Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chữa viêm dạ dày mạn tính từ cây mía potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.45 KB, 2 trang )

Chữa viêm dạ dày mạn tính từ cây mía

Cây mía rất quen thuộc với chúng ta, trong cây mía có nhiều chất dinh dưỡng như
đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường (12%). Theo các chuyên gia y học, mía
bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp
tiêu hóa. Theo y học cổ truyền nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh
nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và
rất bổ dưỡng.


Sau đây là một số bài thuốc từ mía:
Chữa viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2
lần vào buổi sáng và tối.
Chữa đại tiện táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần
vào buổi sáng và tối trước khi ăn.
Chữa nội nhiệt miệng khô, nôn mửa, ho, viêm họng, chứng miệng khô nóng ở người già
sau khi sốt: Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào quấy đều để uống.
Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân,
rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 - 20
phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc
bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với
nước dừa mà uống.
Chữa khí hư: Lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, rễ mò trắng 80g. Tất
cả các vị trên thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày.
Làm thuốc an thai: Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất
cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2
lần.
Lưu ý: Trong bữa ăn có cua thì không nên ăn mật mía, dễ sinh độc.
BS. Trần Văn Thuấn


×