Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Cơ sở đo lường điện tử- vuson.tk pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.45 KB, 26 trang )

Vũ Văn Sơn-DT9-K52
MỤC LỤC/NỘI DUNG
Tổng quát (Đặc điểm chung)
Đặc điểm kĩ thuật tần số 20MHz
Đặc điểm kĩ thuật tần số 35MHz
Đặc điểm kĩ thuật tần số 40MHz
Đặc điểm kĩ thuật tần số 60MHz
Lưu ý trước khi vận hành
Bộ điều khiển và chỉ báo
Bảng điều khiển(panô) mặt trước
Panô mặt sau
Nguyên lý hoạt động
Ứng dụng
Bảo trì
Sơ đồ khối
Sơ đồ lắp ráp máy
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Mô tả
Ôxilô kiểu PS-XXO/XX1/XX5 là loại ôxilô hai kênh với độ rộng băng tần
khoảng 20-60 MHz ở -3DB; tần số quét lớn nhất là 10ns/DIV; độ nhạy lớn
nhất 1mV/DIV và màn CRT hình chữ nhật dài 150mm với lưới ô vuông bên
trong.
Ôxilô cồng kềnh nhưng hoạt động dễ dàng và có độ tin cậy cao. Ôxilô cũng
cung cấp nhiều đặc tính tiện lợi và các chức năng đặc biệt khiến nó trở thành
một công cụ lý tưởng cho nghiên cứu, sản xuất, giáo dục và phát triển trong
các thiết bị điện hoặc mạch điện tử.
Đặc điểm
1. Dễ dàng thao tác
Tất cả các công tắc chức năng và điều khiển đều được bố trí ở vị trí thuận
tiện nhất khiến cho việc sử dụng ôxilô rất dễ dàng.
2. Trở kháng đầu vào lớn.


Trở kháng đầu vào của kênh CH1 , CH2 là 1MΩ +/- 2%; 25pF +/- 10pF.
3. Chức năng biến thiên chậm.
Các tín hiệu với những chu kì phức tạp lặp lại mà có khả năng cản trở sự
kích hoạt, có thể được kích hoạt ổn định hơn với sự điều chỉnh đơn giản của
việc biến đổi chậm.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
4. Hoạt động của X-Y
CH1 có thể được ứng dụng như độ lệch theoo phương ngang (trục X), trong
khi CH2 là độ lệch theo phương thẳng đứng (trục Y).
5.Việc kích hoạt xung TV
Ôxilô có một mạch tách đồng bộ, cho phép kích hoạt tín hiệu TV-H và TV-
V
6. Độ nhạy cao
Độ nhạy phương thẳng đứng lớn nhất là 1mV/DIV. Tần số quét lớn nhất là
10nS/DIV
7. Chức năng quét hỗn hợp( Chỉ ở PS-XX5)
Quét chính và quét trễ có thể quan sát được ở cùng một thời điểm
8. Đầu ra của CH2 ( Chỉ ở PS-XX5)
Đầu ra của CH2 ở gần bảng điều khiển có thể được kết nối với bộ đếm tần
số và các thiết bị khác.
9. Điều biến Z ( Chỉ ở PS-XX5)
Đầu vào của thiết bị đầu cuối được sử dụng cho điều biến cường độ tín hiệu
bên ngoài.
10. Kiểm tra thiết bị ( Chỉ ở PS-XX1/XX5)
Tụ điện, indictor, điôt, transistor và điôt zener có thể cũng đựơc quan sát
được màn hình.
11. Bộ tìm chùm tia ( Chỉ với PS-XX1/XX5)
Vạch sáng có thể trở lại vùng nhìn thấy của CRT bất kể việc cài đặt điều
khiển cường độ, theo phương ngang hay dọc khi bấm công tắc tìm chùm.
12. Điều khiển độ sáng ( chỉ ở PS-XX1/XX5)

Độ sáng trên lưới ô vuông có thể được điều chỉnh theo cường độ sáng của
từng trường hợp
ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TẦN SỐ 20MHz
Ống tia điện tử (CRT)
Màn hình chữ nhật đường chéo 6 inch với lưới ô bên trong có kích thước là
8 x 10 DIV (1DIV = 1cm), phosphor B31, điện thế xoay chiều 2kV.
Độ lệch theo phương thẳng đứng.
Độ rộng băng tần
DC- 20MHz ( -3db)
Độ nhạy
1mV/DIV - 1V/DIV ( 5MHz, -3db), x 5 thang đo được lựa chọn
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
5mV/DIV - 5V/DIV
Bộ suy hao
Chuỗi 1-2-5, 10 bước điều khiển thay đổi
Trở kháng đầu vào
1MΩ +/- 2%; 25pF +/- 10%
Điện áp vào lớn nhất.
400V ( DC + đỉnh AC )
Thời gian tăng
khoảng 17,5nS
quá độ
Ít hơn 5%
Chế độ hoạt động
CH1, CH2, Cả hai kênh (ALT, CHOP)
Cộng đại số
CH1+CH2, CH1-CH2
Bộ đảo
chỉ có CH2
Độ lệch theo phương ngang

Mức X-Y
Công tắc lựa chọn mức X-Y
CH1 : trục X
CH2 : trục Y
Độ chính xác
Trục Y : +/- 3%
Trục X : +/- 6%
Độ rộng băng tần
DC – 1 MHz (-3db)
Sai pha X -Y
Xấp xỉ 3˚ ở 50 kHz
Hệ thống quét
Chế độ hiển thị quét
quét chính, quét hỗn hợp, quét trễ ( chỉ với PS-205)
Thời gian chậm
Thay đổi liên tục tỷ lệ 5:1
quét chính
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Tốc độ quét
Từ 0.1 μs/ DIV - 0.2 s/DIV trong chuỗi 1-2-5, 20 bước
Độ chính xác
+/- 3%
Điều khiển thay đổi thời gian
Tỷ lệ 5:1, ko chia độ , biến thiên liên tục giữa các mức
Khuếch đại dòng quét
Dòng quét được khuếch đại lên 10 lần +/- 10%, mở rộng tốc độ quét lên tới
10nS/DIV
Quét trễ ( chỉ ở PS-205)
Tốc độ quét
Từ 0.1 μs/ DIV đến 0.2 s/DIV trong chuỗi 1-2-5, 20 mức

Độ chính xác
+/- 3%
Khuếch đại quét
10X, +/-10%mở rộng tốc độ quét dòng lên tới 10nS/DIV
Định vị thời gian trễ
Điều khiển thay đổi để định vị được dạng sóng mong muốn để mở rộng
Kích hoạt
Kích hoạt kép
AUTO, NORM, TV-V, TV-H
Nguồn kích hoạt
CH1, CH2, ALT, LINE, EXT
Độ dốc
+/-
Độ nhạy kích hoạt
Kép Độ rộng băng tần bên trong bên ngoài
TV-V DC-1 kHz 1.0 DIV 0,5 V
p-p
TV-H 1kHz-100kHz 1.0 DIV 0.5
Vp-p
AUTO 100kHz-20MHz 1.5 DIV 0.5
Vp-p
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
NORM 100kHz-20MHz 1.5 DIV 0.5
Vp-p
Kích thước
324 (W) x 398 (D) x 132 (H) mm
Trọng lượng thực
Xấp xỉ 7.6 kg
Phạm vi tốc độ sử dụng
Từ 10˚C-35˚C, 10-80% R.H

