Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thông tin về ô nhiễm môi trường - Phần 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.49 KB, 41 trang )

Khí thải công nghiệp vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần
Cập nhật: 3:39 PM, 28/12/2007
Hiện cả nước đã có gần 140 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở gần 50 tỉnh,
thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy
nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và
ngày càng trở nên bức xúc.
Qua số liệu điều tra cho thấy, trong số KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý
nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử
lý nước thải.
Đối với chất thải rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và
xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường.
Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là
bụi, SO2, NO2, CO Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt
quá giới hạn cho phép nhiều lần. Cá biệt, có một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần; công nghiệp khai thác than, các nhà máy
luyện kim vượt từ 5 đến 125 lần; khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, apatit,
cao lanh vượt từ 10 đến 15 lần; các nhà máy cơ khí, đóng tàu vượt khoảng 10 đến 15 lần;
các nhà máy dệt, may vượt từ 3 đến 5 lần.
Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu
chuẩn cho phép. Việc xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực
và ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày
càng gia tăng.
Xử lý khí thải từ các lò thiêu đốt chất thải
Gần đây, ở nước ta, xử lý chất thải rắn công nghiệp,
chất thải y tế bằng phương pháp thiêu đốt được áp dụng
khá phổ biến, tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là phải xử lý
khí thải như thế nào, nhất là các lò thiêu đốt chất thải
độc hại. Thạc sĩ Phạm Văn Hải và cộng sự (Viện
Nghiên cứu bảo hộ lao động) đã có giải pháp cho vấn
đề này.
Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải


và giảm nhỏ thể tích. Hiện nay, rác thải đô thị do có độ ẩm lớn, rác có nguồn gốc hữu
cơ cao, tỷ lệ chất rắn cao khó thiêu đốt nên chủ yếu là xử lý chôn lấp. Tuy nhiên loại
Khí thải từ các lò đốt rác y tế rất độc hại. Cần đạt
trên 1.000 độ C mới triệt tiêu hoàn toàn dioxin.
rác độc hại như rác y tế hoặc rác công nghiệp thì cần áp dụng phương pháp thiêu đốt
bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò thiêu, nhóm nghiên cứu đã phân loại theo công suất
nhỏ, trung bình và lớn.
Lò đốt công suất nhỏ
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 kg/ngày, có thể ứng dụng công nghệ xử lý gồm
thiết bị venturi thấp áp, tháp đệm, quạt khói, bơm, bể tuần hoàn và hệ thống van gió.
Nguyên lý làm việc là: Khói lò sau khi ra khỏi buồng thứ cấp qua van gió, đi vào thiết
bị venturi để lọc bụi đồng thời hạ nhiệt độ. Từ venturi, nước và khí chuyển sang tháp
lọc. Cấu tạo của tháp lọc gồm lớp đệm bằng khâu sứ, giàn phun nước và bộ tách nước.
Tại tháp, một phần nước cùng với bụi sẽ chảy xuống bể lắng còn khí sẽ đi ngược lên
qua lớp đệm, nơi nó được hạ nhiệt độ, lọc phần bụi còn lại và các chất khí như SO2,
HCl. Chất ô nhiễm được nước hấp phụ chảy xuống bể lắng, còn không khí sạch sẽ được
đẩy vào ống khói qua quạt và thải vào khí quyển.
Thiết bị xử lý khí thải lò thiêu này có thể lắp bổ sung vào hệ thống lò thiêu mà không
làm thay đổi đáng kể cấu trúc của thiết bị lò. Khi cần thiết có thể bổ sung hóa chất vào
bể để xử lý khí độc hại.
Lò đốt công suất lớn
Với lò thiêu có quy mô xử lý trên 1.000 kg/ngày, thường được thiết kế hoàn chỉnh và
đồng bộ từ khu vực tập kết rác, lò đốt, thiết bị xử lý, khu vực lấy tro, buồng điều khiển
trung tâm Phần nhiều các khâu được cơ giới hóa hoặc tự động hóa. Nhiệt độ thiêu đốt
trung bình của loại lò này lớn hơn 1.000 độ C, thời gian lưu khí 1-2 giây.
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm: Thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải hoặc tĩnh điện)
và thiết bị lọc khí độc như SO2, HCl (dùng vôi bột và than hoạt tính). Các chất này
được phun vào buồng hòa trộn sau đó thu lại bằng thiết bị lọc bụi để tuần hoàn. Vôi có
tác dụng hấp phụ các khói axít, than hoạt tính hấp phụ dioxin và furan. Hệ thống xử lý

