Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giúp con phát triển kỹ năng chơi thể thao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.84 KB, 9 trang )

Giúp con phát triển kỹ năng
chơi thể thao


Phụ huynh có con nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi)
thường tự hỏi không biết làm cách nào để cung cấp cho
trẻ những kỹ năng cơ bản về một môn thể thao nào đó
nhằm mang lại cho trẻ sự dẻo dai và tạo thuận lợi cho
việc chơi thể thao sau này. Chạy, nhảy, ném và đuổi bắt
là những kỹ năng cơ bản để bé bước đầu làm quen với
thể thao. Bất kỳ phụ huynh nào cũng có thể rèn luyện
con mình tham gia vào các môn thể thao một cách vui
vẻ và lành mạnh.

Vì sao phải cho bé chơi thể thao từ nhỏ?

Ngay từ rất nhỏ, trẻ đã tỏ ra rất hứng thú và thường nài nỉ
bố mẹ để được tham gia các trò chơi vận động
nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều
từ chối vì nhiều lý do khác nhau, cơ
bản nhất là họ lo con mình sẽ bị té
ngã, bị đau hoặc làm bẩn quần áo.
Nhưng các bậc phụ huynh lại quên
mất một điều rằng chính thể thao, dù
là một trò chơi vận động nhỏ đi chăng
nữa cũng có thể dạy cho trẻ nhiều kỹ
năng sống giá trị như: làm việc nhóm,
tinh thần trách nhiệm, khả năng phối
hợp, khả năng thích nghi, lòng tự
trọng, tự tin và nhiều hơn thế nữa.
Hiện nay, trẻ em thừa cân, béo phì có


xu hướng gia tăng, vì vậy, thể thao
chính là cách tốt nhất để con bạn tránh
được tình trạng này.

Đối với những bé còn quá nhỏ, nhiều cha mẹ lo lắng không
biết nên cho con mình tham gia những môn thể thao như
thế nào và liệu rằng các kỹ năng ấy có tự phát triển dần
theo tuổi của bé không. Câu trả lời mà các chuyên gia thuộc

Tham gia vào đội

Khi con bạn chuẩn
bị tham gia vào một
đội thể thao, h
ãy tìm
hiểu thật kỹ về cách
chơi, cách huấn
luyện, mức độ an
toàn và nhi
ều yếu tố
khác để đảm bảo
cho trẻ có được môi
trường rèn luy
ện thể
chất tốt nhất.

Hiệp hội Thể thao và Giáo dục Thể chất Hoa Kỳ (NASPE)
đưa ra là : “Trẻ sẽ không thể tự phát triển các cơ và kỹ năng
thể chất cần thiết nếu không được tham gia vào các hoạt
động thể thao cơ bản”. Như vậy, các bậc cha mẹ không nên

chờ đợi sự phát triển tự nhiên của trẻ mà hãy chủ động tập
cho con mình chơi thể thao từ sớm để trẻ có thể phát triển
tốt nhất về thể chất cũng như trí tuệ.

Lựa chọn môn thể thao phù hợp

Những đứa trẻ nhỏ nhất vẫn có thể học được những kỹ
năng cần thiết để chơi thể thao, các chuyên gia nhi khoa và
thể thao đều đồng ý rằng trẻ có thể học được điều đó thông
qua các trò chơi ngắn vui nhộn mang tính hướng dẫn,
khuyến khích, không có tính cấu trúc hay cạnh tranh.




Học viện Nhi Khoa Mỹ (AAP) khẳng định: khi trẻ phải
tham gia một môn thể thao đồng đội vượt quá khả năng
phối hợp của mình, chúng sẽ dễ dàng thất bại và nản lòng.
Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và
trưởng thành của trẻ. Các bậc cha mẹ nên lưu ý đừng ép trẻ
chơi thể thao đội nhóm khi còn quá sớm.

Có nên cho trẻ chơi tự do?

Làm thế nào bạn có thể giúp trẻ học được các kỹ năng thể
thao cơ bản thông qua các trò chơi tự do, vừa rèn luyện thể
chất lại vừa tạo ra niềm vui?

