ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN: TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
Họ và tên: Nguyễn Thị Định
Lớp: Cử nhân Địa lý K5
Thái nguyên, tháng 4 năm 2009
Câu hỏi: Tai biến thiên nhiên(TBTN) là gì? Phân tích một loại TBTN điển hình ở
Việt Nam?
Trả Lời:
A - Tai biến thiên nhiên (TBTN) là: sự thay đổi đột ngột và mãnh liệt của tự
nhiên do các nguyên nhân bất thưiờng và nó có ảnh hưởng ghê gớm tới điều kiên
tự nhiên và môi trường trên Trái Đất.
Tai biến tự nhiên là một mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên mà
nó có những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường. Một số tai biến tự
nhiên có quan hệ qua lại với nhau như động đất có thể gây ra sóng thần và hạn hán
có thể dẫn đến nạn đói một cách trực tiếp. Một ví dụ cụ thể giữa tai biến tự nhiên
và thảm họa tự nhiên là trận động đất San Francisco 1906 là một thảm họa, mặc
dù các trận động đất là dạng tai biến. Tai biến tự nhiên có thể trở thành thảm họa
tự nhiên khi nó ảnh hưởng lớn tới con người, thường với số lượng tử vong lớn hơn
10, bị thương trên 100, và gây thiệt hại 100,000 USD
B - Đất nước ta có đường bờ biển dài Bắc vào Nam lên đến 3.260 km. Biển đã
mang lại cho chúng ta nguồn tài nguyên dồi dào phong phú. Ngư dân của chúng ta
thu hoạch được nguồn hải sản quý giá từ thiên nhiên ban tặng. Những bờ biển dài
phẳng lặng tạo một tiềm năng kinh tế rất lớn cho du lịch mà không phải quốc gia
nào cũng có được. Những Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, hay những bãi tắm Đà
Nẵng, Hội An, Huế,…, dọc theo chiều dài đất nước chúng ta có những điểm đến
nổi tiếng mang tầm quốc tế. Nguồn khoáng sản quí giá: những quặng than, mỏ dầu
giữa biển khơi đã mang về nguồn lợi rất lớn góp phần cho sự phát triển đất nước.
Bên cạnh những mặt tích cực của thiên thiên ban tặng đó là cứ mỗi hằng năm
nhân dân ta phải quằng mình chống bão. Những cơn bão cũng bắt đầu từ biển
khơi.
Mỗi năm, đất nước và những người dân nghèo nàn của chúng ta phải gánh chịu
hàng chục cơn bão.Các cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại lớn về
người và của. Ảnh hưởng của cơn bão không chỉ trong 1 phạm vi nhỏ hẹp mag nó
có ảnh hưởng rộng lớn không chỉ đến 1 quốc gia mà còn nhiều quốc gia khác nhau
trên dường đi của nó. Nó khhông chỉ ảnh hưởng đến khu vực mà nó đỏ bộ vào mà
còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Kèm theo bão là những thiên tai khác
có làm thiệt hại lớn đén sức khoẻ, tài sản, tính mạng của người dân như lũ lụt, lũ
quét, trượt lở
1. Khái niệm
Bão tố là từ chung, là tên gọi 1 loại tai biến csấp diễn, liên quan đến chuyển
động xoáy, nhanh , mạnh dị thuờng của tầng không khí cận trên mặt đất, thuộc bầu
khí quyển Trái Đất, biểu hiện dưới dạng tác động cơ, lý các hợp phần khí quyển,
tương tác giữa khí quyển với thủy quyển, với địa quyển hay bề mặt thạch quyển,
cũng như các vật thể, công trình nhân tạo liên quan, đã từng gây nhiều thiệt hại về
người và của, gây nỗi kinh hoàng trong tiềm thức loài người.
Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt
động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là
danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo
2
định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34
knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical
depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là
bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão
(super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng
thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có
gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông
và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi. Bão
(typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái
Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý
(gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).
Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ
không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc
mưa đá.
Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài
tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió
mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và
nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn
chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới
cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.
Khác với cơn lốc (hay con trốt) trong những ngày hè có nhiệt độ lên cao vào lúc
giữa trưa là sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm sát mặt đất bị bốc lên cao, vượt
qua khối không khí ổn định ngăn cách ở giữa để gặp khố không khí lạnh bên trên.
Gió bị hút từ cá phía dưới mặt đất lên cao thành cá gió xoáy nhưng trong một
phạm vi rất nhỏ và diền ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, vài phút. Giông tố
cũng giống như bão có gió xoáy mạnh có khi lên đến 600km/h và có tốc độ di
chuuyển rất nhanh, có thể tới tới 50km/h. vì thế going tố có sức tàn phá kinh
khủng. Không có gì có thể thoát khỏi cơn gió xoáy điên cuồng đó
Trong cơn giông tố, thường từ trên đám mây giông đen kịt có một cột hoi nước
hạ dầm xuống mặt đất. Đám mây chuyển đến đâu thì cột mây chuyển đến đó, vừa
đi vừa uốn éo vì ma sát với mặt đất nên người ta cũng gọi là vòi rồng. Vì thế, khi
di chuyển rông tos tạo thành một hành lang tàn phá thường không lớn, ít khi vượt
10km. Trong cột mây gió xoáy rất giữ thường là 100km/h, có thẻ từ 200-400km/h,
với đường kính trung bình không lớp quá 300m và cũng có khi rộng tới 2000m.
Nếu giông tố được them năng lượng của bão tiếp sức thù sức mạnh sẽ trở lên
khủng khiếp, lúc đó người ta gọi là trận cuồng phong.
Đôi khi luồng khí xoáy nóng của giông tố rất mạnh, vượt lên trên cả tầng bình
lưu và trở thành luồng “gió xoáy”, là thủ phạm gây ra nhhiều tai nạn hang không
cho những chiếc máy bay chuyên dụng vô tình gặp phải trên đường bay. Lúc đó
máy bay sẽ bị mất độ cao rơi xuống thấp đột ngột làm bị thương hay gây tử vong
cho những hành khách nào không chịu thắt dây an toàn khi bay.
Trên các tài liệu quốc tế, tùy theo đặc điểm diễn ra ở từng khu vực khác nhau,
bão tố được gọi dưới các tên khác nhau như Typhoon ( bão tố tại Tây Bắc Thái
Bình Dương ), Tropical cyclone ( bão lốc nhiệt đới tại Ấn Độ Dương ), Hunicane (
3
bão tố Đại Tây Dương ), song các tác hại của chúng đều có thể đạt mức tàn khốc
rất lớn, tương tự như nhau. Ngoài ra bão tố xảy ra tại các vùng hàn đới, vĩ độ cao
tạo nên bão tuyết, diễn ra trên các sa mạc, hoang mạc sẽ tạo nên bão cát. Nhìn
chung, bão luôn có gió di chuyển xoáy, mạnh, nhanh, tốc độ có thể đạt 32 – 33
m/s, bão tố thường kèm theo mưa, bão tuyết kèm theo tuyết rơi, bão cát có kèm
theo cát bay, cát lấp.
Ở quy mô cục bộ, hoặc cường độ thấp hơn, người ta thường nhắc tới các áp
thấp nhiệt đới, với tốc độ gió dưới 17 m/s, thường là giai đoạn khởi đầu và là tiền
thân của các trận bão diễn ra tiếp theo. Còn các cơn lốc hoặc dông là luồng không
khí hẹp, xoáy, đường kính trên dưới 10m, quét thành luồng rộng 0,5km, dài 20 –
25km, xảy ra trên đất liền hoặc trên biển, có thể mưa hoặc không có mưa.
2. Cấu trúc của 1 cơn bão
Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão
(the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense
Cirrus Overcast)
Mắt bão là khu vực có khí áp nhỏ nhất trong bão, gần như lặng gió, quang
mây, và có nhiệt độ cao hơn vùng xuong quanh (do sự đốt nóng dòng không khí
thăng lên), mắt bão có đường kính khoảng 30 – 60km.
Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở
chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.
Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 –
3km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở
Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt
bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngựơc lại. Ở chính giữa trung tâm của
cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
4
Có thể mô phỏng sơ bộ cấu trúc các trường khí tượng trong bão như sau:
Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối không khí khổng lồ có phạm vi
ngang khoảng 200 – 1000km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lưu
(10 – 12km).
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão.
Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất
cách tâm bão khoảng vài trục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ
gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng
có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Nếu nhìn từ trên cao xuống (ảnh mây bão chụp từ vệ tinh) mây bão có dạng gần
tròn, hình xoáy trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu):
5
Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lưu, dòng thăng tập trung ở dải
mây này, tốc độ dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10km, tạo
thành cột không khí chuyển động xoáy rất mạnh và hình thành khối mây bão
khổng lồ. Đến một độ cao nào đó dòng không khí thổi ngang từ thành mắt bão ra
xung quanh tạo nên những màn mây mỏng toả ra rất xa ngoài vùng bão. Xung
quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành
khăn (Thành mắt bão).
Do ở mắt bão có chuyển động giáng, nhiệt độ không khí trong mắt bão lớn hơn
xung quanh rất nhiều, vì thế người ta nói bão có lõi nóng.
3. Nguyên nhân hình thành vàcơ chế hoạt động của bão
* Điều kiện hình thành bão
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng
thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung
tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc
hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định
đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có
đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Vào năm 1948, nhà khí tượng Erik palmen tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành
trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20
o
vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27
o
C
trở lên) - đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển
để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo
xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Giá trị nhiệt độ 26 - 27
o
C có liên
quan đến độ ổn định của khí quyển ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ với
nhiệt độ cao hơn 26,5
o
C thì đối lưu sâu mới có thể xảy ra được, còn nếu nhiệt độ
thấp hơn 26,5
o
C thì không khí khá ổn định và không xảy ra dông. Sở dĩ bão không
thể hình thành trong giải 0 – 5
o
vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá
nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Hằng năm trên thế giới có hàng trăn cơn bão được phát sinh từ các vùng biển
nhiệt đới nóng và ẩm từ vĩ độ 8
0
đến 30
0
ở 2 bán cầu, nơi có nhiệt độ nước biẻn
quanh năm trên 26
0
C và là nơi lực quay trên Trái đất đủ lớn để tạo nên khí xoáy.
tại đây, trung tâm áp thấp nhiệt đới được hình thành, phát triển lên thành bão là
vùng khí xoáy có đường kính từ 100 đến 800 km. Bão thường di chuyển lúc nhanh
lúc chậm về phía tây với tốc độ trung bình 20km/ giờ, nhanh nhất không quá
40km/ giờ và sưqcs gió gần tâm bão có thể lên đến 300km/giờ. Phần lớn các trận
bão thường tập trung vào thời điểm cuối hè đầu thu, khi mọi nơi trên đị dương
nhiệt đới đều đã đước đốt nóng, cung cấp năng lượng để hình thành bão. Còn
không khí nóng ẩm bất ổn định bị cuốn vào cơn lốc xoáy của bão bốc mạnh lên
cao, toả ra 1 lượng nhiệt khổng lồ bổ sung năng lượng cho bão hoạt động. Các nhà
khoa học đã tính toán: để hình thành 1 cơn bão cần có năng lượng gấp hàng ngàn
lần quả bom nguyên tử ném xuống Hirôsima.
Ở các vùng ôn đới, bão hình thành do tác động tương tác giữa dòng phóng lưu
lạnh đến -60
C ở trên cao 6.000m khi tốc độ gió đạt tới 400km/h, với khí xoáy của
một áp thấp hình thành trên dòng biển nóng. Sự tương tác này làm tăng tốc độ gió
của khí xoáy, mạnh dần lên thành bão.
6
Bão tố, là tai biến có thể xảy ra ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, tuy nhiên trên
thực tế vẫn tồn tại các khu vực, đới có mật độ xảy ra bão cao hơn, tập trung hơn
các nơi khác. Các trận bão tuyết tập trung chủ yếu tại các khu vực hàn đới vĩ độ
cao và các vùng cực Trái Đất. Các trận bão cát tập trung chủ yếu tại các hoang
mạc, sa mạc. Còn các trận bão tố, bão lốc nhiệt đới tập trung chủ yếu trên các
phạm vi biển, đại dương, đặc biệt tại các khu vực nằm giữa các vĩ độ 5º – 12º Bắc
và Nam so với đới xích đạo, nơi các luồng không khí đồng quy tại bề mặt có điều
kiện di chuyển thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc xoáy, Cyclon, tạo nên bão.
Trên thực tế, các trận bão nhiệt đới được hình thành và phát triển chủ yếu tại các
khu vực biển đại dương không có sự tồn tại các dòng biển lạnh, và nhiệt độ nước
biển tại bề mặt giữ ở mức 26ºC trở lên. Bão có thể được xem như một cỗ máy, nó
cần có không khí nóng và ẩm làm nguồn năng lượng. Không khí nóng, ẩm này bị
lạnh đi khi bốc lên trong mây đối lưu, trong các dải mưa và trong thành mắt bão.
Hơi nước trong mây ngưng tụ thành các giọt nước, giải phóng ẩn nhiệt, bắt đầu
cho quá trình bốc hơi, ẩn nhiệt được giải phóng này cung cấp năng lượng để hình
thành hoàn lưu xoáy thuận, mặc dù thực tế bão sử dụng rất ít lượng nhiệt được giải
phóng này để giảm khí áp bề mặt và tăng tốc độ gió.
* Cơ chế hoạt động
Cắt ngang qua một cơn bão ta thấy tâm áp thấp chênh lệch với áp lực không khí
xung quanh, đã hút mạnh gió các nơi vàop thành một vòng xoáy bao quanh tâm
bão, có bán kính từ 60 đến 800km, cao đến 18km, như một cái giếng khổng lồ
vách dốc đứng. ở phần tâm bão(mắt bão), không khí chuyển từ trên xuống duới tạo
tành một vùng lặng gió, ót mây, còn chung quanh tâm bão, không khí bị cuốn bốc
lên cao, gió càng gần tâm bão càng mạnh. Ở tâm bão gió cuốn nước biển dâng cao
từ 12-15m thành song bão và di chuyển cùng với cơn bão và tàn phá vùng ven
biển bão đi qua. Đường kính của tâm bão cũng tăng dần theo độ cao. Sát mặt đất
đường kính của tâm bão rộng khoảng 20km, ở độ cao 2.000m rộng khoảng 40km,
cao 6.000m-khoảng 100km, cao 8.000m-khoảng 2.00km, cao 10.000m-khoảng
700km,… Không khí bị cuốn lốc mạnh lên cao ngưng tụ lại thành một bức tường
mây dầy đặc, rồi ngưng kết lại thành những cơn mưa cực lớn. Khi đi vào đất liền
hoặc đi vào vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ xung từ
không khí nóng ẩm trên biển, lại mất them năng lượng do ma sát mặt đất nên suy
yếu dần và tan đi
Bão thường phát sinh ở phía Tây các vùng biển nóng của Thái Binhd Dương,
của Ấn độ Dương và của Bắc Đại Tây Dương. Biển Nam Đại Tây Dương không
có bão vì có dòng lạnh hải lưu muối chảy qua. Mùa bão ở bắc Thái Bình Dương là
tháng 7 và 9, ở Ấn Độ Dương và bắc Đai Tây Dương vào tháng 9 là thời kì cuối hè
đầu thu. Riêng bão ở nam Thái Bình dương và châu Úc vào tháng 2 và 3 là cuối hè
đầu thu ở Nam Bán Cầu.
Trên thế giới có 6 tổ bão đó là: 2 tổ bão vịnh Bengan- biển Ả Rập và Tây Nam
Ấn Độ Dương. Trong đó có nhiều bão nhất là ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương, có
ít nhất là vịnh Bengan- biển Ả Rập. Giữa 2 bán cầu vào mùa bão kéo dài từ tháng
6 đến tháng 11. Mùa bão Nam bán cầu chỉ chiếm 32% và bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4, đôi khi hết tháng 5.
7
Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của ổ bão tây bắc Thái Bình Dương
và biển đông là một bộ phận của bão này. Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 đến
tháng 11. Nhưng có năm đến sớm vào tháng 3 có năm kết thúc muộn vào tháng
12.
Ở Việt Nam , từ năm 1910-1955 đã có 395 cơn bão phát sinh trên biển đông, phần
lớn vào tháng 9 và có liên quan chặt chẽ đến dải hội tụ nhiệt đới. Càng về phía
Nam mùa bão càng chậm dần do gió mùa đông bắc ngày càng mạnh nên đẩy dải
hội tụ nhiệt đới lùi về phía Nam: từ Móng Cái đến Thanh Hoá: tháng 7 -8, Thanh
Hoá-Quảng Trị:tháng 9,Quảng Trị-Bồng Sơn, tháng 10, Bồng Sơn TP. Hồ Chí
Minh: tháng 11, TP.Hồ Chí Minh-Cà Mau: tháng 12.