còn được lắp các thiết bị báo nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như carbon để giám sát
chất lượng khí thải và hiệu quả phân hủy của lò.
Lò đốt công suất trung bình
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 đến 1.000 kg/ngày có thể dùng loại đáy tĩnh, có cấu
tạo nhiều loại buồng đốt, nhiệt độ buồng đốt khí đạt trên 1.000 độ C. Thời gian lưu của
khí trong buồng đốt từ 1-2 giây. Hệ thống xử lý khí thải về nguyên tắc cùng nguyên lý
với lò công suất lớn đã giới thiệu ở trên.
Xử lý chất thải rắn độc hại bằng phương pháp thiêu đốt vẫn là biện pháp chưa thay thế
được vì nó có nhiều ưu điểm. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý và nghiên cứu áp
dụng các công nghệ phụ nhằm xử lý khí thải từ lò thiêu đốt sẽ giúp cho quá trình xử lý
hoàn thiện hơn, bảo vệ tốt môi trường không khí.
Hoạt động của bộ trung hòa khí thải
Xe hơi là một phương tiện hữu dụng nhưng cũng là một
trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Để góp phần làm
giảm lượng khí thải độc hại, các nhà sản xuất ôtô đã chế tạo ra một thiết bị trung hòa
khí thải (catalytic converter) đang được sử dụng rộng rãi.
Chính những bộ trung hòa khí thải này là biện pháp
giúp các hãng xe trên thế giới đáp ứng được những quy
định ngày càng khắt khe về môi trường tại nhiều quốc
gia. Để làm giảm lượng khí thải, những chiếc xe hiện
đại rất chú trọng tới việc kiểm soát lượng nhiên liệu
đốt cháy trong động cơ. Các kỹ sư cố gắng giữ tỷ lệ
hỗn hợp không khí và nhiên liệu ở gần điểm lý tưởng
nhất.
Trên lý thuyết, nếu đạt tới tỷ lệ này, nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn. Tỷ lệ tối ưu
giữa xăng và không khí là 14,7:1, có nghĩa là để đốt hết một pound xăng (một pound
khoảng bằng 0,45 kg), cần 14,7 pound không khí. Tỷ lệ xăng khí trên thực tế thay đổi
tùy theo khi lái xe. Đôi khi hỗn hợp này có thể cao hơn 14,7 hoặc có thể thấp hơn
(nhiều xăng hơn cần thiết).
Vị trí của bộ trung hòa khí thải

đặt trên xe hơi.
Trong lượng khí mà một chiếc xe thải ra, bao gồm các
khí sau:
- Khí nitrogen (ký hiệu N2, tức là nitơ): phần lớn đi thẳng qua động cơ xe.
- Carbon dioxide (CO2): sản phẩm của quá trình đốt cháy trong động cơ, do carbon
trong nhiên liệu hòa trộn với oxy trong không khí.
- Hơi nước (H2O): cũng sinh ra từ quá trình đốt trong động cơ, do sự kết hợp giữ hydro
trong nhiên liệu với oxy trong không khí.
Các chất trên không gây hại, dù CO2 góp phần làm nóng trái đất. Nhưng do quá trình
cháy không bao giờ diễn ra hoàn hảo (không cháy hết nhiên liệu), từ đó mà một lượng
chất có hại được sản sinh, gồm:
- Carbon oxide (CO): một khí độc không màu và không mùi.
- Hydrocarbon hay chất tổng hợp hữu cơ dễ bay hơi (VOC): sinh ra chủ yếu từ nhiên
liệu cháy chưa hết. Ánh sáng mặt trời tác động tới những khí này, tạo ra các chất oxy
hóa, phản ứng với oxide nitrogen (oxit nitơ) tạo ra ozone (O3), thành phần chủ yếu có
trong sương mù.
- Nitrogen oxide (nitơ oxit, NO và NO2, cùng gọi là NOx) góp phần tạo nên hiện
tượng sương mù và mưa axit, đồng thời tác động xấu tới màng nhầy não người.
Đó chính là 3 chất có trong khí thải xe hơi mà nhiệm vụ của bộ trung hòa khí là làm
giảm tối đa lượng khí này thoát ra môi trường.
Quy định về khí thải cao nhất
trên thế giới hiện nay là tiêu
chuẩn Euro IV. Hiện Trung
Quốc đang thực hiện tiêu
chuẩn Euro II trên toàn quốc
đối với xe hơi, dự kiến sẽ áp
dụng Euro III từ năm 2008.
Trong khi đó, các thành phố
lớn như Thượng Hải hay Bắc
Kinh đã thực hiện Euro II từ

