Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

QUYẾT THỨC VÀ CÁCH HỌC CỦA NHÀ QUẢN LÝ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.43 KB, 6 trang )

QUYẾT THỨC VÀ CÁCH
HỌC CỦA NHÀ QUẢN LÝ

Quyết thức là gì?
Khi đọc bài báo trên Vietnamnet giới thiệu về
GS TS, Nhà tình báo, Thiếu tướng Nguyễn
Đình Ngọc, tôi có ấn tượng rất mạnh với thuật ngữ và mô hình về
“Quyết thức” của ông đưa ra. Các lý giải của ông đã làm rõ một số vấn
đề liên quan đến hoạt động đào tạo quản lý mà tôi đã và đang than gia.
Theo GS Ngọc, quyết thức, có thể hiểu là khả năng lựa trọn những định
hướng, chính sách hay những quyết định quan trọng được hình thành
trên cơ sở của kiến thức và tri thức.

Sự lý giải của ông xuất phát từ biểu thức rất nổi tiếng của nhà vật lý vĩ
đại Albert Einstein, mô tả mối liên hệ giữa khối lượng (m) của một vật
thể với năng lượng (E) mà vật thể này có thể giải phóng:
E = m x c
2
, với (c) là vận tốc ánh sáng.
Vận dụng vào lĩnh vực xã hội, Nguyễn Đình Ngọc đã mô tả mối liên hệ
giữa các “đại lượng” phi vật thể dưới dạng biểu thức tương tự như sau:
Kiến thức = Khối lượng dữ kiện x (Tốc độ xử lý)
2

Tri thức = Khối lượng kiến thức x (Tốc độ mô phỏng)
2

Quyết thức = Khối lượng kiến thức x (Tốc độ mô phỏng+Dự
báo+Lựa chọn)
2
.



Nhìn vào các biểu thức, với những hàm ý khúc triết và tính logic, chúng
ta thấy khó có thể cắt bớt được dữ kiện nào. Theo đó, để đưa ra một
quyết thức, chúng ta cần đến sự dài, rộng, và chiều sâu của dự kiện, kết
hợp với khả năng xử lý thông tin, khả năng mô phỏng, khả năng dự báo
và khả năng lựa chọn. Nói một cách ngắn gọn, muốn đến được
với quyết thức, dứt khóat phải có kiến thức và tri thức.

Đứng trước mỗi quyết định lựa chọn giải pháp, hay xử lý một vấn đề
trong quản lý, dù là rất nhỏ, đều cần đến năng lực quyết thức và qua đó
thể hiện năng lực quyết thức của nhà quản lý. Điều này cũng gợi ý
chúng ta nhớ đến câu chuyện của Picasso vẽ một bông hồng lên khăn tay
theo yêu cầu của một quý bà. Có một quý bà giàu có và sang trọng muốn
thể hiện sự đài các của mình đã nhờ Picasso vẽ một bông hoa hồng lên
chiếc khăn tay. Sau khi ông vẽ xong, bà thẽ thọt hỏi ông tiền công là bao
nhiêu. Picasso trả lời 20.000 Dollar, thưa bà. Quý bà nọ sửng sốt hỏi lại
Picasso, tại sao chỉ tốn có 5 phút để vẽ bông hoa mà ông lấy tận 20.000
Dollar. Picasso trả lời - thưa bà, tôi đã phải rèn luyện cả 20 năm để vẽ
được bông hồng như thế này.
Giải quyết những đặt vấn đề trong quản lý cần đến “Năng lực quyết
thức” hay “Bông hồng trên chiếc khăn tay”?
Cách đây không lâu, sự kiện GS Micheal Porter, một trong 50 bộ não ưu
tú đương đại của thế giới, cha đẻ của lý luận về chiến lược cạnh tranh,
thuyết giảng tại Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm và kỳ vọng của
rất nhiều nhà quản lý. Nhiều người tham dự cùng với sự háo hức đã
mang theo cả những câu hỏi mang tính “Quyết thức” của doanh nghiệp.
Nhưng cũng không ít người chưa hài lòng với “Bông hồng” nhận được
từ Micheal Porter.Tôi nhớ nhất khuôn mặt trùng xuống, bối rối và có
phần thất vọng của ông, khi có người hỏi với theo ông, vậy tóm lại lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam là gì. Quả thật, đây là kiểu câu hỏi thông

