Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

các tật khúc xạ của mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

BÀI SƯU TẦM
Môn: Vật Lí
Chuyên đề: Các tật khúc xạ của mắt
và cách khắc phục
Nhóm 1 - Lớp 11 Pháp 2
Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Châu Linh
Đặng Hoàng Khánh Linh
Phạm Linh Ngọc
Bùi Quý Sơn
Hoàng Phương Thảo
Huỳnh Phương Thảo
Nguyễn Diệu Thuỳ
Nguyễn Hà Trang (A)
1
MỤC LỤC
Cận thị………………………………………………… 3
Viễn thị………………………………………………….
17
Lão thị………………………………………………… 22
Mở rộng………………………………………………… 26
2
I. CẬN THỊ
A. Trọng tâm
1. Biểu hiện
- Chỉ nhìn rõ được các vật đặt trước mắt và cách mắt một khoảng không lớn, các
vật khác nằm ở xa hơn thì nhìn thấy mờ.
- Các chức năng khác của mắt cũng suy giảm sớm; mắt thích nghi trong tối rất kém.
2. Nguyên nhân
a. Bẩm sinh
- Trẻ sinh ra thiếu trọng lượng cơ thể


- Trẻ sinh thiếu tháng
- Di truyền từ bố mẹ
b. Do quá trình sinh hoạt
- Thời gian ngủ ít khiến mắt không được nghỉ ngơi, phải điều tiết nhiều.
- Môi trường nhìn gần khi làm việc, nhìn màn hình máy vi tính lâu hoặc tiếp xúc
ánh sáng mạnh của kính hiển vi điện tử, thiết bị chụp ảnh, laser, , sự căng thẳng
cảm xúc và mắt bị làm việc quá sức.
Chỉ một biến đổi nhỏ trong cấu trúc mắt cũng có thể gây ra tật khúc xạ, cho nên
người ta chưa khẳng định một yếu tố đơn lẻ nào có thể làm cho mắt bị cận thị.
* Cận thị thông thường có một số dạng: cận thị sinh lí, cận thị bệnh lí, cận thị do mắc
phải. Trong đó, khá phổ biến là cận thị sinh lí: có thể là cận thị khúc xạ (do giác mạc và
thuỷ tinh thể quá cong), hay cận thị trục (do nhãn cầu quá dài).
3. Đặc điểm
- Điểm
C
C
rất gần mắt
- Điểm
V
C
cách mắt 1 khoảng không lớn (cỡ 2m trở lại)
- Độ tụ của thuỷ tinh thể lớn hơn mắt bình thường (
D
lớn

f
nhỏ)
3
- Khi không điều tiết (nhìn vật ở xa


) thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước
võng mạc:
OVf <
max

Một chùm tia sáng song song truyền đến mắt cận sẽ cho
chùm tia ló hội tụ tại một điểm nằm trước võng mạc.
4. Cách sửa
a. Sử dụng kính
- Đeo kính phân kì
Để mắt cận có thể nhìn rõ vật ở xa

như mắt tốt, phải đeo kính phân kì thích
hợp sao cho có thể nhìn rõ ảnh của vật ở xa

. Khi đó ảnh của vật qua kính phải hiện ở
V
C
của mắt để mắt không phải điều tiết.
VCSS
O
Vd
O
d
K
≡→≡→
21'
S
(kính) (TK mắt)
S ở xa ∞



∞=
d


'd
=
k
k
fd
df

=
d
f
f
k
k
−1
=
k
f
(1)
S
1
là ảnh ảo tạo bởi kính, ≡
V
C
của mắt khi không đeo kính:

VKK
COSOd −=−=
1
'
.
• Nếu
OO
K

(kính sát mắt)


VVK
OCCOd −=−='
(2)
Từ (1),(2)


0<−=
VK
OCf
là tiêu cự của kính cần đeo.
• Nếu
OO
K

(kính không sát mắt)


)('

KVVK
OOOCCOd −−=−=

0)( <−−=
KVK
OOOCf
Độ tụ của kính:
0
1
<=
K
f
D
4
- Sử dụng kính áp tròng
b. Phẫu thuật bằng laser hoặc ghép thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn
- Phương pháp LASIK (Laser In Situ Keratomileusi)
5
- Phương pháp PRK (Photo Refractive Keratectomy)
c. Điều trị cận thị không cần phẫu thuật
- Vật lí trị liệu
- Điều trị bằng laser
- Luyện tập trí não
- Xoa mắt tập nhìn xa
B. Mở rộng
1. Một số hiểu biết về tật cận thị
Cận thị bệnh lý do sự bất thường của mắt ít phổ biến hơn, thường bắt đầu giống
như cận thị sinh lý, sau đó thay vì tiến tới ổn định thì sự bất thường gia tăng (cận thị cấp).
Dạng này có thể dẫn đến sự thoái triển của mắt. Cận thị bệnh tiến triển theo từng đợt cấp
diễn xen giữa những giai đoạn dài ổn định. Khi bệnh nặng lên nhanh chóng, người ta gọi

là cận thị ác tính. Cận thị tăng lên từng năm, đôi khi khó xác định là chỉ do cận thị hay
còn có sự tham gia của thể thủy tinh bị xơ cứng.
Thị lực giảm dần đi và càng ngày càng khó điều chỉnh bằng kính. Các chức năng
khác của mắt cũng suy giảm rất sớm; thị trường bị tổn hại rất nhiều, mắt thích nghi trong
tối rất kém.
Ở đáy mắt có nhiều đám thoái hóa hắc võng mạc rất điển hình, những đám này
tròn trắng hay nhiều vòng. Đó là củng mạc được nhìn qua võng và hắc mạc đã bị teo. Lúc
đầu, những đám này nhỏ, sau tập trung lên thành một mảng rộng. Thường gặp những tổn
hại này ở cực sau, hình thái khá giống với một sẹo của viêm hắc mạc. Vì vậy người ta
thường hay gọi là viêm hắc võng mạc cận thị.
Trong khi tiến triển, cận thị còn kèm theo chảy máu, nhất là ở vùng hoàng điểm.
Vết máu rút đi nhanh chóng và để lại một vệt đen gọi là vệt Fuchs.
Về biến chứng thì thường gặp nhất và cũng khốc liệt nhất là bong võng mạc, nếu
không xử trí kịp thời và đúng sẽ mù vĩnh viễn. Một điều cần hết sức lưu ý là bệnh glôcôm
phát triển ở trên những mắt này rất dễ bị bỏ qua vì sự mềm giãn của củng mạc làm cho
nhãn áp như không cao, đến khi mắt mù mà vẫn tưởng nguyên nhân chỉ là cận thị.
Cận thị mắc phải xuất hiện sau tuổi ấu thơ, thường chung với bệnh tiểu đường khó
kiểm soát hoặc bệnh lý đục thủy tinh thể. Thuốc điều trị tăng nhãn áp và một số loại
thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến độ của mắt.
2. Điều trị tật cận thị
a. Vật lí trị liệu
Vật lí trị liệu tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần
hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ.
Ví dụ: luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu
âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.
b. Luyện tập trí não
Ví dụ ở Singapore: các em dành ra mỗi tuần ba buổi, mỗi buổi 30 phút tập luyện
thị giác bằng cách ngồi cách màn hình máy tính 1,5m và nhấp chuột vào những ảnh động
hiện ra trên màn hình. Đây là một cách để “tập thể dục” cho não, giúp tăng khả năng nhìn
rõ nét và giảm sự lệ thuộc vào mắt kính.