đầu năm 2003.
Việt Nam chưa có quy định
bắt buộc về khí thải với ôtô,
xe máy sản xuất trong nước
cũng như nhập khẩu. Một
trong số xe hiếm hoi được
giới thiệu đạt tiêu chuẩn về
khí thải euro III là Fiat Albea
của công ty Mekong.
Đa số các xe hiện đại được trang bị bộ lọc 3 lớp.
Chúng tập trung vào việc làm giảm lượng phân tử phân
tử carbon monoxide, VOC và NOx có trong khí thải.
Bộ trung hòa khí sự dụng hai lớp xúc tác, một làm
giảm khí thải và một và oxy hóa chúng. Cả hai bao
gồm cấu trúc ceramic được tráng phủ một lớp kim loại,
thường là platinum, rhodium, và/hoặc palladium.
Người ta cố gắng tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn nhất giữa
lớp ceramic với dòng khí thải chạy ngang, trong khi
giảm xuống tối thiểu lượng chất xúc tác (catalyst) cần
dùng vì giá thành rất đắt.
Một bộ trung hòa khí thải 3 lớp có cấu trúc như sau:
Lớp xúc tác thứ nhất (the Reduction Catalyst): lớp lọc đầu tiên của bộ trung hòa khí
thải. Nó sử dụng platinum và rhodium để làm giảm khí NOx. Khi một phân tử NO hay
NO2 tiếp xúc với lớp xúc tác, nguyên tử nitrogen sẽ bị tách ra khỏi phân tử, bám lại
trên bề mặt lớp xúc tác. Các nguyên tử nitrogen kết hợp với nhau, tạo ra N2. (2NO =>
N2 + O2 hoặc 2NO2 => N2 + 2O2).
Lớp xúc tác oxy hóa (the Oxidization Catalyst): đây là lớp lọc thứ nhì. Nó làm giảm
lượng hydrocarbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy (oxy hóa) chúng nhờ
platinum và palladium. Lớp này giúp CO và hydrocarbon phản ứng với lượng oxy còn
lại trong khí thải ra (2CO + O2 => 2CO2).

Đóng vai trò quan trọng trong việc biến khí độc hại thành các chất khí không ảnh
hưởng đến môi trường là oxy. Lượng oxy này được điều chỉnh bởi máy tính. Lớp thứ
ba chính là hệ thống kiểm soát dòng khí thải và sử dụng thông tin này để điều chỉnh hệ
thống phun nhiên liệu. Một cảm biến không khí gắn giữa bộ trung hòa khí và động cơ
(gần động cơ hơn). Cảm biến này thông báo cho máy tính về lượng không khí còn lại
trong khí thải ra.
Máy tính sẽ tăng hoặc giảm lượng oxy trong khí thải
bằng cách điều chỉnh tỷ lệ hỗn hợp khí và nhiên liệu.
Sơ đồ kiểm soát này cho phép máy tính đảm bảo rằng
tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu - khí trong động cơ gần đạt
mức tối ưu. Và nó cũng đảm bảo đủ lượng oxy trong
khí thải để cho phép sự lớp xúc tác oxy hóa đốt cháy
lượng hydrocarbon và CO còn thừa sau kỳ nổ trong
động cơ.
Bộ trung hòa khí có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sự ô nhiễm, và về thực chất,
hiệu quả của nó còn có thể tăng hơn nữa. Một thiếu sót lớn nhất của hệ thống này nó
chỉ làm việc tại một nhiệt độ đủ cao. Thời điểm khởi động xe sau một đêm trời lạnh, bộ
Lớp xúc tác làm bằng ceramic.
A. Reduction catalyst.
B. Oxidization catalyst.
C. Lớp lọc bằng ceramic bên
trong.
trung hòa khí gần như không hoạt động.
Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là gắn nó gần động cơ hơn nữa. Tức là đưa khí thải
tới bộ trung hòa khí nhanh hơn. Nhưng điều đó lại dẫn đến việc làm giảm tuổi thọ của
bộ catalytic converter. Hiệu ứng sốc nhiệt (giống như khi ta đổ nước nóng vào một cốc
thủy tinh) sẽ ảnh hưởng tới chất liệu ceramic. Chất liệu này còn bất tiện ở chỗ không
thể làm mỏng lớp bề mặt xúc tác như ý muốn, vừa không tăng được diện tích tiếp xúc
với khí thải, vừa gây cản trở đối với luồng khí thoát ra. Để thay thế lớp ceramic, hiện
nay người ta đã chế tạo được bộ lọc sử dụng kim loại, chịu nhiệt tốt hơn.

Làm nóng bộ trung hòa khí thải trước khi khởi động xe là một biện pháp khác để giảm
tối thiểu những chất khí độc hại. Cách đơn giản nhất là sử dụng điện để sưởi. Có điều,
hệ thống điện 12V trên phần lớn xe ôtô hiện nay không cung cấp đủ năng lượng để làm
nóng bộ catalytic converter ở thời gian cần thiết. Ít ai có thể chờ được thời gian vài phút
để cho bộ trung hòa khí kịp nóng trước khi khởi động xe. Những chiếc xe hybrid hiện
nay, gắn một động cơ xăng thông thường với một động cơ điện, cho phép giải quyết
khó khăn này một cách dễ dàng.
Biến khí thải độc hại thành vô hại bằng kỹ thuật ôxy hóa khử
Đó là công trình nghiên cứu vừa được công bố của
Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia - TP HCM). Thiết bị xử lý này
phù hợp với các lò đốt rác thải y tế, công nghiệp, và có
thể gắn vào ống xả xe hơi, xe gắn máy
Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Phân viện Khoa học vật liệu tại TP
HCM, thuộc Trung tâm KHTN và CNQG) có tên Khử ôxit nitơ trên xúc tác với sự có
mặt của hydro carbon trong hỗn hợp phản ứng. Ôxit nitơ, với hơn 90% là NO và NO
2

