Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.9 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN
SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Cuộc đấu tranh ở miền Nam chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển
lực lượng của nhân dân miền Nam (1954 – 1959).
- “Phong trào Đồng khởi” của nhân dân miền Nam (1959 – 1960), đánh dấu
một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển
sang thế tiến công liên tục, mạnh mẽ vào kẻ thù. Cách mạng miền Nam chuyển từ đấu
tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, khâm phục chí khí đấu tranh kiên cường, bất
khuất của nhân dân miền Nam.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của cách mạng, của Đảng và tương lai của dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng lược đồ.
- Rèn kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ phong trào Đồng khởi, lược đồ tỉnh Bến Tre.
- Một số tư liệu liên quan phục vụ tiết dạy.
- Máy chiếu hỗ trợ.
2. Học sinh:
- Soạn bài dựa theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?


2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền
Nam tiến hành đấu tranh đòi Mỹ thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ tiến tới thống nhất đất
nước. Phong trào ấy diễn ra như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
b. Nội dung:
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 – 1960).
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 1
Tuần 30 – Tiết 39:
Tuần 30 – Tiết 39:
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
GV: Khái quát lại tình
hình miền Nam.
1. Hoạt động 1: (12’)
?. Đảng ta đã xác định
hình thức đấu tranh
của cách mạng miền
Nam là gì? Tại sao?
?. Mục tiêu đấu tranh
của nhân dân miền
Nam trong giai đoạn
1954 – 1957 là gì ?
?. Hoạt động của
phong trào đấu tranh
chính trị ở miền Nam
diễn ra như thế nào?
 Phân tích hoạt động
bằng hình ảnh và số

liệu.
?. Trước phong trào
đấu tranh mạnh mẽ
của nhân dân miền
Nam, phản ứng của
Mỹ - Diệm ra sao?
 Phân tích minh họa
bằng ảnh, phim.
?. Từ đó em có nhận
xét gì về bản chất của
Mỹ - Diệm?
?. Từ 1958 – 1959,
mục tiêu đấu tranh mở
rộng và hình thức đấu
1. Hoạt động 1:
 Chuyển từ đấu tranh
vũ trang sang đấu tranh
chính trị.
 HS trả lời.
 Đòi hành hiệp định
Giơ-ne-vơ; đòi hiệp
thương tổng tuyển cử.
 HS dựa vào sách
giáo khoa trả lời.
 Tăng cường khủng
bố cách mạng với chiến
dịch “tố cộng”, “diệt
cộng”.
 Phản động, phát xít.
 Đòi tự do, dân sinh,

dân chủ; chống “tố
cộng”, “diệt cộng”. Vì
I. Tình hình nước ta sau hiệp
định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông
Dương.
II. Miền Bắc hoàn thành cải
cách ruộng đất, khôi phục kinh
tế, cải tạo quan hệ sản xuất
(1954-1960)
III. Miền Nam đấu tranh chống
chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và
phát triển lực lượng cách mạng,
tiến tới “Đồng khởi”
(1954 – 1960).
1. Đấu tranh chống chế độ Mỹ -
Diệm, giữ gìn và phát triển lực
lượng cách mạng (1954 – 1959):
Giai
đoạn
CMMN
1954 - 1957 1958 - 1959
Hình
thức
Đấu tranh
chính trị.
Kết hợp
đấu
tranh
chính trị
với đấu

tranh vũ
trang.
Mục
tiêu
- Đòi thi
hành hiệp
định Giơ-
ne-vơ.
- Đòi hiệp
thương
tổng tuyển
cử.
- Đòi tự
do, dân
sinh,
dân chủ.
- Chống
“ tố
cộng”, “
diệt
cộng”.
Hoạt
động
- Mở đầu
là phong
trào Hòa
Bình ở Sài
Gòn –
- Lực
lượng

vũ trang
được
thành
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 2
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
tranh của cách mạng
miền Nam có gì thay
đổi? Tại sao?
?. Hoạt động của
phong trào cách mạng
miền Nam giai đoạn
1958 – 1959 như thế
nào?
 Phân tích, phim
minh họa.
?. Mục đích đấu tranh
của cách mạng miền
Nam 1954 – 1959 là
gì?
?. Em có nhận xét gì
về tinh thần đấu tranh
của nhân dân miền
Nam?
 Phong trào đã
chuyển dần thành cao
trào cách mạng “Đồng
khởi”.
GV: Chuyển sang mục
2.
2. Hoạt động 2: (22’)

?. “Đồng khởi” là gì?
?. Do đâu có những
năm 1958 – 1959 cách
mạng miền Nam gặp
muôn vàng khó khăn
và thử thách?
 Lấy dẫn chứng
minh họa, khẳng định
bằng một đoạn phim
minh họa.
?. Trong tình hình đó
Đảng ta đã có chủ
trương gì để đưa cách
mạng miền Nam vượt
Mỹ - Diệm lộ rõ bộ mặt
phát xít.
 Thành lập và phát
triển nhanh chóng lực
lượng vũ trang, thúc
đẩy phong trào chính
trị phát triển mạnh mẽ.
 HS trả lời.
 Sôi nổi, rộng khắp,
lôi cuốn được nhiều
tầng lớp nhân dân tham
gia.
2. Hoạt động 2:
 Đồng loạt khởi
nghĩa.
 HS trả lời.