Kiểm tra thành phần (PS- 201, 205)
Kiểm tra điện áp
Lớn nhất là 6v (hở mạch)
Kiểm tra dòng điện
Lớn nhất là 11mA ( ngắn mạch)
Kiểm tra tần số
Tần số dòng
Thành phần
Tụ điện, cuộn cảm, điốt, transistor, điôt zener…
Đầu ra CH2 (chỉ với PS-205)
Điện áp ra
100mV/DIV (k tải)
50mV/DIV (với tải 50Ω)
Độ rộng băng tần
Từ 20 Hz đến 20MHz (-3db)
Độ sáng của lưới ô (chỉ với PS-201, 205)
Có thể điều chỉnh được
Định cỡ
Sóng vuông khoảng 1kHz, 2Vp-p +/- 3%
Điều biến Z ( Chỉ với PS-205 )
Tín hiệu TTL dương, mức thấp cường độ trắng tại mọi cường độ, mức cao
không trắng/ trống ở bất kỳ cường độ nào
Quay vạch sáng
Có thể điều chỉnh ở bảng điều khiển trước
Nguồn
110V, 125V, 220V , 240 V xoay chiều, 50/60 Hz
Công suất tiêu thụ
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Xấp xỉ 38W
Giới hạn hoạt động

Từ 0˚C đến 50˚C, 10 -80% R.H
Môi trường lưu giữ
-30˚C đến -70˚C, 10-90% R.H
ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TẦN SỐ 35MHz
Dịch giống như trên, chỉ thay đổi số liệu
ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TẦN SỐ 40MHz
Dịch giống như trên, chỉ thay đổi số liệu
ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TẦN SỐ 60MHz
Dịch giống như trên, chỉ thay đổi số liệu
CHÚ Ý TRƯỚC KHI VẬN HÀNH
Mở thùng ôxilô
Khi nhận được ôxilô hãy mở và xem xét nó nếu có bất cứ sự hư hại nào có
thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như có bất cứ một dấu hiệu hư
hỏng nào liên hệ ngay với người bán hàng.
Môi trường
Giới hạn nhiệt độ xung quanh bình thường của mỗi ôxilô là từ 10˚C đến
35˚C. Vận hành thiết bị bên ngoài phạm vi nhiệt độ này sẽ gây ra hư hỏng
mạch điện. Không sử dụng thiết bị này ở những nơi có từ trường hoặc điện
trường mạnh. Những trường đó sẽ gây ra nhiễu khi đo.
Kiểm tra khoảng điện áp
Ôxilô có thể hoạt động trong bất cứ khoảng điện áp nào được chỉ ra ở bảng
dưới đây bằng cách thêm vào bộ chọn tuyến điện áp cắm vào vị trí tương
ứng mặt sau. Trước khi nối nguồn phích cắm với đầu ra của dòng xoay
chiều, kiểm tra chắc chắn bộ chọn điện áp được cắm đúng vị trí tương ứng
với tuyến điện áp. Chú ý là ôxilô không hoạt động hoặc sẽ bị hư hại nếu nó
được nối với nguồn xoay chiều không đúng.
Khi tuyến điện áp thay đổi, yêu cầu thay thế cả cầu chì.
Điện áp Dung sai điện áp Cầu chì
110V 99-121V 800mA
125V 112-135V

Vũ Văn Sơn-DT9-K52
220V 198-242V 600mA
240V 216-264V
Ổ cắm bộ chọn điện áp ở mặt sau của thiết bị được chỉ ra phía dưới đây.
Gợi ý khi sử dụng ôxilô
Xem xét những gợi ý sau để vận hành ôxilô thành công:
- Không bao giờ đặt những vật nặng lên ôxilô
- Không bao giờ để mối hàn sắt nóng lên trên hoặc gần vỏ, đặc biệt là
gần màn CRT
- Không thêm dây, pin hoặc bất cứ vật kim loại nào lên chỗ thông gió
của ôxilô
- Không di chuyển hay kéo ôxilô bằng dây nguồn hoặc dây đầu vào của
máy dò. Đặc biệt không bao giờ di chuyển thiết bị khi dây nguồn hoặc
dây dẫn tín hiệu đầu vào được nối với mạch điện.

BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ BỘ CHỈ THỊ
Hoạt động của bộ điều khiển, bộ chỉ thị và bộ kết nối
Bảng điều khiển mặt trước
Hình 1,2,3 chỉ ra bảng điều khiển vận hành mặt trước, bộ chỉ thị và tín hiệu
đầu vào của bộ kết nối trong ôxilô loại PS-XX0/XX1/XX5.
Mạch CRT.
POWER 30
Công tắc nguồn chính của thiết bị. Khi công tắc này được bật lên, đèn LED
32 phía trên nó cũng sáng theo.
ILLUM 30
Điều khiển độ sáng của các ô vuông trên màn hình (Chỉ với PS-XX1XX5)
Điều chỉnh INTENSITY 31
Điều chỉnh độ sáng hiển thị. Để tăng cường độ sáng, quay núm điều chỉnh
theo chiều kim đồng hồ.
Điều chỉnh FOCUS. 28

Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Sau khi thu đựơc độ sáng thích hợp với núm INTENSITY, chỉnh FOCUS để
được một vạch sáng rõ nét nhất.
Nút ấn BEAM FIND 12
Đưa vạch tia tới trung tâm của màn hình khi nó ở bất cứ vị trí nào. (Chỉ với
PS-XX1/XX5)
TRACE ROTATION 29
Vôn kế đựơc đặt bán cố định thẳng hàng theo vạch ngang song song với các
ô vuông
Độ lệch đứng
Đầu vào CH1 (X) 1
đầu vào theo phương thẳng đứng của CH1.
Trong quá trình hoạt động X-Y, nó trở thành trục X(trục hoành) đưa tới đầu
vào.
Đầu vào CH2 (Y) 13
đầu vào vào theo phương ngang CH2. Trong quá trình hoạt động X-Y, nó
trở thành trục Y(trục tung) đưa tới đầu vào.
Công tắc DC/GND/AC 2,14
Chọn theo 2 đầu vào của cặp CH1, CH2:
DC : tất cả các tín hiệu được kết nối trực tiếp tới bộ suy hao.
GND : Tín hiệu đầu vào sẽ bị ngắt và bộ suy hao đựơc nối đất.
AC : Khối thành phần tín hiệu một chiều cho phép chỉ tín hiệu xoay chiều đi
qua bộ suy hao.
Công tắc CH1/Ch2 VOLT/DIV 4,10
CH1 (X)/CH2(Y) bộ suy hao. Lựa chọn hệ số làm lệch từ 5V/div đến
5mV/div (chuỗi 1-2-5 ,. 10 vị trí)
VARIABLE
Điều khiển độ nhạy chính xác, với tỷ lệ 1/3 hoặc thấp hơn của giá trị chỉ thị
ở bảng điều khiển. Ở phím CAL, độ nhạy được định cỡ tới giá trị chỉ thị của
bảng điều khiển. Khi núm điều chỉnh đựơc bật ( trạng thái x5 MAG), độ

nhạy bộ khuếch đại có thể đựơc nhân lên 5 lần.
POSITION
Kênh CH2, điều khiển vị trí theo phương thẳng đứng của vạch hay điểm.
Thay đổi vị trí lên xuống.
POSITION
Kênh CH1, điều khiển vị trí theo phương thẳng đứng của vạch hay điểm.
Thay đổi vị trí theo ALT TRIG
VERT MODE
Lựa chọn chế độ hoạt động của Bộ làm lệch đứng.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
CH1 : Chỉ riêng CH1
CH2 : Chỉ riêng CH2 và công tắc X-Y
DUAL : Hoạt động 2 kênh với CH1 và CH2, quét xoay chiều. Thích hợp
cho sự theo dõi quét nhanh.
CHOP : hoạt động giữa hai kênh thay đổi liên tục ở tần số xấp xỉ 500 kHz
của kênh hiển thị. Thích hợp với việc theo dõi ở tần số quét chậm. Khi dùng
hoạt động ở cả hai kênh liên tục , bật công tắc HOLDOFF.
ADD : để đo các tổng đại số hoặc sự khác nhau giữa các tín hiệu ở CH1 và
CH2, tận dụng đựơc chức năng của công tắc CH2 PULL INV
Kích hoạt
Công tắc TRIGGER SOURCE
chọn nguồn kích hoạt bằng cách đặt công tắc:
CH1 : tín hiệu kênh CH1 trở thành công tắc nguồn ngay cả khi dã chọn mức
lệch đứng.
CH2 : Tín hiện kênh CH2 trở thành nguồn kích hoạt.
LINE : Tín hiệu dòng xoay chiều được sử dụng như nguồn kích hoạt
EXT : tín hiệu kích hoạt được lấy từ bộ kết nối EXT TRIG
Đầu vào EXT TRIG
Tín hiệu từ bộ kết nối EXT TRIG trở thành nguồn kích hoạt. Để sử dụng
đựoc chức năng này, đặt công tắc nguồn kích hoạt vào vị trí của EXT

