Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hướng dẫn soạn thảo khung bài giảng điện tử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.38 KB, 8 trang )

HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO KHUNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
A. Thông tin chung
I. Tiêu đề: Phương trình hóa học
II. Nội dung tóm tắt: Đây là bài giảng về Phương trình hóa học thuộc chưong trình hóa học lớp 8. Bài
giảng này giúp cho học sinh nắm được cách cân bằng phản ứng hóa học và viết đúng phương trình hóa
học. Bài giảng vận dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với trò chơi giúp học sinh nắm bắt được các vấn
đề. Ngoài ra, bài giảng sử dụng một số đoạn flash để minh họa nếu giáo viên có điều kiện sử dụng máy
tính.
III. Tác giả: Ngô Thị Kim Duyên
IV: Đơn vị: Thư viện
B. Kế hoạch lên lớp:
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Qua bài học này học sinh biết cách cân bằng một phương trình phản ứng hóa học và viết
đúng phương trình hóa học.
- Kỹ năng: Qua bài học này, học sinh có thể tham gia tạo các dụng cụ để thí nghiệm. Hoạt động này giúp
các em tăng cường khả năng sáng tạo của mình
- Vận dụng: Việc nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và cách cân bằng phương trình hóa học sẽ
là nền tảng đề học sinh có thể nắm vững các kiến thức liên quan trong các bài học sau.
II. Phương tiện dạy học:
Dành cho giáo viên
1. Một bịch kẹo, khoảng 10 quả táo, 10 cái bánh (Giáo viên có thể thay thế bằng những món khác mà
mình có thể có)
2. Bộ dụng cụ mô phỏng các phân tử hóa học
Giáo viên có thể dùng các hạt cườm tròn (hay còn gọi là hạt bẹt) nhiều màu sắc kích cở và dùng
keo dán sắt gắn lại để làm các mô hình phân tử hóa học. Ví dụ để minh họa phương trình hóa học H
2
+ O
2
-> 2H
2
O ta dán các hai hạt cườm màu hồng nhỏ làm phân tử Hiđrô, 2 hạt cườm màu trắng lớn làm phân


tử Ôxi, đồng thời dán 2 hạt cườn màu hồng vào hạt cườm lớn màu trắng làm phân tử nước như hình bên
dưới. Giáo viên có thể dùng viết lông để ghi tên của các nguyên tố lên từng hạt cườm.
Tương tự, tùy theo phương trình hóa học mà giáo viên cần minh họa, giáo viên có thể tạo ra những
phân tử tương ứng.
3. Cây cân nhỏ:
o Vật liệu: 1 cây móc quần áo, 2 cái đĩa nhựa nhỏ, dây hoặc chỉ, chai keo dán sắt
o Cách làm:
 Cắt 2 sợi dây dài bằng nhau.
 Mỗi sợi dây gấp lại làm đôi và cột gút chính giữa. Gấp đoạn dây là 2 tiếp tục và cột
gút đầu kía lại.
 Đặt chiếc dĩa vào giữa 4 đoạn dây và chỉnh sau cho dĩa được cân bằng. Dùng keo
dán sắt dán cố định dĩa vào sợi dây.
 Tương tự làm cho chiếc đĩa thứ 2.
 Móc 2 cái đĩa vào 2 đầu cây móc và điều chính sau cho cân được cân bằng như hình
vẽ. Dùng keo dán sắt dán cố định lại.
 Dùng một đọan dây buộc một hòn sỏi (hoặc hạt cườm bên dưới) và buộc vào dầu
cây móc.
 Dùng một đọan dây chì quấn một đầu vào cây móc, đầu kia để thằng theo chiều
đứng.
 Khi cân, nếu thất đoạn dây và đoạn dây chì thẳng hàng thì có nghĩa là cân cân bằng.
Nếu ngược lại, cân không được cân bằng.
o Bạn cũng có thể làm một cây cân theo các mô hình dưới đây
Lưu ý: Đối với các dụng cụ ở mục 3 và 4 này. Nếu có điều kiện, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh chuẩn bị ở nhà theo từng nhóm và mang vào lớp để thực hành.
4. Đoạn flash giới thiệu phương trình phản ứng
5. Đoạn flash minh họa cách cân bằng phương trình phản ứng
6. Đoạn flash minh họa phản ứng 2H
2
+ O
2

-> 2H
2
O
Dành cho học sinh
Bộ dụng cụ thực hành ở mục 3 và 4
III. Hoạt động dạy học:
Thời
lượng
Tên hoạt động Nội dung của hoạt động Học cụ Ghi chú
5 phút Hoạt động 2:
Hoạt động
khám phá.

