Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu ôn thi Địa lý, Tập 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.79 KB, 18 trang )

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
Phần. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
Bài 32
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH
Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
A. Khái quát
1.Vị trí địa lí
− Diện tích: gồm các tỉnh TB và các tỉnh ĐB, là vùng có diện tích lớn nhất trên
101 000km2 (30.5% dt, 14.2%ds cả nước (2006)
− Tiếp giáp: TQ, Lào, BTB, Đbằng S.Hồng, V.Bắc bộ
− Mạnh lười GTVT đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho giao
lưu với các vùng kinh tế khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở
2.Điều kiện tự nhiên
− Có nhiều tài nguyên đa dạng  4 thế mạnh kinh tế
− Tuy nhiên vẫn còn có nhiều thiên tai
3.Điều kiện xã hội
− Vùng nhiều dân tộc thiểu số, thưa dân
− Là vùng có truyền thống yêu nước, nhiều căn cứ cách mạng
− Có biên giới dài giáp TQ và Lào
− CSVCKT có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nghèo, dễ bị xuống cấp.
Tóm lại:
Là vùng có vị trí đặc biệt, khai thác thế mạnh của vùng có ý nghĩa kinh tế, chính trị
và xã hội sâu sắc, song vẫn còn nhiều khó khăn.
− Thế mạnh:
+ Tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng cho phép phát triển nền kinh tế nhiều
ngành (…)
+ Kinh tế - xã hội: Cơ sở vật chất đã có nhiều tiến bộ
− Hạn chế: Thưa dân, trình độ lao động còn hạn chế, cơ sở vật chất còn nghèo,
không ít thiên tai
B. Tình hình khai thác các thế mạnh
1.Khai thác khoáng sản và thuỷ điện


a.Điều kiện
Là vùng có ưu thế lớn nhất cả nước về mảng công nghiệp này:
− Nhiều khoáng sản (…)
− Trữ lượng thuỷ năng lớn nhất: hệ thống sông Hồng (11 tr.kw) = 1/3 cả nước.
Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: Phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và trung
bình, năm sâu trong lòng đất, nơi địa hình hiểm trở …  khó khai thác
b.Thực trạng
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
31
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
Là vùng phát triển nhất cả nước.
− Than (QNinh) trên 30 tr.t/năm  nhiệt điện, xuất khẩu.
− Thiếc Cao Bằng – 1000t/năm
− Apatit – LCai  phân bón…
− Nhiều nhà máy thuỷ điện, đang khai thác và xây dựng
2.Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
a.Điều kiện
− Diện tích: rộng, còn nhiều khả năng mở rộng
− Đất: nhiều loại, thích nghi với nhiều loại cây trồng
− Khí hậu: vừa có tình nhiệt đới, vừa có tình cận nhiệt đời và ôn đới núi cao, có
mùa đông lạnh
 Có thế mạnh về cây cận nhiệt, ôn đới, tuy nhiên thời tiết thất thường, thiếu nước
tưới vào mùa đông…công nghiệp chế biến chưa tương xứng…
b.Thực trạng
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ 3 cả nước
− Chè: đứng đầu cả nước, trồng ở nhiều nơi
− Dược liệu: trồng trên vùng núi cao giáp biên giới với TQ, phong phú và có chất
lượng tốt
− Cây rau quả: ở nhiều nơi, nhất là trên Sapa …
Còn nhiều khó khăn, nhất là khâu chế biến và tiêu thụ….  cần có biện pháp khắc

phục khó khăn: phòng chống thiên tai, tăng cường kết cấu hạ tầng, chế biến và tiêu
thụ
3.Chăn nuôi đại gia súc
a.Điều kiện
− Nhiều đồng cỏ (600 – 700m)
− Khó khăn: rét, chế biến, tiêu thụ…
b.Thực trạng (năm 2005)
− Trâu: 1.7 tr.con = ½ cả nước
− Bò: 90 vạn con = 16% cả nước
− 21 % đàn lợn cả nước
Cần phát triển thep hướng cung cấp thức phẩm, song phải giải quyết tốt khâu chế
biến, tiêu thụ
4.Kinh tế biển
a.Điều kiện
− Duy nhất Quảng Ninh có biển,
− Giầu tiềm năng: ngư – du lịch – giao thông vận tải – ngoại thương…
b.Thực trạng
− Ngư
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
32
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Du lịch
− Cảng Cái Lân – khu công nghiệp…
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Vị trí địa lí kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ?
2.Tại sao nói khai thác cá thế mạnh của vùng vừa có ý nghĩa kinh tế to lớn, vừa có
ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?
3.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội?
4.Phân tích việc sử dụng khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng?
Một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục?

