Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Bài giảng - Thị trường chứng khoán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.77 KB, 95 trang )

BÀI GIẢNG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
GV: Nguyễn Văn Huân
Hồ Thanh Hương
BM: Hệ thống thông tin kinh tế
MỤC LỤC


 ! "#$%$&'(!)$* +,!
-.+!/!)+01$%$&'(!)$* +,!
- 2 $ "3#4$56$&7!$8) 2 -
-%$&'(!)+.!)9:!;<-
-= "$1#->
-?
@A?
-? $&% "!$B +01#4$9:C!DE!$&:!)$'F!)G1 ??
-?- $&% "!$B +01++9:C!DE!9+!13$&:!)$'F!)G1 ?=
-?? $&% "!$B +01++9:C!DE!HI!)!J$?K
??
LM?
?A;?
?-NLM?
??LMLO?P
?? ! "#Q*R3SE!GT ?P
??-+U!$.+) $&%+01+VW 83$'(!)?X
?=LMY?>
?= ! "#Q*R3SE!GT ?>
?=-+G:B +VW 83'3HZ ?>
?KLML=[
?\];@LM=[
,!$1!9:C!+1:=[


,!'^C!) C=
,!0 &:+1:=
?PLM=
?P++_W9 ! "#QE) $&%=
?P $&%$1!G`Q*) $&%:B$H4!)=
?P- $&%5V5+Q*) $&%$%$&'(!)=
?P? $&%$%$&'(!)Q*) $&%G`$3S8$=-
?P-%!) +VW 83'3HZ =-
?P?%!) +VW 83$'(!)=-
?P?a$'b!)+3!)=-
?P?-L'F!)WWH%!) +VW 83$c:de!)+V$.+=?
?P??L'F!)WWH%!) +VW 83$c:$f56LghL& +cig1&! !)5&1D:j==
?XL==
?X++0$kW$*!==
?X,!W0=K
?X-+d:1!!) "W=K
?X?+R3<Hl3$'=K
?X-+W'F!)$.+W$*!+.!)9:!=K
?X-Lm!G:B $c:HT$W$*!=K
?X--Lm!G:B $c:H6 $'T!)#31^!+.!)9:!=
?X?L$*!+.!)9:!Gl!Hl3&1+n!)+o!)=
?X? E39 "!W$*!+.!)9:!Gl!Hl3&1+n!)+o!)=P
?X?-0$p+W$*!=X
?X??qC:GZ!W$*!+.!)9:!K[
?X=3C!G`*!'2+QEW$*!+.!)9:!K-
=K=
LMLMK=
=A;K=
=-\];qrKK
=?\KK

==LstLMK
==Lm!G:B $c:!)'( W$*!uK
==-Lm!G:B GT $.+$& W 83K
==?Lm!G:B $c:#.+H4HC#^C:$1!$:!+01!)'( W$*!KP
===Lm!G:B dv1Q*:U!$.+$& W 83KP
==KLm!G:B dv1Q*:w!+J$$& W 83KP
=K%!) $& W 83KX
=K%!) $& W 839n!)+x$( B!KX
=K-%!) $& W 83+x9UB!H'T+'b!)GZ H%!9yK>
=K?%!) $& W 83+x9yB!9n!)'b!)GZ H%!9yK>
=K=%!) $& W 83$&CGZ $c:H%!9y!z1!/#[
=Lm!w+5v^ 8!H4!)+01) $& W 83[
=P+W'F!)$.+W$*!+.!)9:!h{c#GB +'F!)?j
K?
t|}~@?
K•t|€@?
K-t@?
K-tT !3•!9yQ‚!)Q*H4G"++3ƒ!=
K--"56^ 8!HV h+:c„+ c!$:…Q1& 1D:!j=
K?†‡ˆ@K
K=t|€@@;†N;‰Š
K=tT !3•!+01d1!#p+Hl3$'
K=-0 &:+01d1!#p+Hl3$'
KKN‹N;‰ŠŒ;r;@P
P
L}P
L}P
--TWHI!)$'F!)G1 $&7!$%$&'(!)*!)x1Q*$%$&'(!)+.!)9:!P
---TWHI!)$'F!)G1 $&7!$%$&'(!)!):B 6 PP
--?*!Wl!$1#) 1) 1:d%+PP

--=F+8) 1:d%+PP
--K_+H k#+01) 1:d%+$'F!)G1 PX
--+$.+5zdp!)TWHI!)$'F!)G1 PX
--X3!'T+H k#+01TWHI!)$'F!)G1 X-
-?TWHI!)R3SE!+‚!hWD:!jX-
-?+G:B R3SE!+‚!X?
-?-q4W•!+J3$*!!7!) R3SE!+‚!X=
-??•83$6C!'b!)H8!) R3SE!+‚!X=
-?=.+!/!)9 !$8+01R3SE!+‚!X=
-?K3Ž!'T+H k#+01R3SE!+‚!XK
-=TWHI!):!HV h}•L}jXK
?-;_$D73+v++01+n!)+pW 5 !X>
?=;.+H4Wdp!)+++n!)+pW 5 !b "$1#>[
?K'!)) C WW!•#W$$& k!$%$&'(!)W 5 !b "$1#>-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính
Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ các chủ
thể khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó, thường xảy ra tình huống: những người có vốn
nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu tư vào đâu. Từ đó hình thành nên một
cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế đó được thực hiện và điều chỉnh trong
khuôn khổ một thị trườn đó là thị trường tài chính. Trên thị trường tài chính, những người
thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu… Những người có vốn dư thừa, thay vì trực tiếp đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà
xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) các công cụ tài chính được
phát hành bởi những người cần huy động vốn.
Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dư thừa vốn tới
những người thiếu vốn. Thị trường tài chính cũng có thể được định nghĩa là nơi phát hành,
mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn

định.
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tài chính là tất yếu
khách quan. Hoạt động trên thị trường tài chính có những tác động, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu
quả đầu tư của các cá nhân của cac doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng, và tới động
thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính
- Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn
Thị trường tài chính có chức năng cơ bản là dẫn vốn từ những người dư thừa vốn sang
những người cần vốn. Với những người dư thừa vốn, thu nhập lớn hơn chi tiêu, những người
này có thể là Chính phủ, các tổ chức hoặc cá nhân. Trong khi đó, do chi tiêu lớn hơn thu nhập,
chính phủ, các tổ chức và cá nhân khacs lại cần vốn. Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện
theo sơ đồ sau:
Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai con đường, tài trợ
trực tiếp và tài trợ gián tiếp. Trong tài trợ trực tiếp, những người cần vốn huy động trực tiếp từ
những người có vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ. Các chứng khoán này là các công
cụ tài chính, nó cung cấp quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản và các quyền khác cho chủ sở
hữu đối với người phát hành. Các chứng khoán được mua bán rộng rãi trên thị trường cấp một
và thị trường cấp hai. Cách thức thứ hai để dẫn vốn là tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian
tài chính. Các trung gian tài chính như các ngân hang, các tổ chức tín dụng, các tổ chức bảo
hiểm và các trung gian khác có vai trò trò cực kì quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và
phân phối vốn trong nền kinh tê, đồng thời các tổ chức này cũng có vai trò quan trọng trong
việc cấp vốn và hỗ trợ cho dòng tài chính trực tiếp như thong qua các hoạt động: đại lý, bảo
lãnh, thanh toán v.v Như vậy, thong qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tài chính có vai trò
quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó làm
tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài chính trực tiếp cải thiện mức
sống cho cả những người có vốn và những người cần vốn.
- Xác định giá cả của các tài sản tài chính
Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán (quan hệ cung cầu trên thị trường) giá
cả của các tài sản tài chính được xác định. Vì vậy, thị trường tài chính là nơi hình thành nên
giá cả của các tài sản tài chính- các “hàng hóa” trên thị trường.

- Tạo tính thanh khoản cho thị trường tài chính
Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể trao đổi, mua bán các
tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, như vậy thị trường tài chính tạo ra tính thanh



ỐN
THỊ
TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
Người đi vay vốn
1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
4. Nước ngoài
Ố
N
ỐN
Người cho vay vốn
1.Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
4. Nước ngoài
VỐN
VỐN
TÀI TRỢ GIÁN TIẾP
TÀI TRỢ TRỰC TIẾP
Sơ đồ: Chức năng dẫn chuyển vốn của thị trường tài chính
khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giứ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ
các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản.

Mức độ thanh khoản của các thị trường tài chính là khác nhau, nó phụ thuộc vào sự phát
triển của thị trường.
- Giảm thiểu chi phí choc ac chủ thể tham gia trên thị trường
Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người bán cần phải bỏ
ra các chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm thông tin trong quá trình trước, trong
và sau khi ra các quyết định đầu tư. Nhờ tính tập trung, các thông tin phục vụ quá trình đầu tư
được cung cấp đầy đủ, chính xác và nhanh chóng trên thị trường tài chính, từ đó cho phép
giảm thiểu những chi phí đối với các chủ thể trên thị trường cũng như đối với toàn bộ nền kinh
tế.
- Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh
Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính, vì vậy, sẽ khuyến khích
quá trình phân phối vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp và từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại và
phát triển.
- Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ
Thị trường tài chính có một chức năng quan trọng là ổn định và điều hòa lưu thông tiền
tệ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Chức năng này được thể hiện thông qua
việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác của Ngân hang Trung ương
trên thị trường tài chính và thị trường tiền tệ. Thông qua đó, Chính phủ có thể huy động được
nguồn vốn lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, Ngân hang
Trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung
và cầu ngoại tệ nhằm giúp Chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái.
Như vậy, thị trường tài chính có chức năng hết sức quan trọng không những đối với nền
kinh tế mà cả đối với từng cá nhân, tổ chức kinh tế. Thị trường tài chính tạo điều kiện cho
phép vốn được chuyển từ người có tiền nhàn rỗi và không có cơ hội đầu tư hiệu quả sang cho
người có cơ hội đầu tư, có khả năng sản xuất, giúp nâng cao khả năng suất và hiệu quả toàn bộ
nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường tài chính cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu
dung bằng cách giúp hị chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn. Thị trường tài chính hoạt
động hiệu quả sẽ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế xã hội.
1.1.3. Cấu trúc của thị trường tài chính

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta phân loại thị trường tài chính thành các
thị trường bộ phận.
* Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn, thị trường tài chính được chia thành thị
trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn
hạn có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm.
Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu
hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Do vậy, khi thông qua các giao dịch mua bán
quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho các bên
cần vốn nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán (cũng chính vì lý do này mà nó được gọi là thị
trường tiền tệ).
Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi
(có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển
nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi. Tuy
nhiên vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời những nhà đầu tư này quan tâm
không nhiều tới mức lãi mà quan tâm hơn tới độ an toàn, tính thanh khoản để có thể rút vốn
ngay khi cần. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương
đối cao, nhưng lại thường có mức lợi tức thấp. Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường
tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc
phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng.
Chứng khoán mua bán trên thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơn chứng
khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng hơn.
Chứng khoán ngắn hạn cũng có biên độ dao động giá nhỏ hơn các chứng khoán dài
hạn và do vậy chúng là khoản đầu tư an toàn hơn.
Cấu trúc thị trường tiền tệ
Bao gồm:
• Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp;
• Thị trường liên ngân hàng;
• Thị trường mở;