(ký hiệu là NO
x
) là những chất khí độc gây hại cho sức khỏe con người, một trong
những tác nhân gây mưa axit và phá hủy tầng ozone của khí quyển. Nguồn chính tạo
thành ôxit nitơ là các động cơ đốt trong và các lò đốt làm việc ở nhiệt độ cao.
Theo Tiến sĩ Tiệp, trong khi những tiến bộ khoa học trên thế giới đã giúp loại lưu
Hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy hóa chất
Tân Bình - TP Hồ Chí Minh.
huỳnh khỏi dầu mỏ, làm giảm SO2, thì ô nhiễm ôxit nitơ - một dạng nguy hiểm không
kém, đang trở nên nghiêm trọng và chưa có biện pháp loại trừ tận gốc. Mặt khác, so với
các khí độc hại khác như ôxit carbon, hydro carbon, muội than thì ôxit nitơ khó xử lý
hơn. Ở nước ta tới nay, kể cả công trình của Tiến sĩ Tiệp, mới chỉ có hai nghiên cứu

trong lĩnh vực này.
Thông thường, người ta xử lý khí thải bằng hấp phụ (dùng than hoạt tính) hoặc hấp thụ
(dùng nước hoặc một dung dịch nước) để giữ lại các chất độc. Cách này có hạn chế là
không triệt để, chỉ có tác dụng nhất thời mà thực ra các chất độc vẫn còn nguyên, không
hề bị thay đổi tính chất hóa học. Hơn nữa, các chất hấp phụ nhanh chóng mất hoạt tính
do đã bão hòa, và không còn tác dụng loại bỏ chất độc nữa. Nguy hại hơn nữa là
phương pháp này đã chuyển chất thải khí thành chất thải rắn và lỏng, gây ô nhiễm đất
và nguồn nước. Phương pháp của Tiến sĩ Tiệp khắc phục được những nhược điểm trên:
Ông dùng phản ứng ôxy hóa khử để biến khí độc thành không độc.
Cụ thể của việc xử lý này có hai nội dung: 1. Chuyển C, CO, COV (hợp chất hữu cơ
bay hơi) về CO2 không độc bằng phản ứng ôxy hóa, nghĩa là đốt cháy với sự có mặt
của ôxy; 2. Chuyển NOx về ôxy và nitơ, là phản ứng khử ngược lại với phản ứng trên.
Hai quá trình này phải thực hiện đồng thời. Vì thế, phải tìm một "khoảng" cho phép để
chỉnh nồng độ ôxy sao cho cả hai quá trình đều cùng thực hiện được, đồng thời tìm chất
xúc tác thích hợp. Cả hai việc đều đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và nhiều phương tiện
đặc chủng hiện đại. Chính vì thế, ở Việt Nam rất khó làm, lĩnh vực này hầu như còn bỏ
ngỏ.
Theo Tiến sĩ Tiệp, việc áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế không đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, rất phù hợp cho các lò đốt rác thải y tế, lò đốt
rác thải công nghiệp. Nhiều đơn vị đã đến đặt hàng lắp ráp thiết bị khử ở Phân viện
Khoa học vật liệu, trong đó có: Bệnh viện Sóc Trăng, Trung tâm Lao và bệnh phổi Tiền
Giang, Nhà máy Nông dược Tiền Giang Thiết bị xử lý khí thải bằng xúc tác do Phân
viện chế tạo cũng rất phù hợp cho nhiều loại xe, kể cả xe gắn máy. Tiến sĩ Tiệp cho
biết, các nước trên thế giới đều có ống xả xúc tác xử lý khí thải xe hơi, cho nên họ
không phải bịt mặt khi ra đường như ở ta.
Phân tử CO2 được tạo thành như thế nào?
Lần đầu tiên người ta quan sát được sự tạo thành phân tử
CO2 ở cấp độ vi mô. Điều đó không những giúp người ta
hiểu rõ hơn phản ứng hóa học quan trọng này, mà còn giúp tối ưu hóa việc xử lý khí
thải ôtô, làm trong sạch không khí hay làm các đầu dò hóa học.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Wilson Ho, Đại học California ở Irvine (Mỹ), đã sử
dụng kính hiển vi đặc biệt để nghiên cứu sự tạo thành phân tử CO2 từ phân tử CO và
ôxy nguyên tử dính trên bề mặt kim loại (trong thí nghiệm là bạc).
Thí nghiệm 1: Người ta dịch một phân tử CO tới hai nguyên tử ôxy
dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 1 (H1) cho thấy một phân tử CO
cô lập dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 2 (H2) cho thấy một phân
tử CO được đặt gần hai nguyên tử ôxy.
Quan sát cho thấy, khi phân tử CO dịch đến khoảng cách 1,78 angstrom (1angstrom
=10 mũ -10 mét), phức hợp O-CO-O được tạo thành. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa
học quan sát được phức hợp này.
Bằng cách tạo ra một hiệu điện thế để truyền electron vào phức hợp này, người ta đưa
nó lên một trạng thái năng lượng cao hơn, và do đó, kém bền vững hơn. Phức hợp sẽ tự
động phân hủy thành phân tử CO2 và ôxy nguyên tử. Thực tế, các va chạm của chuyển
động nhiệt của các phân tử (trong động cơ ô tô) sẽ kích thích phân tử lên mức năng
lượng cao hơn của electron.
Thí nghiệm 2: Người ta hạ đầu dò có dính phân
tử CO xuống (H1), phản ứng với một nguyên
tử ôxy (H2). Phân tử CO được nhả ra khi người
ta đặt một hiệu điện thế giữa đầu dò và bản kim
loại. Cuối cùng, chỉ còn lại một nguyên tử ôxy
đính trên bản kim loại (H3).
Những thí nghiệm này chứng tỏ phân tử CO chỉ phản ứng với ôxy nguyên tử trên bề
mặt bản kim loại mà thôi.
Công nghệ mới thu CO2 từ ống khói
Thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 1.
Tờ New York Times, hôm qua (18/6), cho biết, Mỹ
đang thử nghiệm rộng rãi công nghệ mới trong việc xử
lý khí thải CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà
kính, làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo đó, khí CO2

