Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.75 KB, 6 trang )

Hỗ trợ hình thành lòng
tự tin cho trẻ

Các cuộc nghiên
cứu đã cho thấy
những đứa trẻ mà
việc học hành của
chúng không tốt thì
thường dễ bị thiếu
tự tin hơn những
đứa khác cùng
trang lứa. Tiến sỹ Robert Brooks, đã liệt kê được
một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có
thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ.
1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn
trọng

Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những
yếu tố chính liên quan đến việc nuôi dưỡng hy vọng
trong trẻ cũng như để chúng kiên cường hơn chính là
việc có ít nhất một người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy
chúng đặc biệt và được tôn trọng; một người lớn biết
không lờ đi những vấn đề chúng gặp phải mà tập
trung vào sức mạnh của chúng. Một cách để bạn
thực hiện điều này là dành ra những “khoảng thời
gian đặc biệt” trong tuần với từng đứa. Nếu con bạn
còn nhỏ, việc nói “khi mẹ kể chuyện cho con nghe
hay chơi với con, mẹ thậm chí sẽ không nghe điện
thoại”. Tương tự, trong những “khoảng thời gian đặc
biệt” hãy tập trung vào những gì đứa trẻ thích để
chúng có cơ hội thư giãn và thể hiện khả năng của


chúng.

2. Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết các
vấn đề và đưa ra quyết định

Sự tự tin có liên quan đến kỹ năng tự giải quyết các
vấn đề. Ví dụ, khi con bạn có trục trặc với bạn của nó,
bạn có thể bảo chúng tự tìm ra biện pháp để giải
quyết vấn đề của chúng. Đừng lo nếu con bạn không
thể tìm ra được biện pháp ngay lập tức; bạn có thể
giúp nó bằng cách hướng dẫn thông qua các tình
huống tương tự. Tương tự, hãy thử các tình huống
phân vai với chúng để giúp chúng luyện tập các bước
cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề.

3. Tránh những lời bình luận mang tính chỉ trích
mà thay vào đó hãy cố tạo dựng cho trẻ bằng
những câu nói mang tính tích cực

Ví dụ, một lời bình luận thường mang ý trách móc đó
là “Hãy cố gắng hơn nữa và nỗ lực hơn nữa”. Nhiều
đứa trẻ thật sự cố gắng hơn thật nhưng vẫn gặp khó
khăn, hãy nói “Chúng ta phải tìm ra những biện pháp
tốt hơn để giúp con”. Trẻ ít chống chế hơn khi các
vấn đề được nhìn nhận như những chiến lược cần
phải thay đổi hơn là một cái gì đó thiếu hụt so với
động cơ của chúng. Cách tiếp cận này cũng làm
vững chắc hơn khả năng tự giải quyết các vấn đề của
trẻ.


4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm

Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói
những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố
mẹ?” hay “Tại sao con không động não?”. Nếu trẻ
gặp vấn đề với việc học, cách tốt nhất là nên thông
cảm với trẻ và nói với nó là bạn biết nó đang gặp khó
khăn; sau đó hãy biến những khó khăn đó thành một
vấn đề cần được giải quyết và cho trẻ tham gia vào
việc tìm biện pháp giải quyết.

5. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn

Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự đấu tranh năng
lực. Ví dụ, hãy hỏi con bạn xem nó có cần được nhắc
5 hay 10 phút trước giờ đi ngủ để chuẩn bị hay
không. Những lựa chọn khởi đầu này đặt nền móng
cho cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của trẻ.

6. Đừng so sánh chúng với anh em ruột của
chúng

Việc này rất quan trọng cũng như cần phải làm nổi
bật lên điểm mạnh của tất cả lũ trẻ trong gia đình.

7. Làm nổi bật lên điểm mạnh của con bạn

Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá
chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy
lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm

mạnh” của con bạn. Chọn một trong số chúng và tìm
cách củng cố và thể hiện thế mạnh đó. Ví dụ, nếu con
bạn vẽ đẹp, hãy trưng bày các tác phẩm nó vẽ cho
người khác xem.

8. Hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được giúp đỡ

Trẻ bẩm sinh thường rất muốn giúp đỡ người khác.
Tạo cơ hội cho chúng giúp đỡ là cách tốt để thể hiện
ra “khả năng nổi trội” của trẻ và để làm nổi bật lên
rằng chúng có một cái gì đó có thể làm cho thế giới.
Cho con bạn tham gia vào các công việc từ thiện là
một ví dụ. Giúp đỡ người khác cũng giúp trẻ nâng
cao lòng tự tin của chúng.

9. Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế cho
con bạn

Những kỳ vọng thực tế tạo cho trẻ cảm giác kiểm
soát bản thân. Việc đó có liên quan ít nhiều đến lòng
tự tin của trẻ.

10. Nếu trẻ gặp rắc rối trong việc học, hãy giúp nó
hiểu bản chất vấn đề

Nhiều đứa trẻ có những ý nghĩ kỳ quặc và những khái
niệm sai lầm và việc học của chúng và làm chúng khổ
đau hơn (ví dụ, có trẻ nói chúng được sinh ra thiếu
một nửa bộ não). Việc có những thông tin thực tế sẽ
giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn và có cảm giác

răng có thể làm được gì đó để cải thiện tình huống.

×