• Thị trường hối đoái.
Trong đó:
Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp: Gồm có thị trường chính thức và không chính
thức. Thị trường này hoạt động dựa vào hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ
chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng hình thức
huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khác vay lại nếu cần.
Thị trường liên ngân hàng: Là thị trường hoạt động phục vụ cho các giao dịch về vốn
chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW).
Không phải lúc nào ngân hàng luôn có đủ tiền để cho vay, không phải lúc nào ngân
hàng cũng tìm được khách hàng để cho vay hết khoản tiền mà mình có. Vì thế sẽ phát sinh nhu
cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chính của mình là huy
động vốn và cho vay vốn.
Thị trường mở: Là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có sự tham gia của
các tổ chức phi ngân hàng mua bán các công cụ thị trường mở.
Thị trường hối đoái: Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi
ngoại tệ tiền mặt và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ. Khác với các loại thị trường
khác, người ta dùng tiền để đổi lấy hàng hoá, thì trên thị trường này người ta dùng tiền để đổi
lấy tiền. Một đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối đó là tất yếu nó sẽ là thị trường
quốc tế. Khi nào người dân ở các khu vực khác nhau còn dùng những đồng tiền khác nhau thì
thị trường ngoại hối tồn tại là cần thiết.
Thị trường vốn: Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có
thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm) và các chứng khoán vốn. Thị trường này cung cấp vốn
cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Do thời
gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ
trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn.
Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát
triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền
kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra
đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính
phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khoán.
Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.
Cấu trúc thị trường vốn
Bao gồm:
• Thị trường tín dụng dài hạn
• Thị trường chứng khoán.
Trong đó:
Thị trường tín dụng dài hạn gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài
chính. Thị trường cho vay thế chấp là thị trường chuyên cho vay các món nợ dài hạn dùng để
tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng. Do thời hạn dài và thường giá trị của các món nợ vay
thường rất lớn để hình thành bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng, ) nên cần có sự thế chấp tài
sản cho món nợ vay này. Tài sản thế chấp có thể là những tài sản sẵn có của những người đi
vay và kể cả những tài sản được hình thành từ khoản nợ vay đó.Thị trường cho thuê tài chính
(tín dụng thuê mua) là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó người cho thuê cam kết
mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó.
Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán tiền thuê cho người cho thuê tài sản
trong một khoảng thời gian đã được thảo thuận trước. Trong suốt thời gian thuê, người thuê
không được quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê trườc kỳ hạn. Khi kết thúc hợp đồng, người thuê có
thể chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thoả thuận trong hợp đồng.
Thị trường chứng khoán: Đây là thị trường được hình thành dùng để giao dịch mua bán
chứng khoán. Gồm bộ phận thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty.
Đối với hoạt động của thị trường này khá là phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính
cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các nghiệp vụ hoạt
động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động qua lại.
Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán
trên thị trường vốn. Nếu lãi suất của các ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ
khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất và rủi ro thấp hơn so
với việc đầu tư vào chứng khoán. Bên cạnh đó, các biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị

trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ cung cầu
và giá của cổ phiếu và trái phiếu. Chẳng hạn như, một số chứng khoán dài hạn có lãi suất thả
nổi, căn cứ để điều chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng. Hay khi định giá
của cổ phiếu hay trái phiếu tại một thời điểm bất kỳ nào đó trên thị trường, người ta phải tham
khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Giữa lãi suất thị trường và
giá của trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất của ngân hàng tăng cao hơn lãi suất
trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giá và tình hình ngược lại khi lãi suất ngân hàng hạ xuống hơn lãi
trái phiếu.
Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản ảnh các hiện
tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Đối với thị trường vốn, việc
duy trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổn định của thị
trường.
Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện
đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh
của một thị trường tài chính.
* Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính
được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên.Thị trường sơ cấp
là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành. Sau đó, việc mua bán các
chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của
nhà phát hành. Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giá của chứng
khoán trên thị trường sơ cấp (giá phát hành) do tổ chức phát hành quy định.
Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn quan trọng nhất, vì nếu
không đạt được kết quả tốt thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ được và làm mất uy
tín của đơn vị phát hành. Không phải nhà phát hành nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện tốt
việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành
và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành. Tuỳ thuộc vào cung cầu, giá chứng khoán ở thị
trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị danh nghĩa của chứng khoán.
Người bán và người mua trên thị trường sơ cấp: Hoạt động giao dịch ở thị trường này

thương được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huy động vốn
(công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ, ) và các nhà đầu tư lớn (các công ty chứng khoán,
ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm,…).
Các nhà đầu tư đóng vai trò như nhà bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán. Họ sẽ mua
lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá
công bố) rồi sau đó tiến hành bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác. Các thoả thuận về
bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng, kín nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị
trường sơ cấp thương không công khai. Là thị trường bán buôn chứng khoán, hoạt động không
liên tục.
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán
đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.Việc mua đi
bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán
chứ không gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế (không trực tiếp mang lại vốn cho nhà phát
hành). Giá cả của chứng khoán giao dịch do quan hệ cung cầu quyết định.Trên thị trường thứ
cấp người mua và người bán là các nhà đầu tư. Là thị trường bán lẻ chứng khoán, hoạt động
liên tục.
Thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó
tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp
thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi chảy được : thị trường thứ cấp sẽ tạo
tính lỏng cho các hàng hoá được cung cấp từ thị trường sơ cấp (qua đó làm tăng tính hấp dẫn
và tạo sự thuận lợi cho các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp). ; thị trường
thứ cấp cũng góp phần xác định giá các chứng khoán phát hành trên thị trường sơ cấp.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là
thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng
khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.
* Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
Căn cứ theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường, thị trường tài chính được
phân thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực

hiện có tổ chức và tập trung tại một địa điểm nhất định. Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở
giao dịch (thường được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần). Nơi đây sẽ cung cấp các
phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: lưu ký chứng khoán, bảng báo giá
điện tử,…Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch buộc phải thông qua các trung
gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán. Ghép lệnh tập trung để hình thành giá giao
dịch. Các chứng khoán giao dịch tại thị trường này là những chứng khoán đã được đăng ký yết
giá (niêm yết).
Thị trường phi tập trung (OTC): Thị trường phi tập trung là thị trường mà việc mua
bán các chứng khoán chưa hoặc không được niêm yết trên thị trường tập trung, được thực hiện
phân tán ở những địa điểm khác nhau. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua
mạng máy vi tính. Thị trường OTC không phải là thị trường hiện hữu và không có địa điểm
tập trung nhất định. Giao dịch diễn ra tại các quầy thông qua mạng máy vi tính. Những ai bán
hay mua loại chứng khoán nào với mức giá nào đều được hiển thị hết qua mạng vi tính, do vậy
tính cạnh tranh của thị trường này rất cao. Ngoài ra có thể bán trao tay các chứng khoán (thị
trường chợ đen, thị trường tự do). Giá cả trên thị trường này do đó được hình thành theo
nguyên tắc thoả thuận. Lượng giao dịch và giá trị giao dịch là lớn hơn nhiều so với mua bán
tại Sở giao dịch (theo thống kê của các nước phát triển).
* Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần
Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành, thị trường tài chính
được phân thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.
Thị trường nợ là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các công cụ nợ. Thực
chất của việc phát hành các công cụ nợ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức
có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt
động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm
hoàn trả theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Các công cụ nợ có thời hạn
xác định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Tín phiếu và trái phiếu là 2 ví dụ điển hình
của các công cụ nợ.
Khác với thị trường nợ, thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu, giấy xác
nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữ của công ty và phải chịu trách
nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi

nhuận sau thuế của công ty cũng như đối vowistaif sản của công ty. Cổ phiếu là vô thời hạn vò
chúng không xác định cụ thể ngày mãn hạn. Người sở hữu cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng
cách bán lại cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp hoặc khi công ty tuyên bố phá sản.
1.1.4. Các công cụ của thị trường tài chính
1.1.4.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ
Do có kỳ hạn thanh toán ngắn nên những công cụ được mua bán trên thị trường tiền tệ
chỉ chịu mức dao động giá tối thiểu và vì thế nó là loại đầu tư ít rủi ro nhất.
- Tín phiếu kho bạc Nhà nước (treasury bill)
Tín phiếu kho bạc Nhà nước là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc
phát hành để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của NSNN. Tín phiếu Kho bạc Nhà nước có các
kỳ hạn 3; 6; và 12 tháng.Tín phiếu KBNN thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Nghĩa là nó
không được nhà phát hành trả lãi mà được bán ra ngoài với giá chiết khấu (thấp hơn mệnh
giá), như vậy khi tín phiếu đáo hạn nhà đầu tư nhận được đủ mệnh giá và phần chênh lệch
giữa giá chiết khấu và mệnh giá chính là lãi của nhà đầu tư. Độ rủi ro thấp nhất trong các loại
chứng khoán. Có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ là do khả năng vỡ nợ của nhà phát
hành là rất khó xảy ra. Bởi đến kỳ thanh toán của tín phiếu, nếu chưa có tiền trả nợ, Chính phủ
hoàn toàn có thể tăng thuế hoặc vay thêm tiền để trả nợ.Vì lí do này nên nó được xem như là
công cụ có tính lỏng cao nhất và mức lãi suất áp dụng cho loại công cụ này thường thấp hơn
so với các công cụ khác trên thị trường tiền tệ.
Tín phiếu kho bac được phát hành theo từng lô và bằng phương pháp đấu giá. Chủ thể
tham gia đấu giá chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài
chính khác. Các cuộc đấu giá trái phiếu ngắn hạn 91 ngày và 182 ngày được thực hiện hàng
tuần và người ta theo dõi chặt chẽ hoa lợi của nó trong thị trường tiền tệ để biết các dấu hiệu
của chiều hướng lãi suất. KBNN cũng mở đấu thầu loại trái phiếu kho bạc ngắn hạn 52 tuần, 4
tuần một lần. Thỉnh thoảng KBNN cũng phát hành trái phiếu kho bạc quản lý tiền mặt ngắn
hạn, trái phiếu kho bạc ngắn hạn trả thuế trước (tax anticipation bills - trái phiếu kho bạc ngắn
hạn dự phòng thuế) và chứng chỉ nợ ngân khố (treasury certificates of indebtedness). Cá nhân
nhà đầu tư không đệ trình giá đặt mua có cạnh tranh (Competitive bid) sẽ được bán trái phiếu
kho bạc ngắn hạn theo giá trung bình của giá đặt mua có cạnh tranh đã trúng thầu.
Thực tế ở Việt nam công cụ này khá phát triển. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc

qua NHNN được đưa vào hoạt động từ năm 1994 đã trở thành một kênh huy động vốn rất
quan trọng đáp ứng kịp thời vốn cho NSNN và nền kinh tế. Sau hơn 14 năm hoạt động, thị
trường đấu thầu tín phiếu kho bạc đã có gần 50 thành viên . Tuy vậy trong thời gian qua hầu
như chỉ có các NHTM Nhà nước tham gia đấu thầu và trúng thầu. Nguyên nhân là khối ngân
hàng còn lại có nguồn vốn nhỏ, vốn khả dụng hạn chế và vẫn còn đó một số hạn chế trong
cách thức tổ chức đấu thầu nên các ngân hàng quy mô nhỏ hơn không có điều kiện tham gia và
trúng thầu.
Một điểm cần lưu ý là các tín phiếu do kho bạc phát hành là nhằm bù đắp cho bội chi
ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, bù đắp bội chi tạm thời. Còn đối với tín phiếu được phát
hành bởi Ngân hàng Nhà nước thì lại có mục đích chống lạm pháp thông qua hấp thụ lượng
tiền đã phải bỏ ra để hấp thụ lượng ngoại tệ quá dư thừa trong nền kinh tế.
- Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (CD)
Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ nợ do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định
kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả cả vốn gốc cho người gửi tiền khi đáo hạn. Trước đây CD
không được phép bán lại và nếu người gửi tiền rút vốn trước hạn thì sẽ bị chịu lãi phạt. Tuy
nhiên về sau, nhằm tăng tính hấp dẫn và linh hoạt cho CD nên các ngân hàng bắt đầu đã cho
phép các CD mệnh giá lớn được phép bán lại trước hạn và thậm chí là bán cho chính ngân
hàng phát hành. Năm 1966, Citibank đã lần đầu phát hành CD bán lại được với những loại có
mệnh giá cao trên $100.000, và từ đó CD được gọi là chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng
được (NCDs). CD có thể được bán lại ở thị trường cấp 2. Đối với các khoản tiền dân cư gửi
tiết kiệm vào ngân hàng cũng được coi là chứng chỉ tiền gửi, cùng bản chất là khoản tiền gửi
vào ngân hàng và được ngân hàng cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi, trả gốc khi đáo
hạn nhưng chứng chỉ cho khoản tiết kiệm lại không chuyển nhượng được.
- Thương phiếu (commercial paper)
Thương phiếu là giấy nhận nợ mà các công ty uy tín hoặc ngân hàng phát hành để vay
vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. Được phát hành theo hình thức chiết khấu. Thương phiếu
là loại trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn nhất với thời gian từ 30 đến 270 ngày. Nó thường
được chào bán bởi các công ty phát hành hoặc các hãng môi giới, và thường được bán theo lô.
Thương phiếu có độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nên mức chiết khấu của nó cũng vì thế
mà cao hơn. Thương phiếu nguyên thuỷ xuất hiện trong các hoạt động mua bán chịu hàng hoá

giữa các công ty. Ngày nay thương phiếu còn được dùng để vay vốn trên thị trường tiền tệ.
- Chấp phiếu ngân hàng (banker’s acceptance)
Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân
hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “chấp nhận” lên tờ hối phiếu. Ngân hàng đứng
ra bảo lãnh thanh toán trong quan hệ buôn bán với nhau, việc không chắc chắn về năng lực tài
chính và khả năng thanh toán của đối tác là một điều dễ hiểu. Do vậy nhu cầu cần có người
bão lãnh, đảm bảo cho đối tác về mặt thanh toán là một xu hướng tất yếu. Người bán cần một
ngân hàng uy tín chấp nhận thay mặt doanh nghiệp đối tác trả nợ cho mình trong trường hợp
đối tác mất khả năng thanh toán nợ nần cho mình. Như vậy khi ngân hàng đóng dấu chấp nhận
bảo lãnh thanh toán thì người trả tiền hối phiếu bây giờ không phải là người mua hàng nữa mà
là ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng sẽ yêu cầu người mua chịu phải ký quỹ vào gửi ngân hàng
một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc séc hoặc ngân hàng sẽ đồng ý cho vay để
thanh toán hối phiếu, bên cạnh đó ngân hàng sẽ thu một khoản phí đảm bảo thanh toán. Người
sở hữu chấp phiếu có thể bán lại trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu. Do được ngân hàng
chấp nhận thanh toán nên chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao đặc
biệt là ngân hàng đứng ra chấp nhận bảo lãnh càng có uy tín lớn thì tờ chấp phiếu càng có độ
an toàn cao. Khi cần tiền mặt gấp thì người sở hữu chấp phiếu sẽ có thể đem bán chúng trên
thị trường tiền tệ.
Trong các giao dịch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam đi các nước, phương thức thanh
toán phổ biến nhất và được các doanh nghiệp Việt Nam (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) ưa
chuộng nhất hiện nay là thanh toán theo tín dụng chứng từ (gọi tắt là thanh toán L/C -Letter of
Credit). Các thông lệ và tập quán liên quan đến L/C được quy định chi tiết trong các bộ quy
tắc UCP 600 của Phòng Thương mại quốc tế ICC.
Về bản chất L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng phát hành, do
vậy, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể an tâm về khả năng thanh toán của người mua hàng.
Nhưng không phải cứ có L/C là có tiền. Nguyên nhân là do các rủi ro có thể xảy đến từ bản
chất cam kết thanh toán có điều kiện của L/C rất dễ bị các doanh nghiệp Việt Nam không chú
ý khiến cho bộ hồ sơ gặp lỗi và ngân hàng từ chối chi trả. Hình thức chấp phiếu ngân hàng còn
chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.
- Hợp đồng mua lại (REPO)