Giáo viên có 1 bịch kẹo, 1 bịch táo
và 1 bịch bánh.
Giáo viên sẽ phát thưởng cho cả lớp
nếu cả lớp chứng tỏ mình học xuất
sắc trong buổi học hôm nay. Tuy
nhiên do số lượng có hạn nên mỗi
bạn sẽ được nhận 2 viên kẹo và một
trái táo hoặc chỉ nhận một cái bánh.
Và giáo viên cho biết là số lượng học
sinh nhận được bánh và số lượng học
sinh nhận được kẹo và táo bằng
nhau.
Giáo viên yêu cầu học sinh tính thử
xem giáo viên có bao nhiêu cái bánh,
bao nhiêu viên kẹo, bao nhiêu quả
táo
Bịch kẹo, bịch táo,

bịch bánh

5 phút Hoạt động 3:
Phương trình
hóa học

Giáo viên cho học sinh xem đoạn
flash thứ nhất. Vừa giải thích theo
từng bước:
- Ta có 2 cái trứng và một tách bột,
hòa chung trứng và bột ta sẽ làm
được một cái bánh.
- Ví dụ ta đặt quả trứng là E (Egg),
tách bột là C (Cup). Ta sẽ có công
thức chế biến bánh là 2E + C -> Cái
bánh. Hay ta có thể biểu diễn như
sau:
2E + C = E
2
C
- Trong đó E
2
C tượng trưng cho cái
bánh. Đến đây giáo viên có thể
ngừng đoạn flash và đặt câu hỏi: Ví
dụ muốn làm 12 cái bánh thì chúng
ta cần bao nhiêu quả trứng và bao
nhiêu tách bột.
- Giáo viên có thể yêu cầu 1 học sinh
lên bảng và điền vào công thức trên.

Sau đó cho cả lớp xem kết quả trên
flash 1
đoạn flash. (Giáo viên có thể không
cần cho học sinh xem đoạn sau của
phần flash vì đoạn sau này dùng cho
bài kế: Mol và tính toán hóa học)
Đến đây giáo viên có thể giới thiệu
cho học sinh về khái niệm phương
trình hóa học. Đó là cách người ta
dùng để biểu diễn một phản ứng hóa
học mà trong đó các chất tham gia
phản ứng và các chất được tạo thành
được biểu diễn bằng công thức hóa
học.
Giáo viên giúp học sinh phân biệt
giữa sơ đồ phản ứng hóa học và
phương trình hóa học
Lưu ý: Nếu không có điều kiện để
chiếu đoạn flash trên, giáo viên có
thể dùng 2 viên kẹo, trái táo và cái
bánh để minh họa và thao tác tuần
tự như đoạn flash.
10 phút

Hoạt động 3:
Trò chơi cân
bằng.
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (số
nhóm có thể tăng giảm tùy số lượng
học sinh)

Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 cây
cân và một số mô hình phân tử H
2
,
O
2
và H
2
O.
Giáo viên có thể lấy ví dụ một sơ đồ
cho một phản ứng cơ bản: Khí hiđrô
+ Khí ôxi -> nước
Ta có thể viết sơ đồ phản ứng như
sau:
H
2
+ 0
2
> H
2
0
Tuy nhiên theo định luật bảo toàn
khối lượng thì khối lượng các chất
trước và sau phản ứng phải bằng
nhau. Vậy chúng ta có thể kiểm tra
xem phương trình này có cân bằng
không. Nếu phương trình chưa cân
bằng thì chúng ta phải làm thế nào để
cân bằng?
Giáo viên sẽ giải thích ý nghĩa của

từng mô hình được phát và yêu cầu
mỗi nhóm cử 1 bạn cầm cây cân, các
bạn khác đặt mô hình Hidro, mô hình
Ôxi lên dĩa cân thứ nhất, và đặt mô
Mô hình các phân
tử
Cây cân
flash 3

hình phân tử nước lên dĩa cân còn lại
để cân Yêu cầu học sinh nhận xét cây
cân có cân bằng không?.
Học sinh sẽ dễ dàng nhận xét rằng,
dĩa cân thứ nhất nặng hơn. Hay nói
cách khác phương trình giáo viên cho
chưa cân bằng.
Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh làm
thế nào cho cân cân bằng. Và nguyên
tắc là học sinh sẽ đặt thêm những mô
hình vào 2 bên cân sau cho cân cân
bằng và chỉ được bổ sung những mô
hình giống với mô hình đã có trên dĩa
cân. Ví dụ chỉ được đặt H
2
hoặc O
2