sẽ được hút trực tiếp từ ống khói trước khi nó kịp thoát
vào không khí.
“Chúng ta có cơ sở tin rằng, công nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề
khí thải, nhất là kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập khí carbon ”, Tổng thống Bush nói.
Trước nay, những nỗ lực giải quyết khí thải CO2 tập trung theo 2 hướng: Thứ nhất là
thay thế nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng khác
không sản sinh CO2, như năng lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc sức gió.
Thứ hai là ưu tiên sản xuất các phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, hoặc
dùng điện thay cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe điện… Các biện pháp này tuy hạn chế
khối lượng khí CO2 thải ra, nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng khí thải thoát ra từ các
ống khói nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ hút
khí CO2 trực tiếp từ ống khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là hướng giải quyết cho
tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới còn đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do
giá thành xử lý quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với
công nghệ này, mức giá lên cao gấp 15-20 lần.
Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí thải ở đâu? Theo các chuyên gia, nếu thế giới vẫn
tiêu thụ nhiên liệu khí đốt như hiện nay thì các “bãi thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới
lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy chục năm nữa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25 tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu tấn/ngày) được dẫn
xuống biển. Đa số các nhà khoa học cho rằng, đây là một biện pháp khá an toàn. Tuy
nhiên, các nhà môi trường cảnh báo, khí CO2 có thể gây hại cho các sinh vật sống ở
đáy biển, vì làm cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác, nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm
nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị "nhốt" dưới đáy biển sẽ bùng thoát lên. Một thảm hoạ
loại này đã xảy ra năm 1986 ở Cameroon, khi lượng khí CO2 tích tụ hàng nghìn năm từ
đáy hồ Nyos đột ngột thoát lên, dìm chết 1.700 người.
(Theo Vnexpress)
Khí CO2 thoát lên rất mạnh làm nước trào ra
khỏi cốc.
[ In ] [ Lên đầu trang ] [ Quay lại ]

“Thuần hoá” những chiếc hồ giết người
Tối 21/8/1986, một đám mây cácbonic khổng lồ phun lên từ lòng hồ
Nyos trên vùng núi phía tây bắc Cameroon. Dòng khí chết người và
nặng nề này từ từ trườn xuống những ngọn đồi, tràn vào các thung
thũng và làng mạc, làm ngạt thở tất cả các sinh vật sống trên đường đi
của nó. 1.700 người đã chết vào buổi sáng hôm sau.
Do đợt phun trào này và một đợt vào năm 1984 tại hồ Monoun, cách Nyos 59 dặm về
phía đông nam, người dân trong vùng luôn phải sống trong lo sợ rằng những chiếc hồ này
sẽ tiếp tục giết người. Trên thực tế, lượng khí độc trong hai hồ, thực chất là khí CO2, hiện
còn nhiều hơn cả trước khi sự phun trào xảy ra.
Giải pháp cho “bom nổ chậm”
Đến nay, một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã bước đầu tháo được “ngòi nổ” hồ Nyos
bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới hồ, cho phép thứ nước giầu khí CO2
tại đáy hồ sủi bọt lên và giải phóng bớt CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất dưới đáy hồ
sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học
tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: “Đây sẽ là lần đầu
tiên chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”.
Ngoài việc đặt hệ thống đường ống khử khí độc, các nhà khoa học còn lắp một hệ thống
cảnh báo sớm trên mỗi hồ. Khi nồng độ CO2 tăng cao, còi báo và ánh sáng nhấp nháy sẽ
hoạt động, báo động cho người dân sống trong vùng có thể chạy thoát.
Mặc dù vậy, nguy hiểm chưa hẳn đã hết. Theo các nhà khoa học, hồ Nyos vẫn còn chứa
lượng khí CO2 khổng lồ và một đường ống đơn độc không đủ để giải phóng hết chúng.
Cần có từ 4-5 đường ống tương tự để loại bỏ mối nguy hiểm ở đây cũng như tại hồ
Monoun.
Núi lửa làm tích tụ khí dưới đáy hồ
Hồ Nyos và hồ Monoun là những hồ trên miệng núi lửa, hình thành trong quá trình nguội
đi của núi lửa và do tích tụ nước mưa. Trong hầu hết các hồ loại này, những tầng nước
luân chuyển từ trên mặt xuống đáy hồ và ngược lại theo chu kỳ. Trong quá trình đó, các
khí từ lòng đất xâm nhập vào đáy hồ cuối cùng sẽ được giải phóng ra bầu khí quyển.
Nước chứa khí CO2

