Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tư duy tích cực– “Thuộc về” cuộc đời ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 6 trang )

Tư duy tích cực–
“Thuộc về” cuộc đời
Posted on Tháng Ba 24, 2009 by Trần Đình Hoành


Tiếng Anh có từ “sense of belonging”, dịch ra tiếng Việt là “cảm giác
thuộc về”, như là “Anh cảm thấy anh thuộc về quê hương này.” Cảm-
giác-thuộc-về là một cảm giác chủ quan, nhìn từ góc độ của người chủ
cảm giác. Như vậy nghĩa là, nếu nàng nói “Em thuộc về anh,” thì đó là
cảm-giác-thuộc-về của người đang yêu. Nhưng nếu chàng nói, “Em
thuộc về anh,” thì đó không phải là cảm-giác-thuộc-về, mà là tuyên bố
quyền sở hữu ở thời đại khủng long.

Sense of belonging rất cần thiết cho hạnh phúc và tư duy tích cực của ta.
Một khảo sát của Reg Williams, giáo sư y tá và tâm lý tại đại học
Michigan (bang Michigan, Mỹ) cho thấy, các bệnh nhân bệnh trầm uất
có sense of belonging cao mau lành bệnh hơn các bệnh nhân có sense of
belonging thấp. Các khảo sát khác cũng cho thấy cô đơnlà một trong
những nguyên nhân chính của bệnh trầm uất. Và dĩ nhiên là ai trong
chúng ta cũng biết là trẻ em không có, hoặc không gần gũi, ai trong gia
đình thường dễ “chán đời,” “hận đời” và phạm pháp.

Các nhận xét này liên hệ trực tiếp đến việc thực hành tư duy tích cực.
Tất cả các đạo gia và chuyên gia về tư duy tích cực đều lập đi lập lại,
ngày này qua tháng nọ, là ta phải yêu người, yêu loài vật, yêu đời, yêu
thế giới. Những cái “yêu” này chính là những cảm-giác-thuộc-về, các
bạn ạ.


Tôi chỉ có thể yêu được trường này nếu tôi cảm thấy tôi thuộc về trường
này—đây là trường của tôi, đây là các thầy cô bạn bè của tôi. Nếu tôi


cảm thấy tôi “lạc chuồng” trong trường này, ở đây là những tháng ngày
chán nản và tù tội, đây là trường của “chúng nó” và thầy cô của “chúng
nó,” chẳng ăn nhập gì với tôi cả, thì tất nhiên là tôi không thể nào yêu
trường, tích cực về trường, và tích cực với chính mình trong khuôn viên
trường được.

Tương tự như vậy, ta sẽ không thể nào tích cực được với đời trong
“khuôn viên”của đời, nếu ta không có cảm giác là ta thuộc về cuộc đời,
nếu ta cho rằng ta bị ném vào cuộc đời này như một nhà tù lớn lạnh
lùng, vô mục đích.

Nhưng làm thế nào để ta có được cảm giác thuộc về cuộc đời?
À, câu hỏi này trực tiếp liên hệ đến câu hỏi căn bản nhất của tất cả mọi
triết thuyết, mọi tôn giáo, mọi truyền thống tâm linh: Ta từ đâu mà đến?
Đến để làm gì? Và ta sẽ đi đâu?

Những câu hỏi tối hậu đó, bạn sẽ phải tự nghiên cứu tìm câu trả lời. Tại
đây chúng ta chỉ nói đến phương diện thực hành để giúp chúng ta tăng
được cảm-giác-thuộc-về, và do đó, tăng được tư duy tích cực. Dù là
truyền thống tâm linh hay triết lý nào, giải thích như thế nào, thì trên
phương diện thực hành, tất cả đều phải dùng một phương pháp giản dị–
đó là “quan tâm”, hay còn gọi là “để ý.” Và ta thực tập “để ý” từng bước
một, từ trong nhà đi ra ngoài, như sau.
• Nếu ta muốn có cảm giác ta thuộc về gia đình của ta, cách duy nhất là
để ý đến gia đình, hay nói chính xác hơn là để ý đến mọi người trong gia
đình—Ai đang làm gì? Ở đâu,? Vui buồn ra sao? Ta cần chào hỏi
thường xuyên—nếu đi sớm về khuya, chẳng thấy ai ngoại trừ cái gường
của mình, thì khó cho mình có cảm tưởng thuộc về gia đình.

• Bên ngoài gia đình, đối với bạn bè và người thân quen cũng vậy, để ý

đến họ một tí, hỏi han họ về công việc, gia đình, vui buồn, khó khăn,
thay vì gặp nhau hàng ngày làm việc với nhau mà trong 5 năm chỉ nói
chuyện công việc.
• Bước cao hơn của để ý là đối với người không quen biết. Thông
thường, ta không bao giờ để ý đến người không quen biết, cho nên ta có
thể đi ngang qua hàng nghìn người trong một ngày, nhưng chẳng bao giờ
để ý đến ai. Vậy thì, nay ta thực tập nhìn những người ngoài đường kỹ
hơn một tí (dĩ nhiên không phải chỉ các cô mặc mini, mà là mọi người
), nhất là những người lao động, những người buôn thúng bán bưng, và
thương họ hơn một tí vì ta may mắn hơn. Nhìn mọi người chung quanh
kỹ hơn một tí và thấy ta là anh chị em của họ và họ là anh chị em của ta.
Dù là không quen biết nhau, ta có thể hiểu được những khó khăn, lo
lắng, vui buồn của họ, vì đời sống của họ, trên căn bản, chẳng khác đời
sống của ta bao nhiêu.
• Nhìn ánh nắng, nhìn hàng cây , nhìn hoa cỏ kỹ hơn một tí, tận hường
cái đẹp thiên nhiên, và cám ơn cuộc đời đã cho ta bao nhiêu cái đẹp.
• Nhìn những con thú ta gặp, chó mèo chim chóc, và thán phục cái đẹp
và bản tính tự nhiên trong trắng của chúng—ít ra là chúng không nói
dối–và cám ơn cuộc đời đã cho thế giới này những người bạn như thế.

• Cuối tuần, đưa gia đình về vùng quê đi “dã ngoại”, vừa để thanh thản
đầu óc, vừa tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, vừa thấy đất nước và cuộc đời
đẹp đến thế nào.
Nói chung là ta chẳng cần phải làm gì thêm, ngoại trừ “thấy” cuộc đời
trước mặt với bao thân thiện đẹp đẽ và gần gũi của nó. Từ đó ta sẽ gần
gũi, yêu thương và tích cực hơn với cuộc đời. Bằng không, ta vẫn có thể
nhìn cuộc đời hàng ngày, nhưng vẫn không thấy cuộc đời, hoặc chỉ thấy
với hằn học và tuyệt vọng—Ôi, đời vô mục đích, vô nghĩa lý, vô tình
yêu! Đời là dối trá xảo quyệt! Đời là sa mạc lửa bỏng mênh mông!
Thực sự, đời là một bức tranh huyền diệu—có thể là thiên đàng, có thể

là hỏa ngục, có thể là đồng cỏ xanh tươi, có thể là biển cát rực lửa, có
thể là những em bé cười khúc khích, có thể là đoàn quỹ dữ gầm gừ…
Đời có thể hiện ra trước mắt ta với muôn nghìn hình thái khác nhau. Và
người cầm cây đũa thần có thể hô thiên biến vạn hóa đó, chẳng ai khác
hơn là tâm ta cả.

×