Như vậy Thời gian chính trong năm có bão hoạt động là vào mùa hè và mùa thu:
từ tháng 6 – tháng 10 (ở Bắc bãn cầu) và tháng 12 – tháng 3 năm sau (ở Nam Bán
Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu vì vào thời gian này có đầy
dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ
nước biển cao (ít nhất là 26
o
C), Khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự
phát triển đối lưu (tức hình thành dông), và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra
khá mạnh mẽ (trong rãnh gió mùa hoặc sóng đông)
Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn
nhất (cuối tháng 6 đối vời vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với
vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài (nhiều tuần)
để đạt được nhiệt độ nớng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt
đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (và khá thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu
khí quyển tương tự với chu trình hàng ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt
độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa.
Bão là tên một khu vực áp thấp có gió xoáy theo hướng ngược chiều kim đồng
hồ, nhưng nếu hình thành ở Nam bán cầu lại có gió xoáy theo chiều kim đồng
hồ.nếu tốc độ gió gần tâm bão dưới 65km/h chúng ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới.,
từ trên 65km/h gội là bão nhiệt đới. Và từ trên 250km/h gọi là siêu bão hay đại
phong.
Các nhà khí tượng xác định sức mạnh và phân cấp các cơn bão dựa vào vận tốc
gió xoáy ở vùng tâm bão.
Nghiên cứu của GS.keri thuộc viện khĩ thuật Masachuset công bố trên tạp trí
khoa học của Mỹ năm 2005 cho biết : qua nghiên cứu khoảng 4.800 cơn bão ở Bắc
Thái Bình Dương và Bắc Đaị Tây Dương trong nửa thế kỉ qua, nhóm của ông
không ghi nhận được sự gia tăng con số tuyệt đối của các cơn bão nhưng lại ghi
nhận có sự gia tăng đáng kể cường độ của những cơn bão lên đến 50% từ giữa
thập niên 1970 qua tốc độ gió và thời gian tồn tại của những cơn bão.
Trong vòng 30 năm qua , số lượng những cơn bão thừ cấp 1 đến cấp 3 giảm xuống
trong khi các cơn bão cấp cao nhất (cấp 4 và cấp 5)lại tăng lên. Trong thập niên
1970, trung bình mỗi năm có 4 -5 cơn bão cấp 4, cấp 5nhưng từ thập niên 1990 đã
tăng lên đến 18 cơn bão, tức là tăng từ 20-35% và tăng đều trong suốt ba thập
niên qua.
• TS.Pitơ thuộc viện công nghệ Gioócgia đã so sánh những cơn bão trong khoảng
thời gian từ năm 1975->1989 với thời gian từ năm 1990-2004 cũng ghi nhận
8
những cơn bão có cường độ mạnh đã tăng lên. Ở khu vực Đại Tây Dương -biển
Caribee-vịnh Mêhicô tăng từ 16 lên 25 cơn bão, khu vự đông Thái Bình Dương
tăng rừ 36 lên 49, Tây Thái Bình Dương tăng từ 10 lên 22, Bắc Ấn Độ Dương từ 1
lên 7 và Nam Ấn Độ Dương tăng từ 23 lên 50 cơn bão dữ. Nhóm nghiên cứu của
tiễn sĩ nói rằng: việc gia tăng cường độ của các cơn bão mạnh trên thế giớ phù hợp
với các số liệu tiên đoán của máy tính về tình trạng trái đất nóng lên. Nhóm cuãng
nhận thấy rằng: bão cường độ mạnh chỉ hình thành khi nhiệt độ của đại dương
vượt quá 26
C. Chính hơi nước nóng ẩm của đại dương tạo sức mạnh cho bão
nhiệt đới và khi nwocs càng nóng lượng hơi nước càng gia tăng thì càng tạo sứ
mạnh cho bão lớn lên. Năm 2005, khi bão Katrina vượt qua bán đảo Phlorida vào
thì lúc đó vịnh Mêhicô có nhiệt độ cao hơn 3
C so với mọi năm, đã tiếp sứ mạnh
cho bão từ cấp 1 thành bão cấp 5.
• Nhóm nghiên cứu của GS.TS.Keri cho biết: nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1
0
C
trong giai đoạn 1970 đến 2004, đã làn tăng nhiệt độ nước biển và cường độ những
cơn bão trên đại dương. Từ năm 1988, đại dương nóng lên làm nước bốc hơi
nhanh hơn khoảng 1,3% so với mỗi thập niên, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là
tác nhân gây ra hiện tượng này. Khí CO
cũng góp phần tạo bão. Sauk hi làm nóng
không khí, khí CO
theo mưa rơi xuống biển và chìm xuống đáy . khi có bão nước
biển bị khuấy động, khí CO
lại được phóng thích trở lại không khí và tiếp tục làm
nóng bầu khí quyển. Sau khi sảy ra trận bão Phêlich ở Mỹ năm 1995, người ta đo
được lượng than khí trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão cao gâp 100 lần bình
thường.
• Ngày 06/03/2007, nhóm nghiên cứu của Rendi thuộc đại học Tếchxát đã công
bố trên tạp trí PNAS kết quả công trình nghiên cứu ô nhiễm và các đám mây từ
1984-2004 ở khu vực Bắc Thái Bình Dương. Ô nhiễm ở châu Á là nhân tố giúp
cho việc hình thành bão có cường độ ngày càng lớn hơn trong khu vực Bắc Thái
Bình Dương. Các phân tử bụi đã làm tăng khả năng tích tụ mây ngày càng nhiều,
tạo ra các cơn bão ngày càng lớn hơn, mạnh hơn trước đây và có nguồn gốc dung
than đá ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về bão nhiệt đới của cả ba nhóm các nhà khoa
học nêu trên đều có chung một nhận xét: sự nóng lên của trái đất chỉ làm gi tăng số
lượng của các cơn bão có cường độ mạnh, chứ không làm tăng tuần suất của các
cơn bão trên thế giới.
4. Nguy cơ thiệt hại do bão tố gây ra
Nguy cơ tác hại do các tai biến khí quyển nói chung, bão tố nói riêng gây ra đối
với tài sản, sức khỏe, tính mạng con người là rất lớn, có khả năng diễn ra rộng
khắp trên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, kể cả đất liền, biển cả, tất cả mọi nơi tiếp
cận với bầu khí quyển Trái Đất. Ngoài các tác hại do sức mạnh cơ học của gió gây
ra bão tố mang lại có thể dẫn đến các tai biến khác đi kèm là lũ lụt, lũ quét, trượt
lở…Còn tác động tương tác giữa gió bão và nước biển, đại dương sẽ tạo nên các
tai biến xói lở đường bờ biển, phá hoại các tài sản nhân tạo đới đất ven bờ. Tác
động tương tác giữa gió bão và các vật liệu bở rời như cát ven biển, cát tại sa mạc,
hoàng thổ… sẽ tạo nên các tai biến kèm theo như cát bay, cát thủ, cát lấn đối với
các vùng canh tác nông nghiệp, các bồn nuôi trồng thủy – hải sản, các công trình
xây dựng, giao thông,
9
Sức tàn phá gây thiệt hại của bão tố phụ thuộc vào cấp độ mạnh của từng trận
bão, được thể hiện qua các thông số như áp suất trung tâm bão, tốc độ gió bão,
mức dâng cao của song biển, đại dương liên quan tới trận bão…VD: theo cấp
Saffir – Simpson, bão tố chia thành 5 cấp( theo Oliver – 1984 )
Trên thế giới tồn tại một số thang cấp độ bão khác nhau. Ở Việt Nam sử dụng
thang có số lượng cấp độ nhiều hơn thang cấp Saffir – Simpson
Ảnh: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm
10
Qua bản đồ trên, các vùng biển đại dương cũng như đới ven bờ, chịu sự rác động
dây thiệt hại do bão tố, thường xuyên, tập trung, hàng năm trên thế giới, có thể
thấy rõ tại khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Philippin,
Bănglađét, đới ven bờ biển của Trung Quốc, Việt Nam, Australia, Ấn Độ Dương
bao gồm đới ven bờ phía đông châu Phi và khu vực Caribee thuộc Đại Tây
Dương, bờ biển của Hoa Kỳ kể cả 1 phần bờ đông Thái Bình Dương kế cận vùng
California thuộc Hoa Kỳ.
