Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những tình huống dạy con sai lầm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.3 KB, 6 trang )

Những tình huống dạy con sai lầm


Bạn nên vui vẻ nô đùa để "dụ" con ăn hơn là cứ dọa nạt bé

Thay vì giáo dục, giải thích, nhiều bậc cha mẹ lại sử
dụng biện pháp dụ dỗ, dọa nạt con cái.

Đó là những phương pháp lợi bất cập hại vì gây ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Những câu
chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tình huống 1

Buổi trưa oi ả, có mỗi lưng bát cơm mà cu Bin ăn nửa tiếng
vẫn còn nguyên, chị Kim Hoa, Q. 3, TP. HCM, bực mình,
gắt lên: "Con ăn nhanh không mẹ dẫn đến bác sĩ tiêm bây
giờ". Nghe đến hai chữ "bác sĩ", cu Bin sợ xanh mặt, trợn
mắt, cố nuốt miếng cơm trong miệng.

Buổi tối, bố dỗ mãi cu Bin vẫn không chịu ngủ nhưng khi
nghe bố dọa: "Con không ngủ, ông Tư đến bắt cóc bây
giờ", cậu bé liền nhắm nghiền mắt.

Ông Tư là hàng xóm cạnh nhà, trên mặt có nhiều vết sẹo
ngang, dọc trông khá dữ nên hầu hết trẻ con trong xóm đều
sợ.

Hậu quả: Một lần, cu Bin bị sốt cao, chị Hoa đưa con đến
bệnh viện khám. Vừa nhác thấy bóng người mặc áo trắng,
cu Bin đã co rúm người lại. Khi bác sĩ giơ kim chuẩn bị


tiêm, cu Bin khóc thét lên. Mặc cho mẹ dỗ dành, thằng bé
nhất quyết không để bác sĩ chạm vào người.

Lần khác, bận việc nhưng ở nhà chẳng còn ai nên bố cu Bin
đành nhờ ông Tư trông con hộ. Vừa mới thấy ông Tư, cu
cậu đã khóc và ôm chặt lấy bố, nhất định không thả ra. Thế
là anh đành phải mang con đến cơ quan.

Lời bàn: Phương pháp của vợ chồng chị Hoa có thể nhất
thời bắt con làm theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, về lâu
dài, họ đã vô tình gieo vào đầu cu Bin sự ngộ nhận tai hại.
Cậu bé sẽ mặc định những hình tượng bố mẹ đem ra hù dọa
như bác sĩ, hàng xóm đều là người xấu.

Từ đó, cậu bé sẽ có ác cảm với những người đó và đâm ra
sợ hãi. Chưa kể, cách dụ dỗ, doạt nạt như vậy sẽ làm trẻ
đâm ra nhút nhát, thu mình trước người lạ. Lớn lên, bé sẽ
gặp khó khăn khi hòa đồng vơi bạn bè mới và thiếu tự tin
khi làm bất cứ việc gì.

Thay vì lấy người khác ra dọa con, bạn hãy khích lệ trẻ:
"Cu Bin của mẹ ngoan lắm mà, vậy cu Bin đi ngủ sớm để
ngày mai lớn, cao thật là cao giống bố nha".

Khi trẻ không muốn làm việc gì, bạn không nên cưỡng ép
mà nên tìm hiểu nguyên nhân. Khi đó, bạn có thể thay đổi
và điều chỉnh để phù hợp với trẻ, tạo điều kiện để con phát
triển tâm lý một cách tự nhiên.

Tình huống 2


Sau khi cãi nhau với hàng xóm vì bắt gặp họ vứt rác qua
nhà mình, anh Ngọc Minh, Q. 5, TP. HCM, hầm hầm quay
vào nhà. Vừa lúc đó, bé Ngọc Linh chạy tới ôm lấy chân bố
mè nheo: "Anh Tín lấy đồ chơi của con". Đang bực bội
trong người, anh Minh liền lấy thước phát vào mông bé
mấy cái rõ đau.

ần dạy cho bé biết những lỗi sai của m
ình và không bao giờ tái phạm. Nguồn: Images.

Sau đó, thấy bé Linh ấm ức ngồi khóc thút thít ở một góc
nhà, anh Minh biết mình sai nên quay qua trách vợ trước
mặt bé: "Sao thấy anh đánh con mà em không can? Tính
anh vốn nóng nên em phải ngăn anh lại để con không bị
đánh oan chứ".

Hậu quả: Mỗi khi thấy bố giận dữ, bé Linh không dám lại
gần vì sợ bị đánh oan. Một lần, bé Linh lấy trộm món đồ
chơi của bạn, bị mẹ bạn ấy mách bố. Anh Minh lấy thước
ra định dạy con. Thấy bố chuẩn bị đánh mình, bé Linh liền
chạy đến núp sau lưng mẹ, la lớn: "Mẹ ơi, bố đánh con, mẹ
can bố đi".

Lời bàn: Khi không giữ được bình tĩnh và lỡ tay đánh con,
anh Minh nên thẳng thắn xin lỗi con gái. Sau đó, anh cần
nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa, tránh lặp lại sự
việc. Anh không nên đổ lỗi cho vợ đã không can ngăn mình
dẫn đến việc đánh con vô cớ, vì như vậy, anh đã vô tình
khiến con hình thành một phản xạ né tránh bố.


Biện pháp dỗ con của anh Minh không chỉ không có bất cứ
hiệu quả tích cực nào mà còn khiến bé Linh nắm được
nhược điểm của bố để đối phó vào những lần sau. Ngoài ra,
bé Linh có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách của bố. Khi lớn
lên, bé Linh dễ trở thành một cô gái không bao giờ biết
nhận lỗi.

×