Công tắc TRIGGER COUPLING.
Chọn mức kích hoạt.
AUTO : chế độ kích hoạt tự động, quét được phát ra ngay khi tín hiệu kích
hoạt tương ứng biến mất, tự động trở lại chế độ quét kích hoạt khi tín hiệu
kích hoạt tương ứng xuất hiện.
NORM : trong chế độ kích hoạt thường, quét chỉ được phát ra khi tín hiệu
kích hoạt tương ứng xuất hiện.
TV-V : Phạm vi dải tần kích hoạt là DC-1kHz.
TV-H : Phạm vi dải tần kích hoạt là 1kHz đến 100kHz.
Độ dốc và mức kích hoạt.
Chọn độ dốc kích hoạt:
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
“+” kích hoạt xảy ra khi tín hiện kích hoạt vượt qua mức kích hoạt theo
hướng dương , đẩy lên để được độ dốc +.
“-“ kích hoạt xảy ra khi tín hiệu kích hoạt vượt qua mức kích hoạt theo
hướng âm , đẩy lên để được độ dốc
NúmTRIG LEVEL dùng để hiển thị dạng sóng ổn định được đồng bộ và
thiết lập một điểm bắt đầu cho dạng sóng.
Khi núm này được xoay theo hướng kim đồng hồ, mức kích hoạt sẽ hướng
lên trên để hiển thị dạng sóng; khi nó quay theo hướng ngược chiều kim
đồng hồ, mức kích hoạt hướng xuống dưới.
Điều khiển HOLD OFF.
Tín hiệu với các chu kỳ lặp lại phức tạp, cản trở việc kích hoạt có thể được
kích hoạt một cách ổn định với sự điều chỉnh đơn giản của núm HOLD OFF.
Cơ sở thời gian
Công tắc MAIN, MIX AND DELAY
chọn quét mức chính, hỗn hợp hoặc trễ và cho công tắc X-Y.
MAIN TIME/DIV.
Đưa ra các nấc lựa chọn của tốc độ quét từ .2s/DIV tới .1μs/DIV ở nấc 1-2-
5.

POSITION ( chọn thang x10)
Để điều khiển vị trí theo phương ngang, chọn quét thang x 10 lần phóng đại
quét khi đưa vào và bình thường khi đẩy ra.
DELAY TIME/DIV
Chọn tốc độ quét dòng cho dòng trễ.
DELAY TIME POSITION
(Chỉ với PS-XX5)
Điều khiển thay đổi để định vị dạng sóng mong muốn để mở rộng.
VAR CONTROL
Đưa ra tốc độ quét biến thiên liên tục bằng hệ số 5
Chức năng khác.
COMP TEST.
Giắc đầu vào để kiểm tra chức năng thành phần(với PS-XX1/XX5)
CAL (Vp-p)
Thiết bị đầu cuối này thực hiện việc định cỡ chia độ điện áp của 2 Vp-p, xấp
xỉ 1kHz, xung vuông dương
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
GND
Thíêt bị đầu cuối GND là một thành phần chính của ôxilô.
Mặt sau(hình 4,5)
Đầu vào trục Z (với PS-XX5)
Đầu vào để điều biến cường độ tín hiệu bên ngoài.
Tín hiệu ra kênh CH2 (Y) (chỉ với PS-XX5)
Đưa vào tín hiệu kênh CH2 với một điện áp xấp xỉ 100mV trên 1DIV của
lưới ô. Khi kết thúc ở 50Ω, tín hiệu bị suy hao khoảng một nửa. Có thể sử
dụng được để đếm tần số .
Đầu vào bộ kết nối nguồn xoay chiều.
bộ kết nối đầu vào của nguồn xoay chiều của thiết bị. Kết nối dây nguồn
xoay chiều với bộ kết nối này.
Cầu chì và công tắc bộ chọn điện áp xoay chiều.

Để chọn điện áp xoay chiều của thiết bị bằng cách xếp thẳng hàng các điểm
đầu mũi tên của nó ở những vị trí tương ứng và cầu chì ở bên trong.
Đệm chốt
Đệm chốt để đặt ôxilô trên mặt sau, vận hành nó ở hướng trước.Cũng được
sử dụng để nối dây nguồn
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cảnh báo (những sự đề phòng an toàn)
Những cảnh báo dưới đây cần được chú ý để ngăn chặn hiện tượng điện
giật.
1. Khi ôxilô được sử dụng để đo các thiết bị có điện thế cao, luôn có một
mối nguy hiểm nhất định nào đó giật điện. Người sử dụng ôxilô trong
trường hợp này nên là một kỹ thuật viên điện tử có kinh nghiệm hoặc
được đào tạo để làm việc trong những trường hợp này.
2. Không được vận hành ôxilô khi k có vỏ bọc bên ngoài trừ khi bạn là
một kỹ thuật viên dịch vụ. Điện thế cao lên tới 1250V xuất hiện khi có
một thành phần đang hoạt động mà không có vỏ bên ngoài
3. Dây đất trong 3 dây của nguồn xoay chiều được đặt ở khung và vỏ
bọc của ôxilô đặt dưới đất. Chỉ sử dụng dây ra gồm 3 dây và ko được
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
thử bỏ qua kết nối với dây đất này hoặc ?, nếu làm thế có thể gây ra
mối nguy hiểm rất lớn về an toàn
Chú ý (đề phòng bảo vệ thiết bị)
Sự đề phòng dưới đây sẽ giúp tránh gây hư hỏng ôxilô
1. Không bao giờ được để một điểm nhỏ với độ sáng cao đứng nguyên
tại một vị trí trên màn hình trong quá vài giây. Màn hình có thể bị
cháy vĩnh viễn, điểm đó có thể xảy ra khi cài đặt ở chế độ hoạt động
X-Y và ko có tín hiệu đưa vào. Nên giảm cường độ sáng để vừa đủ
nhìn thấy, đưa tín hiệu vào, hoặc trở lại chế độ hoạt động quét bình
thường. Điều này cũng thích hợp khi sử dụng cường độ thấp với mức
kích hoạt AUTO và ko có tín hiệu cung cấp trong những khoảng thời