Các chuyên gia của AAP cũng tỏ ra không bằng lòng về
một thực tế trong suốt thời gian qua, đó là người lớn chỉ

toàn cho trẻ chơi những trò chơi tự do, không có tổ chức.
Điều này chính là một thiếu sót lớn, vì: “Trẻ nhỏ ở độ tuổi
nhà trẻ và mẫu giáo luôn sẵn sàng cho nhiều môn thể thao
khác nhau. Thật là tiêu cực nếu không để trẻ tham gia
những môn thể thao có tính tổ chức, tính cạnh tranh cao và
giành được những phần thưởng khích lệ xứng đáng.”

Thời gian gần đây, người ta vẫn hay đề cập đến chuyện trẻ
em béo phì bởi lối sống lười vận động, vì vậy mà hoạt động
thể thao đối với trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. NASPE khuyến cáo mọi đứa trẻ nên dành ít nhất 1 giờ
mỗi ngày để tham gia vào một môn thể thao thích hợp với
độ tuổi và thể trạng của mình.

Trẻ dưới 6 tuổi

Đặt một món đồ chơi ngay bên cạnh trẻ rồi đem ra khỏi tầm
tay và cổ vũ trẻ cố nắm bắt được nó. Chu đáo hơn, phụ
huynh có thể trang trí cho con mình một căn phòng có kiểu
nội thất vừa học vừa chơi với nhiều vật dụng và thử thách
khác nhau.

Bạn có thể cùng con chơi trò bắt những quả bóng mềm
được tung lên xuống. Khi trẻ lớn hơn một tí, bạn có thể
thay chúng bằng những vật nặng hơn như quả banh, những
con thú nhồi bông với khoảng cách xa dần.

Đối với những trẻ đã biết đi, bạn nên khuyến khích trẻ leo
trèo, chạy nhảy và cuộn tròn ngay tại nhà hoặc trong sân
dưới sự giám sát của bạn. Bạn hãy làm mẫu và cùng thực

hiện để trẻ cảm thấy hứng thú. Đối với nhiều bé, việc học
một kỹ năng thể thao mới là điều không hề đơn giản và có
thể mất nhiều thời gian, cha mẹ cần kiên nhẫn hỗ trợ và
động viên bé đừng nản chí. Bạn cũng có thể cùng bé thảo
luận về cách chơi và về những trò chơi mới.

Trẻ từ 6 đến 8 tuổi

Khi trẻ được đến trường, trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng rất
tốt như ném hoặc đá bóng, nhưng hầu hết trẻ đều không có
khả năng kết hợp hai kỹ năng này. Đây là lứa tuổi cần được
thực hành nhiều kỹ năng thể thao bởi giai đoạn này trẻ
không chỉ hiếu động và ham vui mà còn có khả năng tiếp
thu và học hỏi rất nhanh.



Các chuyên gia đưa ra một vài gợi ý về những trò chơi mà
cha mẹ và trẻ có thể cùng thực hiện với nhau:

• Thực hiện ném bóng vào các mục tiêu, chẳng hạn như
vào xô hoặc thùng, thậm chí là vào đích của trò chơi bóng
rổ.

• Đá bóng trên bãi biển giúp trẻ phát triển khả năng phối
hợp.

• Thực hành bơi trong bồn nước hoặc đấm vào các vật
mềm.


• Chơi đuổi bắt để rèn luyện sự nhanh nhẹn.

Sẵn sàng chơi thể thao đội nhóm

Đây là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển kỹ năng thể
thao của trẻ. Một khi con bạn tham gia vào một đội thể
thao, hãy chắc chắn đó là một môi trường vui vẻ, thiên về
luyện tập và phù hợp với lứa tuổi. Theo các chuyên gia, bạn
nên chọn cho con một đội có huấn luyện viên hoặc giáo
viên lớn tuổi, kiên nhẫn, thân thiện và hài hước để bé có thể
học tập và rèn luyện một cách thoải mái nhất.

AAP cũng đề nghị các phụ huynh nên để cho con mình giữ
vai trò chủ động hơn trong việc xác định môn thể thao an
toàn và thích hợp với trẻ. Trong trường hợp cần thiết, phụ
huynh có thể đưa con mình đến bác sĩ để có những lời tư
vấn phù hợp.

×