Hợp đồng mua lại là hợp đồng trong đó ngân hàng bán một lượng tín phiếu kho bạc mà
nó đang nắm giữ kèm theo điều khoản cam kết rằng sẽ mua lại số tín phiếu đó sau một khoảng
thời gian nhất định với mức giá cao hơn. Repo là một công cụ vay nợ ngắn hạn của các ngân
hàng (thường không quá 2 tuần). Tín phiếu kho bạc là vật thế chấp.
Chỉ từ tháng 7/2000, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược mới bắt đầu được
NHNN Việt Nam sử dụng như là một trong các công cụ của nghiệp vụ thị trường mở. Đến nay
công cụ này đã ngày càng phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm điều tiết tiền tệ của
các tổ chức tín dụng.
- Dự trữ vượt mức
Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi sẽ phải trích một tỷ lệ phần trăm
nhất định gửi lên NHTW làm khoản dự trữ bắt buộc. Phần dự trũ bắt buộc này sẽ một phần
giúp cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Lượng tiền vượt quá số tiền dự trữ bắt
buộc thì được gọi là dự trữ vượt mức. Có số tiền này là do số lượng tiền được gửi và ngân
hàng mỗi ngày không như nhau và do đó lượng dự trữ bắt buộc của ngày trước đó tính cho
ngày hôm nay là thừa hoặc đôi khi một số ngân hàng cần tăng mức dự trữ để gia tăng hệ số an
toàn cho khả năng thanh toán, hoặc do thị trường tài chính biến động ở mức khó dự báo,…
Khi một ngân hàng nào đó chưa đủ lượng dự trữ bắt buộc tại NHTW, trường hợp để đảm bảo
yêu cầu đủ lượng dự trữ vượt mức theo luật định thì ngân hàng này sẽ vay ngắn hạn lượng dự
trữ vượt mức của ngân hàng khác bù vào số thiếu hụt đó.
Tại Mỹ, các ngân hàng có thể vay các khoản vay nợ ngắn hạn (thường chỉ qua 1 đêm)
giữa các ngân hàng. Đối tưọng vay ở đây là các khoản tiền gửi của các ngân hàng tại cục dự
trữ liên bang Mỹ FED.
Ngoài các công cụ phổ biến trên, ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển còn có
thêm công cụ khác:
- Euro dollars
Euro dollars là những đồng dollar Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nước
Mỹ hoặc do những chi nhánh ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ.
Thời hạn giao dịch: Khi cần vốn, các ngân hàng của Mỹ có thể huy động dollar từ
nguồn cung như trên. Các giao dịch của đồng euro dolllar rất phổ biến và linh hoạt, đặc biệt
thời hạn có thể từ một ngày đến 6 tháng (hiếm các giao dịch kéo dài hơn 5 năm).

Lãi suất: Mặc dù được nắm giữ ở nhiều nơi trên thế giới nhưng lãi suất của euro dolllar
lại chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tình hình nền kinh tế Mỹ. Nhìn chung khi FED có dấu hiệu sẽ
tiến hành quản lý hoặc thực hiện quản lý chặt chẽ các tài khoản tiền gửi thì lãi suất euro dolllar
sẽ tăng và ngược lại. Mức lãi suất này cũng thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong ngày và
tuân theo quan hệ cung cầu, do đó nếu sử dụng lãi suất này làm điểm tham chiếu sẽ là không
phù hợp, thay vào đấy có thể sử dụng lãi suất LIBOR và các lãi suất khác.
1.1.4.2. Các công cụ trên thị trường vốn
Công cụ thị trường vốn là các công cụ nợ và các công cụ vốn với kỳ hạn giao dịch trên
1 năm.
Kỳ luân chuyển vốn trên thị trường này dài hơn so với thị trường tiền tệ, độ lệch chuẩn
lớn hơn nhiều độ lệch của các công cụ trên thị trường tiền tệ nên rủi ro khi đầu tư vào các công
cụ này cũng cao hơn và lợi suất đem lại từ việc đầu tư thường cao hơn.
- Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ xác định rõ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản
hoặc vốn của công ty cổ phần.
Dựa vào quyền của cổ đông có cổ phiếu thưởng và cổ phiếu ưu đãi. Đây là cách phân
loại phổ biến nhất.
Cổ phiếu thường (common stock): còn có tên gọi là cổ phiếu cổ thông. Cổ phiếu loại
này không quy định trước cổ tức cổ đông sẽ nhận được vì cổ tức loại cổ phiếu này phụ thuộc
vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch phân chia lợi nhuận của hội đồng quản trị. Cổ
đông sẽ chỉ được nhận cổ tức sau khi công ty trả lãi vay và cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Cổ
đông nắm giữ loại cổ phiếu này tuỳ vào lượng cổ phần nắm giữ có quyền tham gia quản lý
công ty: bầu cử, ứng cử,…Trên thị trường giá của loại cổ phiếu này thường biến động nhiều
hơn so với cổ phiếu ưu đãi, thị giá của nó rất nhạy cảm với những thay đổi của thị trường, của
nền kinh tế.
Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) : có mức lợi tức cố định không phụ thuộc vào kết quả
và chính sách chia lãi hàng năm của công ty và cổ đông. Cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ
không được tham gia bầu cử hay ứng cử vào hội đồng quản trị. Họ được ưu tiên phân chia tài
sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bị thanh lý, giải thể chỉ sau việc thanh toán

các khoản nợ của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán trung gian giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Nó
được xếp vào nhóm cổ phiếu mà không xếp vào nhóm trái phiếu là do đặc điểm rất quan
trọng, mang tính bản chất: cổ phiếu ưu đãi là vốn góp và không có thời hạn.
- Trái phiếu (bond)
Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả định
kỳ cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền xác định và hoàn trả vốn gốc khi trái phiếu
đáo hạn…
Căn cứ vào chủ thể phát hành: trên thị trường vốn có các loại trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty
Trái phiếu chính phủ (Government bond) : Thường được phát hàng dưới dạng trái
phiếu kho bạc nhằm bù đắp thâm hụt NSNN hàng năm. Trái phiếu kho bạc trung hạn (treasury
note) có thời hạn dưới 10 năm, trái phiếu kho bạc dài hạn (treasury bond) có thời hạn trên 10
năm. Chú ý là trái phiếu kho bạc ở dạng ngắn hạn có tên gọi là tín phiếu kho bạc Nhà nước và
được giao dịch trên thị trường tiền tệ. Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu được mua bán
mạnh nhất trên thị trường vốn các nước nên được xem là công cụ lỏng nhất trên thị trường
vốn. Các nhà đầu tư vào loại công cụ này gồm có các ngân hàng (kể cả NHTW), các tổ chức
tài chính và các cá nhân.
Trái phiếu chính quyền địa phương: Do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành
(government agency bonds); trái phiếu của chính quyền địa phương (local government bonds
or municipal bonds)_dùng để tài trợ cho ngân sách địa phương hoặc để đầu tư cho từng công
trình cụ thể theo kế hoạch. Các trái phiếu loại này thường có ưu đãi là không phải chịu thuế.
Trái phiếu công ty (corporate bond): Loại trái phiếu này thường do các công ty lớn và
có uy tín phát hành. Các giao dịch về trái phiếu công ty nhìn chung nhỏ hơn so với các giao
dịch về trái phiếu chính phủ. Tại các nước phát triển, quy mô thị trường trái phiếu công ty
cũng nhỏ hơn quy mô thị trường cổ phiếu công ty nhưng tốc độ phát triển bù lại là nhanh hơn.
Các trái chủ luôn là người được thanh toán lãi từ việc đầu tư trái phiếu trước các cổ đông mà
không cần phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty.
Trái phiếu công ty gồm có: trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản của công ty hoặc được
bảo lãnh bởi uy tín của một doanh nghiệp khác (thường là ngân hàng đầu tư hoặc công ty