c. Đeo kính
6
Được sử dụng chủ yếu để điều trị cận thị, số kính phù hợp với độ cận thị. Kính
phân kỳ sẽ làm ánh sáng đi xa hơn và hội tụ trên võng mạc, hình ảnh sẽ nhìn rõ hơn.
Bệnh nhân đựoc đeo kính đúng và thích hợp độ cận thị sẽ tiến triển chậm hơn.
Gọng kính cận
d. Sử dụng kính tiếp xúc
Kính tiếp xúc mỏng hình tròn đựoc đặt vào phía trước nhãn cầu. Có 2 loại kính
tiếp xúc: Kính tiếp xúc cứng và kinh tiếp xúc mềm. Tuy nhiên đeo kính tiếp xúc có thể bị
biến chứng như: viêm kết mạc dị ưng, hoặc viêm giác mạc…
Kính áp tròng:là một loại kính đeo được đặt trực tiếp lên con ngươi của mắt thay
vì sử dụng gọng kính. Người đầu tiên sử dụng kính áp tròng thành công là Adolf Eugen
Fick vào năm 1887. Hiện nay có 125 triệu người trên thế giới (28-38 triệu người ở Mỹ và
13 triệu người ở Nhật) sử dụng kính áp tròng
Một số nguyên tắc vệ sinh cơ bản
- Tuân thủ thời gian quy định đeo kính áp tròng
- Sử dụng dung dịch rửa kính theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời
khuyên bác sĩ.
- Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba
- Thường xuyên đun sôi (cách thủy) hoặc sấy hộp ngâm kính trong lò vi sóng
- Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.
Contact lens
Hộp kính Drug bottle with rubber
cap for injection needle
Kính áp tròng
7
blister
Dried contact
lenses
A6-pack box of 02Optix

contact lenses.
Một người đeo kính áp
tròng hai mắt hai màu
Lợi ích
- Chữa đa số các tật về mắt (như cận thị, viễn thị )
- Làm đẹp (đổi màu mắt)
Tác hại
- Nếu không được giữ vệ sinh cẩn thận, kính áp tròng có thể là tác nhân gây nấm mắt
hoặc tổn thương giác mạc. Bản thân câc dung dịch để rửa kính cũng có thể là tác nhân
gây nhiễm trùng nếu người dùng không tuân thủ các quy tắc vệ sinh đặc biệt
e. Chữa cận thị bằng cách ghép thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn và phẫu thuật
Thay vì phẫu thuật bằng laser, các bác sĩ sẽ cấy ghép thấu kính này vào mắt bệnh
nhân để phục hồi hình dạng giác mạc. Sau một năm được ghép, 84% số bệnh nhân tham
gia thử nghiệm đã có thị lực 5/10 hoặc tốt hơn.
Thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn nói trên có tên là STAAR ICL, do hãng STAAR
Surgical (Mỹ) sản xuất. Nó đã được các bác sĩ thuộc Đại học Y Winconsin thử nghiệm
trong 2 năm. Kết quả như sau:
- Sau 1 năm, trong gần 430 bệnh nhân được theo dõi, 45% có thị lực 10/10 hoặc tốt hơn,
84% có thị lực 5/10 hoặc tốt hơn.
- Sau 2 năm, trong gần 160 bệnh nhân được theo dõi, 59% có thị lực hơn 10/10 và 92%
có thị lực hơn 5/10. Khoảng 98% bệnh nhân hài lòng hoặc rất hài lòng với thị lực thu
được.
Từ năm 1986 Laser Excimer được đưa vào dùng để điều trị những bệnh nhân có
tật khúc xạ. Từ đó các thế hệ máy Laser Excimer cũng như các kỹ thuật mổ được hoàn
thiện và phát triển.
Máy Laser Excimer sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới mỗi lần quét
Laser Excimer chỉ lấy đi 0,25 mm (Micro met) bằng 1/40 chiều dầy của một tế bào (10
mm). Do vậy diện cắt trên bề mặt giác mạc có độ chính xác và án toàn rất cao, thị lực sau
phẫu thuật phục hồi nhanh, kết quả ổn định lâu dài.
Hiện nay có 2 phương pháp mổ cận thị, loạn thị, viễn thị bằng Laser Excimer

- PRK (Photo Refractive Keratectomy)
- LASIK (Laser In Situ Keratomileusis)
Các phương pháp này có ưu điểm: Chính xác, an toàn, kết quả sau mổ ổn định, và
có thể điều trị được những bệnh nhân bị cận thị nặng.
8
Khi phẫu thuật chỉ càn tra thuốc tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật từ 7 – 10 phút,
thời gian Laser Excimer tác động trên giác mạc khoảng 20 – 40 giay. Sau mổ, bệnh nhân
chỉ ở lại Viện 1-2 giờ, không cần nằm viện.
Bệnh nhân không cảm thấy đau trong và sau khi phẫu thuật.
*Phương pháp PRK (photo refractive keratectomy)
Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser
Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác. Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở
mức độ khác nhau. Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D.
*Phương pháp LASIK (laser in situ keratomileusis)
9
Là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng. Thị lực phục hồi
sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này.
Phẫu thuật viên sử dụng máy để tạo một lớp vạt giác mạc hình tròn ở vùng trung tâm giác
mạc, dày khoảng 130 mm đến 160 mm.
Sau đó dùng Laser Excimer tác động lên lớp nhu mô giác mạc phía dưới vạt, làm
cho mối liên kết giữ các phân tử bị phá vỡ một cachs nhẹ nhàng, tạo hình lại độ cong của
lớp nhu mô giác mạc với mức độ phù hợp với các tật khúc xạ giác mạc khác nhau. Thời
gian Laser tác động kéo dài khoảng 30 giây.
Bề mặt giác mạc được rửa sạch, vạt giác mạc sẽ đặt lại đúng vị trí ban đầu. Hai
mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh,
thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ.
Chỉ định phẫu thuật
1. Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân:
· Cận thị: -1D đến – 20D
· Viễn thị: +1 đến +10D