5.Dựa vào atlas, hãy đánh giá tiềm năng kinh tế, thực trạng các ngành kinh tế
của vùng
6.Xác định vị trí của Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện biên Phủ, các nàh máy điện
trong vùng.
Bài 33
VẤN ĐỀ DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ
THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
A. Điều kiện phát triển kinh tế
1.Thế mạnh
− Vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp vịnh Bắc Bộ, các vùng 
thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế
− Lợi thế về tài nguyên (nước, đất, biển, khoáng sản…)
− Dân cư, lao động đồi dào, cơ sở hạ tầng khá mạnh, cơ sở vật chất kĩ thuật tương
đối tốt
− Các thế mạnh khác.
2.Hạn chế
− Sức ép dân số về nhiều mặt
− Nhiều thiên tai, một số tài nguyên bị xuống cấp
− Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng
3. Các vấn để cần giải quyết
− Bảo vệ quĩ đất nông nghiệp
− Giải quyết sức ép về việc làm
B. Cơ cấu ngành kinh tế
− Đang chuyển dịch theo hướng tích cực (Hình 33.2, trang 151), nhưng còn chậm
và lạc hậu so với các nước phát triển
− Định hướng:
+ Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II & III – trên cơ sở
đảm bảo tăng trưởng với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với những vấn đề xã hội và
môi trường.
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014

33
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
+ Trong mỗi khu vực cũng cần sự chuyển dịch theo hướng CNH
− Cơ sở chuyển dịch:
+ Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi
+ Cơ cấu ngành còn lạc hậu, cần phải đa dạng hoá theo xu hướng CNH, HĐH
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Phân tích những thế mạnh và hạn chế trong điều kiện phát triển kinh tế của
Đồng Bằng Sông Hồng? Những vấn đề cần giải quyết?
2.Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của Đồng Bằng? Các định hướng dịch chuyển?
3.Tại sao cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Đồng Băng Sông Hồng?
4.Căn cứ vào atlas, nhận định tình hình phát triển kinh tế của vùng, giải thích.
5.Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp trong vùng.
6.Ôn tập bài thực hành trang 154, SGK
Bài 35
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở BẮC TRUNG BỘ
A. Khái quát
1. Vị trí địa lí
− Giới hạn: từ Thanh Hoá đền Thừa Thiên - Huế.
− Tiếp giáp: Lào, biển Đông, 3 vùng kinh tế trong nước.
− Qui mô: 51500 km
2
, 10.6 tr dân (2006)  15.6 & 12.7% so với cả nước.
 Một vị trí có nhiều lợi thế.
2. Thuận lợi
− Có những K/S có giá trị: crôm, sắt, thiếc, VLXD…
− Rừng: che phủ 47.8% (2006), nhiều loại lâm sản và giá trị khác, đứng thứ 2 sau
Tây Nguyên.
− Sông, biển.

− Nhiều tài nguyên duc lịch.
 TLại: có nhiều TNTN cho phép phát triển nhiều ngành, chưa được khai thác triệt
để.
3. Khó khăn
− Hậu quả thiên tai.
− Cơ sở hạ tầng lạc hậu, kém sức hút vốn đầu tư.
− Mức sống dân cư còn thấp.
B. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư
1. Ý nghĩa việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư
− Phù hợp điều kiện tự nhiên, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo
không gian (tỉnh nào cũng đều có đồi núi, đồng bằng và biển)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
34
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị lớn về môi trường
− Nhằm khai thác một trong những thế mạnh của vùng, khi công nghiệp còn nhỏ
bé, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng tích lũy vốn cho CNH, HĐH
(phát triển bền vững).
2. Thực trạng
 Lâm nghiệp
− Độ che phủ 47.8%, cao chỉ sau Tây nguyên (cả nước năm 2005: 37.7%), diện
tích 2,46 tr ha, nhiều lâm sản có giá trị. Nhưng rừng giầu nằm ở giáp biên giới, khó
khai thác.
− Giá trị lớn về: kinh tế, môi trường.
− Hiện hình thức tổ chức chủ yếu thông qua các lâm trường quốc doanh, giao đất
rừng cho người nông dân …
 Nông nghiệp
− Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc và cây công nghiệp lâu
năm:
+ 750.000 trâu = 1/4 cả nước.

+ 1,1 tr bò = 1/5 cả nước.
+ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: Cà phê (NAn, QTrị); cao su,
hồ tiêu (QBình, QTrị); chè (phía tây NAn)
− Vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương
thực:
+ Lạc, mía, thuốc lá…
+ Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp và chuyên canh lúa. Bình
quân lương thực đầu người tăng đáng kề (348 kg/ng, năm 2005).
 Ngư nghiệp
− Không có những bãi cá lớn nổi tiếng, nhưng các tỉnh đều có khả năng phát triển,
nhất là Nghệ An.
− Đang gặp khó khăn do thiếu phương tiện khai thác.
− Hiện nay đang đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
3. Phương hướng chung phát triển nông – lâm - ngư
− Lâm nghiệp: vừa bảo vệ, trồng rừng mới, khai thác gắn liền chế biến hợp lí.
− Nông nghiệp: Đầu tư theo chiều sâu, hình thành các vùng chuyên canh theo
hướng sản xuất hàng hoá, gắn liền với các ngành kinh tế khác.
− Ngư nghiệp: Tăng cường vốn đầu tư phương tiện đánh bắt, tiếp tục đẩy mạnh
nuôi trồng, gắn liền vời chế biến, tiêu thụ.
C. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông vận tài
1. Điều kiện và thực trạng công nghiệp
a. Điều kiện
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
35
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
+ Thuận lợi: nguyên liệu, lao động.
+ Khó khăn về: kĩ thuật, vốn, cơ sở hạ tầng (điện, giao thông vận tải).
b. Thực trạng
+ Xuất hiện nhiều trung tâm, cơ cấu ngành khá đa dạng.
+ Tỉ trọng so với cả nước còn nhỏ bé, nhưng có chiều hướng tăng dần, với mức