lên đĩa thứ nhất và chỉ được đặt H
2
O

lên đĩa cân thứ 2.
Khi nào 2 bên dĩa cân cân bằng thì 1
đại diện của nhóm sẽ chạy lên bảng
và ghi lại kết quả theo mẫu sau:
Số lượng H
2
+ Số lượng O
2
= Số
lượng H
2
O
Nhóm nào làm nhanh nhất và ít tốn
nguyên liệu nhất sẽ thưởng một phần
bánh hoặc kẹo, táo cho mỗi thành
viên của nhóm.
Sau khi cả nhóm hoàn thành trò chơi
của mình, giáo viên sẽ đưa ra nhận
xét.
Giáo viên sẽ đi vào nội dung chính.
Một phương trình hóa học phải luôn
được cân bằng, nghĩa là số lượng của
mỗi nguyên tử trong mỗi nguyên tố
phải luôn bằng nhau giữa 2 vế.
Giáo viên có thể cho học sinh xem
đoạn flash mô phỏng phản ứng trên
và chỉ rõ cho học sinh thấy 1 phân tử
oxi gặp 2 phân tử hiđrô và kết hợp
với nhau tạo thành 2 phân tử nước.
10 phút Hoạt động 4:

Các bước lập
phương trình
hóa học
Giáo viên có thể đưa ra thêm 1 ví dụ
sau và yêu cầu một học sinh thực
hiện trò chơi một lần nữa
Na + O
2
>Na
2
O
Lúc này có thể học sinh đã có kinh
nghiệm nên có thể sẽ làm nhanh hơn
Mô hình các phân
tử
Cây cân


trước. Tùy theo thời gian trên lớp và
điều kiện chuẩn bị mô hình, giáo
viên có thể cho học sinh thêm vài ví
dụ tương tự.
Sau khi học sinh làm xong, giáo viên
có thể tóm tắt lại 3 bước để viết
phương trình hóa học:
- Viết sơ đồ phản ứng
- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên
tố
- Viết phương trình hóa học
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh

một số lưu ý khi viết phương trình
hóa học
- Phải viết đúng công thức hóa học
của từng nguyên tử: ví dụ: không
được viết 6O mà phải viết 3O
2
, vì oxi
luôn ở dang phân tử O
2
- Chỉ số đứng trước phải viết cao
bằng kí hiệu phân tử. Ví dụ không
được viết
4
O
2
mà phải viết 4O
2.
- Nếu trong công thức hóa học có
nhóm nguyên tử thì phải coi cả nhóm
như một đơn vị để cân bằng. Ví dụ
nhóm (OH), nhóm (SO
4
)
5 phút Hoạt động 5: Ý
nghĩa của
phương trình
hóa học
Giáo viên có thể quay về ví dụ làm
bánh. Ví dụ muốn làm 40 cái bánh
cho cả lớp chúng ta thì chúng ta phải

cần bao nhiêu bột, bao nhiêu trứng.
Theo ví dụ trên thì cứ 2 cái trứng và
một cốc bột thì làm được 1 cái bánh.
Tỉ lệ này người ta gọi là tỉ lệ 2:1:1.
Dựa vào tỉ lện này ta có thể tính tỉ lệ
trứng, bột để làm bánh là 80:40:40.
Tương tự, giáo viên yêu cầu học sinh
cho biết trong phương trình hóa học
này, tỉ lệ là bao nhiêu:
2H
2
+ O
2
-> 2H
2
O
Sau khi học sinh trả lời đúng, giáo
viên sẽ giải thích: căn cứ vào phương
trình hóa học, chúng ta sẽ biết được
tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa

các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này
bằng đúng với tỉ lệ hệ số mỗi chất
trong phương trình. Ví dụ trong
phương trình trên ta có cứ 2 phân tử
H
2
tác dụng với một phân tử O
2
ta sẽ

được 2 phân tử H
2
O
10 phút Hoạt động 6:
Bài tập vận
dụng
Cách 1:
Giáo viên có thể cho học sinh làm
bài tập trên đoạn flash thứ 2.
Cách 2:
Giáo viên có thể cho một vài sơ đồ
phản ứng trên bảng. Mỗi nhóm sẽ
cùng nhau giải và một đại diện sẽ ghi
phương trình hóa học lên bảng.
Nhóm nào giải đúng và nhanh nhất
sẽ được thắng
Số lượng bài tập có thể tùy theo thời
gian trên lớp
flash 2
IV. Luyện tập (thực hành)
1. Các bài tập 2,3,4,5,6,7 trang 57,58 sách giáo khoa Hóa Học 8
- Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển. 2006. Hóa Học 8, TP HCM: NXB Giáo Dục.
2. (không ngày tháng) Bài tập cân bằng các phưong trình hóa học. Chemical. Đọc từ:
(đọc ngày 27.12.2007).
V. Bài đọc thêm
C. Tài liệu tham khảo
Các bài minh họa về cân bằng hóa học





rces/lesson_1_and_16/cake.swf




Dự đoán các chất sinh ra khi phản ứng

Mô phỏng cây cân



Mô phỏng phản ứng hóa học:
/>(hướng dẫn chi tiết: )

×