 1/1959, hội nghị TW
Đảng 15 họp tại Hà
Nội, sau khi phân tích
tình hình cách mạng
Chợ Lớn.
- Ủy ban
bảo vệ hòa
bình được
thành lập.
- Được sự
ủng hộ
của các
tầng lớp
nhân dân.
lập và
nhanh
chóng
phát
triển.
- Thúc
đẩy
phong
trào
chính
trị.
- Thu
hút
được
đông
đảo các

tầng
lớp, giai
cấp
tham
gia.

Giữ gìn và phát triển lực
lượng cách mạng.
2. Phong trào “Đồng khởi”
(1959-1960)
a. Bối cảnh lịch sử:
- Mỹ - Diệm tăng cường khủng
bố, đàn áp cách mạng miền Nam.
- Nghị quyết TW Đảng 15 xác
định con đường cơ bản của cách
mạng miền Nam là khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân
dân bằng lực lượng chính trị kết
hợp với vũ trang.
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 3
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
qua khó khăn?
?. Nghị quyết TW
Đảng 15 ra đời có ý
nghĩa như thế nào đối
với cách mạng miền
Nam?
?. Dưới ánh sáng của
nghị quyết 15, phong
trào “Đồng Khởi” của

nhân dân miền Nam
diễn ra như thế nào?
 Dùng lược đồ phân
tích (Một số ảnh minh
họa).
?. Tại sao nói “Đồng
Khởi” ở Bến Tre lại là
tiêu biểu cho phong
trào “Đồng Khởi” ở
miền Nam?
 Yêu cầu HS nhận
xét, giáo viên kết luận.
?. Phong trào “Đồng
Khởi” đã đạt được
những kết quả gì?
?. Từ kết quả mà
phong trào “ Đồng
Khởi” đạt được, em có
nhận xét gì về đường
lối lãnh đạo của Đảng
đối với cách mạng
miền Nam?
 Liên hệ thực tế.
?. Đối với chế độ Mỹ -
Diệm, phong trào
“Đồng Khởi” có tác
miền Nam đưa ra nghị
quyết chỉ đạo cách
mạng.
 Kịp thời đáp ứng

yêu cầu bức thiết của
cách mạng miền Nam
lúc bấy giờ.
 HS trả lời trên cơ sở
SGK.
 HS thảo luận.
 Lực lượng vũ trang
nhân dân ra đời và phát
triển, UBND tự quản
được thành lập; phá vỡ
từng mảng lớn bộ máy
cai trị và hệ thống kìm
kẹp của địch ở thôn xã.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
b. Diễn biến:
- Từ các cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Vĩnh
Thạnh, Bắc Ái, Trà Bồng.
- Phong trào lan rộng khắp miền
Nam, tiêu biểu là ở Bến Tre.
- Từ Bến Tre, như nước vỡ bờ,
phong trào lan ra khắp Nam Bộ,
Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
c. Kết quả:
- Lực lượng vũ trang nhân dân ra
đời và phát triển, UBND tự quản
được thành lập.
- Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy
cai trị và hệ thống kìm kẹp của
địch ở thôn xã.

d. Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào
chính sách thực dân kiểu mới của
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 4
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
động như thế nào?
?. Phong trào có ý
nghĩa như thế nào đối
với cách mạng miền
Nam?
 Đánh dấu một bước
nhảy vọt của cách
mạng miền Nam.
Mỹ ở miền Nam, gây tác động
mạnh làm lung lay tận gốc chính
quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu một bước nhảy vọt
của cách mạng miền Nam.
- Tiến tới thành lập mặt trận giải
phóng dân tộc miền Nam ngày
10/12/1960.
- Khẳng định đường lối lãnh đạo
đúng đắn của Đảng.
3. Củng cố: (4’)
* Bài tập:
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Trong hoàn cảnh lịch sử nào mà Đảng ta quyết định chuyển đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh chính trị ở miền Nam?
a. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
b. Nhân dân ta sợ vũ khí hiện đại của Mỹ.

c. Pháp sẽ quay trở lại Đông Dương.
d. Mỹ nhảy vào miền Nam thay Pháp.
Câu 2. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị là phong trào nào?
a. Phong trào Hòa Bình.
b. Phong trào lao động.
c. Phong trào Đồng Khởi.
d. Tất cả đều sai.
Câu 3. Sau những cuộc nổi dậy chống “tố cộng, diệt cộng”. Hình thức đấu tranh có gì
thay đổi?
a. Vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị.
b. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang dấu tranh vũ trang.
c. Tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
d. Câu b, c đúng.
Câu 4. Phong trào “Đồng khởi” diễn ra mạnh nhất ở đâu?
a. Trà Bồng.
b. Vĩnh Thạnh.
c. Bến Tre.
d. Bắc Ái.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Sưu tầm một số câu chuyện về phong trào Đồng khởi ở Cà Mau.
- Chuẩn bị các mục tiếp theo của bài học theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 5
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TỈNH LỊCH SỬ 9
IV. RÚT KINH NGHIỆM:










Thới Bình, ngày 22 tháng 03 năm 2010.
Ký duyệt của phòng GD Ký duyệt của BGH Người soạn
Nguyễn Như Kiều
GV dự thi: NGUYỄN NHƯ KIỀU Trang 6

×