chứng khoán; trái phiếu không cần đảm bảo; trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu; trái
phiếu phát hành dưới mệnh giá.
Tại Việt Nam chưa phổ biến phát hành trái phiếu công ty. Hiện chủ yếu mới chỉ có các
ngân hàng phát hành trái phiếu để huy động vốn từ dân chúng.
Căn cứ vào việc ghi danh gồm trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên chứng
chỉ, trên sổ của người phát hành.
Trái phiếu vô danh: Là trái phiếu không ghi tên trái chủ trên chứng chỉ cũng như trên
sổ sách của người phát hành.
- Các khoản vay thế chấp (Mortgages)
Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc xây
dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất đó sau đó lại trở
thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.
Ở các nước phát triển, thị trường các khoản vay thế chấp có qui mô rất lớn, đặc biệt là
thị trường các khoản vay thế chấp để mua nhà ở. Tại Mỹ, thị trường các khoản vay thế chấp là
thị trường nợ lớn nhất, trong đó các khoản vay thế chấp để mua nhà ở gấp bốn lần các khoản
vay thế chấp thương mại và nông trại. Các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm
nhân thọ là những tổ chức cung cấp các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại chủ yếu.
Còn các khoản vay thế chấp nhà ở thì thường do các hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings
and Loan Associations _ S&Ls) và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual savings banks)
cung cấp. Ngoài ra, chính phủ các quốc gia cũng hình thành nhiều tổ chức chuyên hỗ trợ cho
thị trường các khoản vay thế chấp này.
- Các khoản vay thương mại và tiêu dùng (Consumer and bank commercial loans)
Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủ yếu là
do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài
chính cung cấp. Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng
nhất trong các công cụ của thị trường vốn.
1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế

hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến trên thị trường
chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được
hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán, các
hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực
hiện theo những quy tắc ấn định trước.
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ
một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm
buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua
bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và
hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở
thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi
hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị
trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber
ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là
“mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp
nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị
trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến
quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là
Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập
tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên
tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được
phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối
đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán… với đặc tính
riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát
cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với

những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm
1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính
thức được thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, cácphương thức giao dịch
ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu
nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy
vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp Với máy vi
tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng
trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát
triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày
thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và
Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị
trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần
nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán.
Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm
đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng
dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật tự
nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn
định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả
các thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở
những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng
khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực xg nam Á phát triển vào
những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở xg Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á
như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990. Lịch sử hình thành và phát triển của thị
trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự
phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày
càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính

phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của
công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành.
1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán
Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường vốn là
một, chỉ là tên gọi khác nhau cuat cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Mảket).
Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá
trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ
thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản
ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường chứng khoán được
đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này,
TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài
chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ
tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của
TTCK.
Quan điểm thứ ba,dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng
khoanslaij cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các
phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, thị trường
chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền
tham gia sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng
điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, quan diểm đầy đủ và rõ rang, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK
hiện nay là:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng
khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ
sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các
quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của
chúng.

Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp
(Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock
Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the Counter Market), ở thị trường
giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao
đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá
trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác
vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư
bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị
trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở
đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị
trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.2.3. Vai trò của TTCK
TTCK là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển, là chiếc
cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Với một TTCK lành mạnh, hoạt động
có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, giúp cho việc thu hút
và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất.
1.2.3.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
TTCK hoạt động như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của
từng hộ dân cư, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức tài chính tạo thành
nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không thể làm được. Bên
cạnh đó, TTCK là công cụ cho phép vừa thu hút vừa kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài một
cách tốt nhất vì nó hoạt động theo nguyên tắc công khai. Thông qua TTCK, Chính phủ sẽ
kiểm soát được việc tham gia đầu tư của các định chế, cá nhân nước ngoài vào các ngành, các
công ty hay các loại CK ở từng thời điểm cụ thể nhất định.
TTCK tạo ra cơ hội cho các DN có vốn để mở rộng SXKD và thu lợi nhuận nhiều hơn,
đồng thời góp phần quan trọng trong việc kích thích các DN làm ăn ngày càng hiệu quả hơn
bằng cách vừa SXKD hàng hóa vừa mua bán thêm CK tạo thêm lợi nhuận. Bằng cách hỗ trợ
các hoạt động đầu tư của DN, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền các địa phương huy