gian dài. Một vạch sáng có cường độ cao ở cùng một vị trí có thể gây
ra một vệt cháy vĩnh viễn trên màn.
2. Không được che lỗ thông hơi trên vỏ máy, điều này sẽ làm tăng nhiệt
độ bên trong.
3. Điện áp đưa vào quá mức có thể gây hư hại cho ôxilô. Mức lớn nhất
của đầu vào được cho như sau :
Đầu vào Điện áp vào lớn nhất cho phép.
Đầu vào CH1,CH2 400Vđỉnh (một chiều +đỉnh xoay chiều)
đầu vào EXT TRIG 300V đỉnh (một chiều +đỉnh xoay chiều)
Đầu vào que chia cáp
đo (x10)
600V đỉnh (một chiều +đỉnh xoay chiều)
Đầu vào điều biến Z 30V đỉnh (một chiều +đỉnh xoay chiều)
Không bao giờ áp dụng điện áp ngoài cho giắc cắm đầu ra ôxilô.
4. Luôn kết nối một dây cáp từ thiết bị đầu cuối nối đất của ôxilô tới vỏ
của thiết bị dưới sự kiểm tra. Thiếu sự thận trọng này, toàn bộ dòng
điện của thiết bị kiểm tra có thể bị kéo về qua đầu chip chia cáp đo
trong những tình huống nhất định. Những điều kiện như thế cũng có
thể gây ra những mối nguy hiểm về an toàn,trong khi cáp nối đất có
thể phòng tránh điều đó.
Một số lời khuyên khi sử dụng
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cho việc đạt được những hiệu quả tốt nhất
khi sử dụng ôxilô.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
1. Luôn sử dụng kẹp đất của bộ chia cáp đo để cho kết quả tốt nhất, gắn
với điểm nối đất của mạch gần với điểm đo. Không nên tin tưởng một
cách chủ quan vào một dây đất bên ngoài thay cho kẹp đất của bộ chia
cáp đo vì có thể sinh ra những tín hiệu không mong muốn
2. Tránh các điều kiện hoạt động sau:
a. Hướng ánh mặt trời.

b. Độ ẩm và nhiệt độ cao.
c. Chấn động cơ học
d. Tiếng ồn điện và từ trường mạnh, như gần các mô tô lớn, nguồn cung
cấp, máy biến áp…
3. Thỉnh thoảng kiểm tra việc xoay điểm sáng, hiệu chỉnh bộ chia cáp
đo, và việc chia độ chính xác của ôxilô.
4. Định giới hạn đầu ra của bộ phát tín hiệu cho đặc tính trở kháng của
nó để tối thiểu hóa quay vòng, đặc biệt nếu như tín hiệu có những
sườn vững như sóng vuông hoặc xung. Ví dụ, một kiểu đầu ra 50Ω
của bộ phát sóng vuông nên được giới hạn thành một trở kháng ngoài
50Ω và kết nối với ôxilô bằng cáp đồng trục 50Ω.
5. Việc điều khiển hiệu chỉnh chia cáp đo phù hợp với bộ chia cáp đo tới
đầu vào của ôxilô. Để được kết quả tốt nhất, sự hiệu chỉnh nên được
điều chỉnh từ đầu, sau đó, bộ chia cáp đo như thế sẽ luôn sử dụng
cùng kênh, Việc hiệu chỉnh chia cáp đo nên được điều chỉnh lại khi sử
dụng bộ chia cáp đo của ôxilô khác.
Chuẩn bị trước khi sử dụng
Kiểm tra phích chọn tuyến điện áp xoay chiều ở mặt sau ôxilô cắm đúng vị
trí trước khi nối dây nguồn với dây đầu ra dòng xoay chiều.
Đặt các công tắc và các phím điều khiển bảng điều khiển mặt trước như sau:
- POWER 30 ở vị trí OFF
- INTENSITY 31 ở vị trí giữa
- FOCUS 28 ở vị trí giữa
- VERT MODE ở vị trí CHA
- Biên độ VAR của CH1 và CH2 5, 11 ở CAL
- Vị trí của CH1 và CH2 25, 27 ở vị trí giữa
- AC-GND-DC 2, 14 ở GND
- VOLT/DIV 4, 10 ở thang 50mV/DIV
- TIME/DIV 15 ở thang 0.5mS/DIV
- Quét VAR 22 ở CAL

- COUPLING 24 ở vị trí AUTO
- SOURCE 23 ở vị trí CH1
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
- TRIG LEVEL 26 được đẩy tới mức ‘+’
- MAIN/MIX/DELAY (X-Y) 19 đặt ở vị trí MAIN (với PS-205)
- POSITION ở vị trí giữa.
Thủ tục khởi động ban đầu
1. Bật nguồn và chắc chắn rằng đèn led chỉ thị nguồn sáng
2. Điểm sáng xuất hiện trên màn hình, nếu ko thấy có bấm nút BEAM
FIND để định vị điểm sáng.
3. Điều chỉnh CH1 POS và HORIZONTAL POS để điểm sáng ở ngay
giữa màn hình. Điều chỉnh độ sáng của điểm bằng nút INTENSITY
và độ sắc nét của điểm bằng Focus.
4. Kết nối bộ chia cáp đo (ở độ chia 10:1) tới đầu vào của CH1 INPUT
và đưa tín hiệu 2Vp-p CALIBRATOR vào đầu vào của cáp đo.
5. Đặt công tắc AC-GND-DC ở trạng thái AC. Dạng sóng được vẽ trên
hình 6.
6. Vận hành kênh đơn với CH2 cũng có thể được thực hiện theo cách
tương tự.
Chế độ hoạt động hai kênh
Hai kênh bao gồm ALT (đặt VERT MODE ở vị trí DUALvà đẩy công tắc
HOLD OFFxuống) và CHOP (đặt VERT MODE ở vị trí DUAL và rút/kéo
công tắc HOLD OFF).
Ở mức ALT, quét hiển thị tín hiệu CH1 và quét tiếp theo hiển thị tín hiệu
CH2 theo thứ tự luân phiên xen kẽ. Mức này thường dùng để quan sát ở tần
số cao hoặc tín hiệu có tốc độ cao với thời gian quét là 1mS/DIVvà nhanh
hơn.
Ở chế độ CHOP, quét được chia ra và chuyển giữa hai kênh CH1 và CH2.
Quét được chia thường dùng để quan sát ở tần số thấp hoặc tín hiệu có tốc
độ thấp với thời gian quét là 1mS/DIV và chậm hơn.

Hoạt động ADD
Khi công tắc VERT MODE được đặt ở ADD, tổng đại số của CH1 + CH2
được hiển thị như một vạch tín hiệu.
Khi núm vị trí CH B được ấn ra (PULL INV), hiệu đại số của CH1 – CH2
được hiển thị.
Hoạt động X-Y
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Khi công tắc MAIN/MIX/DELAY được đặt ở vị trí X-Y, công tắc VERT
MODE đặt ở CH2 (X-Y) và công tắc kích hoạt nguồn ở vị trí CH1 (X-Y)
ôxilô hoạt động như một bộ chỉ báo X-Y với tín hiệu CH1 cho trục X và tín
hiệu CH2 cho trục Y. Chú ý rằng dải tần của trục X trở thành tín hiệu một
chiều ở tần số 1MHz (-3db). Khi tín hiệu ở tần số cao được hiển thị ở mức
hoạt động X-Y cần chú ý tới dải tần số và sự sai pha giữa trục X và Y.
Kích hoạt
Sự kích hoạt đúng là rất cần thiết cho việc vận hành ôxilô hiệu quả. Để đạt
được hiển thị ổn định là một vạch đơn hay vạch kép, người sử dụng ôxilô
phải quen thuộc với các chức năng và thủ tục kích hoạt.
1. Công tắc kích hoạt nguồn
Công tắc TRIGGER SOURCE chọn tín hiểu để sử dụng như bộ kích hoạt
xung.
CH1 : đặt công tắc SOURCE ở CH1. Tín hiệu ở CH1 trở thành nguồn kích
hoạt bất kể lựa chọn chế độ theo phương thẳng đứng.
CH2 : đặt công tắc SOURCE ở CH2. Tín hiệu kênh CH2 sẽ trở thành nguồn
kích hoạt bất kể lựa chọn chế độ theo phương thẳng đứng.
LINE : tín hiệu tần số được sử dụng như tín hiệu kích hoạt. Cách làm này
hiệu quả khi tín hiệu được đo có liên hệ với tần số dòng xoay chiều, đặc biệt
đối với việc đo tiếng ồn xoay chiều mức thấp của mạch audio, mạch
thyristor…vv
EXT : quét được kích hoạt với tín hiệu bên ngoài được đưa vào đầu vào thiết
bị đầu cuối kích hoạt ngoài.