tăng trưởng hàng năm tương đối cao.
+ Tỉ trọng thu hút vốn nước ngoài còn rất thấp so với cả nước song cũng có dấu
hiệu tăng nhanh; tỉ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công
nghiệp của vùng tăng nhanh liên tục và khá cao (31.9%, năm 2005)
2. Thực trạng và ý nghĩa của giao thông vận tải
a.Thực trạng
Nhiều tuyến đường sắt, bộ, cảng biển, cảng hàng không…đã được nâng cấp nhưng
vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Vì thế cần đẩy mạnh hiện đại hoá.
b.Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp của vùng.
+ Tăng cường huyết mạnh lưu thông Bắc – Nam thúc đẩy kinh tế cả nước phát
triển.
+ Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kinh tế Viết – Lào.
3. Phương hướng phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí, trên cơ sở tăng cường cơ sở hạ tầng về
mọi mặt. (cả điện, giao thông vận tải ), cụ thể:
− Công nghiệp: Coi trọng khai thác và chế biến khoáng sản, điện lực, chế biến
nông lâm hải sản, cơ khí sửa chữa …
− Điện: Tận dụng nguồn lực trong vùng về thuỷ điện nhỏ, đưa điện từ miền
bắc vào.
− Giao thông vận tải: mở rộng và nâng cấp đồng bộ các ngành đường ôtô, sắt,
biển và cả đường sông, hàng không; vừa chú ý các tuyến bắc – nam, ven biển vừa coi
trọng các tuyến theo hướng tây – đông.
Kết luận:
Vùng BTB cần hình thành cơ câu nông – lâm – ngư khai thác triệt để, hợp lí
điều kiện tự nhiên, góp phần tích lũy vốn, bảo vệ môi trường đồng thời hiện đại hoá
cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, điện) để phát triển công nghiệp (nói riêng), và xây
dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lí, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, theo
hướng CNH, HĐH.
CÂU HỎI, BÀI TẬP

1.Xác định vị trí của vùng trên bản đồ, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của
vùng về mặt tự nhiên
2. Tại sao vùng quan tâm cơ cấu nông – lâm – ngư?(tại sao nói cơ cấu này góp
phần phát triển bền vững ở bắc Trung Bộ)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
36
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
3.Tiềm năng và thực trạng của nông, lâm, ngư?
4.Điều kiện, thực trạng và phương hướng phát triển công nghiệp của vùng?
5.Ý nghĩa và phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của vùng?
6.Dựa vào atlas, chỉ rõ các trung tâm công nghiệp , cơ cấu ngành công nghiệp
của vùng.

Bài 36
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
A. Khái quát
− Từ Quảng Nam đến Bình Thuận, bao gồm cả 2 quần đảo, 44400km
2
, 8.9 triệu
người ⇔ 13.4% dt & 10.5% ds cả nước thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế
− Tự nhiên đặc sắc: hẹp ngang, vùng biển đẹp, nhiều giá trị, đồng bằng nhỏ hẹp
ven biển, nhiều thác nước nhỏ, nhiều vật liệu xây dựng, nhiều rừng có giá trị kinh tế
lớn, nhất là du lịch và kinh tế biển
− Khó khăn về tự nhiên là mùa khô kéo dài
− Chuỗi đô thị có sức hút các dự án nước ngoài, nhiều di sản văn hoá thế giới
− Vùng chịu nhiều hậu quả chiến tranh, dân tộc ít người, …
 Có thế mạnh lớn về dịch vụ và công nghiệp, tuy nhiên phải khắc phục nhiều hạn
chế về cơ sở hạ tầng và phòng chống thiên tai.
B. Vấn đề phát triển kinh tế

1. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá
− Nhiều thuận lợi
− Là một trong những vùng có nghề cá phát triển, đang có xu hướng SX hàng hóa
ngày càng rõ
− Tuy nhiên cần quan tâm việc phát triển bền vững
b. Du lịch biển
− Có nhiều tiềm năng
− Xuất hiện nhiều trung tâm du lịch có ý nghĩa trong vùng và với cả nước.
c. Dịch vụ hàng hải
− Có nhiều cảng thuận lợi
− Một số cảng do trung ương quản lí
d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
− Có nhiều tiềm năng
− Đang khai thác dầu khí ở phía đông QĐ. Phú Quí (BThuận), SX muối ở Cà Ná,
Sa Huỳnh
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
37
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
2. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
a. Điều kiện phát triển công nghiệp
− Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, nhiều khu công nghiệp có
sức thu hút vốn
− Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư, có tương lai thuận lợi (cảng biển, sân bay,
đường bộ, điện…). Tuy nhiên hiện nay còn yếu kém
− Có nhiều khoáng sản, hải sản
b. Thực trạng công nghiệp
− Xuất hiện nhiều trung tâm
− Cơ câu ngành khá đa dạng
c. Phương hướng

− Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí
− Tăng cường cơ sở hạ tầng (giao thông, điện…) vừa đáp ứng nhu cầu công
nghiệp vừa tạo mối trung chuyển Bắc – Nam, vừa tăng cường quan hệ với các vừng
kinh tế phía tây và quan hệ với ĐNÁ
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Điều kiện tự nhiên của vùng có những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội?
2.Tiềm năng và thực trạng của vấn đề phát triển kinh tế biển (nghề cá, du lịch
biển, hàng hải và công nghiệp)?
3.Thực trạng công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của vùng?
4.Điều kiện phát triển công nghiệp của vùng?
5.Tại sao tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
6.Dựa vào atlas, hãy xác định phạm vi lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp, các
trung tâm, điểm du lịch, cơ sở hã tầng giao thông vận tải quan trọng … của vùng.

Bài 37
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
A. Đánh giá điều kiện phát triển kinh tế của vùng
1. Vị trí địa lí
− Là vùng duy nhất không giáp biển
− Tiếp giáp (bản đồ)
− Qui mô: 54 700km
2
, 4.9tr ng  16.5%dt, 5.8 %ds cả nước (2006)
2. Điều kiện tự nhiên
− Đất đai: 60% đất đỏ bazan cả nước (đặc điểm), nhiều loại khác thích nghi nhiều
loại cây công nghiệp.
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
38

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Khí hậu: nhiệt đới + cận nhiệt đới núi cao  cơ cấu nông nghiệp đa dạng, tuy
nhiên rất khó khăn về nước tưới trong mùa khô
− Sông ngòi: mật độ không cao nhưng nhiều thác nước có giá trị thủy điện (…)
− Khoáng sản: không nhiều, nhưng bauxit có trữ lương hàng tỉ tấn …
− Rừng: chiếm 36% diện tích rừng cả nước, tỉ lệ che phủ 60%, chất lượng cao nhất
cả nước 52% trữ lượng gỗ cả nước…
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
− Dân cư, dân tộc: mật độ thấp, nhiều dân tộc ít người, có văn hóa đa dạng, nhưng
khó về cả số và chất lượng lao động
− Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhưng còn khó khăn, ảnh hưởng nhiều ngành
kinh tế
− Đang được Đảng và nhà nước quan tâm về mọi mặt
B. Tình hình khai thác các thế mạnh
1. Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm
a. Điều kiện
− Thuận lợi: Tự nhiên (đất, khí hậu), đường lối, cơ chế
− Khó khăn: nước tưới, lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật liên quan chế biến và
tiêu thụ
b. Thực trạng
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước
− Cà phê: là vùng đứng số 1 trên cả nước 445.4/497.4 ngàn ha (2005), tập trung tại
Đaklak
− Cao su: đứng thứ 2 sau Miền ĐNB, trồng nhiều trên nhửng vùng khuất gió phía
tây
− Chè: Thứ 2 sau Miền núi và trung du phía Bắc trên những các nguyên cao (Lâm
Đồng)
− Các cây trồng khác: dâu tằm, đậu, hồ tiêu…
Hình thức tổ chức sản xuất: nông trường quốc doanh, trang trại, hộ gia đình…
c. Ý nghĩa

− Tạo ra việc làm, hàng xuất khẩu, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
− Tạo tập quán làm ăn mới cho đồng bào các dân tộc…
d. Phương hướng
− Qui hoạch hợp lí kết hợp bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi
− Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp vừa để hạn chế rủi ro, vừa sử dụng hợp lí
tài nguyên
− Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu
2. Khai thác và chế biến lâm sản
a. Tiềm năng
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
39
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Tỉ lệ rừng che phủ cao nhất 60%, chiếm 36% diện tích rừng và 52% sản lượng
gỗ có thể khai thác của cả nước
− Tuy nhiên, đang suy giảm
b. Thực trạng
− Sản lượng gỗ khai thác thập kỉ 80 là 600 – 800 nghìn m
3
, nay chỉ còn 200 – 300
nghìn m
3
(do trữ lượng có phần giảm sút, và do kế hoạch khai thác hợp lý, gằn liền
chế biến)
− Hiện nay tỉ lệ che phủ, chất lượng rừng đang suy giảm gây nhiều hậu quả; khâu
chế biến còn hạn chế… cần có biện pháp mới tích cực hơn trong việc bảo vệ rừng,
khai thác và chế biến nâng cao giá trị sản xuất
3. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi
− Có tiềm năng đáng kể (Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai)
− Những nhà máy thủy điện đã và đang khai thác (bản đồ công nghiệp năng
lượng)…

