Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo Án sinh hoạt Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.91 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN SINH HOẠT ĐỘI
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 “TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
TÊN SINH HOẠT: HÁT MÚA BÀI CHIẾN SĨ NHỎ ĐIỆN BIÊN
Ngày soạn: 02-09-2004.
Ngày sinh hoạt: 06-09-2004.
Thời gian sinh hoạt: 45 phút - Lớp 6a1.
I- Mục dích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, hoàn cảnh ra đời của bài hát và tên
tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng hát , múa tính dạng dĩ trong sinh hoạt tập thể.
- Thông qua giờ sinh hoạt rèn luyện cho các em đức tính tự giác, tích cực, đồng
thời phát huy tinh thần văn nghệ ở các em, tạo cho các em niềm tin vui tươi trong
cuộc sống.
II- Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại, giảng giải, phân tích, làm mẫu, trực quan.
III- Địa điểm:
Sinh hoạt ngoài sân trường.
IV-Phương tiện:
Còi, ca lô, khăn quàng, giấy, bút…
V- Chuẩn bị:
- Thầy: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, còi, khăn quàng.
- Trò: Trang phục gọn gàn, ca lô, khăn quàng, giấy bút.
VI- Tiến trình tiết sinh hoạt:
Thời
gian
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
2ph 1- Ổn định tổ chức:
- Giáo viên dùng còi thổi ( - - - - - - - -
-) một hồi dài cho các em chú ý. Sau
đó thổi tiếp (- ) gọi Chi đội trưởng.
Giáo viên chọn vị trí và chỉ cho Chi


đội trưởng tập hợp Chi đội mình, tiến
hành điểm số báo cáo phân đội và Chi
đội.
- Giáo viên theo dỏi sữa sai. - Chi đội trưởng phát lệnh tập hớp 4
hàng dọc, rồi cho từng phân đội điểm
số báo cáo cho Chi đội trưởng.
- Chi đội điểm số, Chi đội trưởng nắm
sỉ số của Chi đội mình rồi lên báo cáo
cho giáo viên TPT.
Thời
gian
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
3ph
30ph
2- Kiểm tra bài cũ:
Các em hãy thực hiện hát, múa bài
“Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí
Minh”. Nhạc và lời của Phạm Tuyên.
- Giáo viên quang sát nhận xét, sữa
sai.
3- Tiến trình buổi sinh hoạt:
- Giáo viên cho học sinh ngồi xuống,
giáo viên giới thiệu về nội dung, ý
nghĩa của bài hát, hoàn cảnh ra đời và
tên tác giả.
+ Hoàn cảnh ra đời của bài hát:
Bài hát ra đời vào dịp nhân kĩ niệm
50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Nội dung, ý nghĩa và tác giả của bài
hát.

Phạm Văn Hanh sáng tác bài hát này
nhằm ca ngợi về những chiến công
của các anh hùng nhỏ tuổi trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác giả
còn muốn nhắn nhủ chúng ta phải
biết tôn kính, nhớ ơn công lao của các
Anh, đồng còn phải biết giử gìn và
xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp
hơn.
- Giáo viên hát mẫu một lần cho học
sinh nghe, sau đó cho các em chép
nội dung bài hát rồi tập cho các em
hát.
- Giáo viên cho học sinh hát và giáo
viên múa mẫu cho học sinh xem.
- Giáo viên hướng dẫn bài múa:
- Đội hình 4 hàng dọc:
- Chi đội trưởng phát lệnh cho Chi đội
tập hợp vòng tròn, chạy ngược chiều
quay kim đồng hồ, lấy Chi đội trưởng
làm tâm, xác định cự ly (Cự ly rộng
chỉnh đốn đội ngũ).
- Học sinh thực hiện đội hình vòng
tròn.
- Học sinh lắng nghe và ghi chép.
- Học sinh ghi bài hát và hát theo giáo
viên.
Thời
gian
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Muốn thực hiện bài múa này trước
tiên các em tập hợp đội hình vòng
tròn và tiến hành điểm số 1, 2.
+ (Chiến sĩ nhỏ Điện Biên……
Đoàn viên) Bước chân phải lên trước
hơi chếch về phía trái, tiếp theo bước
chân trái chéo qua chân phải, rồi lùi
chân phải về sau, tiếp theo đưa chân
trái về vị trái ban đầu. Động tác này
các em thực hiện hai lần theo lời của
đoạn bài hát.
+ (Tiếp bước …… Bác Hồ). Đứng
tại chỗ giậm chân, đánh tay như nghi
thức đội theo lời của đoạn bài hát.
+ (Trên chiến …… rực rỡ). Tay trái
áp vào ngực, tay phải giơ lên cao,
quay ngược chiều quay kim đông hồ
một vòng theo lời của đoạn bài hát.
+ (Như……. Việt Nam). Hai tay đưa
lên cao, quay cùng chiều quay kim
đồng hồ một vòng, khi kết thúc lời thì
thả hai tay xuống.
+ (Mãi xứng … ngày mai). Số 1 và
2 đưa hai tay trái chạm vào nhau trên
cao, tay phải chống nạnh đi ngược
chiều quay kim đồng đổi chỗ cho
nhau, sau đó đổi tay và đi ngược trở
lại.
+ (Đi đi …… đẹp tươi). Số 1 đứng im
giậm chân tại chỗ, đánh tay như nghi

thức, số 2 đi như nghi thức về trước
mặt số 1.

