sau khi ngã
khóc ré lên một lúc sau đó chơi đùa như bình thường thì
không ngại. Nhưng nếu đứa trẻ lơ mơ một cách bất thường,

Ảnh: Corbis
hoặc không ngủ, hoặc nôn vọt thành dòng ra ngoài miệng
thì cần phải đưa đến bệnh viện chuyên khoa để chụp cắt lớp
ngay vì rất có thể đứa trẻ có máu tụ ở trong não.
Phòng ngừa - cách xử trí tốt nhất
Để tránh trường hợp trẻ bị thương tại phòng khách, cô giáo
Vũ Thị Quyên (Trường Mầm non tư thục Hoa Sen - Đội
Cấn - Hà Nội) khuyên nên lắp đặt rào chắn ở đầu và cuối
cầu thang trước khi đứa trẻ trong nhà biết bò hoặc biết leo
trèo. Các thanh vịn cầu thang cũng không nên cách xa nhau
quá (hoặc có thể khắc phục bằng cách buộc dây thừng
ngang giữa hai thanh vịn), tránh trường hợp đứa trẻ có thể
lọt qua và rơi xuống đất. Cha mẹ cũng không nên để quần
áo hoặc đồ chơi ở cầu thang vì những đồ vật này đôi khi là
động lực để trẻ leo lên cầu thang.
Ngoài ra, các đồ vật trong phòng khách như bàn, ghế, kệ để
tivi cũng phải được vuốt tròn cạnh. Nếu gia đình nào trót
mua bàn ghế theo kiểu “vuông thành, sắc cạnh” thì phải

khắc phục bằng cách dùng lớp nệm mút, xốp hoặc cao su
hoặc quả bóng tennis bọc tròn chỗ cạnh sắc vì trẻ rất dễ có
nguy cơ chấn thương bởi những đồ vật này.
Ở phòng khách trong nhiều gia đình cũng hay lót thảm, đặc
biệt vào mùa đông. Cô giáo Quyên cũng khuyên phải gắn
chặt mép các lớp thảm để đề phòng trẻ bị ngã do trơn trượt.
Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị điện giật từ các ổ cắm
trong phòng khách, vì vậy các gia đình nên tắt hẳn nguồn
các trang thiết bị điện máy khi không sử dụng, không bật
một ổ cắm điện nào lên mà không cắm cái gì vào. Đồng
thời che các ổ cắm điện ở dưới tầm tay của trẻ bằng băng
dính cách nhiệt và tuyệt đối không cho trẻ chơi với đồ chơi
phải cắm điện cho đến khi trẻ ít nhất lên 4 tuổi.

×