− Thủy điện phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhiều ngành công nghiệp phát triển,
gắn liền với thủy lợi
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Phân tích ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
2.Đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn dể phát triển kinh tế của Tây
Nguyên
3.Thực trạng và phương hướng khai thác tốt hơn các thế mạnh kinh tế của Tây
Nguyên?
4.Dựa vào atlas, phân tích và trình bày tiềm năng và thực trạng ngành chăn nuôi
của Tây nguyên
5.Xem lại bài thực hành, SGK trang 174
6.Xác định được đặc điểm vị trí của Tây Nguyên, các trung tâm kinh tế như
Playku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt; đánh giá được điều kiện phát triển kinh tế và
thực trạng những hoạt động kinh tế chủ yếu của Tây Nguyên

Bài 39
VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THAO CHIỀU SÂU
Ở ĐÔNG NAM BỘ
A. Khái quát
− Đây là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước:
+ Nền kinh tế hàng hoá phát triển sớm.
+ Cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển nhất cả nước (> 50% giá
trị công nghiệp cả nước, vùng chuyên canh cây công nghiệp số 1, dịch vụ đa dạng…)
− Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư
vốn, công nghệ nhắm khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên tự nhiên và kinh tế xã hội,
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
40
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt vấn đề xã hội
và bảo vệ môi trường – khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

B. Đánh giá điều kiện phát triển kinh tế
1. Vị trí địa lí
− Nắm được đặc điểm vị trí (qui mô, tiếp giáp).
− Đánh giá: rất thuận lợi (quan hệ quốc tế, quan hệ với các vùng kinh tế khác)
2. Điều kiện tự nhiên
− Khí hậu: nằm ở những vĩ độ thấp, nên có tính chất nhiệt đới điển hình, thích
hợp nhiệu loại cây trông nhiệt đới, khó khăn do mùa khô thiếu nước
− Đất: nhiều loại. trong đó đất đỏ banzan chiếm 40% diện tích của vùng, con có
phù sa cổ… thích nghi nhiều loại cây trồng trong điều kiện địa hình dễ khai thác
− Sông: không quá thưa, cung cấp nước cho cây trồng, có trữ lượng thủy năng
đáng kể có gái trị công nghiệp
− Biển: không rộng, gần những ngư trường lớn, có giá trị tổng hợp
− Khoáng sản: bauxit, dầu khí, vật liệu xây dựng… ý nghĩa lớn về công nghiệp
− Rừng: không nhiều, nhưng có một số vườn quốc gia có ý nghĩa lớn về môi
trường
(atlas biểu hiện khá rõ)
3. Điều kiện kinh tế xã hội
− Lợi thế về lao động (cả số và chất lượng).
− Là vùng có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh …
− Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại có sức thu hút lớn cả trong và ngoài
nước.
C. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
1. Trong công nghiệp
− Đặc điểm công nghiệp của vùng: là vùng có tỉ trọng cao nhất, nổi bật ở những
ngành công nghệ cao
− Hạn chế: thiếu năng lượng, cơ sở hạ tầng quá tải, nhiều vấn đề về môi trường…
− Phương hướng: (cơ cấu, công nghệ, năng lượng, vốn, môi trường …)
2. Trong nông, lâm
− Nắm thực trạng (ưu, nhược)
− Phương hướng khai thác theo chiều sâu (thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, coi trọng

