Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bí quyết cho một buổi phỏng vấn thành công pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.99 KB, 5 trang )

Bí quyết cho một buổi
phỏng vấn thành công

Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi
phỏng vấn Đa số các ứng viên trước khi đi phòng vấn thường không biết
mình phải chuẩn bị những gì hay có những người chuẩn bị khá kỹ càng
nhưng kết quả buổi phỏng vấn cũng không được như ý. Những lời
khuyên nho nhỏ dưới đây hy vọng sẽ giúp các ứng viên tự tin hơn với
buổi phỏng vấn của mình

1. Về nội dung.
- Điều đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về cuộc thi/ công ty
mà bạn tham gia vào vòng phỏng vấn. Những hiểu biết đơn giản
nhất cũng có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt người phỏng vấn, bởi
thông qua đó, họ có thể xác định bạn đã thực sự sẵn sàng và đủ
nhiệt huyết để hòa nhập với công việc hay chưa.
- Bất cứ điều gì bạn đã ghi trong CV đều có thể trở thành câu hỏi của
người phỏng vấn. Vì thế, bạn cần hiểu rõ bản thân mình và không
nên viết ra những điều quá đặc biệt.

- Bạn sẽ làm gì khi nhận được câu hỏi về điểm mạnh cũng như điểm
yếu của bản thân? Thành thật và không quá khoa trương là bí quyết
trả lời những câu hỏi loại này. Bạn sẽ làm gì nếu nhà tuyển dụng hỏi
bạn về kinh nghiệm làm việc với bảng tính Excel trong khi bạn chưa
một lần thử? Hãy biến nhược điểm của mình thành ưu điểm.Ví dụ,
bạn có thể trả lời: “Tôi có rất nhiều kinh nghiệm về thiết kế, vì vậy
tôi chắc rằng việc học hỏi thêm về Excel sẽ không phải là trở ngại
lớn”. Đối với các câu hỏi khác về bản thân, bạn không nên trả lời
chung chung. Chẳng hạn, bạn nói mình thích đọc sách thì nên cụ thể
hóa là cuốn sách nào…Những điều đó giúp khẳng định bạn không
hề nói dối hay xuề xòa trong công việc.


- Tập luyện trước: Trước khi bước vào phỏng vấn chính thức, bạn hãy
tập luyện ở nhà với những người thân, bạn bè của mình. Đây là cách
rất tốt để luyện cho mình sự tự tin và khắc phục những nhược điểm
khi giao tiếp.
- Ngoài ra, để gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn, bạn cần
chuẩn bị một số câu hỏi “đắt giá” để khẳng định bản thân, ví dụ
như:
 Một thí sinh lý tưởng đến xin việc thì cần
những yếu tố gì? (hãy lắng nghe và sau đó đưa
ra những phẩm chất mà bạn có phù hợp với
những yêu cầu mà người phỏng vấn đưa ra)
 Ông có nghĩ trình độ của tôi đáp ứng được yêu
cầu của ông không?
 Nhân tố nào làm cho công ty ông thành công và điểm khác biệt của nó
với các đối thủ cạnh tranh là gì?
- Nên mang theo nhiều bản CV vì có thể sẽ có nhiều người phỏng
vấn bạn cùng lúc.

2. Về tâm lý – Hình thức.
- Hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái. Phỏng vấn là lúc mà các ứng viên
được yêu cầu cung cấp những kinh nghiệm thực tế, cho dù bạn có
hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực/ vấn đề ấy cũng hãy trả lời
một cách thẳng thắn. Không nên vì mình không biết, không có kinh
nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti trước người phỏng vấn.
.


- Đến đúng giờ: Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng
vấn. Không nên đến muộn và xin lỗi với lý do: “Xe tôi bị hết xăng”
hay đại loại như vậy.

- Di động: Bạn hãy nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì
nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của bạn hoặc
làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, họ sẽ nghĩ
bạn là người bất lịch sự và không tôn trọng người khác.
- Ăn mặc gọn gàng, sáng sủa sao cho toát lên một vẻ lịch sự và nghiêm
túc với công việc. Đừng nên làm cho mình quá lộng lẫy hay đeo lên
người quá nhiều phụ kiện, bởi bạn đang đi xin việc chứ không phải
đi lễ hội.
- Cố gắng trả lời câu hỏi một cách lưu loát vì người phỏng vấn sẽ
không bao giờ nói với bạn rằng “Bạn à/ ừm/ như là quá nhiều”.
Phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi mà là một cuộc đối thoại giữa 2
hay nhiều người ngang bằng nhau. Bằng cách thực hiện những điều trên,
bạn sẽ từng bước tiến gần đến mục tiêu của bạn, điều mà bạn thực sự
muốn, đó là một buổi phỏng vấn thành công.

×