· Loạn thị: 1D đến 7 D
2. Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên
3. Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)
4. Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính,
hoặc lí do khác.
Chống chỉ định
1. Đang có các bệnh cấp hoặc mnhững tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc,
viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…
2. Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…
3. Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú.
4. Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo
kính sau phẫu thuật
10
Sau phẫu thuật
- Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi
- Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ
- Đến khám lại theo hẹn:
· Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ
· Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày.
· Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường.
f. Điều trị cận thị không cần phẫu thuật
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp điều trị cận thị
đã ra đời như các phương pháp phaco lạnh, laser excimer nhưng những phương pháp này
có hạn chế nhất định khi sử dụng cho trẻ em.
Để hạn chế quá trình cận thị tăng nặng ở trẻ và có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai
đoạn sớm, Bệnh viện Mắt Trung ương đã ứng dụng thành công phương pháp dùng laser
năng lượng thấp kết hợp tập luyện điều trị cận thị tiến triển cho trẻ.
Cận thị có gây biến chứng
không?

Cận thị là một tật khúc xạ
gây rối loạn chức năng thị giác. Ở
trẻ em trong độ tuổi từ 7-16 có độ
cận thị tiến triển nhanh do mức độ
làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều.
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm vì
cận thị xuất hiện càng sớm thì mức
độ tăng số kính càng nhanh. Cận
thị nếu không được phát hiện sớm
và điều chỉnh kịp thời sẽ làm giảm
khảnăng học tập, ảnh hưởng đến
thể chất (trẻ không muốn vận
động, ngại chơi thể thao dễ dẫn
đến béo phì hoặc suy dinh dưỡng), ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ (trẻ có cảm giác tự ti,
mất tự tin khi giao tiếp với bạn bè). Ngoài ra, nếu người cận thị có độ cận thị tăng nhanh
trên -1,0 điốp/năm thì sẽ tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, có thể lên đến -20 điốp. Khi
đó, trục nhãn cầu phát triển quá mức dễ gây biến chứng cận thị như xuất huyết võng mạc,
giãn lồi, thoái hóa, teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù lòa. Để điều
trị cận thị, một phương pháp được ưa chuộng hiện nay là sử dụng kính gọng. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có một số bất lợi cho người sử dụng như vướng víu và đặc biệt,
độ cận thị vẫn có thể tăng lên. Khắc phục nhược điểm này, hiện nay người bệnh cận thị
có thể được điều trị bằng laser năng lượng thấp và tập luyện để ngăn ngừa độ tiến triển
của cận thị với những trường hợp cận thị ở mức vừa và nặng, đồng thời có thể chữa khỏi
khi người bệnh ở mức cận thị nhẹ, được phát hiện sớm.Phương pháp dùng laser năng
lượng thấp điều trị cận thị là phương pháp sử dụng laser có độ dài bước sóng 1,3
micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập
điều tiết trên máy dựa trên nguyên tắc tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của
11
cơ điều tiết giúp ổn định độ cận thị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Khi áp dụng
phương pháp này, người bệnh sẽ được điều trị trong thời gian khoảng 10-15 phút/ngày,

một ngày có thể điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 phút trong vòng 7 ngày.
Người bệnh được điều trị ngoại trú, điều trị lại sau 6 tháng trong khoảng 2 năm. Trong và
sau điều trị, người bệnh không cảm thấy đau, không có biến chứng và tác dụng phụ. Sau
mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ không phải đeo kính hoặc giảm được số kính cận thị,
giảm triệu chứng mỏi mắt và tăng cường chức năng điều tiết của mắt. Quan trọng hơn, về
lâu dài, người bệnh sẽ ổn định được tình trạng cận thị, hạn chế tăng số kính cận và ngăn
ngừa những biến chứng ở mắt do cận thị gây ra. Phương pháp này có thể áp dụng cho
mọi lứa tuổi có độ cận thị từ -0,25 đến -6 điốp, điều trị các triệu chứng mỏi mắt do điều
tiết, học, đọc sách, xem vô tuyến, làm việc nhiều bằng mắt, làm việc với máy vi tính.
Điều trị triệu chứng do rối loạn chức năng điều tiết ở một số bệnh nhân có tật khúc xạ
(đặc biệt những người có loạn thị), lác, rung giật nhãn cầu. Phương pháp này cũng có thể
được áp dụng cho những trường hợp đã phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ bằng laser - lasik
Tuy nhiên, sử dụng laser năng lượng thấp kết hợp tập luyện trên máy không được thực
hiện với những trường hợp đang có bệnh truyền nhiễm, viêm đường hô hấp, sốt cao, u ác
tính, người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, có rối loạn tiền
đình.
Theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi điều trị và ngay cả trong quá trình điều trị,
người bệnh cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp bảo vệ mắt và giữ đúng phong
cách sinh hoạt, học tập có lợi cho mắt. Cụ thể như ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ
mắt đến sách, vở trong khoảng 30- 40cm, học ở nơi đủ ánh sáng, không được nằm đọc
sách. Khi làm việc 30 phút với máy tính thì nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách đi lại trong
phòng hoặc nhìn ra xa từ 3- 5 phút. Khi xem tivi hoặc video, không nên để mắt làm việc
quá sức và phải giữ khoảng cách an toàn, tốt nhất là khoảng 2,5- 3m. Khi tham gia giao
thông (trên ô tô, tàu hỏa, tàu thủy ), không nên đọc sách, báo do chuyển động lắc lư gập
ghềnh của phương tiện khiến mắt phải điều tiết liên tục gây mỏi.
3. Những sai lầm về cận thị :Cận thị giả và đeo kính sai
Một vài bạn trẻ thấy mắt nhìn kém hẳn sau đợt thi. Có người thấy mỏi mắt, nhức
mắt khi làm việc nhiều, đeo thử kính cận của người khác thấy sáng hơn Rất nhiều
người sẽ nghĩ là họ bị cận thị, thực sự không phải vậy. Song hành với khái niệm cận thị là
khái niệm giả cận thị.