đổi mới cơ cấu, giống, chế biến, tiêu thụ…); cần bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm duy trì
dòng chảy và bảo vệ mực nước ngầm
3. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
− Điều kiện: bờ biển không dài, nhưng giầu tiềm năng (công nghiệp, dịch vụ
đường biểm, du lịch biển và ngư nghiệp)
− Vì thế định hướng khai thác tổng hợp, lấy dầu khí làm mũi nhọn và coi trọng
bảo vệ môi trường.
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
41
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
4. Trong khu vực dịch vụ
− Đang là vùng có dịch vụ phát triển, song chưa đáp ứng nhu nhu cầu của nền
kinh tế đang phát triển như hiện nay.
− Vì vậy phải đẩy mạnh hơn nữa theo hướng toàn diện, hiện đại.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Xác định vị trí và đánh giá ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng
2.Dựa vào kiến thức đã học hoặc atlas, hãy đánh giá những thuận lợi và khó khăn
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Miền ĐNB?
3.Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, tại sao phải đặt vấn đề khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu tại Miền ĐNB?
4.Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, nông
nghiệp của vùng? Tại sao cần có phương hướng đó?
5.Giải thích sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi
trương ở Miền ĐNB.
6.Phân tích và vẽ biểu đồ với bảng thống kê trang 184, SGK
7.Căn cứ atlas, đánh giá thực trạng kinh tế của miền Đông Nam Bộ
Bài 41
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ SỬ DỤNG TỰ NHIÊN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Đặc điểm tự nhiên của đồng bừng sông Cửu long
− Là đồng bằng châu thổ lớn nhất của nước ta, chủ yếu do hệ thống sông Cửu
long bồi đắp.
− Địa hình chia ra thành 3 phần (đặc điểm – SGK)
− Đất đai là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng (3 loại chính, có phân hoá
phức tạp, tỉ lệ đất phèn, mặn tương đối cao (60%), còn nhiều diện tích hoang hoá)
− Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều nước giá trị nông nghiệp, ngư
nghiệp, giao thông vận tải
− Vùng biển rộng (bao bọc gần 3 mặt) có sinh vật phong phú (>50% trữ lượng cá
biển của cả nước), khả năng nuôi trồng thủy sản lớn, và nhiều giá trị kinh tế khác
− Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân làm 2 mùa (khô và mưa). Thích nghi
với nền nông nghiệp nhiệt đới, có khả năng có năng xuất cao, nhưng thường bị ngập
lụt trong mùa mưa  nhiễm phèn, thiếu nước vào mùa khô  nhiễm mặn…
− Có một số khoáng sản và rừng ngập mặn, rừng chàm…gần đây do nhiều lí do
diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp
B. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của tự nhiên
− Đây là vùng đồng bằng có ý nghĩa lớn trong sản xuất lương thực thực phẩm của
nước ta (khí hậu, đất đai, sông, biển).
− Trong khi đó việc khai thác hiện nay còn nhiều vấn đề phải quan tâm (ngập lụt
trên diện rộng, mùa khô kéo dài gây hạn hán, mặn hóa, tỉ lệ đất phèn, đất mặn cao)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
42
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
C. Biện pháp cải tạo và sử dụng tự nhiên
Khai thác hợp lí gắn liền với bảo vệ môi trường:
− Phải lấy sản xuất lương thực, thực phẩm làm ngành chuyên môn hoá (coi trọng
các yếu tố giống, đa dạng hoá cơ cấu ngành, cơ cấu mùa vụ sao cho hợp lí theo hướng
CNH và “sống chung với lũ”)
− Coi trọng công tác thuỷ lợi (có ý nghĩa nhiều mặt: cả tưới, tiêu, cải tạo đất, giao
thông vận tải, nuôi trồng thủy sản …)

− Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng rừng
Tóm lại phát huy được thế mạnh và hạn chế bớt khó khăn
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long, đọc tên các tỉnh của vùng; nhận
xét cơ cấu, phân bố các loại đất của đồng bằng; xác định các trung tâm kinh tế
Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên, Vĩnh Long…
2.Phân tích được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của đồng bằng đối với
việc phát triển kinh tế
3.Trình bày phương hướng sử dụng, cải tạo tự nhiên hợp lí tại Đồng bằng sông
Cửu Long. Tại sao áp dụng phương hướng đó?
4.Phân tích biểu đồ trang 188, SGK
Bài 42
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG
Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
A. Ý nghĩa của vùng lãnh thổ vùng biển đảo Việt Nam
1. Đặc điểm vùng biển đảo Việt Nam
− Là vùng biển rộng, với 4000 đảo lớn nhỏ có chủ quyền lâu đời
− Giầu tài nguyên:
+ Sinh vật phong phú, có nhiều loài quí hiếm (cá, tôm, cua, mực, đồi mối, hải sâm
…)
+ Khoáng sản có tiềm năng lớn: muối, dầu, khí, sa khoáng …
+ Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm gần các tuyến đường biển quốc tế thuận lợi
cho xây dựng cảng biển tốt, phát triển giao thông đường biển
+ Nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt  tiềm năng du lịch lớn
− Hiện nay ranh giới trên biển giữa nước ta và các nước láng giềng, phần lớn
chưa được phân định, giá trị của biển thì ngày càng lớn nên dễ xẩy ra tranh chấp –
một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp.
2. Ý nghĩa kinh tế, anh ninh quốc phòng
a. Ý nghĩa an ninh quốc phòng
Có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng, nhất là các đảo, quần đảo

