Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng vấn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.65 KB, 5 trang )

Kỹ năng biểu đạt ngôn
ngữ trong phỏng vấn

Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin, trong
khi đó, biểu đạt ngôn ngữ là một mắt xích quan trọng trong phỏng
vấn.
Nếu phóng viên, biên tập viên hay người dẫn chương trình không thể
diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, rành mạch, thì hiệu quả có
được từ cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ không cao. Chúng ta hãy cùng
xem xét hai khía cạnh sau trong phỏng vấn:


ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ TRONG PHỎNG
VẤN
Nhìn chung, ngôn ngữ được biểu đạt trong phỏng vấn phải đạt được
những tiêu chuẩn sau: quy phạm, chuẩn xác, có tính biểu cảm, chân
thực, rõ ràng, nhanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu hứng.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành phát thanh, truyền
hình, việc biểu đạt ngôn ngữ một cách quy phạm, chuẩn xác đã trở thành
một trong những tố chất cần thiết của mỗi phóng viên, phát thanh viên
truyền hình. Hiện nay, việc dựng băng phóng sự tại chỗ và phát sóng
trực tiếp đã trở nên tương đối phổ biến, vì vậy, mỗi phóng viên truyền
hình càng cần phải rèn luyện kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ một cách quy
phạm và chuẩn xác khi tiến hành phỏng vấn.
Bên cạnh đó, tính biểu cảm trong ngôn ngữ khi tiến hành phỏng vấn
cũng giúp người phỏng vấn tạo được niềm tin với người được phỏng vấn
và nâng cao hiệu quả phỏng vấn. Từ chỗ có được niềm tin, người được
phỏng vấn sẽ chuyển từ trạng thái "bị phỏng vấn" sang nhu cầu "muốn
nói" và "được nói".
Khi tiến hành phỏng vấn, các câu hỏi cần được bắt nguồn từ thực tế (tính
chân thực), phải nêu được quan điểm của người phỏng vấn (tính rõ ràng)


để người được phỏng vấn có hứng thú nói rõ quan điểm của mình. Cùng
một vấn đề xã hội, nhưng những người biết phản ánh hiện thực dưới góc
nhìn đặc biệt một cách rõ ràng nhất mới là mục tiêu cuối cùng mà những
phóng viên giỏi hướng tới.
Những cuộc phỏng vấn, đặc biệt là những cuộc phỏng vấn tin tức thường
chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Vì vậy, yếu tố nhanh gọn, có hiệu
quả phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là trong những chương trình
được phát sóng trực tiếp, người phỏng vấn phải làm sao để diễn đạt được
những điều cần hỏi một cách nhanh gọn, biết nhấn mạnh những điểm
trọng tâm sao cho câu trả lời của người được phỏng vấn đi đúng hướng
và tạo được hiệu quả cho buổi phỏng vấn.
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, các phóng viên, biên tập viên hay phát thanh
viên thường đã chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và tình huống xảy ra. Tuy
nhiên, trên thực tế đôi khi vẫn có những tình huống bất ngờ, có thể làm
đảo lộn kịch bản, thứ tự câu hỏi hoặc trình tự phỏng vấn…Trong những
tình huống như vậy, đòi hỏi người phỏng vấn phải có phản ứng nhanh
nhẹn, linh hoạt trong việc sắp xếp, tổ chức lại câu hỏi và trình tự phỏng
vấn. Chính vì vậy, tính ngẫu hứng sáng tạo cũng là một trong những yêu
cầu cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ trong
phỏng vấn.


ỨNG DỤNG CỦA KỸ NĂNG BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ TRONG
PHỎNG VẤN
Để đạt được những tiêu chuẩn như: quy phạm, chuẩn xác, có tính biểu
cảm, chân thực, rõ ràng, hanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu hứng,
người phỏng vấn phải ứng dụng những kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ như
thế nào, hãy cùng xem một số gợi ý sau:
Phát âm chuẩn. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn âm tiết, việc phát âm
chuẩn các âm tiết là điều kiện cần thiết khi tiến hành phỏng vấn.

Vận dụng linh hoạt các kỹ năng như: ngắt nghỉ, trọng âm, ngữ khí và tiết
tấu.
Ngoài ra, phóng viên, biên tập viên hay phát thanh viên khi tiến hành
phỏng vấn cũng không thể thiếu được yếu tố phi ngôn ngữ, đó có thể là
ánh mắt, nụ cười, các thế tay, hay thậm chí là cả cách ăn mặc, phục
trang. Những thói quen như huơ huơ tay khi nói chuyện hoặc giữ mãi
một thế tay, một nét mặt khi phỏng vấn …đôi khi cũng khiến khán giả
nhàm chán hoặc không gây ấn tượng với người được phỏng vấn. Tuy
nhiên, một ánh mắt thích hợp, một nụ cười đúng chỗ hay một động tác
phù hợp lại tạo được hiệu quả rất tốt cho cuộc phỏng vấn. Cuối cùng,
trang phục phù hợp cho từng cuộc phỏng vấn cũng góp phần thu hẹp
khoảng cách giữa đôi bên, tạo được lòng tin và nâng cao chất lượng
phỏng vấn.
Theo TCTH Hà Nội

×