phun trên hồ Nyos.
Nhưng hồ Nyos, hồ Monoun và hồ Kivu ở Đông Phi lại không giống như vậy. Các lớp
nước không có sự luân chuyển trên dưới và vì vậy các khí độc khi xâm nhập đáy hồ sẽ bị
“khoá” chặt tại đây. Sau đó, khi một cơn bão hay một vụ lở đất xảy ra, khiến một khối
lượng lớn nước bề mặt chìm xuống dưới, đẩy nước dưới đáy hồ đi lên. Khí độc từ trạng
thái hoà tan sẽ thoát ra ngoài, giống như các bọt khí nổi lên khi một chai nước khoáng bị
mở nắp.
Trong vụ hồ Nyos vào năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80 m, di
chuyển với tốc độ 45 dặm mỗi giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. Ước tính
hồ đã nhả ra khoảng 1 km3 khí CO2, đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám
mây khí này nhỏ hơn, nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng.
Trang chủ Chính trị
Công đoàn Xã hội
Kinh tế Pháp luật
Quốc tế Thể thao
Văn hoá Công nghệ
Thông tin Khoa học
Môi trường Tin tức-
Sự kiện Môi trường
quanh ta Vấn đề hôm
nay Ý kiến Hỏi &
đáp Phóng sự Trang
Việc làm Bạn
đọc viết Tấm lòng
vàng Hồ sơ Lao
Động cuối tuần Báo
Xuân 2008 Trang
quảng cáo
Đăng ký tin thư
Email của bạn



Quảng cáo
Việc làm Kết bạn Tìm đường Trí tuệ Việt Nam Tìm đồng đội Liên hệ
Quảng cáo Phiên bản cũ
Trang nhất > Môi trường > Tin tức-Sự kiện
Lưu để đọc sau Email bài này Bản in Ý kiến bạn đọc
Quảng Nam:
"Trắng" hệ thống xử lý nước thải tất cả khu, cụm CN
Lao Động số 52 Ngày 07/03/2008 Cập nhật: 12:11 AM, 07/03/2008
(LĐ) - Tin từ UBND tỉnh ngày 6.3: Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 khu
công nghiệp (CN) và 23 cụm CN đang hoạt động sản xuất, nhưng
đều chưa có hệ thống xử lý nước thải CN.
Riêng 5 khu CN, lượng nước thải khoảng 6.000m3/ngày, nhưng chỉ
mới có Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc đang trong quá trình xây
dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 2.500m3/ngày,
dự kiến đầu quý II/2009 mới vận hành.
Giảm khí thải, được trả tiền
Một nhà máy ximăng xả khói thải mù mịt vào môi
trường, nếu nhà máy bỏ tiền đầu tư xử lý làm giảm
lượng khí thải trên không chỉ có lợi cho chính mình
mà còn có thể nhận được tiền, từ cơ chế mua bán
lượng khí thải trên thị trường thế giới.
Tương tự, các nhà máy gốm sứ ở Bình Dương hiện nay, nếu thay củi, than đá đốt lò
nung bằng khí gas, cũng có thể nhận được tiền. Hay một nhà đầu tư, bỏ tiền ta xây
dựng một nhà máy phát điện bằng sức gió mà “nguyên liệu” này quá thừa thãi ở
Việt Nam, ngoại việc thu được tiền bán điện, cũng có thể nhận được tiền… từ các
nước giàu, nhờ dùng sức gió, thay vì dùng nhiên liệu tạo ra các khí gây hiệu ứng
nhà kính.


Giảm khí thải… có tiền
Theo Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào năm 2005 mà Việt Nam tham gia phê
chuẩn vào năm 2002, có 6 loại khí gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là CO
2
,
CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
. Mỗi tấn CO2 tương đương một đơn vị tín chỉ giảm
phát thải CER (Certified Emission Reductions), các loại khí còn lại quy đổi ra CO
2
.
Nghị định cũng đưa ra cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước
phát triển như EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật 6%.
Thế nhưng, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường Việt Nam
(RCEE), việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước phát triển rất khó
khăn và tốn kém hơn các nước đang phát triển như trường hợp của Việt Nam. Và
do vậy các nước này mới bỏ tiền đầu tư công nghệ và mua lượng giảm khí thải ở
các nước đang phát triển để đạt chỉ tiêu giảm phát thải theo cam kết của Nghị định
thư Kyoto.

