Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu ôn thi Địa lý, Tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.9 KB, 11 trang )

Tài liệu ơn thi tốt nghiệp, mơn Địa lí 12
Phần. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ- XÃ HỘI
Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
− Cơ cấu là biểu hiện cách tổ chức của một tổng thể, biểu hiện mối liên hệ gắn
liền giữa các yếu tố khác nhau trong tổng thể.
− Cơ cấu ngành: Là tình trạng phối hợp giữa các ngành kinh tế trong một lãnh
thổ, tạo thành một tổng thể kinh tế trong đó hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đòi
hỏi giữa các ngành phải có mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau.
− Mỗi lãnh thổ có những điều kiện, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, cơ
cấu ngành khác nhau. Nhưng chúng cũng có mối quan hệ với nhau giữa các lãnh
thỗ
− Một nền kinh tế phát triển bền vững khơng chỉ căn cứ tốc độ phát triển mà
quan trọng hơn là cần có cơ cấu kinh tế hợp lí tùy theo thời gian, khơng gian
− Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay của nước ta
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (theo GDP)
Đang chuyển dịch theo hướng tích cực:
− Giảm dần tỉ trọng của khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II & III.
− Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch khá rõ.
− Nhìn chung theo hướng ngày càng đa ngành và theo xu hướng thế giới
Tuy nhiên, còn lạc hậu và chưa ổn định.
B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, đang tích cực hội nhập cơ cấu thành phân chuyển dịch
theo hướng:
− Đa thành phần, có cạnh tranh  khai thác nhiều nguồn lực đề thúc đầy kinh tế
phát triển.
− Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tăng.
− Kinh tế nhà nước giảm dần, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
− Các thành phần kinh tế ngồi nhà nước ngày càng đa dạng.
C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
− Xuất hiện một số vùng kinh tế trọng điểm (phía bắc, miền trung và phía nam).


− Phát triển theo kinh tế thị trường, hình thành nhiều vùng chun canh, các khu
cơng nghiệp, khu chế xuất có qui mơ lớn.
D. Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế
− Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy q trình CNH, HĐH trong nền
kinh tế nước ta
− Khai thác triệt để các nguồn lực trong và ngồi nước, tăng cường mối quan hệ
giữa các ngành kinh tế  phát triển bền vững
CÂU HỎI, BÀI TẬP
GV. Trần Trành Cơng, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
19
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
1. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ
của nền kinh tế nước ta
2. Trình bày ý nghĩa của sự chuyển dịch đó
3. Đọc bản đồ Kinh tế chung: Nhận xét và giải thích.
4. Phân tích các biểu đồ, bảng thống kê trong bài; làm bài tập số 2 – SGK trang
86
Bài 21. ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
A. Nền nông nghiệp nhiệt đới
1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nông nghiệp
− Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa phức tạp  có ảnh hưởng cơ
bản, qui định nền nông nghiệp mang tính` nhiệt đới, với cơ cấu rất đa dạng.
− Sự phân hóa phức tạp, thiên hiên đa dạng  mỗi vùng có cơ cấu nông nghiệp
và phương pháp canh tác khác nhau.
− Tính nhiệt đới ẩm, gió mùa  nông nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn về thời
vụ, thiên tai…
2. Tính chất nhiệt đới của nông nghiệp Việt Nam
− Chủ yếu là nông sản nhiệt đới, có sự phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái
từng vùng.
− Nhờ tiến bộ về giống, cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng và ngày

càng phù hợp với điều kiện tự nhiện, hạn chế thiên tai.
− Nhờ tiến bộ về vận chuyển, chế biến, nên mỗi vùng có điều kiện đi sâu chuyên
môn hóa, phát huy ưu thế mỗi vùng.
− Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới càng phát huy hiệu
quả.
B. Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu
quả của nền nông nghiệp nhiệt đới
1. Nền nông nghiệp cổ truyền
− Sản xuất nhỏ, thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất thấp, phụ thuộc tự
nhiên.
− Mang tính tổng hợp, tự cung tự cấp, còn phổ biến ở nhiều địa phương.
2. Nền nông nghiệp hàng hóa
− Là nền nông nghiệp sản xuất để bán, có chất lượng cao, giá thành hạ,
− Nhờ tiến bộ về công nghệ, đi sâu vào chuyên môn hóa, gắn liền với công
nghiệp và dịch vụ.
C. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét
1. Nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn (bên cạnh còn lâm và
ngư nghiiệp)
2. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
20
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
(các doanh nghiệp nông – lâm – ngư; các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình …)
3. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và
đa dạng hóa
− Đi sâu chuyên môn hóa.
− Gắn liền với công nghiệp và dịch vụ, hướng ra xuất khẩu.
− Cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng hợp lí.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Nền nông nghiệp Việt Nam có những đặc điểm gì? Giải thích