Ngòai các trận bão lốc nhiệt đới tập trung tại các khu vực trên, tại nhiều địa
điểm khác nhau còn diễn ra các trận bão tuyết, bão cát, giông tố các loại, mà nhiều
khi gây ra các thiệt hại lớn về người và của. Hằng năm các loại bão tố khác nhau
trên thế giới gây thiệt hại rất lớn về tài sản, hàng tỉ đô la Mỹ, làm chất khoảng
30000 người mỗi năm ( Housnet, 1987). Chỉ riêng các trận bão nhiệt đới, hàng
năm gây thiệt hại khoảng 1500 triệu đôla Mỹ, và làm chết khoảng 15 000 người
(Smith, 1996), trong đó là 2/3 thiệt hại tập trung vào các khu dân cư thuộc Bắc
Bán Cầu
Trong những thập kỷ gần đây, có xu thế tăng cao mật độ dân cư tại các đới ven
bờ biển, nơi thường phải gánh chịu các tác hại của bão nhiệt đới. Như vậy, số
người phải đương đầu với các tác hại của bão tố có xu hướng ngày càng gia tăng
theo năm tháng, nếu như thiếu, hoặc đầu tư không đủ tầm để hạn chế các thiệt hại
do bão gây ra.
Thảm hoạ của cơn bão gây ra cho con người thường do ba yếu tố: gió xoáy mạnh
trong cơn bão, mưa to và song giữ do bão gây ra.
a. Sức tàn phá của gió bão rất tai hại vì gió bão thổi không đều, lúc mạnh lúc yêu,
thường là giố gật từng cơn, lại đổi chiều lúc giật bên này lúc giật bên kia, tạo nên
11
sức vặn mạnh làm cây cối, cột điện, nhà cửa dễ đổ ngã. Trận bão ngày 25/09/1955
với sức gió chỉ 125km/h, đổ bộ vào Hà Nội làm hơn 1000 cây to bị bật gốc, 250
cột điện bị bẻ gẫy. Vùng gió gây tai hoạ thường nằm ở gần tâm bão và cách tâm
bão từ 20-200km. Vì thế để tránh thảm hoạ do bão gây ra, cần chú ýe theo dõi tin
dự báo sức gió gần tâm bão và vị trí tâm bão đối với địa phương mình. Ở nước ta,
gió thường mạnh nửa ngày trước khi tâm bão di chuyển đến. Khi tâm bão đi qua là
lúc bão giật mạnh nhất và đổi hướng từ tây sang đông, vì thế phải đặc biệt lưu ý
gió bão hướng đông, ngoài ra còn phải lưu ý đến vị trí tàu thuyền so vớ đường đi
của bão, vì ở phía bên phải đường đi của bão bao giờ cũng có gió xoáy cùng
hướng với đường đi, nên sức gió gia tăng them, có khi lên đến 300-400km/h.
Những người đi biển gọi đó là khu tử địa. Trong khu tử địa, gió đằng lái bao giờ
cũng mạnh hơn gió dằng mũi nên tàu bè rơi vào tử địa sẽ bị cuốn vào tâm bão, là
khu vực có sức gió mạnh nhất khó thoát ra được.
b. Bão còn nguy hiểm hơn vì sinh ra song lớn thường là song tròn đầu cao tới 10-
12m, truyền đi trước tâm bão có khi đến 150km. Gió càng to song càng lớn, gió
100km/h đã tạo ra con song cao 9m. Đó là vì áp thấp ở tâm bão hút phồng mặt
nước biển lên cao đến 8-9m mà chung quanh tâm bão lại bị hạ thấp xuống, tạo nên
những con song sôi sục, hỗn độn tứ phía, tàu có bánh lái tốt vẫn có thể bị đánh
gẫy. Nơi có song nâng cao gọi là bụng bão. Bụng bão cùng luồng nước theo tâm
bão dồn vào bờ sẽ có sức tàn phá giữ dội khủng khiếp, nhất là ở các vịnh kín hoặc
các cửa song, tạo điều kiện dồn song lên cao.
c. Vì phát sinh trên các vùng biển nhiệt đới, bão đen theo khối không khí nóng ẩm
khổng lồ chứ đầy hơi nước rộng hang ngàn km
, bốc mạnh lên cao đến 10km gây
mưa to giữ dội. Sauk hi bão tan, mưa còn kéo dài them vài ba ngày, dẽ bị ngập lụt.
Bão tố, ở một chừng mực nhất định, trong một số trường hợp, cũng mang lại
mặt tốt, có lợi cho môi trường và con người, song phần lợi thường bất cập hại. Mặt
lợi chủ yếu là bão tố thường kèm theo mưa lớn, trên diện rộng, trong một số
trường hợp, nhờ đó mà hạn hán không xảy ra, và đương nhiên mùa màng nông,
lâm nghiệp nhờ đó sẽ có thu lợi.
Tại Việt Nam
Bão là một trong những TBTN nguy hiểm nhất trên thế giới cũng như ở nước
ta. Bão đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân ta.
Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến Việt Nam được chia thành 2 loại:
ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp:
1/ ảnh hưởng trực tiếp:
Bao gồm tất cả các cơn bão và ATNĐ có tâm đi vào đất liền hoặc không đi vào đất
liền nước ta nhưng trực tiếp gây ra gió mạnh từ cấp 6 trở lên.
2/ ảnh hưởng gián tiếp
: Bao gồm tất cả các cơn bão và ATNĐ khi tới gần bờ biển nước ta đã suy yếu
nhiều nên khi tâm đi vào đất liền hoặc chuyển hướng đi hướng khác, hoặc tan rã
ngay tại chỗ và chỉ gây ra gió yếu (cấp 5) và gây mưa to đến rất to trên diện rộng.
Ngoài ra, Ở Việt Nam, giông tố (lốc xoáy) có đường kính nhỏ hơn, từ 10-20m,
nên sức tàn phá không dữ dội như ở Mỹ nhưng vẫn có thể gây chết người. Giông
tố ở nước ta thường xuất hiện ở buổi chiều tối, đêm hoặc sang sớm, là lúc mọi
người đang yên giấc nên dễ gây kinh hoàng cho người dân ở những nơi nó đi qua.
12
Nam Bộ là nơi có tần số cao giông tố cao nhất có tần số cao nhất nước, tập chung
từ tháng 3-10. Phần lớn là những cơn giông nhiệt có cường độ từ trung bình đến
khá mạnh, đôi khi kèm theo mưa đá. Tháng nhiều giông tố nhất là tháng 5, từ ngày
20-24 có giông là thời kì gió mùa tây nam bộc phát mạnh cùng với áp thấp nóng
và dải hội tụ nhiệt đới gây ra. Từ tháng 6-8 chỉ còn từ 15-18 ngày giông và các
tháng khác ít hơn. Các chuyên gia ở viện khí tưọng thuỷ văn cho biết: các hiện
tượng thời tiết đặc biệt như vòi giồng, giông tố, lốc xoáy, mưa đá ở nước ta
thường sảy ra ở các thời điểm gíao mùa (tháng 4, 5 và tháng 10,11).
Giông tố có phạm vi hoạt động rộng nhất và dài ngày nhất ở nước ta là cơn
giông tố từ khuya ngày 23/8 đến chiều ngày 24/8/2000 tràn qua 6 tỉnh thành phố ở
Nam Bộ từ Bà Rịa Vũng Tàu qua Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang đến
Cà Mau.