Giả cận thị là gì?
Giống như các thuật ngữ y khoa khác như giả u, giả mang thai, giả nghén giả
cận thị hàm ý không phải là bệnh lý cố hữu mà là những rối loạn thoáng qua rất giống
một bệnh hay một hội chứng nào đó.
Trên những người tham gia thực nghiệm tình nguyện, khi bắt họ nhìn gần liên tục
trong 7 tiếng sẽ có khoảng 60% bị cận thị ít nhất là -0,5D.
Phân biệt cận thị thực sự hay giả cận thị đối với bác sĩ chuyên khoa mắt không
quá khó. Triệu chứng chủ yếu của giả cận thị là khó khăn khi ghi chép sau một thời gian
dài làm việc trong cự ly gần hay còn gọi là hiện tượng mệt mỏi thị giác. Thị lực có thể cải
thiện nhất thời nếu đeo kính cận (kính trừ). Chẩn đoán phân biệt rất đơn giản chỉ bằng
nhỏ thuốc liệt điều tiết như atropin hay cyclopegic, làm liệt cơ thể mi, giảm năng lực điều
tiết, mắt sẽ trở lại bình thường.
12
Khi có dấu hiệu khác thường về mắt nên
đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc dùng khi bị giả cận thị
Việc điều trị giả cận thị cũng tương đối đơn giản. Trong thể giả cận thị thực thể
do những nguyên nhân dùng atropine quá lâu, chấn thương mắt, chấn thương sọ não,
viêm thể mi ta cần dừng thuốc liệt thể mi và điều trị căn nguyên. Với thể chức năng thì
khắc phục chỉ đơn giản là làm việc điều độ, làm việc trong điều kiện tối ưu cho mắt, giữ
khoảng cách nhìn cho đúng, tập mắt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Có thể dùng một số thuốc thuộc dòng vitamin, thực phẩm chức năng để giúp đôi mắt đỡ
mệt mỏi khi làm việc với cường độ cao, chống thoái hoá và lão hoá cơ quan thị giác.
Đeo kính sai
Bên cạnh tình trạng cận thị giả, quan niệm sai lầm đeo kính dưới độ cận thực tế sẽ
giúp độ cận không tăng hoặc tăng chậm, cũng khiến cho mắt của bệnh nhân cận thị kém
hơn. Sai lầm này kết hợp với việc sử dụng đơn kính cũ mua kính, trong khi tình trạng của
mắt đã thay đổi; tự mua kính cận thị không đúng độ về sử dụng có thể dẫn đến hàng
loạt hậu quả tai hại như nheo khi nhìn, mỏi mắt, co quắp mi, mất độ phối hợp thị giác hai
mắt, lác hai mắt. Trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể bị đục dịch kính, thoái

hóa hoặc bong võng mạc.
“Người bị cận thị dưới 3 điốp nên đi khám mắt ba tháng một lần. Cận thị mức cao
hơn, tần suất đi khám mắt dày hơn. Trường hợp mắt có biểu hiện bất thường cần đi khám
ngay. Bệnh nhân cận thị cũng không tùy tiện đi chữa cận bằng các biện pháp chưa được
chứng minh là khoa học. Để chăm sóc mắt cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo tư thế ngồi học,
đọc, viết đúng tư thế và đủ ánh sáng, giảm nhẹ căng thẳng cho mắt.
Tại hội thảo mới được tổ chức ở Hà Nội về tật khúc xạ, bà Hà Thị Vinh (Vụ
Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế) cho biết theo điều tra năm 2005, chỉ 20% cửa
hàng kính thuốc có nhân sự đủ điều kiện. Trong bốn năm qua, có thêm khoảng 400 kỹ
13
thuật viên được đào tạo, trong khi cả nước có tới 2.000 cửa hàng kính thuốc!
Có nhiều trường hợp bệnh nhân cận thị nhìn đường đi bằng phẳng thành đường
dốc, mắt hoa, đau đầu do đeo kính không phù hợp độ cận hoặc khâu mài lắp kính không
chuẩn. Yêu cầu một cặp kính cận tốt là gọng kính phù hợp với khuôn mặt, mắt kính đúng
công suất, đúng trung tâm thị giác, khoảng cách từ mắt đến kính là 12mm, độ nghiêng
của kính là 12 độ.
4. Học thuyết "điều chỉnh cận chưa tới mức"
Từ nhiều thập kỷ nay, các bác sĩ nhãn khoa thường cho bệnh nhân cận thị dùng
kính thấp hơn độ cận thực của họ. Một nghiên cứu mới đây của Malaysia cho thấy,
phương pháp này khiến độ cận của mắt tăng nhanh hơn so với dùng kính đúng độ. Phát
hiện nói trên có thể làm thay đổi quy tắc kê kính của các bác sĩ trên toàn cầu. Nếu đúng
như vậy thì hàng triệu người trên thế giới có thể đang làm cho mắt mình tồi tệ hơn, thậm
chí là trở thành mù, vì một ý tưởng sai lầm được duy trì từ lâu: Đeo kính thấp hơn độ cận
thực.
Học thuyết "điều chỉnh cận chưa tới mức"
Ở những người bị cận thị, khi nhìn xa, cơ mắt không thể khiến thủy tinh thể dẹt
đủ độ để tập trung ánh sáng từ đồ vật lên võng mạc. Thay vào đó, tụ điểm lại nằm phía
trước võng mạc, khiến hình ảnh bị nhòe. Kính cận có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề
này, giúp đưa tụ điểm lùi lại và rơi vào đúng võng mạc.
Tuy nhiên, khi người cận đeo kính đúng số và nhìn những vật ở gần, tụ điểm lại