Một tín hiệu ngoài mà có chu kì liên quan cụ thể với tín hiệu được đo sẽ
được sử dụng. Khi tín hiệu cần đo (tín hiệu vào theo phương dọc) không
được sử dụng như tín hiệu kích hoạt, dạng sóng hiển thị có thể độc lập với
tín hiệu đo.
ALT : Khi vạch kép ALT VERTICAL MODE được chọn, bố trí công tắc
nguồn ở CH1 và đặt CH1 vào vị trí VR.
2. Công tắc kích hoạt kép.
Công tắc này được sử dụng để chọn việc kết hợp tín hiệu kích hoạt với mạch
kích hoạt theo một cách phù hợpvới các đặc tính của tín hiệu được đo.
AUTO : Khi không có tín hiệu kích hoạt được đưa vào hoặc khi tần số của
tín hiệu kích hoạt lớn hơn 100 MHz, quét chạy chế độ tự do.
NORM : Khi không có tín hiệu kích hoạt được đưa vào, quét ở trạng thái sẵn
sàng và vạch sáng mờ. Được dùng chủ yếu cho việc quan sát tín hiệu ở tần
số 100Hz hoặc thấp hơn.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
TV-V : Phạm vi dải tần kích hoạt là DC ~ 1 KHz khi tín hiệu lớn hơn 1DIV.
TV-V : Phạm vi dải tần kích hoạt là 1KHz đến 100KHz khi tín hiệu lớn hơn
1DIV.
Điều này thuận tiện cho việc kiểm tra biên độ, dạng sóng hoặc việc đo chu
kỳ của dạng sóng và thậm chí cho phép đồng thời quan sát hai dạng sóng mà
ko có quan hệ với nhau ở tần số hoặc chu kỳ. Tuy nhiên, việc bố trí này ko
thik hợp với pha hoặc việc đo so sánh thời gian. Đối với phép đo này, cả các
vạch sáng cũng phải được kích hoạt bởi những tín hiệu đồng bộ giống nhau.
3. Điều khiển TRIG LEVEL
Phím điều khiển TRIG LEVEL điều chỉnh bắt đầu quét tới hầu hết các điểm
mong muốn trên dạng sóng. Với tín hiệu sóng hình sin, pha mà tại đó bắt
đầu quét là biến thiên. Chú ý rằng nếu phím điều chỉnh TRIG LEVEL được
quay tới dương hoặc âm vô cùng, ko có quét được tiến hành ở chế độ kích
hoạt thường vì ngưỡng kích hoạt vượt quá đỉnh biên độ của tín hiệu đồng
bộ.

4. Công tắc SLOP
Công tắc này lựa chọn sườn (cực tính) của tín hiệu kích hoạt.
Đặt công tắc xuống đặt ở trạng thái “+”, kích hoạt xảy ra khi tín hiệu kích
hoạt qua mức kích hoạt theo chiều tăng của tín hiệu (ví dụ chiều dương)
Ấn công tắc ra để đặt ở trạng thái “-“, kích hoạt xảy ra khi tín hiệu kích hoạt
giao với mức kích hoạt theo hướng giảm của tín hiệu (ví dụ hướng âm).
5.HOLD OFF
Điều khiển cho thời gian chậm lại giữa các tín hiệu quét để có được hiển thị
ổn định khi kích hoạt một tín hiệu ko theo chu kỳ. Điều khiển thời gian
chậm lại trong phạm vi từ 1 đến 5 lần thời gian cơ bản.
Hình 8 .1 chỉ ra một trường hợp núm HOLD OFF ở vị trí NORM. Các dạng
sóng khác nhau bị chồng lấn trên màn hình, làm cho việc quan sát tín hiệu
ko thành công.
Hình 8 .2 chỉ ra một trường hợp mà một phần tín hiệu ko mong muốn bị
chậm lại.
Những dạng sóng tương tự được hiển thị trên màn ko bị chồng lấn lên nhau.
Trong trường hợp như thế, quét có thể được đồng bộ ổn định để dạng sóng
tín hiệu được đo bằng cách điều chỉnh thời gian HOLD OFF (thời gian dừng
quét) của dạng sóng quét.
Chu kỳ cơ bản
1. Điều khiển quét TIME/DIV
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Đặt điều khiển quét ở TIME/DIV để hiển thị số lượng mong muốn của chu
kỳ dạng sóng. Nếu có quá nhiều chu kì được hiển thị do phân giải tốt.
chuyển sang mức thời gian quét nhanh hơn. Nếu chỉ một dòng đuợc hiển thị,
cố gắng mức thời gian quét chậm hơn. Khi thời gian quét nhanh hơn dạng
sóng quan sát được, chỉ một phần của nó được hiển thị mà có thể xuất hiện
một vạch thẳng cho sóng vuông hoặc dạng sóng xung.
2. Khuếch đại quét.
Khi cần một ví tri nhất định của dạng sóng hiển thị mở rộng theo thời gian,

có thể sử dụng tốc độ quét nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu phần yêu cầu xa so
với điểm bắt đầu của quét, phần yêu cầu có thể trở lại trên màn hình ống tia
điện tử. Trong trường hợp này, ấn (đặt ở thang x10 MAG) núm công tắc
POSITION ra. Khi điều này được thực hiện, dạng sóng được hiển thị được
nhân lên 10 lần về bên phải hoặc trái trung tâm của màn hình tại sự mở rộng
trung tâm.
Thời gian quét trong suốt quá trình khuếch đại hoạt đông như sau :
(giá trị được chỉ ra bởi công tắc TIME/DIV) x1/10. Vì vậy, tốc độ quét ko
được phóng đại lớn nhất (0.1 μs/DIV) có thể nhanh hơn với sự khuếch đại
như sau:
0.1 μs/DIV x1/10 = 10ns/DIV.
Khi khuếch đại quét và tốc độ quét nhanh hơn 0,1 μs/DIV, vạch sáng có thể
tối đi.
4.Công tắc MAIN/MIX/DELAY.
Khi xoay công tắc về vị trí MAIN, dạng sóng hiển thị trên màn chỉ là quét
chính
Khi xoay công tắc về vị trí MIX, dạng sóng hiển thị trên màn được chỉ ra ở
hình 10
Khoảng A là quét chính được đặt bởi MAIN TIMEBASE. Khoảng B là quét
trễ khi đặt bởi DELAY TIMEBASE. Điểm chung C tiếp tục thay đổi bằng
công tắc DELAY TIME POSITION (20).
Khi chuyển công tắc về vị trí DELAY, phần A ở hình 10 biến mất, điểm C
thay thế vị trí của điểm bắt đầu. và B ở hình 10 chỉ hiển thị ở trên màn hình.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Chú ý : chu kỳ quét DELAY phải nhanh hơn chu kỳ quét MAIN và ko vượt
quá 10 lần.
Hoạt động X-Y
Hoạt động X-Y cho phép ôxilô có thể thực hiện được nhiều phép đo
mà không thể thực hiện được với chế độ hoạt động quét theo quy ước. Hiển
thị ống tia điện tử CRT trở thành một mạch điện tử có hai điện áp tức thời.