-Chi đội trưởng tập hợp vòng tròn, xác
định cự li và tiến hành điểm số 1, 2.
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)

- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
Thời
gian
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
3ph
1ph
1ph
+ (Cất tiếng …… Tiềng phong). Tay
phải chống hông, tay trái đưa lên cao
đi 4 bước về phía bên trái kết hợp vẫy
tay, sau đó đi ngược lại đổi tay. Động
tác này thực hiện 2 lần theo lời của
đoạn bài hát.
+ (Theo cha … đẹp tươi). Số 1 đứng
tại chỗ vỗ tay kết hợp giậm chân, số 2
vỗ tay đi lìu về vị trí ban đầu theo lời
kết của bài hát.
-Cuối cùng cho học sinh thực hiện lại
toàn bộ bài hát, múa 2 lần.

- Giáo viên đứng bên ngoài quan sát,
nhận xét, (sữa sai)
4- Củng cố:
- Giáo viên gọi 8 em đại diện cho 4 tổ
lên thực hiện hát múa lại bài Chiến sĩ
nhỏ Điện Biên.
- Giáo viên quan sát nhận xét (Sữa
sai).
5- Nhận xét:
- Giáo viên ra lệnh cho Chi đội tập
hợp 4 hàng ngang.
- Giáo viên cho Chi đội tự nhận xét
buổi sinh hoạt.
- Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm
của buổi sinh hoạt.
6- Dặn dò:
Các em về nhà cố gắng luyện tập
những bài hát múa mà thầy đã triển
khai. Tiết sinh hoạt hôm sau thầy sẽ
triển khai bài “Khăn quàng thắp sáng
bình minh” nên các em về nhà tìm
hiểu trước nội dung, ý nghĩa của lời
bài hát.
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Học sinh thực hiện theo. (3 lần)
- Chi đội trưởng bắt bài hát cả Chi đội
thực hiện hát múa lại toàn bộ bài hát 2
lần
- Tám học sinh thực hiện 1 lần.
- Chi đội trưởng phát lệnh tập hợp 4

hàng ngang, xác định cự li.
- Chi đội trưởng nhận xét.
- Chi đội lắng nghe, rút kinh nghiệm.
VII- RÚT KINH NGHIỆM
CHỦ ĐIỂM: THÁNG 11
TÊN CHỦ ĐIỂM: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
Người thiết kế: Đặng Hồng Vi.
Hoạt động: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
I-Yêu cầu giáo dục:
1-Về nhận thức:
-Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
-Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo
-Giúp các em có nhận thức đúng đắn về nội dung một số bài hát, bài thơ ca ngợi
về trường lớp và thầy cô giáo.
-Rèn luyện kĩ năng phong cách biểu diễn văn nghệ, ngâm thơ.
2-Thái độ tình cảm:
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến gắn bó trường lớp, quý trọng thầy cô giáo, luôn
phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, người Đội viên tốt, xứng đáng là cháu ngoan
Bác Hồ.
3-Kĩ năng hành vi:
Giúp cho các em biết cảm thụ được âm nhạc, biết hát đúng, hát hay, biết tự sáng
tác và biết ngâm thơ. Rèn luyện cho các em sự mạnh dạng trước tập thể, rèn luyện
chất giọng, phong cách biểu diễn của người học sinh THCS.
II-Nội dung hình thức hoạt động:
1-Về nội dung hoạt động:
Các bài hát bài thơ ca ngợi về trường lớp, ca ngợi về thầy cô giáo.
2-Hình thức hoạt động:
2.1-Thi chào hỏi và giao lưu văn nghệ giữa các tổ.
-Các tổ cử đại diện tự giới thiệu về tổ mình.
2.2-Giọng ca vàng:

-Thi hát.
2.3-Ai giỏi nhất:
-Thi sáng tác thơ và ngâm thơ.
2.4-Ai nhanh nhất:
-Nghe nhạc hiệu đón tên bài hát.
2.5-Về đích:
-Thi giải ô chữ kì diệu.
*Trong chương trình có lồng ghép các bài hát tập thể.
III-Chuẩn bị hoạt động:
1-Phương tiện hoạt động:
-Địa điểm tại phòng học. Âm thanh, đàn Ogan. Phấn viết bảng.Giấy khổ lớn,
bút lông. Hoa tươi, phần thưởng.
-Các tổ họp thống nhất về nội dung, thang điểm cho từng phần thi.
2-Về tổ chức:
-Phân công trang trí.
-Phân công chuẩn bị chương trình.(Câu hỏi, đáp án, thang điểm).
-Bầu người dẫn chương trình, ban giám khảo, thư ký.
-Cử người phụ trách về âm thanh.
-Cử người mời đại biểu, mời giáo viên nhạc.
IV-Tiến hành hoạt động:
A-Khởi động: (8phút)
a-Văn nghệ khai mạc:
Mở đầu tiết sinh hoạt là bài hát
Bài hát: Tiếng chuông ngọn cờ (Có múa phụ hoạ)
b-Tuyên bố lý do:
Kính thưa quý vị khách quý ! Kính thưa quý Thầy giáo, Cô giáo, cùng tất cả các
bạn Đội viên của lớp 7a3 thân mến!
Năm học 2004-2005 là năm học thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
tỉnh lần thứ X, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, tiếp tục thực hiện Nghị quyết X
của BCH Trung ương Đoàn khoá VII về “Tăng cường công tác giáo dục chăm sóc

thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giai đoạn
2000-2005, Nghị quyết X của Bộ giáo dục và đào tạo và Trung Ương Đoàn về công
tác học sinh – Sinh viên và chương trình xây dựng Đoàn - Hội - Đội trong trường học
giai đoạn 2004 - 2005” Năm học thứ ba diển ra sự kiện quan trọng đó là Bộ GD&ĐT
tiếp tục thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 1,2 và lớp 6,7. Năm học 2003-
2004 còn là năm học kỉ niệm 22năm ngày thành lập nhà giáo Việt Nam.Với tất cả các
ý nghĩa nói trên hôm nay Chi đội 7a3 tổ chức tiết sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày
nhà giáo Việt nam 20/11.
c-Giới thiệu Đại biểu:
Về dự với giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của chi đội 7a3 chúng ta hôm nay em
xin trân trọng kính giới thiệu:
Thầy : Hoàng Ngọc Hiệp – Bí Thư chi bộ, Hiệu Trưởng nhà trường.
Thầy:Trần Đức Tùng – Phó Hiệu Trưởng nhà trường.
Thầy: Đặng Hồng Vi – Giáo viên Tổng phụ trách người trực tiếp thiết kế
chương trình.
Thầy : Nguyễn Đức Thanh – Giáo viên chủ nhiệm lớp 7a3.
Cô : Lê Nguyễn Thái Vương – Giáo viên dạy nhạc.
Cùng tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường cũng về dự với
buổi sinh hoạt của lớp chúng ta hôm nay.
d-Tặng hoa cho đại biểu:
Mời thầy Hoàng Ngọc Hiệp – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Thầy Trần
Đức Tùng – Phó Hiệu Trưởng nhà trường, Thầy Đặng Hồng Vi – Giáo viên Tổng phụ
trách . Thầy Nguyễn Đức Thanh giáo viên chủ nhiệm lên nhận hoa của lớp.
e-Đại biểu phát biểu:
Mời thầy Hoàng Ngọc Hiệp lên phát biểu ý kiến về ý nghĩa của ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11.
g-Dẫn chương trình thông qua chương trình sinh hoạt:
*Chương trình sinh hoạt gồm tất cả có 5 phần thi có tên gọi như sau:
1-Phần thi thứ nhất: Thi chào hỏi và giao lưu văn nghệ.
2-Phần thi thứ hai: Thi giọng ca vàng.

