Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi cuoi ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.02 KB, 4 trang )

HỌ VÀ TÊN HS:……………… …………… LỚP 5…
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2009- 2010
MÔN: TI ẾNG VI ỆT - Lớp 5
Giám thị Giám khảo Điểm đọc Điểm viết TB Tiếng Việt Nhận xét của giáo viên
A/Đọc hiểu – Đọc thành tiếng
I.Đọc- hiểu: Đọc thầm bài trong thời gian 10 phút
Ai giỏi nhất?
Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng
ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một
cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.
Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết
nhất thì thắng cuộc.
Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một
hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.
Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:
-Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất !
Sóc không chịu. Cậu ta kêu:
-Tôi vẫn còn !
Gõ Kiên hỏi:
-Còn mà túi lại rỗng không thế này?
Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào
hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn:
-Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy !
Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.
Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.
Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.
Theo Phong Thu
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
a. Hai b. Ba c. Bốn d. Năm
2. Chuyện gì đã xảy ra trong rừng?


a. Thi nấu ăn. b. Thi xem ai trồng cây giỏi nhất.
c. Thi xem ai khỏe mạnh nhất. d. Thi xem ai giỏi nhất.
3. Đề thi là gì?
a. Ai ăn hết trước thì thắng cuộc. b. Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc
c. Ai ăn nhiều ngày nhất thì thắng cuộc d. Cả b và c đều đúng.
4. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
a. Lời nói b. Hành động
c. Cả lời nói và hành động d. Cả a, b, c đều sai.
5. Nội dung bài này là gì?
a. Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
b. Khen ngợi Sóc thông minh, nhanh trí.
c. Ca ngợi cuộc thi công bằng, khách quan.
d. Ca ngợi Nhím biết tiết kiệm.
6. Qua bài này ta học được điều gì?
a. Phải chứng tỏ cho mọi người thấy là mình giỏi nhất.
b. Phải biết tiết kiệm;
c. Phải biết lo xa và chăm chỉ làm việc;
d. Ý b, c đúng.
7. Các từ : cô, cậu, tôi ở trong bài được dùng để:
a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai
8. Xác định thành phần câu sau bằng một gạch chéo và ghi tên thành phần câu bên
dưới.
Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí.
9. Nghĩa của từ nhanh trí là:
a. Làm mọi việc xong sớm. b. Ăn mau hết.
c. Suy nghĩ, xử lý một việc không mất nhiều thời gian nhưng lại đem lại kết
quả tốt nhất.
d. Cả a, b đều đúng.
10. Câu “ Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.”
là câu:

a. Câu đơn có nhiều vị ngữ. b. Câu ghép.
c. Câu đơn có nhiều chủ ngữ. d. Cả a, b, c đều sai.
II. Đọc thành tiếng toàn bài trong 2 phút. (5 điểm)
B/Phần viết:
I.Chính tả: bài viết học sinh viết vào giấy ô li (8 điểm).
Luyện tập: Điền vào chỗ trống (2đ)
a/ r, d, hoặc gi: ….ịu dàng ; .…ả rích ; ….ữ gìn ; .…ạo nhạc.
b/ Dấu hỏi hay dấu ngã:
hoang tương ; sợ hai ; lơ lưng ; quang đường ; đinh đạc
II.Tập làm văn: Tả một người bạn thân của em. (10 điểm)
Chính tả:
1.Bài viết: Từ khó: chuyển huyền ảo ; tràn lan ; bổng bềnh ; loãng
Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh
Một ngày mới bắt đầu.
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền
ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh
sáng đã tràn lan khắp không gian trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến
chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ
từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng nở hoa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn
từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp
phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng
chậm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
II.Tập làm văn: Tả một người bạn thân của em. (10 điểm)

Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá cho điểm môn TV kì 2
1. Chính tả (Viết chính tả 8 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (8đ)
Sai 2 lỗi trừ 1 điểm (viết thiếu chữ, sai lỗi phụ âm đầu, vần, dấu thanh,không
viết hoa đúng quy định). Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu

chữ, trình bày không đúng thể thức đoạn văn, bôi xóa bẩn: trừ 1đ toàn bài.
Bài tập (2đ)
Điền đúng mỗi vần đạt 0.25đ
2.Tập làm văn( 10 điểm)
Học sinh viết thành đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng đúng thể loại tả người
có đầy đủ 3 phần. Bài viết dùng từ chính xác, có hình ảnh, sinh động, thể hiện tốt
sự quan sát của học sinh về những nét tiêu biểu của hình dáng và tính tình của
người đươc tả. Dựa theo dàn bài gợi ý và thang điểm như sau:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả. (1.5đ)
- Thân bài: Tả bao quát (3.5đ), tả chi tiết (3.5đ)
- Kết bài: Tình cảm của em đối với người được tả (1.5đ).
3.Tiếng Việt đọc
* Đọc hiểu: đúng mỗi câu, đạt (0.5đ):
* Đọc thành tiếng (5đ)
Đọc đúng to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng quy định (4đ).
Đọc thể hiện diễn cảm (1đ).
Phát âm sai 3 tiếng trừ 1đ. Tùy theo học sinh đọc mà cho điểm thật công
bằng và chính xác.
MÔN TOÁN
Phần I (3đ): đúng mỗi bài được 0,5 đ
Phần II(7đ):
Bài 4: (1 đ) - Lời giải đúng 0,5 đ ; - Đặt tính đúng 0,5 đ
-Tính đúng 0,5 đ ; - Ghi đáp số đúng 0,5 đ
Bài 5: - Mỗi lời giải đúng 0,25 đ ;
- Phép tính thứ nhất 0,5 đ, phép tính thứ hai 0,75 đ
-Không ghi đáp số hoặc đáp số sai trừ 0,25 đ
(Bài tóan giải: Lời giải và đặt tính sai, kết quả đúng không tính điểm)
ĐÁP ÁN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×