Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con học giỏi và biết nghe lời potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.52 KB, 5 trang )

Dạy con học giỏi và
biết nghe lời


Vợ chồng tôi cùng chung một mục đích: Biến gia đình
này thành một tổ ấm, nuôi dạy các con thành đạt. Tuy
vậy chúng tôi vẫn không phải là các nhà giáo



"Chúng tôi có hai cậu con trai: 12 tuổi và 9 tuổi. Các cháu
rất thông minh nhưng cũng rất hiếu động. Ở nhà chúng nó
có thể cùng nhau "phá tan" cái đồng hồ treo tường chỉ vì
muốn biết bên trong có những gì? Làm sao mà mấy cái kim
to nhỏ lại chạy được ? Chúng nó chơi điện tử rất cừ, thi
thoảng chúng rủ ba chúng chơi thi và lần nào thì anh ấy
cũng thua các con.
Trong học tập, các con chúng tôi đều học giỏi môn toán,
môn thể thao cũng luôn được điểm cao nhất. Nhưng mà
môn văn, tiếng Việt thì cả hai cậu đều ỳ ạch. Kết quả "lên
voi xuống chó" là thường. Chồng tôi cũng giao cho tôi kèm
cặp các con môn đó vì chồng tôi đã nhận dạy các con các
môn tự nhiên.
Tuy vậy chúng tôi vẫn không phải là các nhà giáo, vì thế
trong cách dạy con đôi khi cũng dùng các phương pháp
không được "sư phạm" lắm, như bợp tai, đánh đít con
chẳng hạn. Bạn hãy hướng dẫn cho chúng tôi cách dạy con
cho chúng nghe lời."
Theo các nhà giáo dục thì có ba việc mà các bậc phụ huynh
không được quên nếu muốn con mình học hành giỏi giang.
Đó là: Phải thường xuyên cùng học với con mình, phải tiếp


xúc và biết rõ từng giáo viên và phải tham gia tất cả các
cuộc hội họp hàng năm mà nhà trường tổ chức.
Cùng học với con
Các buổi tối, khi cùng học với con, bạn hãy khuyến khích
con mình "giảng bài" cho mình nghe, như là chúng sẽ làm
sau này trên giấy trắng mực đen rồi nộp cho thầy cô. Đây là
cách chứng minh trẻ đã hiểu bài hay chưa.
Phụ huynh nên chú ý đến môn Văn của con mình. Thời
nay, người lớn thường hay chê bai giới trẻ rằng chúng thiếu
tính nhân văn, không cảm thụ nghệ thuật Trong khi trên
thực tế, người có thể giúp các em học tốt môn Văn không
phải là thầy cô giáo mà chính là bố mẹ.
Cẩn thận khi phê bình
Có lúc bạn sẽ rất bực khi thấy đề tài cô giáo cho hay bài thi
của trường sao mà ngố quá như thế không biết. Nhưng
bạn hãy cố gắng đừng nói các nhận xét bực bội của mình
cho con nghe.
Phê bình thầy cô giáo của trẻ trước mặt chúng sẽ khiến
hình tượng "người truyền đạt kiến thức" mà thầy cô giáo cố
tạo ra trước mắt trẻ sẽ mất tác dụng. Cách hay nhất là phụ
huynh nói chuyện trực tiếp với giáo viên
Chia sẻ và tin cậy
Các biến cố gia đình có khi ảnh hưởng lớn đến việc học của
trẻ. Ví dụ như việc có thêm em bé và cảm thấy mẹ "cưng
chiều và chăm sóc em bé nhiều hơn" hay việc cha mẹ ly dị.
Trong chừng mực có thể, hãy tâm sự chút ít về hoàn cảnh
gia đình mình với các thầy cô, nhất là những sự việc mà
bạn cho rằng có thể liên quan đến sự phát triển tâm sinh lý
của trẻ. Một giáo viên biết rõ hoàn cảnh gia đình sẽ có cách
đối xử thích hợp hơn với học trò của mình.

Học mọi lúc, mọi nơi
Học sinh cần được đi thăm thư viện, vườn thú, vườn cây và
ngay cả nhà hàng. Chúng càng tiếp xúc với thế giới tự
nhiên và xã hội xung quanh thì càng học dễ hơn trong lớp,
trên bình diện quan sát và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Vì
thế, đừng tham công tiếc việc quá, hãy bớt chút thời gian
của ngày nghỉ cuối tuần và đưa con bạn đi thăm thú nhiều
nơi khác nhau.
Đừng kỳ vọng cao ở con
Có tham vọng cho con cái là điều tốt, nhưng đôi khi cha mẹ
quên là "nhân vô thập toàn". Bạn cứ bảo con phải cố gắng
đứng đầu lớp hay phải đỗ vào trường chuyên, lớp chọn là
không tốt chút nào, vì nói như thế thì con cái sẽ bị stress
liên tục và trẻ sẽ học kém dần.
Nếu muốn con mình học khá hơn, cha mẹ có thể bàn bạc
với cô giáo. Các thầy cô giáo sẽ có các phương pháp khác
nhau để tạo điều kiện cho học sinh học tập. Trong trường
hợp trẻ chưa đạt được điều mà bạn mong muốn, hãy
khuyến khích và động viên chứ cũng đừng la mắng, có khi
lại phản tác dụng.

×