nằm ở sau võng mạc. Khi này, việc cố gắng đưa tụ điểm về đúng chỗ sẽ khiến nhãn cầu
dài ra (phần 1, hình 1). Điều này không những làm cho khả năng nhìn xa của mắt giảm
mà còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh mắt nghiêm trọng như bong võng mạc, glaucoma
và bệnh lý võng mạc. Tất cả các bệnh này đều có thể dẫn tới mù.
Xuất phát từ quan điểm này, người ta đi đến kết luận là đeo kính chưa đủ độ sẽ
giúp ngăn nhãn cầu dài ra (phần 2, hình 1). Khi dùng kính với độ thấp hơn, ánh sáng từ
vật thể ở xa sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc chứ không rơi lên màn hình này.
Hình 1: Học thuyết điều chỉnh cận
chưa tới mức.
14
Bằng chứng duy nhất cho thấy phương pháp này hiệu quả được dẫn ra từ nghiên
cứu trên 33 trẻ em ở Nhật hồi năm 1965 và một nghiên cứu ở gà con vào thập kỷ 90.
Những công trình nói trên đã bị chỉ trích là thiếu nghiêm túc và không thuyết phục.
Nghiên cứu mới: Cần điều chỉnh hoàn toàn độ cận
Với mục đích củng cố giá trị phương pháp "điều chỉnh cận chưa tới mức",
O’Leary và cộng sự tại Đại học Quốc gia Malaysia đã tiến hành nghiên cứu trên 94 trẻ bị
cận thị. Các em được chia thành 2 nhóm: một nửa đeo kính dưới độ cận và một nửa đeo
kính đúng số. Tất cả đều được đo chiều dài nhãn cầu bằng phương pháp siêu âm 6 tháng
một lần.
Nhóm nghiên cứu hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng, ở các trẻ đeo kính số thấp,
nhãn cầu dài nhanh hơn (nghĩa là độ cận tăng nhanh hơn) so với những cháu được đeo
đúng số. Dự định tiến hành nghiên cứu trong 3 năm đã phải bỏ giữa chừng, vì chỉ sau 2
năm, thị lực của trẻ đã xấu đi trông thấy. Tuy số lượng bệnh nhân còn nhỏ, nhưng đây là
nghiên cứu có quy mô lớn nhất và nghiêm túc nhất từ trước tới nay.
Tác giả O’Leary cho biết, đeo kính đúng số từ lâu không còn là mốt nữa. Ông phải lục
tìm rất nhiều y văn cũ và chỉ tìm được lời khuyên cho trẻ đeo kính đúng với độ cận ở
những văn bản của năm 1938. Theo ông, việc để cho hình ảnh không rơi vào võng mạc sẽ
khiến mắt tồi đi. Điều này nghĩa là không đeo kính có thể còn tồi tệ hơn đeo kính chưa đủ
độ. Ngoài ra, đeo kính số thấp có thể hại cho cả người lớn, mặc dù tốc độ giảm thị lực ở
họ chậm hơn so với trẻ em. Lời nhắn nhủ của O’Leary tới các bác sĩ, bệnh nhân và cha

mẹ là: “Không đeo kính là sự lựa chọn tồi nhất. Nhưng cũng đừng đeo kính số thấp. Hãy
đeo kính đúng với độ cận của mình".
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để chứng minh là tất
cả những hình ảnh nhòe đều khiến bệnh cận thị trầm trọng hơn.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Sử dụng kính cận thế nào cho tốt?
Hình 2: Mức độ cận tăng nhiều hơn ở
nhóm đeo kính chưa đủ số.
15
Đeo kính cận là để nhìn xa, vì vậy chỉ đeo khi đi đường,
nhìn bảng Còn khi nhìn gần như đọc sách hoặc viết, cần bỏ kính
hoặc đeo số kính nhẹ hơn số kính nhìn xa từ -2,00 đi-ốp (D) đến
-3,00D
Kính cận là loại kính hai mặt lõm, hay còn gọi là kính phân kỳ, có tính chất đẩy
ảnh ra xa. Người ta điều chỉnh kính sao cho ảnh rơi đúng trên võng mạc là số kính đúng.
Nguyên tắc chỉnh kính cận là số kính cận nhỏ nhất cho ta thị lực cao nhất. Ví dụ:
khi thử các số kính -1,00D, -1,5D, -2, 00D, -2,50D, -3,00D mà vẫn đọc được 10/10, thì
cần chọn số kính -1,00 để lắp.
Lưu ý: chỉ đeo kính khi cần nhìn xa, không đeo khi đọc sách, viết, hoặc đeo số kính nhẹ
hơn số kính nhìn xa từ -2,00D đến -3,00D. Nếu không, người bệnh tự biến mắt cận thị
thành mắt viễn thị. Lúc đó, ảnh tạo sau võng mạc, muốn nhìn rõ phải điều tiết để kéo ảnh
về trên võng mạc. Quá trình điều tiết liên tục sẽ khiến cho bệnh nhân mỏi mắt, nhức đầu
và tăng nhanh số kính cận.
Đeo kính cận thường xuyên làm mắt trở nên to hơn ?
Kính cận là thấu kính phân kì, bất kì vật gì đặt sau thấu kính phân kì đều nhỏ lại,
và khi lấy ra thì sẽ trở lại bình thường. Vì thế khi đeo kính mắt trở nên nhỏ lại. Khi tháo
kính ra mắt trở lại bình thường. Người xung quanh vì thường tiếp xúc với bạn khi đeo
kính nên họ thấy mắt bạn to ra. Thời gian đeo nhiều hơn tháo ra nên mới xảy ra tình trạng
“mắt to hơn” khi bạn tháo kính ra.
Cận thị về già sẽ giảm đi ?

Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi. Thực tế, người trẻ
bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm lão thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả
những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu
ở cự ly trung bình. Để khắc phục, người bị tật cận - lão cần đeo kính hai tròng với mắt
kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm.
6. Xoa bóp ngăn cận thị
Day bấm huyệt của y học cổ truyền có giá trị hỗ trợ khá tốt trong việc ngăn ngừa
và trị liệu bệnh cận thị gia tăng ở trẻ em.
Day huyệt Toản trúc: Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt
Toản trúc từ nhẹ đến nặng trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí
huyệt Toản trúc: Chỗ lõm đầu trong lông mày, mỗi bên một huyệt.
Ấn huyệt Tình minh: Người bệnh nhắm mắt, dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên ấn
huyệt Tình minh trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
Vị trí huyệt Tình minh: Ở trong khoé mắt trong 0,1 tấc (ở người trưởng thành 1
tấc dài khoảng 2 – 2,2cm).
Day huyệt Tứ bạch: Dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên day đồng thời hai huyệt Tứ
bạch từ nhẹ đến nặng trong nửa phút. Vị trí huyệt Tứ bạch: Ở thẳng con ngươi xuống 1
tấc.
Chỉ đeo kính cận
khi cần nhìn xa.
16
Day nhãn cầu: Người bệnh nhắm mắt, đặt ngón tay trỏ lên mi mắt, day nhẹ nhãn
cầu 10 vòng
Day huyệt Thái dương: Dùng mô ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa cả hai bên day
đồng thời cơ hai huyệt Thái dương từ nhẹ đến nặng trong nửa phút. Vị trí huyệt Thái
dương: Từ đuôi mắt đo ra sau 1 tấc.
Xoa vòng quanh mắt: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa để cạnh nhau, bắt đầu từ hai
phía cánh mũi men theo hai phía sống mũi đẩy ngược lên tận trán, sau đó thuận theo trán
kéo xuống huyệt Thái dương rồi trở lại vị trí cũ.
Hoặc dùng ngón tay cái bắt đầu từ đầu trong lông mày men theo trần trên ổ mắt tiến ra

