Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vệ sinh & Kiểm tra pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.17 KB, 7 trang )

Vệ sinh & Kiểm tra

Có nên vệ sinh răng miệng cho
bé trước khi bé mọc răng?
Câu trả lời là có! Trước khi
bé mọc chiếc răng đầu tiên,
sử dụng một miếng gạt
hoặc bằng một cái khăn
mềm trong suốt thời gian
tắm để tập thói quen vệ
sinh nướu răng là một việc
làm rất hay. Bạn không cần
dùng một loại kem đánh
răng nào cả, đơn giản là quấn cái khăn hoặc
miếng gạt vòng quanh ngón trỏ và xoa đều khắp
các nướu răng cho bé.
Vi khuẩn trong miệng thường không gây hại cho
nướu trước khi răng mọc ra nhưng chúng cản trở và


làm chậm đi quá trình mọc răng của trẻ, vì vậy cha
mẹ hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé sớm.
Trước khi bé mọc răng, giữ cho răng miệng của bé
luôn sạch hằng ngày sẽ giúp bé chuyển qua dùng
bàn chải đánh răng sau này dễ dàng hơn rất nhiều.
Đánh răng cho bé sau khi mọc răng như thế nào?
Khi răng của bé bắt đầu mọc (thường thì trong vòng 6
tháng) nên tìm cho bé một cái bàn chải đánh răng với
đầu bàn chải là những sợi lông nhỏ và tay cầm lớn
hơn để thích hợp với tay của người lớn (nếu bé hoàn
toàn khỏe mạnh mà vẫn không mọc cái răng nào thì


cũng đừng lo lắng, một số em bé sẽ không mọc răng
cho đến khi được 15 -18 tháng). Khi vệ sinh răng cho
bé thường xuyên, cũng không cần dùng một loại kem
đánh răng nào. Chỉ cần đánh răng cả mặt trong lẫn
mặt ngoài 2 lần 1 ngày. Vệ sinh luôn cái lưỡi của bé
là điều cần thiết nên làm để diệt vi khuẩn gây hôi
miệng (nếu mà bé chịu để cho bạn làm). Chỉ cần chà
lưỡi bé một lần nhưng nhanh và mạnh là đủ. Cha mẹ
nên chú ý thay bàn chải thường xuyên cũng như là
những sợi lông bàn chải khi thấy nó xơ cũ.
Khi nào bé cần florua và liều lượng đúng là bao
nhiêu?
Những cái răng đang phát
triển của bé cần một ít florua.
Chất khoáng này giúp ngăn
chặn sâu răng bằng cách bao
phủ một lớp men xung quanh
răng và bảo vệ răng khỏi axit
cũng như vi khuẩn có hại.
Hầu hết nguồn nước máy
chúng ta đang sử dụng cung
cấp một lượng florua (có thể hỏi công ty cấp nước địa
phương để tìm hiểu chính xác về điều này). Những
nhà sản xuất nước đóng chai thường cũng phải ghi
trên bao bì sản phẩm về hàm lượng florua có trong
sản phẩm.
Nếu dùng nước giếng, chúng ta nên mua một dụng
cụ kiểm tra nồng độ nước từ cơ quan y tế địa

Một loại bàn chải đánh

răng trẻ em.
phương, cửa hàng kiểm định chất lượng hoặc là hiệu
thuốc. Nếu kết quả chỉ ra hàm lượng florua chứa
trong nước dưới 3/1.000.000 thì hãy hỏi bác sĩ xem
bạn có nên bổ sung florua cho bé hay không? Khuyến
cáo về hàm lượng florua cho bé là dưới 3 tuổi là
25mg/ngày. Bác sĩ có thể chỉ định hàm lượng florua
có thể thêm vào bình sữa hoặc bột ngũ cốc của bé
một lần trong ngày sau khi đã kiểm tra sức khỏe cho
bé. Tuy nhiên Khoa Nha trẻ em của Học viện Hoa Kỳ
không đưa ra lời khuyên về hàm lượng florua cần
phải cung cấp cho những em bé dưới 6 tháng tuổi.
Nếu gia đình bạn đang sống ở nơi mà nguồn nước bị
nhiễm florua thì con của bạn sẽ không bị nhiễm một tí
florua nào từ nguồn sữa mẹ nhưng bé có thể bị
nhiễm florua từ nguồn nước dùng để pha sữa. Nước
trái cây đóng chai cũng có thể chứa florua quá hàm
lượng qui định mặc dù hàm lượng của nó hiếm khi
được ghi trên bao bì.
Một ít florua thì tốt cho răng của bé nhưng quá nhiều
thì nó có thể gây ra chứng nhiễm florua. Nhiễm florua
là nguyên nhân gây ra những chấm màu trắng ở trên
răng sữa của bé. Khoa Nha trẻ em của Học viện Hoa
Kỳ khuyên rằng nên chờ cho tới khi bé được 2 tuổi thì
mới dùng kem đánh răng có chứa florua để đánh
răng cho bé. Chỉ nên để bé dùng một tuýp kem đánh
răng nhỏ có chứa florua trong một khoảng thời gian
nhất định, vì những đứa trẻ hay nuốt kem đánh răng
hơn là nhổ nó ra và khi nuốt quá nhiều kem đánh
răng trong một thời gian dài có thể dẫn đến chứng

nhiễm florua.
Khi nào thì nên đưa bé đến nha sĩ?
Khoa Nha trẻ em của Hoc viện Hoa Kỳ khuyên rằng
nên đưa bé đến nha sĩ khi bé được 3 tuổi. Nếu nha sĩ
không thấy răng miệng của bé có vấn đề gì cần phải
chú ý hoặc họ nghĩ rằng con của bạn đang gặp nguy
hiểm về vấn đề phát triển răng người mẹ cần phải
đến nha sĩ khám trong khoảng thời gian 6 tháng sau
khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc là khi bé được 1
năm tuổi. Yếu tố nguy hiểm này bao gồm cả tiền sử
về bệnh răng miệng và sức khỏe răng không tốt khi
người mẹ mang thai.
Trong suốt thời gian đưa bé đến nha sĩ kiểm tra xem
răng có mọc bình thường hay không, nha sĩ cũng hỏi
về chế độ ăn, công việc vệ sinh răng miệng, sau đó
nha sĩ đưa ra một lời khuyên về hàm lượng florua
thích hợp cho bé.
Khoa Nha trẻ em của Học viện Hoa Kỳ và Hiệp hội
nha khoa Hoa Kỳ khuyên rằng cha mẹ nên đưa bé
đến nha sĩ khi bé được 6 đến 12 tháng tuổi. Họ cho
biết hơn 30 năm ở Hoa Kỳ, những đứa trẻ bị sâu răng
sữa thì không gây hại như là sâu răng ở những chiếc
răng vĩnh viễn. Nhưng nha sĩ có thể phát hiện và
chẩn đoán những vấn đề mà đứa trẻ có thể gặp lâu
dài về sau khi khám những chiếc răng sữa. Khoảng
40% trẻ em bị sâu răng khi 5 tuổi. Đưa bé đi kiểm tra
răng sớm giúp vấn đề mà các bác sĩ Nhi khoa có thể
bỏ qua hoặc không thể phát hiện được về tình trạng
sức khỏe của bé.
Đưa bé đi nha sĩ sớm và thường xuyên, bạn sẽ có

những thông tin cần thiết và quan trọng về răng và
cách bảo vệ răng cho bé.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×