Phát sinh từ việc chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm và khí áp giữa khối không khí lạnh
khô và ổn định ở trên cao với khối không khí nóng, ẩm, không ổn định ở mặt đất
giông tố tạo thành những luồng không khí đi ngược lên cao vô cùng mạnh, làm
xuất hiện lốc xoáy với tốc độ rất cao đồng thời cũng tạo nên sự giảm khí áp hết
sức lớn chỉ bằng 1/10, so với xung quanh. sự chênh lệch này tạo 1 áp xuất khá lớn
trong các ngôi nhà đóng kín khi giông tố đi qua, nên nhà cửa, cửa kính, tường
gạch… đều nổ tung trong cơn gió xoáy mặc cho nó bốc lên cao tạo nên sức tàn
phá dữ dội, cũng may là tuy có sức tàn phá lớn nhưng giông tố tồn tại rất ngắn chỉ
vài ba phút, có khi chỉ vài giây, hiếm có những cơn giông tố lớn kéo dài đến vài
giờ. Chính vì sự tồn tại quá ngắn ngủi, người ta rất khó dự báo sự xuất hiện của
giông tố để phòng tránh trước. Sức mạnh của giông tố có thể vặn cong như vỏ đậu
các đoạn đường sắt, bốc mọi vật gặp phải trên đường đi lên cao và ném ra xa hang
chục cây số
13
14
B1. Các tiểu vùng TBTN bão Việt Nam
Chú thích: Các chữ và số trong cột (5): Các chữ-chỉ các yếu tố tạo thành độ nguy hiểm
TBTN bão: G-gió; M-Mưa; S-Số cơn bão trung bình năm. Các số-chỉ mức độ nguy hiểm của
từng yếu tố: 1-Rất thấp, 2-Thấp, 3-Trung bình, 4-Cao, 5-Rất cao
Ta có 1 vài nhận xét sau về các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam
a- Số lượng bão giảm dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (từ 1-1,5 cơn bão/năm ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đến 0,5-1,0 cơn bão/năm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
rồi 0,2-0,5 cơn bão/năm ở Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Ba tháng nhiều bão
nhất cũng muộn dần theo hướng này (các tháng VI-VII-VIII ở Bắc Bộ và Thanh
Hoá; VIII-IX-X ở Bắc Trung Bộ; X-XI-XII ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ). Ranh giới các vùng phân theo số lượng cơn bão trung bình năm không
hoàn toàn trùng khớp với ranh giới các vùng phân theo 3 tháng nhiều bão nhất.
Mùa bão ở nước ta chủ yếu từ tháng VI đến tháng XII
b- Gió bão mạnh nhất biến đổi từ 25-50m/s đến 60-70m/s. Từ biển vào sâu trong
núi, gió bão mạnh nhất giảm dần: Ở vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nghệ Tĩnh,
Tây Nguyên chỉ từ 25-50m/s đến 30-60m/s. Trong khi đó, ở vùng đồng bằng ven
biển, gió bão mạnh nhất từ 50-60m/s đến 60-70m/s. Dọc bờ biển, gió mạnh nhất
trong bão từ 50-60m/s ở Quảng Ninh, đồng bằng Bắc Bộ rồi tăng lên rất mạnh đến
60-70m/s ở Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi, Bình Định và rồi lại giảm
xuống 60-65m/s ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, gió bão mạnh nhất ở
Nam Bộ vẫn lớn hơn gió bão mạnh nhất ở Bắc Bộ.
c- Lượng mưa trung bình một đợt bão biến đổi từ 50-100mm qua 100-150mm
đến 150-200mm. Lượng mưa trung bình ít biến đổi trong không gian. Trong 10
tiểu vùng TBTN bão chỉ có 2 tiểu vùng có lượng mưa bão ở mức trung bình (50-
100mm - Tây Bắc và Cực Nam Trung Bộ-Nam Bộ), 1 tiểu vùng có lượng mưa bão
lớn nhất (150-200mm – ven biển Quảng Ninh), còn 7 tiểu vùng còn lại đều có
lượng mưa bão lớn 100-150mm. Lượng mưa lớn nhất trong bão có thể đạt mức
cao nhất đến 600-800mm. Lượng mưa ngày lớn nhất trong bão phổ biến là 100-
300mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt kỷ lục ở Vinh lên đến 596,7mm. Mưa bão
15
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng mưa năm. Theo số liệu thống kê thời kỳ
1957-1980, tỷ trọng mưa bão và trong quá trình liên quan chiếm đến 50% lượng
mưa năm.
Mưa lớn trong bão càng làm tăng tính ác liệt của TBTN bão.
d- Bão ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu hình thành và phát triển từ biển Đông và
một phần ở tây Thái Bình Dương chuyển hướng về phía Việt Nam trong quá trình
từ đại dương về phía lục địa châu Á. Quỹ đạo bão đến nước ta chủ yếu là Tây-Tây
Bắc.
Ở Việt Nam, hàng năm thường có vài cơn bão đổ bộ vào dải ven bờ đồng bằng
Bắc Bộ và dải ven biển miền Trung, gây nhiều thiệt hại về người và của tại đây.
Bão nước ta thường kèm theo mưa lớn, nhiều trường hợp gây lũ lụt, xói lở dọc các
triền sông, dọc bờ biển và dạng địa hình vùng cửa sông ven biển, nên thiệt hại
tổng thể do các tai biến nêu trên gây ra là rất lớn, song chưa có nghiên cứu thống
kê một cách đầy đủ, hệ thống về chúng. Chỉ riêng một vài trận bão riêng lẻ … xảy
ra trong những năm gần đây còn để lại nhiều dấu vết và ấn tượng đậm nét trong
tâm trí mọi người, cũng đã có sức tàn phá khốc liệt, các thiệt hại nặng nề về người
và của đối với cộng đồng vùng bị nạn, cũng như đối với đất nước nói chung. Ví dụ
trận bão tràn vào Thanh Hóa mùa hè năm 1995 đã gây nên cái chết cho khoảng
600 người và thiệt hại nhiều nhà cửa, thuyền bè, tài sản. Trận bão Linda, xảy ra
vào năm 1997 tại ĐB sông Cửu Long đã gây nên nỗi kinh hoàng cho cư dân trong
vùng, tàn phá khốc liệt, phá hoại nhiều nhà cửa, tàu thuyền, tài sản của nhân dân
trong vùng, cũng như gây nên cái chết cho hàng trăm người.
Trận “Đại Hồng Thủy” tại các tỉnh miền Trung nước ta, bắt nguồn từ bão tố gây
nên, vào cuối năm 1999, mặc dù chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ song có thể
xếp vào loại thảm họa thế kỷ, gây nên nỗi kinh hoàng, đau thương cho cộng đồng
khu vực, cũng như trong cả nước. Hàng trăm người đã bị thiệt mạng do trận bão
tố, lũ lụt này gây nên và thiệt hại về nhà cửa, tàu bè, đường sá, cầu cống và các tài
sản khác, ước tính hàng ngàn tỷ đồng
Một số cơn bão ảnh hưởng tới Việt nam trong những năm gần đây
1. Siêu bão Chanchu (được PAGASA đặt tên là siêu bão Caloy), tại Việt Nam
gọi là Bão số một, là xoáy thuận nhiệt đới thứ hai và là bão nhiệt đới thứ nhất,
đồng thời cũng là siêu bão thứ nhất của mùa bão Thái Bình Dương 2006 được
Trung tâm cảnh báo bão chung công nhận. Theo Cục khí tượng Nhật Bản,
Chanchu là xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên của mùa bão 2006 tại tây bắc Thái Bình
Dương. Nó cũng là siêu bão thứ hai đã được ghi nhận tại biển Đông, trận siêu bão
thứ nhất trong khu vực này là siêu bão Ryan trong năm 1995. Tên gọi "Chanchu"
là từ Latinh hóa trong tiếng Ma Cao để chỉ trân châu . Tên gọi này do Ma Cao đề
xuất. "Chanchu" cũng có nghĩa là trân châu trong tiếng Quảng Đông
Chanchu hình thành ngày 5 tháng 5 năm 2006, trở thành xoáy thuận nhiệt đới
thứ hai trong mùa. Nó mạnh lên thành bão và đi vào Philippines hai lần, làm chết
41 người và gây tổn thất $1,9 triệu (2006 USD) cho nông nghiệp nước này. Nó
cũng gây ra lở đất ở khu vực gần Sán Đầu tại miền đông tỉnh Quảng Đông vào
sớm ngày 18 tháng 5 năm 2006 theo giờ địa phương (cuối ngày 17 tháng năm theo
UTC) với bão có sức gió là 137 km/h (85 mph) và sau đó đi về hướng đông bắc
16
vào vùng ven biển tỉnh Phúc Kiến. Tốc độ gió giật là 67,3 m/s . Tổng thiệt hại tại
Phúc Kiến ước tính khoảng $480 triệu (2006 USD)
Mặc dù Chanchu không ảnh hưởng tới vùng ven biển Việt Nam, nhưng nó đã
làm chết 28 ngư dân Việt Nam đang làm việc trong khu vực biển Đông. Vào thời
điểm bão vào có 45 tàu với hơn 750 ngư dân của Việt Nam đang hoạt động tại
vùng nơi cơn bão đi qua. Hơn 600 ngư dân đã sống sót trở về, trong đó có nhiều
người được lực lượng cứu hộ Trung Quốc cứu sống (Trung Quốc nói trong chiến
dịch cứu hộ lớn nhất của họ tại South China Sea, con số đó là 330. Tuy nhiên con
số này bao gồm cả các ngư dân Việt Nam trú bão ở Trung Quốc và quay lại tìm
kiếm đồng bào bị mất tích trước khi gặp tàu cứu hộ Trung Quốc). Chủ tịch nước
Việt Nam, ông Trần Đức Lương đã gửi lời cảm ơn chính quyền Trung Quốc vào
ngày 22 tháng 5. Tại tỉnh Phú Yên, 3 học sinh cũng đã mất tích, được thông báo là
bị cuốn đi xa trong khi đang tắm biển.
