Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thành đạt và hạnh phúc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.02 KB, 5 trang )

Thành đạt và hạnh phúc
Kim Duy
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

“Là một người phụ nữ thành đạt nhưng chưa bao giờ tôi thấy
mình hạnh phúc!” - đó là lời tâm sự thật lòng của một nữ doanh
nhân thành đạt. Vậy hạnh phúc là thế nào? Điều gì mới được gọi
là hanh phúc nhất đối với người phụ nữ thành đạt?

Cuộc sống phức tạp bởi sự đa dạng của nó. Với một người phụ nữ
thành đạt, hạnh phúc dường như luôn là một thứ rất mong manh, dễ
vỡ mà họ phải ra sức giữ gìn, chăm bẵm, chỉ cần sơ hở một chút là
nó bị tan biến. Phải chăng thành đạt và thật sự hanh phúc là một
điều hoàn hảo mà chỉ có Thượng đế mới ưu ái ban cho một số rất ít
người?
Nhiều bài học kinh nghiệm cho rằng, người phụ nữ khi ở trên đỉnh
cao danh vọng càng phải biết nhún nhường, khiêm tốn khi nói về
hạnh phúc. Tại sao? Tiêu chuẩn của một người phụ nữ thành đạt là
gì? Biết sống là bí quyết đầu tiên. Họ phải biết sống ngoài xã hội,
phải biết tận dụng những ưu điểm của mình, kể cả việc phải biết tán
tỉnh, phải biết lả lơi. . . khi cần. Nhưng như thế, sau khi làm tròn vai
diễn với xã hội, đến khi về với gia đình, họ chẳng còn thiết giữ gìn
bản thân nữa, con người thật lộ ra là một người cáu bẳn, nóng nảy
do đã bị mệt mỏi rã rời! Nguy cơ dẫn đến trầm cảm khó tránh khỏi.
“Đừng hy vọng những người thân sẽ chia sẻ gánh nặng công việc
bên ngoài xã hội với mình”. Đó cũng là lời tâm sự của một phụ nữ
thành đạt, không hề có ý giận hờn, trách móc hay nói lẫy. Nhiều
người phụ nữ cho rằng họ đã cô đơn trên suốt chặng đường dài, lùi
lũi đi bên cạnh những người thân mà không được một lời động viên,
không một lời an ủi, đã vậy còn bị trách móc, dỗi hờn vì có quá ít
thời gian dành cho những người thân yêu nhất.


Người chồng cho rằng đã là vợ thì phải lo toan mọi thứ trong gia
đình. Người vợ lý luận: 'Tôi đi làm chứ tôi có ở không đâu. Nếu giỏi
anh gánh vác gia đình đi, tôi sẵn sàng rút lui về hậu trường nâng
khăn sửa túi cha con anh". Mâu thuẫn này chồng lên mâu thuẫn
khác, ngày qua ngày chúng cứ tích tụ và cuối cùng chẳng ai thấy
hạnh phúc dù một trong hai người đều nỗ lực làm việc để hầu mong
đem đến một tương lai tốt đẹp (hanh phúc) cho gia đình, con cái.
"Nếu mẹ biết rằng, con không cần gì hết, cứ như thế này là đã hạnh
phúc rồi. Thà mẹ ở nhà với con, nấu cho con một bữa cơm, nói ngọt
với mọi người. Tại sao mẹ biết nói lời dịu dàng ở công ty mà khi nói
chuyện với con, mẹ lại luôn nặng lời?" - đó là lời trách cứ của đứa
con. Mới hay, làm người phụ nữ toàn diện không dễ chút nào!
"Nếu tôi biết dừng lại thì có lẽ gia đình không tan đàn xẻ nghé.
Thực ra, không ai có thể dừng lại khi đang đi ngon trớn và đích đến
đã chắc chắn trong tầm tay". Đó là điều tất yếu, suy cho cùng,
không một ai có thể từ bỏ công việc hấp dẫn với những cơ hội thăng
tiến, có thu nhập cao để chỉ vì gia đình nhỏ bé sau lưng. Xã hội hiện
đại khó định nghĩa được về hạnh phúc bằng cụm từ một túp lều
tranh hai trái tim vàng". Cũng chính bởi quan niệm “Mình nai lưng
ra cày cũng vì chồng, vì con” mà cuối cùng tất cả xôi hỏng bỏng
không!
Thế nhưng, đích đến của con người luôn là những ham muốn, công
danh, địa vị, tiền bạc và cả… hạnh phúc! Cũng chính bởi thế mà con
người cô đơn.
Có câu chuyện về hạnh phúc như sau: Một hôm, chó con hỏi chó mẹ
rằng, hạnh phúc là gì? Chó mẹ nói: "Là cái đuôi của con đó!" Chó
con quay ra phía sau định tóm lấy cái đuôi của mình nhưng không
tài nào tóm được. Phải chăng con người cứ mải đi tìm hạnh phúc mà
hạnh phúc thì lại luôn bên cạnh, ngay phía sau mình?
"Biết cho ngày hôm nay là hạnh phúc. Tôi không mơ mộng hạnh

phúc cao xa, được và mất luôn là những bài học. Hạnh phúc cũng
giống như cục bột vậy, ta muốn nó vuông thì nắn cho nó vuông,
muốn nó tròn thì vo cho nó tròn lại. Chẳng có gì hoàn hảo trên cõi
đời này cả, chỉ có mình và tự mình khiến nó hoàn thiện hay không
hoàn thiện mà thôi. Thành đạt và hạnh phúc xem ra cũng chỉ là hai
khái niệm có khi song hành nhưng vẫn nhiều khả năng khó có thể
song hành với nhau được. Nói vậy không phải là bi quan, mà là để
khẳng định không thể đòi hỏi điều gì tuyệt đối" - một nữ doanh nhân
kết luận.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

×