2. Đọc các bản đồ nông nghiệp, rút ra nhận xét và giải thích (liên quan bài tiếp
theo)
Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
A. Ngành trồng trọt
− Là ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu nông nghiệp.
− Cơ cấu ngày càng đa dạng.
− Giá trị sản lượng ngày càng tăng.
1. Cây lương thực:
− Điều kiện phát triển (thuận lợi, khó khăn)
− Những chuyển biến (diện tịch, năng xuất, sản lượng, vai trò và sự phân bố)
2. Cây thực phẩm:
− Gồm nhiều loại.
− Hình thành các vành đai rau xanh xung quanh các thành phố lớn.
3. Cây công nghiệp và cây ăn quả:
− Điều kiện phát triển (tự nhiên, lao động, công nghiệp chế biến… có nhiều thuận
lợi; tuy nhiên còn gặp khó khăn về thị trường)
− Cơ cấu: gồm nhiều loại…
− Phân bố thành những vùng chuyên canh….
B. Ngành chăn nuôi
− Tỉ trọng thấp, nhưng đang từng bước tăng vững chắc.
− Từng bước mang tính chất sản xuất hàng hóa, hình thức trang trại gắn chặt với
công nghiệp.
− Các sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
− Điều kiện phát triển có nhiều tiến bộ về thức ăn, giống, chế biến, thú y, tuy
nhiên vẫn còn nhiều khó khăn
1. Chăn nuôi lợn và gia cầm:
− Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
− Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng.
2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014

21
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên  phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
− Giá trị thực phẩm ngày càng tăng, giá trị sức kéo và phân bón giảm dần.
− Phân bố (atlas).
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Phân tích tình hình phát triển và phân bố của các ngành nông nghiệp
2. Chứng minh cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch
3. Tại sao việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông
nghiệp?
4. Chứng minh rằng việc đẩy mạnh cản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả là
góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta
5. Làm bài tập 3 và 4, SGK trang 97
6. Ôn bài thực hành trang 98
7. Sử dụng được atlas để nhận rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Bài 24.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
A. Ngành Thủy sản
1. Điều kiện phát triển
a.Thuận lợi:
− Tự nhiên: có vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú (3.9 – 4 tr tấn trữ
lượng), nhiều ngư trường khai thác tự nhiện; nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập
mặn… nuôi trồng; hệ thống sông suối, hồ phát triển nuôi trồng thủy sản….
− Nhân dân nhiều kinh nghiệm khai thác, nuôi trồng; nhà nước quan tâm đầu tư,
trang thiết bị được tăng cường, thị trường lớn….
b.Khó khăn:
− Thiên tai.
− Thiếu phương tiện, các cảng biển chưa đáp ứng nhu cầu, khâu chế biến tiêu thụ

còn yếu kém…
2. Tình hình phát triển và phân bố
− Gồm cả đánh bắt và nuôi trồng (đánh bắt nhiều hơn).
− Sản lượng tăng nhanh, nhất là nuôi trồng làm cho tỉ trọng nuôi trồng tăng
nhanh.
− Phân bố chủ yếu ở phía Nam, các vùng ven biển.
B. Ngành lâm nghiệp
1. Vai trò rừng Việt Nam
− Có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
− Ngoài ra, rất quan trọng về mặt sinh thái (bảo vệ đất, ngăn chặn bão lụt…)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
22
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam
− Tỉ lệ che phủ còn lại không cao.
− Mặc dủ có tăng nhưng chủ yếu là rừng tái sinh…
− Gồm rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.
3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
Cơ cấu: lâm sinh, khai thác và chế biến.
− Cả nước có khoảng 2.5 triệu ha rừng trồng, mỗi năm trồng trên dưới 0.2 tr ha
song vẫn có hàng nghìn ha bị phá hủy và cháy.
− Khai thác khoảng 2.5 tr m3 gỗ, 120 tr cây tre luồng gần 100 tr cây nứa.
− Cả nước có khoảng hơn 400 nhà máy cưa sẻ… nhiều nhà máy giấy…
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Phân tích điều kiện và tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản Việt Nam.
Nêu những phương hướng phát triển của ngành này
2. Trình bày vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
3. Dựa vào atlas, nhận xét và giải thích tình hình phát triển và phân bố của
ngành thủy sản và lâm nghiêp
4. Phân tích các bảng thống kê 24.1 và 24.2, SGK trang 102