đuôi mắt, rồi lại từ khoé mắt trong kéo ra đuôi mắt, làm như vậy 50 lần.
Day huyệt Phong trì: Dùng ngón tay cái cả hai bên day đồng thời cả hai huyệt
Phong trì với một lực tương đối mạnh để tạo cảm giác căng tức. Vị trí huyệt Phong trì:
Ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng,
mỗi bên một huyệt.
Để đạt được hiệu quả cao nhất cần lưu ý xác định vị trí các huyệt cho chính xác và tiến
hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần, tự xoa bóp hoặc xoa bóp cho nhau đều được.
II. VIỄN THỊ
A. Trọng tâm
1. Biểu hiện
- Nhiều người nghĩ đơn giản rằng viễn thị là chỉ nhìn được xa, cũng như cận thị là
chỉ nhìn được gần. Điều đó chỉ đúng một phần, vì khi bị viễn thị nặng thì người
17
bệnh nhìn xa cũng không rõ, nghĩa là mắt nhìn mờ cả xa lẫn gần, càng nhìn gần
lại càng mờ
→ Người bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa
- Viễn thị cũng hay gây ra cảm giác nặng ở trán, đau ở thái dương, đôi khi nhức đầu
thực sự, và muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết, như vậy thường kèm theo sự
co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt người viễn thị có những nếp
nhăn tạo nên một dạng riêng gọi là "bộ mặt viễn thị"
- Mắt viễn thị luôn luôn có xu hướng quay vào trong, rất " hoạt động " cho ta một
cảm giác là đôi mắt rất tinh
- Bên cạnh những biểu hiện của mắt viễn thị như chúng tôi đã kể ở trên thì hậu quả
rất thường gặp là lé
,
bao giờ cũng lé trong
- Sau hết là bệnh glô-côm rất thường thấy trên những người viễn thị. Người ta cho
là do thể mi to, tiền phòng hẹp trong mắt viễn thị là điều kiện thuận lợi để phát
sinh bệnh này
Mắt bình thường

Mắt viễn
- Người ta chia viễn thị thành 3 loại:
+ Viễn thị nhẹ - dưới 2 đi-ốp
+ Viễn thị trung bình - từ 3 đến 5 đi-ốp.
+ Viễn thị nặng - hơn 5 đi-ốp.
18
2. Nguyên nhân
a. Bẩm sinh
- Trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng
võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc. Ở trẻ em mới
sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Song song với quá trình phát triển,
trục nhãn cầu cũng dài ra, con mắt có kích thước bình thường và trở thành chính
thị. Bởi vậy, viễn thị cũng là một giai đoạn phát triển của mắt trước khi thành
chính thị. Ở một số người thì sự phát triển này ngừng lại, con mắt bị ngắn, đó là
nguyên nhân chính của viễn thị, gọi là viễn thị do trục chiếm hơn 90% tổng số
viễn thị.
- Độ hội tụ của mắt yếu
b. Nguyên nhân khác
- Khi mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo. Những loại này chiếm tỷ
lệ ít
- Thể thuỷ tinh bị lão hoá
3. Đặc điểm
- Khi nhìn một vật ở xa, ảnh hiện ở đằng sau mắt, chứ không hiện ngay trên võng
mạc. 1 chùm tia sáng song song truyền đến mắt viễn sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại
một điểm sau võng mạc
(Cũng giống như trong chụp ảnh, khi đo khoảng cách không đúng, ảnh sẽ hiện đằng
sau phim và bị mờ. Ngược lại, với cận thị, ảnh hiện ở phía trước võng mạc)
- Khi không điều tiết, tiêu điểm của thuỳ tinh thể nằm sau võng mạc:
f
max

> OV
- Điểm C
c
xa mắt hơn bình thường
- Khi nhìn vật ở vô cực, mắt vẫn phải điều tiết, tức là các cơ mắt phải co kéo để
thủy tinh thể tăng độ hội tụ, đưa ảnh từ phía sau hiện trên võng mạc. Hậu quả của
việc điều tiết thường xuyên là làm mỏi và nhức mắt.
- Độ tụ của thuỷ tinh thể nhỏ hơn mắt bình thường (D nhỏ

f lớn)
19
Mắt viễn thị và cách sửa
4. Cách sửa
a. Điều tiết mắt (giảm tiêu cự)
b. Sử dụng kính:
- Đeo kính hội tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt Đ=25cm, đồng
thời nhìn rõ vật ở xa

mà không phải điều tiết. Khi đó, ảnh của vật qua kính
phải hiện ở
C
C
của mắt khi chưa đeo kính.
VCSS
O
Cd
O
d
K
≡→≡→

21'
S
(kính) (TK mắt)
Kính đeo sát mắt:
OO
K

.
S cách mắt 25cm khi không đeo kính: d = Đ = 25cm.
1
S
là ảnh ảo của S qua kính

C
CS ≡
1
của mắt khi không đeo kính:
CCKK
OCCOSOd −=−=−=
1
'
(OC
C
> Đ)
Tiêu cự kính cần đeo:
0
)(25
)(25
'
'