3-Phần thi thứ ba: Ai giỏi nhất.
4-Phần thi thứ tư: Ai nhanh nhất.
5-Phần thi thứ năm: Về đích.
h-Mời BGK và thư ký lên làm việc:
Theo kết quả của cuộc họp lớp ngày 25/11 tập thể lớp 7a3 chúng ta đã thống
nhất mời bốn bạn của các lớp có tên sau sẽ làm ban giám khảo và thư ký buổi sinh
hoạt hôm nay.
1-Bạn: Văn Thế Nhật – CĐ 7a1 – Thư kí
2-Bạn: Nguyễn Văn Đẩu – CĐ 7a2 – BGK.
3-Bạn: Trần Quốc Thịnh – CĐ 7a4 – BGK.
4-Bạn: Trần Thị Thu Trang – CĐ 7a1 – Thư kí.
Một lần nữa nếu lớp chúng ta đồng ý thì cho một tràng pháo tay thật to.
Mời BGK và thư kí về vị trí của mình.
B-Hoạt động: (32phút)
Hoạt động 1:
Phần thi chào hỏi và giao lưu văn nghệ giữa các tổ
-Mời các tổ lần lược lên phía trên cử một đại diện tự giới thiệu về tổ mình đồng
thời chọn một bài hát cho cả tổ hát.
-Phần thi này thang điểm tối đa là 10 điểm, thời gian dành cho mỗi tổ là 2phút.
+ Mời tổ 1; Tổ 2; Tổ 3; Tổ 4.
+Sau phần trình bày của mỗi tổ người dẫn chương trình mời BGK cho điểm
từng tổ và hết một lược thi như vậy thư ký công bố điểm của từng tổ.
Hoạt động 2:
Phần thi này có tên “Giọng ca vàng”
-Ban tổ chức đưa ra 4 lá thăm trong đó có bốn bài hát (1-Bài: Ngày đầu tiên đi
học; 2-Bài: Bụi phấn; 3-Bài: Em là bông hồng nhỏ; 4-Bài: Mái trường mến yêu.
-Bốn tổ cử đại diện lên bốc thăm, rồi lần lược từng tổ mang thăm của mình lên
đọc tên bài hát,tên của tác giả và trình bày. Khuyến khích cho những bài hát mà người
thể hiện có diễn xuất.
Thang điểm tối đa là 10 điểm, thời gian dành cho mỗi đội là 2phút.

+Sau phần trình bày của mỗi tổ người dẫn chương trình mời BGK cho điểm
từng tổ và hết một lược thi như vậy thư ký công bố điểm của từng tổ.
Hoạt động 3:
Phần thi có tên: Ai giỏi nhất.
-Ban tổ chức phát cho mỗi tổ 1tờ giấy khổ lớn và một cây bút lông trong thời
gian 4phút các tổ làm thơ về (Trường lớp hoặc về thầy cô giáo) Sau 4 phút mỗi tổ sẽ
có thêm 1phút để phổ thơ sang nhạc.
-Phần thi này điểm tối đa dành cho mỗi tổ là 10điểm.
+Sau phần trình bày của mỗi tổ người dẫn chương trình mời BGK cho điểm
từng tổ và hết một lược thi như vậy thư ký công bố điểm của từng tổ.
Hoạt động 4.
Phần thi này có tên: Ai nhanh nhất.
-Giáo viên dạo nhạc 8 bài hát cho học sinh đón tên của từng bài hát.
-Đội nào bấm chuông trước thì được quyền trả lời trước. Mổi câu trả lời đúng
thì sẽ được cộng 10 điểm. Đội nào trả lời sai sẽ trừ đi 5điểm và quyền trả lời thuộc về
đội tiếp theo.
+Bài1: Bụi Phấn (Vũ Hoàng)
+Bài2: Em yêu trường em (Hoàng Lân)
+Bài3: Trường làng tôi (Phạm Trọng Cầu)
+Bài4: Cô giáo người mẹ (Trọng Long)
+Bài5: Những bông hoa những bài ca (Hoàng long)
+Bài6: Ngày đầu tiên đi học (Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện-Lời Viễn Phương)
+Bài7: Đi học (Bùi Đình)
+Bài8: Mái Trường mến yêu (Lê Quốc Thắng)
-Sau khi hết phần thi thứ 4 người dẫn chương trình mời thư kí công bố điểm.
Hoạt động 5:
Phần thi này có tên: Về đích.
-Thi giải ô chữ: Mỗi tổ cử 1đại diện lên chọn số câu hỏi và mang về cho tổ
mình, căn cứ vào số câu hỏi đó người dẫn chương trình đọc câu hỏi lên cho từng tổ,
nếu như sau một phút mà tổ đó không giải được thì quyền ưu tiên sẽ dành cho các tổ

còn lại. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng thêm 10điểm.
+Câu 1: Đáp án này có tất cả 7 chữ cái – Đây là tên của một bài hát hát về một
người thầy. (BỤI PHẤN)
+Câu 2: Đáp án này có 13 chữ cái – Đây là tên của một bài hát, bài hát này có
đoạn …… bà cô giáo hiền. (EM YÊU TRƯỜNG EM)
+Câu 3: Đáp án này có 9 chữ cái : Đây chính là tác giả của bài hát Những bông
hoa những bài ca. (HOÀNG LONG)
+Câu 4: Đáp án này có 5 chữ cái : Đây là tên của một bài hát, bài hát này có
đoạn ….che mát đường em đi. (ĐI HỌC).
V-Kết thúc hoạt động: (5phút)
1-Hát tập thể bài: Em yêu trường em.
2-Mời thư ký công bố kết quả của cuộc thi.
3-Mời thầy Hiệu trưởng lên phát thưởng.
4-Mời Thầy TPT nhận xét tiết sinh hoạt.
5-Mời Đại biểu nhận xét.
6-Bế mạc.
VI-Rút kinh nghiệm:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×