Bài 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
A. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp (hình thành các vùng) là
tác động tổng hợp của nhiều nhân tố đến quá trình sản xuất nông nghiệp:
− Tự nhiện tạo ra tiền đề (nền chung).
− Kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử là nhân tố quyết định, nhất là sản xuất hàng
hóa (sự phân hóa).
(lấy ví dụ minh họa)
B. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
Dựa vào Bảng tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp – 25.1
(SGK trang 107), đánh giá điều kiện phát triển nông nghiệp, trình độ và những ngành
chuyên môn hóa của từng vùng
C. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
− Hình thành các vùng chuyên canh, theo xu hướng chuyên môn hóa sản xuất.
− Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp (THH), tăng cường mối quan hệ giữa các
ngành kinh tế, khai thác triệt để mọi tiềm năng.
− Các trang trại nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp hàng hóa (một số ngành và vùng điển hình)
CÂU HỎI, BÀI TẬP
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
23
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
2. Trình bày và giải thích cơ cấu ngành và trình độ phát triển của nông nghiệp
mỗi vùng
3. Xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam?
4. Đọc các bản đồ về nông nghiệp, nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố
một số ngành nông nghiệp (như câu 7 bài trước)
5. Phân tích Bảng 25.3, SGK trang 110
6. Nhận xét và giải thích biểu đồ trong SGK trang 111

7. Tự chọn 2 vùng nông nghiệp tùy ý, so sánh và giải thích
Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
A. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
− Biểu hiện ở tỉ trọng các ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành
công nghiệp. thay đổi theo thời gian.
− Cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam tương đối đa dạng (6 nhóm)
− Trong cơ cấu nổi lên một số ngành trọng điểm (chế biến LTTP, dệt may, cơ khí
– điện tử ….)
− Đang có sự dịch chuyển phù hợp tình hình mới và thị trường.
− Xu hướng hoàn thiện phù hợp nhu cầu mới:
+ Linh hoạt.
+ Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, SX hàng tiêu dùng, dầu
khí, điện lực…
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm.
− Nguyên nhân: nhờ đường lối đổi mới, chúng ta đã khai thác được ngày càng
nhiều nguồn lực để phát triển công nghiệp, do tác động của cơ chế thị trường
B. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
− Phân bố không đều (các vùng tập trung, các vùng chua phát triển).
− Nguyên nhân do tác động của hàng loạy các nhân tố (tài nguyên tự nhiên, lao
động, thị trường, kết cấu hạ tầng…)
C. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
− SX công nghiệp do nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, trong đó các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Cho
phép khai thác ngày càng nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế.
− Nguyên nhân do tác động từ cơ chế chính sách…
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Phân tích cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, thành
phần và lãnh thổ. Giải thích
2. Nhận xét và giải thích biểu đồ Hình 26.1, SGK trang 113

3. Đọc được bản đồ công nghiệp chung
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
24
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
Bài 27.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Quan niệm: ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành có 3 tính chất sau:
− Mang lại hiệu quả kinh tế cao
− Thúc đẩy được các ngành kinh tế khác
− Có tính chất phát triển lâu dài
A. Công nghiệp năng lượng
1. Tình hình phát triển và phân bố
− Chiếm tỉ trọng đáng kể trong công nghiệp
− Cơ cấu gồm 2 mảng điện lực và khai thác nhiên liệu. (đa dạng)
− Điện lực: sản lượng tăng rất nhanh, gồm nhiệt điện và thủy điện, nhiều nhà máy
có qui mô khác nhau, phân bố rộng rãi (thủy điện nhiều ở Miền núi trung du phái Bắc
và Tây Nguyên), về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống; có mạng lưới
điện thống nhất trên toàn quốc góp phần đáp ứng nhu cầu và sử dụng triệt để nguồn
năng lượng không tồn kho này
− Dầu khái: sản lượng cũng tăng rất nhanh, chủ yếu khai thác ở thềm lục địa phái
Nam, đang khẩn trương xây dựng các nhà máy chế biến
− Than: khai thác nhiều ở Quảng Ninh và các mỏ than địa phương khác. (nói
thêm về quá trình, ý nghĩa kinh tế của ngành than)
2. Nguyên nhân
− Được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước,
có sự đầu tư rất lớn
− Có thị trường lớn trong nước và trên thế giới hiện nay
− Có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên thuận lợi để phát triển
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