Tính đến ngày 28 tháng 5 năm 2006, hàng chục tàu đánh cá của Việt Nam bị ảnh
hưởng mạnh bởi bão Chanchu. Trong đó 14 tàu chìm và 4 tàu khác mất tích với
tổng số 322 ngư dân. Đến nay số mất tích là gần 250 người. Một số ý kiến cho
rằng thảm họa này xảy ra do công tác dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam
không tốt. Các dự báo này đã có sự sai lệch so với dự báo của đài khí tượng khu
vực của Philipin, Hồng Kông, Nhật Bản, Hawaii, Hải quân Mỹ v.v. Tuy nhiên, ý
kiến này đã bị người đứng đầu Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Việt Nam bác bỏ. Mặc dù phủ nhận khả năng dự báo sai, chỉ vài ngày sau ông ta
đã bị "thay" chức.
2. Bão Xangsane (theo tiếng Lào có nghĩa là "con voi lớn", còn được gọi là
Milenyo tại Philippines) hoặc bão 18W là một cơn bão rất mạnh được hình thành
từ vùng biển phía đông quần đảo Philippines vào cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào
biển Đông, Việt Nam, còn gọi là bão số 6. Bão đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam,
mà nhất là các tỉnh miền Trung
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam, rút kinh
nghiệm từ bài học của cơn bão Chanchu, cơ quan chức năng đã sử dụng khái niệm
cấp 13 và trên cấp 13 trong thang sức gió Beaufort.
Nhận thức được độ nguy hiểm của cơn bão này, Chính phủ Việt Nam đã gấp rút
chuẩn bị công tác phòng chống bão. Tại miền Trung đã thực hiện cuộc "di dân kỷ
lục" với khoảng 180.000 người dân (có tin khác là 300.000 dân) để tránh bão mặc
dù trước đó có nhận định "Không dễ thực hiện sơ tán hơn 18 vạn dân tránh bão số
6 chỉ trong 17 giờ."
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến ngày 4
tháng 10, đã có 59 người bị chết, 7 người mất tích do trận bão khủng khiếp này
cũng như các trận lũ sau đó. Ngoài ra, khoảng 527 người bị thương, gần 16.000
nhà sập, hơn 25.000 nhà tốc mái và 52.000 nhà bị ngập trong nước, gần 579 tàu
thuyền hư hại. Ước tính tổng số thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng .
Sau bão Xangsane, lũ đã về đến mức kỷ lục kể từ năm 1995 ở thượng nguồn
sông Đà, sông Thao, lũ còn cuốn trôi 150m bờ kè sông Vu Gia, phá thành một cửa
sông mới rồi chảy vào khu vực Đồng Miếu dẫn ra sông Quảng Huế. Khoảng 1.370
hộ dân ven sông hai xã Đại Cường, Đại Hoà thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam bị đe doạ tính mạng, tài sản. Thành phố Đà Nẵng có thể khủng hoảng nguồn
17
nước sinh hoạt trong mùa khô do Nhà máy nước Cầu Đỏ của Đà Nẵng sẽ bị thiếu
nguồn cung cấp vì sự nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt nhất là trong mùa khô.
3. Bão Durian (hay bão số 9 tại Việt Nam) là một siêu bão vào biển Đông
trong ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ngày 30 tháng 11, bão cách Manila (Philippines)
325 hải lý về phía đông-đông nam và di chuyển theo hướng tây. Sức gió tối đa
150 km/giờ, giật trên 185 km/giờ (ngưỡng đầu tiên của siêu bão). Tên "Durian" có
nghĩa là trái sầu riêng, do Thái Lan đặt.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 7 tháng 12, tổng cộng có 73 người chết và 31
người mất tích do cơn bão Durian càn quét qua các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến
Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang
4. Bão Lekima, hay Bão số 5 (năm 2007), số hiệu quốc tế: 0714, số hiệu
JTWC: 16W, tên địa phương (PAGASA): Hanna, là một cơn bão hình thành vào
cuối ngày 30 tháng 9 năm 2007. Vùng áp thấp ở phía đông gần đảo Luzon dần dần
18
phát triển thành áp thấp nhiệt đới. PAGASA đặt tên cho nó là áp thấp nhiệt đới
Hanna vào ngày 27 tháng 9 năm 2007 và nâng nó lên thành một cơn bão nhiệt đới
vào ngày hôm sau. Nó đã đổ bộ vào trung tâm của đảo Luzon sáng ngày 29 tháng
9, và ngay sau đó JMA đã ra cảnh báo hệ thống Bão Nhiệt đới Lekima. Nó tiếp tục
mạnh lên và đã được nâng cấp thành một Bão Nhiệt đới dữ dội (Severe Tropical
Storm) vào ngày 30 tháng 9 ( JMA đã nâng cấp nó lên thành ) còn JTWC nâng nó
lên là bão cấp 1 (Typhoon Lekima) mà giữ cấp này cho đến khi nó đổ bộ vào đất
liền. Nó đã tiêu tan trên đất liền vào ngày 4 tháng 10.
Bão nhiệt đới Lekima mang mưa lớn cho Luzon và gây sạt lở đất giết làm 8
người chết, bao gồm 3 trẻ em, ở tỉnh Ifugao, và một người nữa chết ở Thành phố
Quezon. Mưa to cũng gây ra nhiều vụ lở đất, lũ lụt, gây hư hại đến cơ sở hạ tầng
và gây gián đoạn giao thông nhiều nơi ở Philippines. Hơn 100.000 người đã được
di tản ở miền nam Trung Quốc khi bão đến và hơn 20.000 tàu đánh cá đã được gọi
vào bờ.
Ngày 3 tháng 10, Lekima đã đổ bộ vào địa phận giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình
và Hà Tĩnh của Việt Nam dưới dạng cơn bão nghiêm trọng. Hàng trăm ngôi nhà bị
phá hủy. Mưa to ở các vùng trung du miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây ra
lũ quét và sạt lở đất khiến ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.
Ảnh hưởng của bão Lekima tới Việtnam
a. Ảnh hưởng trực tiếp của bão
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương sau khi
có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, các địa
phương đã có phương án chuẩn bị sơ tán dân khỏi những khu vực nguy hiểm.
Trong đó 4 "vùng nguy hiểm" là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa đã
có kế hoạch sơ tán tổng số 293.660 người với nhiều kịch bản chống bão khác
nhau.
Theo đó, tại Quảng Bình tổng số hộ dự kiến sơ tán 2.027 hộ/10.593 người trong
đó huyện Quảng Trạch là 670 hộ/3.100 người, diện di dời khẩn cấp là 515
hộ/1.841 người. Huyện Bố Trạch 637 hộ/3.185 người, diện di dời khẩn cấp là 607
hộ/2.248 người. Huyện Quảng Ninh 266 hộ/2.014 người. Huyện Lệ Thủy 400
hộ/2.000 người. Huyện Tuyên Hóa 54 hộ/294 người thuộc diện di dời khẩn cấp.