Sự hiển thị có thể là sự so sánh trực tiếp giữa hai điện áp như hiển thị chỉ
báo stereo của tín hiệu đầu ra stereo. Tuy nhiên, mức X-Y có thể đuợc sử
dụng để vẽ hầu hết bất kì một đặc điểm động nào nếu như dùng một bộ
chuyển đổi để thay đổi thông số ( tần số, nhiệt độ, vận tốc…vvv) thành điện
áp. Một ứng dụng phổ biến là phép đo đáp ứng tần số, khi mà trục Y tương
đương với biên độ của tín hiệu và trục X tương đương với tần số.
1. Bấm công tắc X-Y. Trong mức này, kênh 1 trở thành đầu vào
trục X còn kênh 2 trở thành đầu vào trục Y. Tất cả các công tắc
VERTICAL MODE không bị bó buộc trong hoạt đông X-Y.
2. Vị trí của X và Y được điều chỉnh bằng cách sử dụng lần lượt
phím điều khiển X POSition và kênh 2 POSition
3. Điều chỉnh lượng làm lệch dọc (trục Y) bằng phím điều khiển
CH2 VOTLS/DIV và VARIABLE.
4. Điều chỉnh lượng làm lệch ngang (trục X) bằng phím điều
khiển CH1VOLTS/DIV và VARIABLE.
Kiểm tra linh kiện
1. Nhấn nút COMP TEST đề ôxilô ở chế độ hoạt động kiểm tra
linh kiện.
2. Không kết nối CH1 và CH2 với đầu vào ôxilô.
3. Thêm điôt hoặc điôt zenner, đèn LED, tụ điện… giữa ổ cắm
COMP TEST với đất.
4. Kiểm tra lại rằng dạng sóng được hiển thị giống với những
dạng kiểm tra trong hình 11.
5. Khi kết thúc kiểm tra linh kiện, ấn COMP TEST để ra khỏi vị
trí. Điều này dừng hoạt động chế độ kiểm tra linh kiện.
ỨNG DỤNG
Đo hiệu điện thế một chiều
( theo hình 12)
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Kỹ thuật sau đây có thể được sử dụng để đo mức một chiều tức thời tại bất

cứ vị trí nào của dạng sóng hoặc đo điện áp một chiều ở những nơi có hiện
dạng sóng.
1. Kết nối tín hiệu được đo với giắc cắm đầu vào và đặt công tắc
CH1/CH2 ở đúng kênh sử dụng. Đặt VOLTS/DIV và phím điều khiển
quét TIME/DIV để thu được dạng sóng hiển thị cần đo thông thường.
Phím điều khiển VARIABLE phải được đặt ở CAL.
2. Đặt COUPLE ở mức AUTO và công tắc AC-GND-DC ở GND. Điều
này khiến cho vạch sáng rõ ràng ở mức điện áp 0V. Sử dụng phím
điều khiển POSition, điều chỉnh vạch sáng tới mức vị trí mong muốn,
chắc chắn không thay đổi cài đặt này khi đã đặt xong.
3. Đặt công tắc AC-GND-DC ở DC để quan sát được dạng sóng bao
gồm cả các thành phần một chiều của nó. Nếu như một mức vị trí
không thích hợp được chọn ở bước 2 hoặc việc cài đặt VOLTS/DIV
không thích hợp được thực hiện, dạng sóng có thể ko hiển thị điểm
này (lệch hoàn toàn khỏi màn). Điều này đặc biệt đúng khi các thành
phần một chiều lớn so với biên độ của dạng sóng. Nếu không, đặt lại
phím điều khiển VOLTS/DIV và lặp lại các bước 2, 3 cho đến khi
dạng sóng và gốc toạ độ hiện cả trên màn.
4. Sử dụng phím điều khiển X POSition để mang một phần của dạng
sóng được đo tới trung tâm của vạch chia độ dọc của lưới ô chia độ.
5. Đo khoảng cách dọc từ điểm không mức quy chiếu tới điểm được đo
ít nhất là 3 vạch mong muốn cho độ chính xác tốt nhất. Mức quy
chiếu có thể được kiểm tra lại bởi việc gạt công tắc AC-GND-DC
sang GND
6. Nhân các khoảng cách được đo lên bằng cài đặt VOLTS/DIV cũng
như hệ số suy hao của bộ chia cáp đo. Mức điện áp trên mức quy
chiếu là dương và mức điện áp thấp hơn là âm.
Việc đo được tổng kết bởi kết quả như sau :
Mức một chiều + vert div x VOLTS/DIV x probe
Trong ví dụ ở hình 12, điểm được đo ở độ chia 3,8 so với mức quy chiếu

(đất). Nếu núm điều chỉnh VOLTS/DIV được đặt ở mức 0.2 V và cáp chia
độ tỷ lệ 10:1 được ứng dụng thì mức điện áp một chiều được tính như sau :
mức một chiều =3,8(div) x 0,2 (V/div)x 10 = 7,6 V
Đo điện áp giữa hai điểm của dạng sóng.
(theo hình 13)
Thủ tục này dùng để đo điện áp đỉnh-đỉnh hoặc để đo những điện áp khác
nhau giữa hai điểm bất kỳ của dạng sóng.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
1. Kết nối tín hiệu được đo tới bộ kết nối đầu vào, đặt công tắc
CH1/CH2 ở kênh được dùng, và đặt công tắc AC-GND-DC ở AC. Bố
trí VOLTS/DIV và điều khiển quét TIME/DIV để thu được hiển thị
thông thường của dạng sóng cần đo. Núm điều chỉnh VARIABLE
phải được đặt ở CAL.
2. Sử dụng POSition điều chỉnh vị trí dạng sóng như là một trong hai
điểm rơi trong một hàng chia độ ngang.
3. Sử dụng phím X POSition điều chỉnh điểm thứ hai trùng với hàng
chia độ dọc trung tâm.
4. Đo khoảng cách dọc giữa hai đỉnh (ít nhất là 3 độ chia mong muốn
cho độ chính xác tốt nhất). Nhân số ô chia lên bằng cách đặt điều
chỉnh VOLTS/DIV. Nếu sử dụng bộ chia cáp đo, có thể nhân lên lớn
hơn bởi tỷ số suy hao của nó.
Phép đo được tổng kết bởi công thức sau đây:
Điện áp = vert div x VOLTS/DIV x probe.
Ví dụ ở hình 13, hai điểm được tách ra bởi một khoảng cách là 4,4 ô theo
chiều dọc. Nếu như VOLTS/DIV đặt là 20 mV và bộ chia cáp đo sử dụng tỷ
lệ 10 :1, điện áp được tính như sau :
Điện áp = 4,4(div) x 20 (mV/div) x 10 = 880mV.
Đo thời gian
(theo hình 14)
Đây là thủ tục để thực hiện đo thời gian (chu kỳ) giữa hai điểm của dạng

sóng. Hai điểm này có thể là điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một chu kỳ
hoàn chỉnh mong muốn
1. Kết nối tín hiệu được đo tới bộ kết nối đầu vào, đặt công tắc CH1/CH2 ở
kênh được dùng, và đặt công tắc AC-GND-DC ở AC. Bố trí VOLTS/DIV và
điều khiển quét TIME/DIV để thu được hiển thị thông thường của dạng sóng
cần đo. Chắc chắn rằng phím VAR SWEEP được đặt ở CAL.
2. Sử dụng phím POSITION đặt một trong những điểm được sử dụng như là
điểm quy chiếu với vạch trung tâm ngang. Sử dụng phím X POSition để đặt
điểm này ở vị trí giao nhau của đường toạ độ dọc.
3. Đo khoảng cách ngang giữa hai điểm (ít nhất là 4 độ chia cho độc chính
xác tốt nhất). Nhân nó lên bằng cách điều khiểnquét TIME/DIV để thu được
thời gian giữa hai điểm. Nếu dùng khuếch đại 10 lần thì sẽ nhân lên nhiều
bởi tỷ số 1/10
Phép đo được tổng kết bằng công thức như sau:
Thời gian = hor div x TIME/DIV (x 1/10 nếu dùng thang X10)
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Ví dụ ở hình 14, khoảng cách ở hoành độ giữa hai điểm là 5.4 ô. Nếu thang
đo TIME/DIV là 0,2 ms và không dùng khuếch đại X10 thì chu kỳ thời gian
được tính như sau :
Chu kỳ = 5,4 (div) x 0.2 (ms/div) = 1.08 ms.
Đo tần số
Phương pháp 1
(Theo hình 15)
Việc đo tần số được thực hiện bằng cách đo chu kỳ thời gian của dạng sóng
và tính tần số, bằng nghịch đảo của chu kỳ thời gian.
1. đặt ôxilô để hiển thị một chu kỳ của dạng sóng. (hình 15)
2 Đo chu kỳ thời gian và tính toán tần số như sau :
F = 1/T
Trong ví dụ ở hình 15, một chu kỳ quan sát được là 40μs, thay vào công
thức trên, tần số được tính như sau :