đó chính là những vị trí tiền tiêu, phòng vệ từ xa, hơn thế nữa theo luật biển quốc tế
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
43
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
năm 1982 thì từ chủ quyền trên đảo, dù nhỏ chúng ta xác định được chủ quyền một
vùng biển rộng lớn hơn nhiều lần
b. Ý nghĩa kinh tế
Như trên đã phân tích, biển là tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đối với nhiều
ngành kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay (giao thông vận tải, ngư nghiệp, công
nghiệp, du lịch), chúng ta cần khai thác biển một cách tổng hợp
Tại sao cần khai thác tổng hợp? Vì:
− Chính biển có giá trị nhiều mặt, nên bằng cách khai thác tổng hợp chúng ta mới
phát huy được hiệu quả cao nhất
− Môi trường biển không thể chia cắt được, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây ảnh
hưởng đến các vùng biển đảo khác rộng lớn
− Môi trường biển đảo có sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất
liền, lại do diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác độngcủa con người
B. Tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển đảo Việt Nam
1. Khai thác tài nguyên sinh vật
a. Thực trạng
− Nghề cá trên biển đã phát triển lâu đời, vừa khai thác, vừa nuôi trồng.
− Trình độ, qui mô phát triển ngày càng lớn, nhất là ở Đồng Bằng sông Cửu Long
và Duyên hải Nam Trung bộ (bản đồ Thủy Sản, atlas)
b. Biện pháp
− Cần tránh khai thác quá mức, vừa khai thác vừa bảo vệ, cấm sử dụng những
phương tiện có tính chất hủy diệt nguồn lợi
− Đẩy mạnh đầu tư trang bị phương tiện, kĩ thuật hiện đại phát triển theo hướng
CNH, HĐH
2. Khai thác tài nguyên khoáng sản
a. Thực trạng

− Nghề muối đã phát triển rất lâu đời ở các tỉnh ven biển, nhất là vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ, hiện nay việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành, mang lại
năng xuất cao
− Việc thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh, gắn
liền việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài đang mở ra nhiều hướng phát
triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, trong hướng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế
(hóa dầu, diện, phân bón…)
b. Biện pháp
− Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thăm dò khoáng sản một cách toàn diện, gắn
liền với khai thác và chế biến
− Cần tránh các sự cố môi trường trong cả thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu
khí
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
44
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
3. Phát triển du lịch biển
a. Thực trạng
Rất nhiều các trung tâm, điểm du lịch biển đang được khai thác, cơ sở hạ tầng được
nâng cấp, loại hình du lịch biển đa dạng
b. Biện pháp
Cần bảo tồn danh lam thắng cảnh vùng biển, bảo vệ môi trường biển, tăng cường
đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các dịch vự du lịch biển …
4. Giao thông vận tải biển
a. Thực trạng
− Hàng loạt cảng hàng hóa đã được cải tạo, nâng cấp (Các cụm càng Sài Gòn,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng)
− Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung
Quất, Vũng Tầu… ) ….
− Nhiều tuyến đường biển quốc tế đã được hình thành phát triển mạnh, những
tuyến đường biển nói liền các địa phương, nhất là nối các đảo với đất liền

b. Biện pháp
− Cần qui hoạch, tăng cường đầu tư nâng cấp qui mô, năng lực bốc xếp hàng hóa
các cảng biển, cơ sở hạ tầng các ngành vận tải khác mở rộng hậu phương các cảng
biển
− Trang bị tốt hơn số lượng, chất lượng các phương tiện vận tải biển từng bước
theo kịp trình độ thế giới
5. Hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và khai thác tổng hợp biển đảo
− Tăng cường đối thoại với với các nước có lãnh hải tiếp giáp với Việt Nam, các
tổ chức quốc tế khác để bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển đảo nước ta,
− Hợp tác quốc tế chặt chẽ trong việc khai thác tài nguyên biển
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Xác định trên bản đồ các vùng biển, đảo và quân đảo chính của Việt Nam
2.Đánh giá ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa an ninh quốc phòng của vùng biển đảo Việt
Nam?
3.Tại sao giữ vững chủ quyền trên một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn?
4.Hãy chọn và phân tích một trong những khía cạnh của việc khai thác tổng hợp
tài nguyên biển
5.Khả năng hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên vùng
biển đảo và khai thác tổng hợp tài nguyên biển?
Bài 43 CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
A. Đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
45
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có thể thay đổi theo chiến
lược quốc gia từng giai đoạn
− Hội tụ những yếu tố thuận lợi như vị trí, lao động, thị trường, nguyên liệu, cơ
sở hạ tầng…  hấp dẫn các nhà đầu tư
− Có tỉ trọng GDP cao trong cả nước, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước
và có thể hỗ trợ các vùng khác