Nội dung cơ bản của CDM theo Nghị định thư Kyoto:
Các nước phát triển, bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, đưọc phép tự thực
hiện các dự án đầu tư cuả mình ở các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, các nước phát triển đầu tư các dự án CDM có
thể được tính lượng giảm phát thải cuả dự án cho mình, còn các nước đang phát
triển-nơi thực hiện dự án- có thể bán chỉ tiêu giảm phát thải cho các nước phát

triển.
Tuy nhiên, nếu muốn bán tín chỉ CER thì các doanh nghiệp phải tham gia cơ chế
phát triển sạch CDM (viết tắt của Clean Development Mechanism Projects), phải
chứng minh doanh nghiệp của mình giảm được các loại khí thải gây hiệu ứng nhà
kính, chứ không phải doanh nghiệp nào tự giảm khí thải cho mình đều có thể bán.
Ngoài việc doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị để giảm khí thải gây hiệu ứng
nhà kính trong quá trình sản xuất-đang được Chính phủ bắt buộc hiện nay- các
doanh nghiệp khác nếu đầu tư sản xuất bằng nguồn nhiên liệu hay năng lượng thay
thế cho nguyên nhiên liệu phát sinh ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tuân theo
quy trình CDM cũng đưọc thu lợi tương tự.
Theo Văn phòng Bảo vệ tầng Ozone và Biến đổi Khí hậu quốc gia thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường, khái niệm đầu tư xử lý giảm phát thải gây hiệu ứng nhà
kính và tham gia cơ chế CDM đã xuất hiện từ năm 2003, trước khi Nghị định thư
Kyoto có hiệu lực. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp trong nước, đã đăng ký tham gia
CDM và rao bán mỗi đơn vị CER chỉ có 3-5 Euro.
Còn giờ đây, sau hơn 4 năm, giá mỗi đơn vị CER trên thị trường thế giới đã lên tới
18-20 Euro.

Ai bán, ai mua?
Theo RCEE, hiện nay mỗi năm Việt Nam thải ra bầu khí quyển khối lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính quy đổi tương đương 103,8 triệu tấn khí CO
2
, trong đó nông
lâm nghiệp chiếm gần 70%. Tuy nhiên lĩnh vực mà nếu đầu tư theo CDM thì giảm
nhanh lượng khí thải nhất hiện nay là ximăng, sản xuất gạch ngói, gốm sứ, rác thải
tập trung và ngành điện.
Đó là lý do mà hiện nay, đã có 13 dự án về điện và ximăng được xây dựng theo
quy trình CDM, như sản xuất điện bằng sức gió ở đảo Phú Quý, Bình Thuận; nhà
máy điện bằng sức gió ở Bình Định; điện mặt trời để thay thế nhiên liệu dầu, thay
thế dầu bằng khí đốt ở nhà máy nhiệt điện Thủ Đức. Một số nhà máy ximăng đang

muốn đầu tư thiết bị xử lý khói thải, dùng chính khí thải ra làm năng lượng phát
điện để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, lại bớt gây ô nhiễm môi trường cho
cộng đồng xung quanh nhà máy.
TP.HCM hiện được xem là địa phương có nhiều tiềm năng lớn để phát triển sản xuất
sạch theo cơ chế CDM và dự kiến có 9 dự án dạng này được triển khai trong năm
nay nhưng xoay quanh vẫn là xử lý rác ở các bãi rác chôn lấp tập trung, dự án thu
hồi, xử lý khí sinh học tại trại chăn nuôi heo Phước Long, dự án xử lý bùn kênh rạch
từ hệ thống thoát nước đô thị thành phố, dự án xử lý phân hầm cầu Hòa Bình,
dự án thu hồi và xử lý khí sinh học tại khu công nghiệp Tây Bắc - Củ Chi không
chỉ được lợi nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ được môi trường và cộng đồng
dân cư hoan nghênh, mà còn thu được lợi ích từ bán lượng giảm khí thải cho nước
giàu.
Hiện nay RCEE đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số dự
án CDM mang tính trình diễn cho các doanh nghiệp và tích cực tiếp thị đến các
nước giàu để đầu tư và mua lại lượng giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở Việt
Nam. Trước mắt, RCEE đang tư vấn cho điện lực Việt Nam xây dựng các nhà máy
điện dùng sức gió ở các tỉnh phía nam; dự án dùng khí biogas chạy lò hơi ở nhà
máy sản xuất cồn Lam Sơn; dự án thay thế chất đốt gỗ củi ở các lò gạch thủ công
của tỉnh Hải Dương bằng khí gas.
Ô nhiễm khí thải công nghiệp tại Hải Dương: Tiếng kêu
cứu từ Kinh Môn
09:36' AM - Thứ ba, 04/11/2003
Anh Lê Văn Dự già hơn cái tuổi 40,
da mặt xám quạnh lần dở cho chúng
tôi xem tập đơn thư với hàng trăm
chữ kí của người dân thôn Trại
Xanh - xã Duy Tân - huyện Kinh
Môn (Hải Dương). Ông nói, chúng
tôi đang chết dần chết mòn.
Chỉ từ đầu năm đến nay, thôn đã có 12 người đột tử và chết do bệnh ung thư liên quan