>
−+

=
+
=
C
C
K
OC
OC
dd
dd
f
20
Độ tụ của kính:
0
1
>=
K
f
D
- Sử dụng kính áp tròng
c. Phẫu thuật
- Tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông
- Tạo hình giác mạc bằng quang đông la-de
- Phương pháp Lasik
- Thay thể thủy tinh điều trị viễn thị
d. Xoa bóp
e. Điều trị bằng sóng radio

f. Thuốc Đông Y
B. Mở rộng
1. Điều trị tật viễn thị
Độ viễn thị nhẹ có thể cân bằng được nhờ co cơ thể mi, làm tăng lực khúc xạ của
thể thuỷ tinh. Khả năng này là rất cao ở người trẻ, nhất là trẻ em. Chúng có thể điều tiết
để điều chỉnh tật viễn thị dưới 3 đi-ốp một cách dễ dàng. Khi đó, người ta gọi là viễn thị
ẩn. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người trẻ bị viễn thị mà không được phát hiện do thị
lực nhìn xa của họ còn tốt. Tuy nhiên, khả năng làm việc với thị lực nhìn gần giảm sút,
nhất là ở độ tuổi trên 30. Chính vì vậy mà người ta cho rằng tật viễn thị là không đáng kể
so với cận thị như hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ hợp lý
thì khả năng lao động trí óc của họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì những người này rất nhanh
bị mỏi mắt hoặc nhức đầu khi đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính. Vì vậy, chúng ta
cần biết những dấu hiệu này để chăm sóc mắt cho bản thân hoặc hướng dẫn mọi người
xung quanh nhận biết đó là do tật khúc xạ để điều chỉnh kịp thời, giữ gìn đôi mắt sáng, có
khả năng làm việc cao, thoải mái để đạt hiệu quả lao động cao nhất.
Các trường hợp nặng hơn có thể dùng đến:
a. Phẫu thuật
- Tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông - hiệu quả điều chỉnh khúc xạ đạt được bằng
cách dùng một kim đã được làm nóng đến nhiệt độ nhất định để làm đông kết
vùng chu biên giác mạc. Kết quả là vùng chu biên co lại làm công suất khúc xạ
giác mạc tăng lên, bệnh nhân hết viễn thị
- Tạo hình giác mạc bằng quang đông la-de - nguyên tắc của phẫu thuật giống như
tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông và chỉ có một khác biệt là năng lượng la-de
được sử dụng thay cho việc dùng kim được làm nóng
- Mổ viễn thị bằng phương pháp Lasik - Cũng như trong phương pháp LASIK điều
trị cận thị, một vạt giác mạc được tạo bằng dao chuyên dụng rồi nâng lên để bộc
lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động la-de
để lấy bớt tổ chức mô giác mạc vùng chu biên của phần quang học làm tăng lực
khúc xạ của giác mạc, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Vạt giác
mạc sẽ được bám trở lại vị trí cũ, cố định nhanh và chắc chắn. Sau mổ, bệnh nhân

có thể nhanh chóng trở lại như trong trường hợp dùng Lasik điều trị cận thị
- Thay thể thủy tinh điều trị viễn thị - đó là phương pháp lấy đi thể thủy tinh của
bệnh nhân và thay bằng thể thủy tinh nhân tạo có công suất khúc xạ lớn hơn so
với thể thủy tinh của bệnh nhân
b. Nước ấm mát xa
21
Dùng khăn nhúng nước thật ấm, vắt ráo và đắp lên mắt chừng 15 phút. Làm như
vậy mỗi khi bị mỏi mắt. Mỗi ngày vài lần đều đặn trong nhiều tháng, sẽ thấy bệnh viễn
thị bớt dần.
Căn cứ y học: Hầu hết mọi bệnh về mắt như viễn thị, cận thị đều bắt nguồn từ
sự mất quân bình của áp suất trong nhãn cầu. Một số bác sĩ tin rằng nước ấm có thể giúp
mắt điều hòa được áp suất này. Phương pháp này đã được thí nghiệm trên một số người
bị viễn thị và có kết qủa khả quan.
c.Điều trị chứng viễn thị bằng sóng radio
Một kỹ thuật mới mang tên CK (conductive keratoplasty) vừa được Cơ quan
Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ chấp thuận. Trong phương pháp này, người ta sử
dụng năng lượng dạng sóng radio để làm teo một số vùng nhỏ của giác mạc. Vì
không phải rạch hoặc cắt bỏ mô, CK ít gây tổn thương hơn so với các kỹ thuật laser hiện
hành. Nó kéo dài 5 phút và chi phí nằm trong khoảng 1.000-1.500 bảng Anh. Các bác sĩ
tin rằng nó có thể làm lu mờ phương pháp sửa mắt bằng laser.
Ban đầu bác sĩ nhỏ vài giọt thuốc gây tê vào mắt của bệnh nhân. Sau đó, họ dùng
một loại que thăm rất nhỏ, mảnh và mịn như tóc người để. Do đó, thị lực được sửa
chữa.Thiết bị để thực hiện kỹ thuật CK gồm một ống nhỏ, mảnh hơn sợi tóc, có thể phát
ra năng lượng dạng sóng radio. Ống này được áp vào vòng tròn ngoài của giác mạc.
hướng sóng radio vào những điểm xác định trên bề mặt của mắt, quanh giác mạc. Số
điểm có thể từ 8 tới 32, phụ thuộc vào mức độ cận thị. Nhiệt có tác dụng làm co nhẹ chất
tạo keo trong mắt, dần dần ép giác mạc và làm dốc độ cong của nó. Năng lượng phóng ra
sẽ làm teo một số mô ở đây và không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới vùng giác mạc trung
tâm. Các triệu chứng kích thích ở mắt sẽ mất đi sau 24-48 giờ.
Các cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ và Liên minh châu Âu đã cho phép sử dụng