động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của XH.
1.2.3.2. Cung cấp môi trường đầu tư và tạo tính thanh khoản cho CK
Từ khi TTCK ra đời, công chúng có thêm một công cụ đầu tư mới, đa dạng và phong
phú hơn. Những người tiết kiệm có thể tự mình hoặc thông qua những nhà tài chính chuyên
môn lựa chọn những loại CP, TP của các công ty khác nhau từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực
khác nhau.
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với cơ hội lựa chọn
phong phú. Các loại CK trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, vì thế
cho phép các NĐT có thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích
của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Bên cạnh đó, nhờ có TTCK mà các NĐT có thể chuyển đổi các CK họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc
tính hấp dẫn của CK đối với NĐT. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu
tư. TTCK hoạt động càng năng động và hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh
khoản của các CK giao dịch trên thị trường.
1.2.3.3. Kích thích các DN hoạt động hiệu quả hơn
Khi tham gia niêm yết trên TTCK tập trung, các DN niêm yết cần phải đáp ứng được
một số điều kiện cụ thể, nhất định theo qui định như: vốn điều lệ, tình hình tài chính,… và các
DN phải công khai tình hình tài chính, kết quả hoạt động SXKD theo chế độ báo cáo định kỳ
và NĐT chỉ mua CP của các công ty tăng trưởng. Với sức ép thường xuyên của thị trường, với
quyền tự do lựa chọn mua CK của NĐT đòi hỏi các nhà quản lý DN phải biết tính toán, nâng
cao hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Từ đó, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
1.2.3.4. Tạo tiền đề cho quá trình CPH
TTCK là nơi tập trung được toàn bộ cung cầu về vốn và cũng là nơi hội tụ nhiều nhất
các NĐT, do đó nó có tác động rất lớn trong việc nhanh chóng chuyển các DNNN thành các
CTCP một cách có hiệu quả nhất. Với nguyên tắc hoạt động trung gian, đấu giá, công khai và
là nơi mà hoạt động mua bán CK diễn ra hàng ngày, hàng giờ. TTCK chính là cơ sở làm cho

quá trình CPH theo đúng pháp luật và phù hợp với tâm lý của NĐT. Chỉ có thông qua TTCK,
Nhà nước mới có thể thực hiện được CPH đối với bất kỳ loại hình DN nào. Mặt khác, nếu
không có TTCK thì vốn đầu tư qua CK sẽ bị bất động và như vậy sẽ rất khó khăn trong việc
phát hành. Mục tiêu chủ yếu của CPH các DNNN và các loại hình DN khác là thu hút mọi
nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân chúng vào đầu tư. Vì vậy, TTCK còn là tiền đề vật chất cho quá
trình CPH.
1.2.3.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển
kinh tế - xã hội
Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính
xác. Giá các CK tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại
giá CK giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK còn được gọi là
phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các
chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua hoặc bán TP Chính phủ để
tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có
thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư, đảm
bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Việc Chính phủ thực hiện phát hành TP để giải quyết nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước được xem là một biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật tiên tiến. Nếu là TP kho bạc, đó
là nguồn thu thường xuyên của ngân sách, vốn huy động được hòa vào nguồn thu thuế, phục
vụ cho các chi tiêu thường xuyên của Nhà nước. Nếu là công trái hay TP chính quyền địa
phương, nguồn thu đó được sử dụng vào những mục đích đã định như xây dựng cơ sở hạ tầng
(cầu, đường, sân bay, bến cảng), các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội.
1.2.4. Nguyên tắc hoạt động của TTCK
TTCK là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế thị trường, hoạt động
theo cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc tế.
1.2.4.1. Nguyên tắc công khai
CK là các hàng hóa trừu tượng, NĐT không thể kiểm tra trực tiếp các CK như các
hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan. Vì vậy, TTCK phải
được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành
CK có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ

chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin phải tiến hành khi phát hành lần đầu
cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua phương tiện thông tin đại
chúng, Sở giao dịch, các CTCK và các tổ chức có liên quan khác.
Việc công khai thông tin về TTCK phải thỏa mãn các yêu cầu về tính chính xác, kịp
thời và dễ tiếp cận.
Nguyên tắc công khai nhằm bảo vệ NĐT, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng, một
khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thì NĐT phải chịu trách nhiệm về
các quyết định đầu tư của mình.
1.2.4.2. Nguyên tắc trung gian
Theo nguyên tắc này, các giao dịch trên TTCK được thực hiện thông qua tổ chức trung
gian là các CTCK. Trên thị trường sơ cấp, các NĐT thường không mua trực tiếp từ nhà phát
hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ
môi giới, kinh doanh, các CTCK mua bán CK giúp cho khách hàng.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của các NĐT, đảm bảo các CK lưu thông trên
thị trường đều là CK hợp pháp, tránh cho NĐT bị lừa gạt do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu
thông tin chính xác.
1.2.4.3. Nguyên tắc đấu giá
Mọi việc mua bán CK trên TTCK đều hoạt động theo nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc
đấu giá dựa trên quan hệ cung cầu do thị trường quyết định.
Căn cứ vào hình thức và phương thức đấu giá có các loại đấu giá: đấu giá trực tiếp, đấu
giá gián tiếp, đấu giá tự động, đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục.
Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá
(giá đặt mua cao nhất và giá đặt bán thấp nhất), thời gian (cùng mức giá, lệnh nào đặt trước sẽ
được ưu tiên trước), khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân trước) và qui mô lệnh (cùng
một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn).
1.2.5. Các chủ thể tham gia trên TTCK
Các tổ chức và cá nhân tham gia trên TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: tổ
chức phát hành, NĐT và các tổ chức có liên quan đến TTCK.
1.2.5.1. Tổ chức phát hành
Các tổ chức phát hành tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa cho thị

trường sơ cấp và mua bán lại các CK ở thị trường thứ cấp.
Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các TP Chính phủ và TP địa
phương. Công ty là nhà phát hành các CP và TP công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát
hành các công cụ tài chính như TP, chứng chỉ thụ hưởng,… phục vụ cho hoạt động của họ.
1.2.5.2. Nhà đầu tư
Các NĐT tham gia trên TTCK chia làm 2 loại: NĐT cá nhân và NĐT tổ chức.
NĐT cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn liền với rủi
ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại.
NĐT tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán CK với số lượng lớn trên
thị trường. Một số NĐT chuyên nghiệp chính trên TTCK là các NHTM, CTCK, công ty đầu
tư, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ tương, quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác.
1.2.5.3. Các tổ chức có liên quan đến TTCK

×