− Có khả năng thu hút các ngành kinh tế mới để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
 Là những vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và có
ý nghĩa quyết định đối với kinh tế của cả nước. (Nhật đã áp dụng sau chiến tranh thế
giới lần thứ 2)
B. Quá trình hình thành và phát triển chung
− Được đầu tư từ những năm đầu thập kỉ 90 thế kỉ trước, ở cả 3 miền đấ nước
− Ranh giới đã được mở rộng sau những năm 2000
− Chiếm 41.6%DS, 22.3%DT, 61.9%GDP (năm 2007)
Thực sự đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân và trở thành động lực đối với
nền kinh tế cả nước
C. Tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta
1. Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
− Qui mô, giới hạn: 15.3 ngàn km
2
= 4.7%DT cả nước, 13.7 tr ng = 16.3%DS cả
nước, gồm 8 tỉnh, thành như atlas trang 30,chủ yếu thuộc ĐBằng S.Hồng và Quảng
Ninh
− Tiềm năng: hội tụ đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội
+ Vị trí: trung tâm khu vực phía bắc, thuận lợi giao lưu trong nước và quốc tế
+ Thủ đô…
+ Mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng khác: …
+ Dân cư (…)  lao động và thị trường
+ Là vùng khai thác, phát triển lâu đời giầu kinh nghiệm
+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ và thu hút từ những vùng lân cận …
− Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác)
+ Chiếm 20.9%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành rất đa dạng: tỉ trọng dịch
vụ chiếm cao nhất trong các vùng trọng điểm: Dịch vụ 43.5%, có cơ cấu đa dạng,
Công nghiệp 45.4%, nông nghiệp 11.1% (2007)
+ Mật độ các trung tâm công nghiệp dày đặc, nhiều trung tâm lớn, cơ cấu ngành
đa dạng

+ Nông nghiệp cũng phát triển mạnh, nhất là cây lúa
− Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:
+ Công nghiệp: đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh
chóng phát triển những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi
trường tạo sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phát triển các khu công nghiệp tập
trung
+ Dịch vụ: chú trọng thương mại, các dịch vụ khác, nhất là du lịch
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
46
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
+ Nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất
lượng cao
2. Vùng kinh tế trọng điểm miền trung
− Qui mô, giới hạn: 28 ngàn km
2
= 8.5%DT cả nước, 6.3 tr ng = 7.4%DS cả nước,
gồm 5 tỉnh, thành như atlas trang 30, duyên hải trung trung bộ
− Tiềm năng:
+ Vị trí: trung chuyển giữa các vùng phía bắc và phía nam, bờ biển dài, phía tây
là Tây Nguyên và nam Lào…với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (dường, cảng, sân
bay… thuận lợi phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa
+ Thế mạnh: khai thác tổng hợp biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, nuôi
trồng thủy sản, chế viển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển
đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH
− Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác), còn yếu hơn 2 vùng
trọng điểm khác
+ Chiếm 5.6%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành cũng đa dạng: tỉ trọng dịch
vụ 40.2%, Công nghiệp chưa cao 37.5%, nông nghiệp 22.3% (2007)
+ Một số trung tâm công nghiệp, trong đó Đà Nẵng là lớn nhất khu vực miền
trung

− Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:
+ Tiếp tục triển khai các dự án có tầm cỡ quốc gia.
+ Trong tương lai sẽ hình thành những ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển
những ngành chuyên sản xuất hàng hóa nông – lâm – thủy sản và các ngành thương
mại, du lịch
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam
− Qui mô, giới hạn: 30.6 ngàn km
2
= 9.2%DT cả nước, 15 tr ng = 18.1%DS cả nước,
gồm 8 tỉnh, thành như atlas trang 30, Toàn bộ vùng Miền ĐNB và 2 tỉnh phía bắc
ĐBằng S.Cửu Long
− Tiềm năng:
+ Vị trí: (tiếp giáp) - trung tâm bản lề của các vùng kinh tế phía nam, thuận lợi
lớn chó quan hệ trong nước và quốc tê
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
+ Tài nguyên nổi trội là dầu khí và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác
+ Lao động có ưu thế cả số và chất lượng
 Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất cả nước
− Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác), có trình độ phát
triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác
+ Chiếm 38.4%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành hết sức đa dạng: tỉ trọng
dịch vụ 41.4%, Công nghiệp cao 49.1%, nông nghiệp 9.5% (2007)
+ Xuất hiện những trung tâm công nghiệp có qui mô hàng đầu, chiếm tỉ trong rất
cao ở Việt Nam, trong đó TP. Hồ Chí Minh là lớn nhất
+ Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch
cũng phát triển rất mạnh
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
47
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp, môn Địa lí 12
− Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:

+ Trước mắt, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành cơ bản,
công nghiệp trọng điểm, có công nghệ cao và hình thành hàng loạt các khu công
nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
+ Các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch tiếp tục được đẩy mạnh
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.Ý nghĩa của việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
2.Xác định vị trí, giới hạn của các vùng kinh tế trọng điểm
3. Thực trạng của mỗi vùng kinh tế trọng điểm? giải thích. (có thể dựa vào atlas)
4.Đọc tiến nói của bản đồ trang 30, atlas.Phân tích bảng thống kê 43.2, SGK
trang 196
(Địa lý địa phương, có tài liệu riêng)
GV. Trần Trành Công, Trường THPT Lấp Vò 1, lưu hành nội bộ, 7/6/2014
48

×