thường chúng ta đã từng nghe nhiều lần ở đâu đó. Có lẽ, điều làm cho
Micheal Porter khó xử và bất ngờ là nỗ lực truyền tải tri thức sau một
ngày của ông đã không để lại ấn tượng bằng mong muốn có ngay một
“Bông hồng”. Tuy nhiên, những nhà quản lý đặt ra những câu hỏi như
vậy không nên quên rằng, để vẽ “Bông hồng”, ngoài năng lực của con
người, còn phải có các dữ kiện và thông tin cụ thể, kết hợp với quá trình
xử lý. Nếu chưa có dữ kiện và quá trình xử lý dữ kiện đã đưa ra giải
pháp hay định hướng thì nó sẽ sống sượng và mơ hồ, hoặc chỉ là nói
liều, hay đơn giản để xoa dịu người hỏi. Bởi vì, mỗi tổ chức doanh
nghiệp, mỗi vấn đề trong quản lý, đều có đặc thù riêng, nên mỗi lựa
chọn giải pháp, dù nhỏ, đều cần đến năng lực quyết thức. Hơn nữa, theo
lẽ công bằng, nếu chúng ta muốn có “Bông hồng”, thì cần phải đánh giá
đúng và trả đúng giá trị của nó, tôn vinh tác giả, đồng thời từ bỏ lối làm
việc kiểu “tiện thể”, “tiện tay”, hay “xin-cho”. Một buổi học chỉ có thể
đưa ra những gợi mở về kiến thức và tri thức, ngõ hầu, nâng cao năng
lực quyết thức cho người học. Đó cũng là giá trị đích thức và cái tâm của
người giảng dạy.

Nhiều đồng nghiệp của tôi và bản thân tôi cũng hay nhận được những
yêu cầu cho những giải pháp cụ thể về tổ chức, chiến lược, quản trị nhân
lực, hay marketing, ví dụ đơn giản như doanh nghiệp chúng tôi phải làm
gì để duy trì nhân tài. Sau “5 phút” một vài nhà quản lý đã không hài
lòng với lời giải quá “lý thuyết”. Còn chúng tôi cũng chưa thể làm họ
hiểu được rằng, vấn đề không phải nằm ở phía nhân viên, hay ở câu trả
lời, mà ở chính cách học hỏi và năng lực của nhà quản lý. Sự thật là,
người giỏi thường muốn làm việc với người giỏi hơn. Đó cũng là ý kiến
của Bill Gates. Ngay cả trong thời xưa người ta cũng “thà làm tớ người
khôn”, chứ nói gì nhân viên ngày nay.

Cách học của nhà quản lý

Trong bài viết, GS Nguyễn Đình Ngọc đã mở rộng ra tầm quan trọng
của vấn đề dân trí đối với xã hội, với đất nước. Ông Ngọc đã nhấn mạnh:
“Dân trí phải được chú ý ngay từ bây giờ, từ những công dân tí hon
bước vào lớp mẫu giáo…”
Điều này cũng đúng với đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Các nhà
quản lý ngày nay khó có thể dựa vào những “Bông hồng” vẽ vội vã, mà
phải xây dựng năng lực quyết thức. Bởi vì, môi trường kinh doanh đầy
biến động, cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu, đòi hỏi nhà quản lý
phải có khả năng đối mặt, liên tục đưa ra những quyết sách mang tính hệ
thống, hiệu quả và sáng tạo. Nhà quản lý ngày nay cần phải có năng lực
quyết thức cao trên nền tảng hệ thống tri thức và luôn đổi mới hệ thống
tri thức đó. Một hay một vài “Bông hồng” không thể là cứu cánh cho
doanh nghiệp trong môi trường cọ sát mạnh mẽ và liên tục thay đổi. Các
nhà quản lý phải chuyển từ não trạng thụ động "tôi phải làm gì cho giỏi
và quản lý hiệu quả?" sang tự ý thức rằng "để làm quản lý thì ta phải
giỏi". Câu hỏi "tôi phải làm gì" sẽ diễn ra liên tục, trong ngày, trong
tuần, trong năm, trong suốt sự nghiệp. Đó là bản chất của kinh doanh và
quản lý, trong đó, điều duy nhất không thay đổi là mọi sự luôn thay đổi.
Trong môi trường như vậy, không ai có thể vay mượn kiến thức và tri
thức để tồn tại. Hơn nữa, để thay đổi tổ chức, thay đổi ý thức nhân
viên thì trước tiên nhà quản lý phải có khả năng thay đổi chính mình, mà
học chính là quá trình thay đổi "Learning means changing".

Vì vậy, các nhà tương lai học và những bộ óc quản lý hàng đầu thế giới
đã nói rằng, muốn thành công trong quản lý trong thế kỷ 21, đòi hỏi phải
tích luỹ trong 10 năm khối lượng kiến thức mà trước kia người ta phải
học trong 40 năm. Chỉ có hệ thống tri thức vững vàng kết hợp khả năng
xử lý thông tin hiệu quả mới cho phép nhà quản lý giải quyết một cách
sáng tạo những vấn đề phải đối mặt trong thực tiễn doanh nghiệp. Học
quản lý là để bồi bổ tri thức, học phương pháp phân tích, mô phỏng và

dự đoán, để nâng cao năng lực quyết thức chứ không nên chỉ chờ đợi xin
được "Bông hồng" nhỏ. Triết lý học tập cũng như trong quan lý sẽ là
nhanh hơn, nhiều hơn với chất lượng cao hơn thôi, không có con đường
tắt cho thành công. Hơn nữa, học với cường độ cao, mọi nơi mọi chỗ,
bền bỉ, liên tục, và truyền cảm hứng học này đến cấp dưới là đặc trưng
cách học của nhà quản lý ngày nay.
ĐỖ TIẾN LONG
Chủ tịch IBG

×