1. Tình hình phát triển và phân bố
− Gồm nhiều ngành (…)
− Thúc đẩy nông – lâm – ngư
− Phân bố rộng rãi (tùy đặc điểm mỗi ngành)
2. Nguyên nhân
− Có nguồn nguyên liệu phong phú (…)
− Có lao động dồi dào
− Có thị trường rộng cả trong và ngoài nước
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp năng lượng
và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (dựa vào atlas)
2. Tại sao công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm trở thành những ngành công nghiệp trọng điểm?
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
25
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
Bài 28. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
A. Khái niệm
− Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên
một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả các
về kinh tế, xã hội và môi trường.
− Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở nước
ta hiện nay – công cụ quan trong tiến hành CNH, HĐH.
B. Các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN
− Bên trong (giữ vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức lãnh thổ công nghiệp):
+ Vị trí địa lí
+ Tài nguyên tự nhiên (khoáng sản, nước…)
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới
đô thị, vốn, nguyên liệu …)
− Bên ngoài (giữ vai trò đặc biệt quan trọng):

+ Thị trường
+ Hợp tác quốc tế (vốn, công nghệ, tổ chức quản lí)
C. Các hình thức TCLTCN chủ yếu ở Việt Nam
1. Điểm công nghiệp
− Trùng với điểm dân cư, gồm 1-2 xí nghiệp gắn với nguyên nhiên liệu, các xí
nghiệp không có quan hệ.
− Có ở nhiều nơi, ngay cả trong các trung tâm, vùng công nghiệp.
2. Khu công nghiệp
− Có ranh giới rõ ràng, tại vị trí thuận lợi, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng
hợp tác cao, sản phẩm tiêu thụ cả trong và ngoài nước, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ
công nghiệp.
− 08/2007 cả nước hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu
công nghệ cao (qui mô trung bình 200ha), trong đo 90 khu đi vào hoạt động…; phân
bố không đều, phần lớn ở những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, quản lí hành chính thoáng…
− Khu công nghiệp là yếu tố có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút vốn, công
nghệ, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tạo ra việc làm cho người lao động …
3. Trung tâm công nghiệp
− Gắn với một đô thị vừa và lớn; gồm nhiểu điểm, khu công nghiệp; các xí
nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ; có các xí nghiệp nòng
cốt, xí nghiệp bổ trợ và dịch vụ.
− Việt Nam đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp, nhưng phân bố không
đều (giải thích).
− Có nhiều cách phân loại (về ý nghĩa, về qui mô…)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
26
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
4. Vùng công nghiệp
− Là một vùng lãnh thổ rộng lớn; gồm nhiểu điểm, khu, trung tâm công nghiệp có
mối quan hệ sản xuất và có nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp; có
vài ngành công nghiệp chuyên môn hóa; có các dịch vụ và hỗ trợ

− Năm 2001, phân ra 6 vùng công nghiệp trên cả nước (SGK), trình độ phát triển
rất khác nhau
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Trình bày khái niệm Tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
2. Phân biệt các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp với nhau
3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
4. Xác định được các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp và các vùng
công nghiệp trên atlas
5. Chứng minh và giải thích tại sao thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung
tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta
6. Vẽ biểu đồ và phân tích các bảng thống kê 29.1 và 29.2, SGK, trang 128
Bài 30
GIAO THÔNG VẬN
TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
A. Giao thông vận tải
1. Vai trò
− Với kinh tế
− Với đời sống
− Với an ninh, quốc phòng
2. Cơ cấu
Có đầy đủ các ngành (ô tô, sắt, sông, biển, ống và hành không)
3. Tình hình phát triển và phân bố
Đường Ô tô:
− Mạng lưới rộng khắp, phủ kín các vùng, khối lượng vận chuyển lớn; cơ sở hạ
tầng và phương tiện có nhiều tiến bộ.
− Các tuyến quan trọng: 1A, 5, 6, 14 …
Đường Sắt:
− Tổng chiều dài 3143km; chất lượng đường, đầu máy, toa xe có nhiều tiến bộ
− Đầu mối lớn là Hà Nội, tỏa đi 5 hướng
Đường Sông:

− Mới sử dụng khoảng 11000km.
− Tập trung ở đồng bằng sông Cưu Long và sông Hồng.
Đường Biển:
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
27
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Nhiều điều kiện thuận lợi.
− Đã xây dựng nhiều cảng, ngày càng hiện đại; vừa liên hệ trong nước vừa có ý
nghĩa quốc tế.
Đường Hàng Không:
− Là ngành con trẻ, nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ chiến lược phát triển táo
bạo, nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất.
− Đến 2007, có 19 sân bay (5 quốc tế)
Đường Ống:
− Ngày càng phát triển cùng công nghiệp dầu khí
− Có 2 mạng: B12 nối bài cháy với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nối các mỏ
dầu đang khai thác vào đất liền.
B. Thông tin liên lạc
1. Vai trò
Vận chuyển thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện giao lưu
giữa các địa phương trong nước và giữa nước ta với quốc tế  giữ vai trò đặc biệt
quan trọng đối với đời sống, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
2. Cơ cấu
− Bưu chính: vận chuyển báo chí, tiền, bưu phẩm…
− Viễn thông: vận chuyển thông tin đưới các hình thức: điện thoại, phi thoại,
truyển dẫn …
3. Tình hình phát triển và phân bố
Bưu chính:
− Có tính tính phục vụ cao, mạng lưới rông khắp.
− Hạn chế: mạng lưới chưa hợp lí, công nghệ lạc hậu, thiếu lao động trình độ

cao… chưa tương xứng chuẩn quốc tế.
− Phương hướng: cơ giới hóa, tự động hóa, số hóa; bên cạnh hoạt động công ích,
phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
Viễn thông:
− Tốc độ nhanh có tính đón đầu kĩ thuật hiện đại.
− Mạng lưới tương đối đa dạng và không ngừng phát triển (điện thoại, phi thoại,
truyền dẫn…)
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Vai trò của ngành giao thông vận tải?
2. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta? Xác định
trên bản đồ một số tuyến đường ô tô, đướng sắt, các cảng biển và cảng hàng
không chính của nước ta (CSHTầng quan trọng của GTVT)
3. Làm bài tập 2, SGK, trang 136
4. Trình bày những đặc điểm nổi bật của bưu chính và viễn thông Việt Nam
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
28
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
A. Thương mại
1.Nội thương:
− Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, hàng hoá đa dạng đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân
− Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh (nhất là
thành phần ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. (nhiều thành phần kinh tế
tham gia)
− Bình quân đầu người về mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
không đều giữa các địa phương
2.Ngoại thương:
− Thị trường ngày càng mở rộng theo hướng đa phương, đa dạng hoá, trở thành
thành viên WTO …

− Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, nhưng vẫn còn nhập siêu
− Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ.
− Nguyên nhân do cơ chế và sự tiến bộ của nền kinh tế
B. Du lịch
1.Tài nguyên du lịch:
Bao gồm nhiều loại, phong phú và đa dạng – khai thác atlas.
2.Tình hình phát triển và phân bố:
− Hình thành sớm, nhưng chỉ thật sự phát triển từ những năm 90 thế kỉ trước (do
cơ chế) – phân tích hình 31.6, trang 142
− Chia thành 3 vùng (Bắc Bộ, Bắc trung bộ, Nam trung bộ và Nam bộ)
− Các trung tâm lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Căn cứ bản đồ Thương mại, rút ra đặc điểm của ngành thương mại Việt Nam.
Giải thích
2. Dựa vào bản đồ Du lịch, chứng minh Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, đa dạng; trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch Việt
Nam
3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường?
(Còn phần Địa lý các vùng kinh tế, tiếp theo)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/5/2014
29

×