F = 1/( 40 x 16 ^ -6) = 2.5 x 14^4 = 25 kHz
Phương pháp 2.
(theo hình 16)
Trong khi cách trên dựa trên phép đo chu kỳ trực tiếp, tần số còn có thể đuợc
đo bằng cách đếm số vòng hiện ra trong một khoảng thời gian cho trước.
1. Bố trí ôxilô ở vị trí hiển thị một vài chu kỳ dạng sóng. Phím VAR
SWEEP phải được để ở vị trí CAL.
2. Tính toán số lượng vòng của dạng sóng giữa trục dọc được chọn.
(xem hình 16)
3. Nhân số độ chia ngang lên bởi cài đặt quét TIME/DIV để tính toán
khoảng thời gian. Nhân nghịch đảo của giá trị này với số vòng xuất
hiện trong khoảng thời gian đó. Nếy dùng thang KĐ x10, nhân tiếp
giá trị đó lên 10. Chú ý rằng lỗi có thể xảy ra khi hiển thị chỉ có một
vài vòng
Việc đo được tổng kết bởi công thức sau :
F = số lượng vòng ( x10 cho thang X10 ) / hor div x TIME/DIV
Với ví dụ ở hình 16, có 10 vòng ứng với 7 ô. Nếu thang TIME/DIV là 5μs
và không dùng thang X10 thì tần số được tính như sau :
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
F = 10(vòng) / 7div x 5μs = 285.7 kHz
Đo độ rộng xung.
Theo hình 17.
1. Đưa tín hiệu xung vào giắc đầu vào. đặt công tắc CH1/CH2 ở hai
kênh được dùng
2. Sử dụng các núm VOLTS/DIV và VARIABLE để điều chỉnh hiển thị
sao cho dạng sóng dễ quan sát. Dùng núm POSition để định vị xung
qua trục ngang trung tâm.
3. Đo khoảng cách giữa sườn trước và sườn sau của xung (dọc theo trục
hoành). Chắc chắn rằng núm điều chỉnh VAR SWEEP đặt ở vị trí
CAL. Một số lượng lớn ô chia độ bởi điều khiển dòng TIME/DIV, và

nếu sử dụng thang khuếch đại X10 thì nhiều giá trị hơn sẽ được hiển
thị bằng 1/10.
Việc đo được tổng kết như sau :
Độ rộng xung = hor div x TIME/DIV. (x10 nếu dùng thang X10)
Với ví dụ được chỉ ra ở hình 17, độ rộng xung ở giưã là 4,6 vạch. Nếu
TIME/DIV là 0.2 ms và khuếch đại X10 được dùng. Thì độ rộng xung được
tính như sau :
Độ rộng = 4.6 (div) x 0.2 (ms/div) x 1/10 = 0.92 ms hoặc 92 μs.
Đo thời gian tăng và giảm của xung.
(theo hình 18)
Trong việc đo thời gian tăng, giảm, khoảng 10% và 90% biên độ đỉnh được sử dụng như
điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
1. Đưa tín hiệu vào giắc cắm đầu vào và đặt công tắc CH1/CH2 ở hai kênh được sử
dụng. Dùng thang VOLTS/DIV và núm VARIABLE để điều chỉnh chiều cao đỉnh
đến đỉnh của dạng sóng vào khoảng 6 ô chia độ
2. Sử dụng phím POSITION điều chỉnh hiển thị sao cho dạng sóng ở trung tâm so
với trục tung . Đặt điều khiển dòng TIME/DIV để sắp đặt nhanh đến mức có thể
trong khi vẫn có thể quan sát được cả hai điểm 10% và 90%. Đặt điều khiển VAR
SWEEP ở vị trí CAL.
3. Sử dụng phím POSITION X để điều chỉnh điểm 10% đồng dạng với trục tung và
đo khoảng cách trên trục hoành giữa điểm 10% và 90% của dạng sóng. Khuếch
đại bằng cách bố trí phím điều khiển dòng TIMẺ/DIV và cũng khoảng 1/10 nếu
sử dụng mức khuếch đại X10.
Chú ý :
Chắc chắn rằng chỉ dùng những dải 10% và 90%. Với việc đo như vậy 0, 10 ,90 và 100%
điểm được hiển thị trên màn hình ống tia điện tử.
Việc đo được tổng kết như sau :
Thời gian tăng = hor div x TIME/DIV (x 1/10 nếu dùng thang X10)
Với ví dụ được chỉ ra ở hình 18, khoảng cách trên trục hoành là 4,0 ô. Thang TIME/DIV
đặt ở 2μs. Thời gian tăng được tính toán như sau :

Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Rise time = 4.0 (div) x 2 (μs/div) = 8μs.
Đo sự khác biệt thời gian
(theo hình 19)
Thủ tục này thông dụng trong việc đo sự khác biệt thời gian giữa các tín hiệu mà được
đồng bộ với những tín hiệu khác nhưng lệch về thời gian.
1. đưa hai tín hiệu tới đầu vào Ch1 và Ch2 và chọn mức hiển thị hai vạch (mức
CHOP hoặc ALT). CHOP thường được chọn đối với các tín hiệu có tần số thấp và
ALT đối với tín hiệu có tần số cao.
2. Chọn tín hiệu nhanh hơn bằng kích hoạt SOURCE và sử dụng VOLTS/DIV và
TIME/DIV để quan sát được sự hiển thị một cách dễ dàng.
3. Sử dụng điều khiển POSITION để chồng cả hai dạng sóng lên nhau để cắt phần
trung tâm của trục hoành được chỉ ra trên hình 19. Sử dụng POSITION X để bố
trí tín hiệu trùng với vạch dọc.
4. Đo khoảng cách hoành độ giữa hai tín hiệu và khuếch đại khoảng cách này bằng
TIME/DIV. Nếu dùng thang X10, khuếch đại lại với tỷ số 1/10.
Việc đo được tổng kết như sau :
Time= hor div x TIME/DIV (x1/10 nếu dùng thang X10)
Với ví dụ được chỉ ra ở hình 19. hoành độ được đo là 4,4 ô. Nếy TIME.DIV là 0.2 ms và
không dùng thang X10 thì sự khác biệt về thời gian được tính như sau :
Time= 4.4 (div) x 0.2 (ms/div) = 0.88 ms hoặc 880μs
Đo sự sai khác pha.
(theo hình 20).
Thủ tục này thông dụng trong việc đo sai pha giữa các tín hiệu ở cùng tần số.
1. Đưa hai tín hiệu tới đầu vào hai kênh CH1 và CH2 , lựa chọn mức hiển thị hai
vạch (ALT hoặc CHOP).
2. Bố trí kích hoạt SOURCE với tín hiệu có pha chủ đạo. (hoặc tới LINE nếu thiết bị
là vạch hoạt động điện áp.) và sử dụng VOLTS/DIV để điều chỉnh hai dạng sóng
để chúng bằng nhau về biên độ.
3. Sử dụng POSITION để định vị dạng sóng ở trung tâm của trục tung trên màn. Sử