phương pháp này vào năm ngoái. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nó cải thiện thị lực của
90% bệnh nhân và 50% có được thị lực hoàn hảo.
Kỹ thuật này đã được áp dụng trên 400 bệnh nhân ở Mỹ, với độ tuổi trung bình là
58. Kết quả theo dõi trong vòng 2 năm sau phẫu thuật cho thấy, thị lực sẽ ổn định hoàn
toàn sau một năm. Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với kết quả thu được.
Kỹ thuật này có thể được sử dụng trên cả hai mắt để chữa viễn thị. Tuy nhiên, nó
cũng có thể được sử dụng trên một mắt và rất hữu ích đối với những người cần kính để
đọc. Kỹ thuật này không gây đau đớn và bệnh nhân có thể trở lại làm việc hoặc lái xe về
nhà ngay vào ngày điều trị.
Theo bác sĩ Peter Hersh, chuyên gia mắt tại Đại học Hackensack University
(Mỹ), kỹ thuật CK có thể sẽ được những người có tuổi ưa chuộng vì tính thuận tiện, đơn
giản và ít gây tổn thương. Phương pháp này sẽ rất hữu ích cho những người già không thể
áp dụng LASIK, như bị chứng khô mắt hoặc có lớp biểu mô bị kích thích. CK cũng có
thể an toàn hơn với bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), vì nó không đòi hỏi việc
tăng tạm thời áp lực trong mắt, xuất hiện khi thực hiện kỹ thuật LASIK.
d. Điều trị bằng bài thuốc Đông Y: “Gia giảm chú cảnh hoàn”
Chử thực tử 1 lạng, xuyên tiêu 1 lạng, câu kỷ tử 2 lạng, ngũ vị tử 2 lạng, xa tiền tử
2 lạng, thục địa hoàng 5 lạng, đương quy 5 lạng, thỏ ty tử (hạt phơi khô của cây tơ hồng)
8 lạng.
Xa tiền tử, xuyên tiêu sao, thỏ ty tử tửu tẩm. Các vị sao giòn tán mịn tinh, mật
hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g với rượu trắng hoặc với nước sôi để nguội.
22
III. LÃO THỊ
A. Trọng tâm
1. Biểu hiện
Triệu chứng đầu tiên thường là khó đọc sách báo, đặc biệt tại nơi thiếu ánh sáng,
mắt căng thẳng sau khi đọc một thời gian dài, nhìn vật gần thấy mờ hoặc mờ trong
khoảnh khắc thay đổi cự ly nhìn.
Người bắt đầu bị lão thị thường đưa mục tiêu muốn nhìn rõ ra xa mắt và nheo mắt
để nhìn. Những người bị viễn thị gặp hiện tượng này sớm hơn người bình thường hoặc

người bị cận thị.
2. Nguyên nhân
Lão thị là một triệu chứng gây nên bởi tiến trình lão hóa tự nhiên. Những triệu
chứng ban đầu thường được nhận biết vào độ tuổi 40-50: mắt giảm khả năng điều tiết nên
không tập trung vào vật ở trong khoảng nhìn gần thông thường (30cm-35cm).
Những thay đổi liên quan đến lão hóa này xảy ra bên trong những chất protein ở
thấu kính mắt, làm cho thấu kính cứng hơn và giảm đàn hồi qua thời gian, hoặc diễn ra
trong các sợi cơ bao vây thấu kính. Với độ đàn hồi giảm sút, mắt ngày càng có khó khăn
hơn trong việc hội tụ tập trung tiêu điểm ở gần.
3. Đặc điểm
Tương tự như mắt viễn thị:
- Điểm
C
C
xa mắt
- Độ tụ
D
nhỏ hơn mắt thường
- Khi không điều tiết, tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc:
OVf >
max
Dịch kính trong đồng tử giảm xuống, nhãn cầu ngắn lại, ánh sáng hội tụ sau mặt
phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở gần và thường là cả hình ảnh ở xa bị mờ đi.
Mắt lão thị
4. Cách khắc phục
a. Sử dụng kính
- Đeo kính hội tụ để đưa ảnh hội tụ về mặt phẳng võng mạc.
Kính hội tụ sửa tật lão thị
23
- Một số loại kính khác: kính lúp, kính hai tròng, kính áp tròng, kính hiệu chỉnh dần

đều, kính tiếp xúc loại đồng nhất, kính tiếp xúc kiểu nhìn luân phiên,…
Kính lúp
Kính hai tròng
Kính áp tròng
24
Kính hiệu chỉnh dần đều
b. Phẫu thuật bằng laser
c. Dinh dưỡng
B. Mở rộng
1. Một số loại kính khắc phục tật lão thị
Kính lúp: Để đọc, viết hay khâu vá, một số người chọn dùng kính lúp. Ưu điểm
của nó là tiện dụng, không đắt tiền, lúc nào cũng có thể mang theo trong túi. Tuy nhiên,
kính lúp hiệu chỉnh theo cùng một cơ chế dù là ở bên phải hay bên trái nên không ai có
thể nhìn kính lúp bằng hai mắt một lúc. Ngoài ra, chất lượng kính lúp đôi khi cũng chỉ ở
mức trung bình. Tốt hơn là nên có một cặp kính do bác sĩ kê đơn để nhìn được tốt hơn,
đây sẽ là sự thay thế tốt nhất trong trường hợp kính lúp bị hỏng.
Kính hiệu chỉnh dần đều: Cải thiện cả nhìn xa và nhìn gần. Sự hiệu chỉnh thay đổi
từ cao xuống thấp, vượt qua vùng trung tâm của kính một cách nhẹ nhàng. Ngày nay,
kính hiệu chỉnh dần đều đã vận dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật (như chống va đập, chống
xước, chống bụi bẩn và tia sáng mặt trời). Người ta cũng phát triển các kỹ thuật nhằm
tăng độ tập trung của kính trước đồng tử. Ưu điểm là không phải đổi kính để đọc, xem
TV, thậm chí cả khi lái xe. Kỹ thuật hiệu chỉnh, nhất là với các kính toàn cảnh, cho phép
thích ứng trong đa số các trường hợp lão thị, nhất là nếu bắt đầu dùng kính sớm. Kính rất
lý tưởng với những ai muốn nhìn thật rõ mọi vật. Tuy nhiên, tầm nhìn hai bên hơi lộn
xộn, cảm giác hơi tròng trành mỗi khi cử động đầu.
Kính hai tròng: Kính này có một ranh giới nhìn thấy rất rõ giữa hai phần phía trên
và phía dưới. Tại đây có đặt một viên bi để nhìn gần, trông không được thẩm mỹ lắm,
thường những người quen dùng mới sử dụng được.
Kính áp tròng: Mới được dùng trong lão thị khoảng 20 năm trở lại đây
Kính tiếp xúc loại đồng nhất: Cho phép nhìn được cả xa và gần. Vùng giữa là để

nhìn gần, vùng ngoại vi để nhìn xa, lý tưởng cho những ai chuộng tính thẩm mỹ. Ưu
điểm là không làm việc nhìn bị chuếnh choáng, đem lại sự hiệu chỉnh tuyệt hảo; nhưng
đòi hỏi phải có thời gian để thích ứng, khoảng 7-10 ngày.
25

×