Tại vùng có nguy cơ bão đổ bộ cao nhất là Nghệ An, phương án di dời dân được
lên rất kỹ lưỡng. Theo đó, nếu bão cấp 10 vào bờ huyện Quỳnh Lưu sẽ phải di dời
18.000 dân và 26.000 dân nếu là bão cấp 11. Tương tự số dân phải di dời ở các
huyện tùy theo mức độ bão cấp 10 và 11 là: Nghi Lộc 3.374 người và 26.470
người; Diễn Châu 29.378 người và 99.314 người; Cửa Lò 5.000 người và 10.000
người.
b. Ảnh hưởng từ đợt lũ quét
Do mưa to nhiều ngày liền cùng với địa hình đồi núi đã hình thành đợt lũ quét
lớn và được cho là đợt lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung trong vài chục năm gần
đây. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ đã làm 37 người
chết, 24 người mất tích và hơn 100.000 ha lúa, hoa màu hư hại. Tỉnh Nghệ An
thiệt hại nặng nhất với 16 người chết và 15 người mất tích; tỉnh Sơn La 7 người
chết, 3 người mất tích; tỉnh Hoà Bình 8 người chết, 4 người mất tích; tỉnh Thanh
Hoá 2 người chết; tỉnh Yên Bái 1 người chết, 1 người mất tích; các tỉnh Ninh
19
Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi tỉnh 1 người chết; Thừa Thiên-Huế 1 bộ đội biên
phòng bị lũ cuốn mất tích
[6]
.
Trận lũ lịch sử lớn nhất trong vòng vài chục năm qua cũng đã làm 6.000 nhà bị
đổ, sập, gần 50.000 nhà bị ngập, hư hỏng, hơn 200 trụ sở, công trình công cộng bị
hư hại, gần 25.000 ha lúa và khoảng 100.000 ha hoa màu bị hư hại, gần 600.000
m³ đất bị sạt lở.
5. Các trận bão năm 2009
. Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, 11 cơn bão và nhiều trận
lũ lớn trong năm 2009 vừa qua làm hơn 500 người thiệt mạng và mất tích, tổng
giá trị thiệt hại ước gần 23.200 tỉ đồng, gấp hai lần con số thiệt hại do bão lũ năm
2008
Gây hậu quả nặng nề nhất là cơn bão số 9 (Ketsana) đổ bộ vào miền Trung, Tây
Nguyên hồi tháng 10.2009 làm 172 người chết, 12 người mất tích, thiệt hại trên
14.300 tỉ đồng. Quảng Ngãi là tỉnh phải chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão
này với số tiền lên đến gần 4.900 tỷ đồng.
Trong cơn bão số 11 ngay sau đó (tháng 11/2009), các tỉnh duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên tiếp tục phải hứng chịu với 122 người chết, hai người mất
tích, tài sản bị thiệt hại ước tính 5.000 tỷ đồng.
Chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão số 11 là tỉnh Phú Yên với 80 người
chết và gần 2.500 tỷ đồng
1 số hình ảnh về cơn bão sô 9 - 2009
20
1 số trận bão lịch sử tại Nam bộ
Nam Bộ là vùng đất hiếm khi có bão, nhưng khi vào thì thiệt hại rất nghiêm
trọng do người dân không có kinh nghiệm phòng chống như ở miền Trung và
miền Bắc. Ngược dòng thời gian, trong hơn 100 năm qua, có 2 trận bão gây thiệt
hại nặng nề mà người dân Nam Bộ khó thể nào quên, đó là trận bão năm Thìn và
trận bão Linda xảy ra vào đầu và cuối thế kỷ trước. Bão số 9 - Durian năm nay đã
lặp lại lịch sử 2 cơn bão trước!
1. Bão năm Thìn (ngày 1/5/1904): đổ bộ vào Gò Công và các vùng duyên hải
Nam Bộ, đi qua Mỹ Tho, Tân An (tỉnh Tiền Giang và Long An ngày nay). Bão
quật đổ chuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, là tuyến xe lửa đầu tiên của Việt Nam;
hàng ngàn thuyền bè bị đắm; nước dâng cao 3,5 - 4m, cuốn trôi nhiều làng ven
biển; mưa to kết hợp với triều cường làm nước dâng, gây lũ ở miền Đông Nam Bộ,
21
gây chết khoảng 5.000 người. Nước mặn tràn sâu vào đồng ruộng, gây hậu quả là
2-3 năm sau đó không trồng trọt được.
2. Bão số 5 - Linda (ngày 2/11/1997): quét qua vùng ven biển Nam Bộ và đổ bộ
vào Cà Mau - Kiên Giang lúc 19 giờ, với sức gió mạnh cấp 9, cấp 10, làm gần
3.000 người chết và mất tích, hàng chục ngàn tàu thuyền bị đắm.
Gần đây nhất có trận bão số 4 (24/11/2004), quét qua mũi Cà Mau, đi vào vùng
biển từ Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan, gây ra gió mạnh cấp 6, cấp 7;
vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật trên cấp 8. Vào vịnh Thái Lan, bão số 4 đã
chuyển hướng, đi theo hướng tây tây bắc với tốc độ khá nhanh, với sức gió mạnh
cấp 8 (từ 62 - 74 km/giờ), giật trên cấp 8. Trận bão này nhiều người hi vọng sẽ gây
mưa để giải quyết tình hình khô hạn lúc bấy giờ, nhưng nó chỉ mang đến cơn mưa
nhỏ đến mưa vừa. Riêng Cà Mau có mưa rất to trên diện rộng, với lượng mưa từ
80 - 85mm.
5. Dự báo bão
Những tác nhân gây ra bão cùng với những diễn biến trong suốt quá trình phát
sinh, phát triển của bão được nghiên cứu tỉ mỉ. Việc theo dõi cơn bão từ khi nó
mới bắt đầu hình thành cho đến khi bão tan cũng hết sức thuận lợi nhờ các vệ tinh
khí tượng thường xuyên chuyển các ảnh chụp khí tượng trái đất về các trung tâm
nghiên cứu, các đài trạm khí tượng trên toàn thế giới. Do đó, vần đề dự báo bão
ngày nay là phải dự báo được chính xác đường đi của bão để có những biện pháp
phòng chống hữu hiệu ở những vùng dự kiến sẽ đi qua. Vì đường đi của bão trên
lý thuyết có thể đoán biết được, nhưng những diễn biến của bão trên đường đi lại
vô cùng phức tạp, có thể làm thay đổi hướng đi không lường trước được. Chính vì
thế, ở các nước trong vùng bão có diễn biến phức tạp trên đường đi, chính phủ có
những quy định về sai số cho phép dự đoán sai về đường đi của bão. Ở nước ta,
ngày nay nhờ công tác dự bão bão chính sác, theo dõi và thong báo liên tục đường
đi và sức gió của bão nên việc phòng chống bão có hiệu quả, ít gây thiệt hại về
người như một số nước khác trong khu vực.
Ngày nay, việc dự báo bão không còn là việc riêng rẽ của từng nước. Có ba
trung tâm dự báo bão của tổ chức WMO đặt tại Maiami(Mỹ) đảo phítdi trên Thái
Bình Dương và Rêuynhông trên Ấn Độ Dương để lập bản đồ vị trí tâm bão và dự
báo bão của từng khu vực, phát hiện và theo dỗi sự hình thành, phát triển của bão
với mục địch giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra cho nhân loại.
PHÁT HIỆN, THEO DÕI BÃO
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, bão được phát hiện và theo dõi thông qua
việc phân tích các bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, gió, mây, mưa v.v
thu nhận được từ lưới trạm quan trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải đảo và
tàu biển trên các khu vực rộng lớn hoặc toàn cầu.
Đến nay, nhờ trạm quan trắc khí tượng không ngừng hoàn thiện và các tiền
bộ kỹ thuật, đặc biệt là các vệ tinh khí tượng cung cấp thường xuyên các ảnh mây
đen trắng hoặc ảnh mầu có độ phân giải cao bao trùm toàn bộ trái đất, các cơn bão
có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới hình thành ở giữa đại dương cách xa
đất liền hàng ngàn km. Ngoài ra, khi bão cách bờ biển vài trăm km, rađa thời tiết
cũng là phương tiện hữu để theo dõi bão. Hiện nay, các cơn bão được các cơ quan
khí tượng quốc tế, khu vực (trong đó có Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia)
22
theo dõi sát sao từ khi bắt đầu hình thành, trong suổt quá trình di chuyển, phát
triển đến khi hoàn toàn tan rã. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bão phát sinh ngay
sát bờ biển nước ta, di chuyển về hướng Tây và đổ bộ vào đất liền chỉ trong
khoảng từ vài giờ tới nửa ngày kể từ khi hình thành. Trong trường hợp này, thời
gian dự báo sớm nhất cũng chỉ được từ vài giờ đến nửa ngày.
Phán đoán bão hoặc gió mạnh theo kinh nghiệm dân gian:
Bão là một thiên tai nguy hiểm nên qua hàng ngàn năm lao động sản xuất, đặc
biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và giao thông đường biển con người
đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nhận biết, phán đoán sự phát sinh của bão.