dụng TIME/DIV và VAR SWEEP để điều chỉnh hiển thị một vòng của tín hiệu
chiếm khoảng 8 ô hoành độ.(hình 20). TRIGGER LEVEL và POSITION X cũng
được dùng để hoàn tất quá trình hiển thị này. Việc hiển thị được chỉ ra trên hình
20 nơi mà một ô bằng 45˚ trong pha.
4. Việc đo hoành độ giữa các điểm tương ứng trên hai dạng sóng. Đa khoảng cách
thời gian 45˚ trên một ô để quan sát được sự sai pha.
Việc đo được tổng kết lại như sau:
Sai pha = Hor div x 45˚/div
Đối với ví dụ được chỉ ra trên hình 20, khoảng cách ngay là 1,7 ô. Vì vậy, sự sai pha
được tính như sau :
Sai pha = 1,7 x 45˚/div = 76.5˚
Thủ tục phía trên cho phép 45˚/div mà không thể đưa ra được độ chính xác mong
muốn đối với sự khác pha nhỏ.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
Nếu yêu cầu độ chính xác lớn hơn, việc đặt ở TIME/DIV có thể bị thay dổi để mở
rộng việc hiển thị được chỉ ra trên hình 21, nhưng không được đụng đến VAR
SWEEP. Nếu cần thiết, TRIG LEVEL có thể được điều chỉnh lại. Đối với loại hoạt
động này, mối liên hệ giữa một ô và 45˚ không được giữ dài hơn. Để thay thế cho
điều đó, sử dụng công thức sau đây:
Sai pha = hoành độ x 45˚/div x A/B
Trong đó :
A= TIME/DIV mới được bố trí
B= TIME/DIV ban đầu
Một cách đơn giản để quan sát được độ chính xác nhanh hơn là sử dụng thang X10 cho
một vạch chia độ của 4.5˚/div.
Ứng dụng mức hoạt động của X-Y
Đo pha
Việc đo pha bằng hai vạch sáng đã được mô tả trước đó. Cách đo pha thứ hai yêu cầu sự
tính toán dựa trên mẫu Lissajous thu được khi sử dụng hoạt động X-Y. Sự không chính
xác vì khuếch đại không tuyến tính cũng được hiển thị.

Một tín hiệu sóng hình sin được đưa vào mạch audio để kiểm tra. Một sóng sin tương tự
cũng được đưa vào đầu vào đứng của ôxilô. Số lượng sai pha giữa hai tín hiệu có thể
được tính toán từ kết quả của dạng sóng.
1. Sử dụng một bộ phát audio với một tín hiệu hình sin nguyên bản, đưa một sóng
hình sin vào kiểm tra tín hiệu ở tần số kiểm tra mong muốn để mạng audio được
kiểm tra.
2. Đặt tín hiệu ở đầu ra của bộ phát ở mức hoạt động bình thường của mạch đang
được kiểm tra. Nếu mong muốn, đầu ra của mạch điện có thể được theo dõi đầu
tiên trên ôxilô với dòng quét trung bình. Nếu mạch kiểm tra được tăng tốc, sóng
sin hiển thị trên ôxilô bị ghim lại và mức tín hiệu bị giảm đi.
3. Kết nối kênh 2 tới đầu vào và kênh 1 tới đầu ra của mạch kiểm tra và hai hệ số
khuếch đại điều khiển chính xác cùng một biên độ dạng sóng hiển thị trong việc
hoạt động dòng.
4. Chọn mức hoạt động X-Y bằng cách bấm công tắc X-Y.
5. Điều này là cần thíêt , nhắc lại bước số 3, điều chỉnh lại kênh 1 và chỉnh 2 hệ số
khuếch đại để có kích cỡ quan sát thik hợp. Một vài kết quả được chỉ ra ở hình 22.
Nếu 2 tín hiệu trong cùng một pha, vạch của ôxilô là một đường chéo thẳng. Nếu hệ
số khuếch đại dòng và mành được điều chỉnh thích hợp, dòng này ở góc 45˚. Một sự
dịch pha 90˚ đưa ra một vòng tròn chuẩn trên ôxilô. Dịch pha ít hơn 90˚ sẽ tạo ra một
vòng elíp. Số lượng dịch pha có thể được tính từ các vạch ở ôxilô như chỉ ra ở hình
23.
Đo đáp ứng tần số.
Theo hình 24.
Một bộ phát quét dòng và mức X-Y của ôxilô này có thể được sử dụng để đo tín hiệu
audio hoặc đáp ứng tần số của thiết bị chủ động hay thụ động tới 20 MHz, như khuếch
đại, bộ lọc thông dải, mạng kết hợp, vv.
Vũ Văn Sơn-DT9-K52
1. Kết nối tín hiệu audio hoặc đáp ứng tần số ở đầu ra của bộ phát quét dòng tới đầu
vào của mạch dưới sự kiểm tra và đầu ra của mạch kiểm tra tới kênh 2 (trục tung)
của ôxilô. Một bộ chia cáp đo giải điều chế sẽ đưa ra một “sách giáo khoa” hiển

thị đáp ứng tần số như chỉ ra ở hình 24, nhưng một bộ chia cáp đo chuẩn có thể
được sử dụng sẽ thu được kết quả là một hình bao.
2. Kết nối với độ dốc của điện áp quét ở bộ phát quét dòng tới kênh 1 đầu vào cảu
ôxilô.
3. Đặt công tắc X-Y tới vị trí của X-Y (được ăn khớp) và điều chỉnh kênh 1 và 2 để
xem được kích thước thik hợp.
BẢO DƯỠNG
Cảnh báo
Những lời chỉ dẫn sau đây là có ích bởi các điều kiện đối với người sử dụng dịch vụ. Để
tránh được điện giật, không được vận hành bất cứ một thiết bị bảo dưỡng nào để chặn sự
hoạt động trừ khi bạn có đủ điều kiện để làm việc đó.
Điện áp cao lên tới 1250V được đưa ra khi vỏ được bỏ ra và các thiết bị vẫn đang hoạt
động. Hãy nhớ rằng, điện thế cao có thể được giữ lại vô hạn định trong điện áp cao của tụ
điện. Cũng nên nhớ rằng dòng điện áp xoay chiều xuất hiện trên đường điện áp ở đầu vào
của mạch bất cứ khi nào các thiết bị được kết nối với đầu ra xoay chiều, thậm chí nếu bị
tắt đi. Không cắm ôxilô và để tụ điện phóng hết điện áp cao trước khi tiến hành bảo
dưỡng.
Thay thế cầu chì
Nếu cầu chì bị nổ, đèn báo hiệu sẽ tắt và ôxilô ko hoạt động.Cầu chì ko nên được mở
thường xuyên trừ phi có một vấn đề phát sinh trong thiết bị. Cố gắng xác định đúng
nguyên nhân gây nổ cầu chì, sau đó chỉ thay thế bằng giá trị cầu chì đúng. Đối với điện
áp hoạt động là 115V sử dụng cầu chì có điện áp là 250V và cường độ dòng điện là
800mA. Đối với điện áp hoạt động là 230V, sử dụng cầu chì 250V với cường độ là
600mA. Cầu chì được cố định ở phía sau bảng mạch. Chắc chắn rằng cầu chì được lắp
đặt để điện áp đúng có thể hoạt động ( xem phần Lựa chọn điện áp).
Lựa chọn điện áp
Để lựa chọn được điện áp mong muốn, một cách đơn giản là thêm cầu chì và cầu chì ổn
định để điện áp xấp xỉ ở đỉnh. (được chỉ tới bởi một mũi tên). Chắc chắn việc sử dụng
đúng đặc tính giá trị của cầu chì.(xem nhãn hiệu đằng sau bản mạch)
Điều chỉnh chu kì

Việc điều chỉnh bằng tua vít chỉ cần thiết để kỉêm tra và điều chỉnh định kỳ. Việc hiệu
chỉnh que chia cáp đo và điều chỉnh quay vạch sáng bao gồm trong phạm trù này. Các
bứơc được đưa ra bên dưới.
Hiệu chỉnh que dò

×