Đến nay, nhiều kinh nghiệm đã được giải thích bằng các kiến thức khoa học,
những kinh nghiệm này chủ yếu dựa vào những thay đổi trạng thái của bầu trời,
mặt biển và những biểu hiện khác thường trong hoạt động sống của một số sinh
vật
a/ Trạng thái bầu trời
- Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ba
ngày, sau đó xuất hiện mây ti tích (một loại mây tầng cao ở độ cao khoảng 7km
trở lên, gồm các đám, màn hoặc lớp mây mỏng không có bóng, cấu thành từ
những phần tử rất nhỏ có hình dạng trông như những hạt hay nếp nhăn) hội tụ về
một hướng chân trời. Sau mây tầng cao xuất hiện mây vũ tích (một loại mây lớn
và đặc, phát triển dữ dội theo chiều thẳng đứng trông như những dãy núi đồ sộ,
giới hạn trên thường nhẵn lì hay dạng tơ sợi, hình dẹt như cái đe, chân mây đen và
có kèm theo mây thấp rách xác xơ), gió tăng dần. Đây là dấu hiệu cho thấy bão có
thể đang di chuyển từ hướng đó tới.
- Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, gây nhiễu âm, cản trở hoạt động của
máy thu thanh. Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với
vùng ven nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng Đông-Nam.
Kinh nghiệm này đã được đúc kết thành ca dao:
“Đông Nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về”
- Ngư dân vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ có kinh nghiệm: sáng sớm nhìn
về phía Đông thấy mây ti tích dạng “vẩy tê tê” di chuyển từ phía Đông về phía
Tây là dấu hiệu cho thấy có khả năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động
mạnh. Kinh nghiệm này khá phù hợp với thực tiễn của mây bão, vì mây ti tích ở
tầng cao thường tỏa rất xa về phía trước bão.
b/ Trạng thái mặt biển:
- Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với hướng
gió là dấu hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung,
hướng lan truyền của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên,
sóng lừng có thể không xuất hiện ở những vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều
đảo.
- Mặt biển từ trạng thái lặng chuyển dần sang trạng thái động, mức độ tăng
dần.
c/ Dấu hiệu khác thường của gió và sinh vật:
Nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết thành các câu ca dao, tục ngữ về bão lưu
truyền từ bao đời nay, chẳng hạn như:
23
"Tháng bẩy heo may/ Chuồn chuồn bay thì bão" Hoặc: "Kiến đắp thành thì bão/
Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa".
Tháng bẩy trong câu ca dao trên là tháng bẩy âm lịch, thường là tháng tám
dương lịch, là một trong những tháng chính của mùa bão ở miền Bắc nước ta.
Trong tháng này, “gió bắc heo may”, tức là gió ở vùng phía trước của bão đang
hoạt động ở ngoài biển khơi và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền trong vài ba
ngày tới. Kinh nghiệm dân gian có rất nhiều, song không phải mọi kinh nghiệm
đều đúng và sử dụng được.
Khả năng và mức độ chính xác dự báo bão
a/ Khả năng dự báo bão
Với trình độ khoa học và cơ sở khoa học kỹ thuật hiện nay người ta có thể phát
hiện bão từ rất sớm. Song ở Việt Nam chúng ta chỉ dự báo những cơn bão hoạt
động trên Biển Đông, bởi vì đây là những cơn bão có nhiều khả năng đổ bộ vào
đất liền nước ta. Thời gian dự báo trước hướng và tốc độ di chuyển của một cơn
bão phụ thuộc vào khoảng cách từ tâm bão đến bờ biển đất liền và tốc độ di
chuyển của nó. Khoảng cách đó càng lớn và tốc độ di chuyển của bão càng chậm
thì thời gian báo trước được càng dài. Nguy hiểm nhất là các cơn bão và ATNĐ
phát sinh ngay sát bờ. Trong các trường hợp này, thời gian để bão đổ bộ vào đất
liền rất ngắn, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng tránh. Thời gian dự báo
trước thời điểm, khu vực bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là 24-36
hoặc 48 giờ.
b/ Mức chính xác dự báo bão:
Mặc dù trang bị kỹ thuật và công nghệ của ngành khí tượng thủy văn nước ta
chưa đồng bộ và hiện đại, nhưng mức chính xác dự báo bão của ta cũng đat trình
độ tương đương với các nước trong khu vực. Thời gian dự báo trước càng dài thì
mức độ tin cậy càng thấp. Đối với những cơn bão có đường đi tương đối thẳng, kết
qủa dự báo thường cao hơn, còn đối với những cơn bão yếu và ATNĐ có đường đi
phức tạp thì mức chính xác thấp hơn.
Cần lưu ý rằng, dự báo bão là một vấn đề rất khó, chưa có quốc gia nào đạt
được mức chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, do hệ thống tổ chức và các phương án
phòng tránh, chống đỡ ở các nước tiên tiến khá tốt nên thường chỉ cần được cảnh
báo trước khoảng 3-6 giờ là đủ để triển khai các biện pháp sơ tán, chống đỡ có
hiệu quả, nhằm tránh các thiệt hại lớn, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người.
6. Ứng xử, giảm thiểu thiệt hại gây ra do bão tố
Việc ứng xử, giảm thiểu thiệt hại do bão tố gây ra, hiện nay, người ta tiên hành
theo định hướng tập trung vào các việc chính sau:
- Dự báo, cảnh báo chính xác, sớm thời gian, địa điểm bão đi qua và độ lớn của
bão. Xây dựng các hệ thống thông tin bão đảm bảo hoạt động tốt trong thời gian
bão.
- Người dân và mọi lực lượng quản lý TBTN tìm kiếm cứu hộ trong bão cần chuẩn
bị sẵn sàng, tập trung nguồn lực thích đáng vào những thời gian cần thiết và khu
vực cần thiết (như bản đồ phân vùng đã chỉ ra). Với những cơn bão lớn, tốt nhất là
tổ chức việc di tản dân tránh khỏi nơi gió mạnh nhất đi qua.
24
Việc cứu trợ , bao gồm từ lương thực, thực phẩm, quần áo,các vật dụng cần thiết
cho cuộc sống, nơi ở tạm, kinh phí tu bổ,tái thiết cơ sở hạ tầng, phòng và chữa
bệnh, chống dịch bệnh sau hiểm hoạ v.v
Nguồn kinh phí, vật chất phục vụ việc cứu trợ dựa vào nhiều hướng như từ cộng
đồng khu vực có tai biến, các khu vực láng giềng thuộc phạm vi quốc gia, khi cần
thiết mở rộng ra phạm vi quốc tế v.v
Xung quanh việc giải quyết hạu quả của các trận bão lớn,thường vượt ngoài tầm
tự thận vận động của chính cư dân bị nạn. Vì bên cạnh việc tạo dựng nơi ăn chốn
ở và điều kiện cần thiết cho cuộc sống từng nhà, còn hàng loạt việc làm cần thiết
có sự đầu tư của các cấp chính quyền liên quan, như việc tu bổ, tái thiết các hệ
thống công trình công cộng, đường sá, cầu cống, đe đập, điện nước, các công
trình thông tin-liên lạc và thiếu các nguồn trợ giúp tổng hợp từ nhiều hướng khác
nhau như đẫ nêu, chắc chắn khó có thể vượt qua.
- Trong phòng tránh bão phải luôn luôn đi kèm phòng chống úng lụt, vỡ đê, vỡ
đập, Lũ quét - lũ bún đất, tượt lở, do mưa trong bão và gió lớn gây ra.
- Cần xúc tiến việc xây dựng các khu tránh bão cho tàu thuyền; xây dựng các công
trình dân dụng chống được bão ở những khu vực trọng điểm.
Về mặt lâu dài, đối với vùng thường xuyên có bão, việc ứng xử, giẩm thiểu thiệt
hại do bão gây ra, cần tiến hành các việc thep định hướng sau:
- Tiến hành quy hoạch có cơ sở khoa học, trong việc sử dụng đất phục vụ xây
dựng các điểm dân cư, các khu chế xuất, côngnnghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp,
xây dựng đê, kê ven biển nhằm giảm thiểu các thiệt hại khi có bão tố xảy ra.
- Tiến hành bảo hiểm đối với các công trình xây dựng, tài sản, sức khoẻ, tính mạng
con người tại các khu vực thường xảy ra bão tố
25