đến ô nhiễm khí bụi công nghiệp. Trắng xoá trong bụi xi măng, thôn Trại Xanh mang vẻ
u ám đặc biệt, chỉ có những ống đùn khói lên trời và những bóng người di chuyển mờ mờ
là nói lên ở đây có sự sống. Mới có 10 phút loanh quanh hỏi đường, tôi đã thấy mình tức
thở! Điều mà người dân thành phố luôn so bì với người dân nông thôn - được hưởng
không khí thoáng đãng, dư thừa khí trời trong lành, nghe như nghịch cảnh ở nơi này.
Người ta biết đến một đất Kinh Môn thơ mộng với bến phà bắc qua sông Kinh Thày, một
Kinh Môn như thủ phủ công nghiệp xi măng của tỉnh Hải Dương nhưng quả thật không
thể ngờ được điều mà người dân nơi đây đang phải gánh chịu từng ngày - từng giờ!
Ngoi ngóp sống trong ô nhiễm!
Trong lá đơn đề ngày 16/10 của thôn Trại Xanh có đoạn “Khói bụi xi măng tràn vào thôn,
chúng tôi thường nói: Hít khói bụi cho nở phổi, còn trẻ em ngây thơ kêu rằng: Bụi khói
quá bố mẹ ơi! Trẻ em bị suy nhược cơ thể với tỷ lệ cao nhất xã. Gần 1.300 con dân
chúng tôi vẫn phải khắc khoải chìm ngập trong khói bụi của 4 nhà máy xi măng lò đứng
đang ngày đêm toả khí độc”. Thật khó có vùng quê nào như nơi đây : cửa đóng then cài
suốt cả ngày, người ta tối giản chuyện đi lại ngoài đường. Nhưng như thế cũng chỉ là
cách tự vệ yếu ớt mang tính chất an ủi tinh thần là chính. Bởi con thơ vẫn phải đến trường
và người dân thì cũng phải đi làm, mà bụi khói vốn khéoléo đến độ có thể len lỏi vào bất
cứ nơi nào! Không chỉ có khói bụi, nước sinh hoạt trong thôn cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nước mưa thì được hứng từ những mái dốc phủ dày bụi xi măng đến hàng cm, nước
giếng khoan thì chỉ ra khỏi miệng giếng đã bốc mùi tanh nồng đến khó ngửi. Nước thải
của các nhà máy xi măng cộng với bụi chảy ra ruộng gây chai cứng mặt ruộng, không thể
canh tác gì được. Anh Dự tâm sự trước nhà anh ở gần nhà máy xi măng Trung Hải, nhà
cửa vườn tược ổn định lắm rồi nhưng vì ô nhiễm mà cả gia đình phải ra ở nhờ nhà người
em ở phía ngoài này. “Nhưng đấy là mình còn có điều kiện chạy bụi chứ đa số bà con
hàng xóm vẫn phải sống ở đấy”. Tình cảnh khốn khổ của bà con thôn Trại Xanh không
phải không được các cấp lãnh đạo biết đến. Ông Phạm Thế Đại -Phó chủ tịch UBND
huyện Kinh Môn thừa nhận, mức độ ô nhiễm ở đây đã đến mức nghiêm trọng như bà con
khiếu kiện. Ông Nguyễn Tá Dước, Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường cũng khẳng
định, mức độ ô nhiễm về bụi, khí thải SO2 và tiếng ồn đều vượt quá mức cho phép.
Cần sự ứng xử nhanh nhạy, sáng suốt từ chính quyền!

Được biết tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy xi măng đã diễn ra từ lâu, ngay khi
nhà máy lâu nhất được xây dựng từ những năm 90. Nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng khi
hơn một năm nay có mấy nhà máy hoạt động thêm. Ông Phạm Văn Thuân - Huyện uỷ
viên được phân công trực tiếp phụ trách lĩnh vực công nghiệp của huyện cho biết, cả 4
nhà máy xi măng (2 của nhà nước, 2 của tư nhân) đều sử dụng công nghệ xi măng lò
đứng của TQ. Ông Nguyễn Tá Dước cũng khẳng định, cả 4 nhà máy đều không đảm bảo
yêu cầu xử lí thiết bị bảo vệ môi trường. Ngay từ khi Tỉnh còn xem xét dự án đầu tư của
mấy nhà máy này, huyện đã có yêu cầu lưu ý đến yếu tố môi trường nhưng những nhà
đầu tư dường như chỉ làm cho dự án trên giấy hay ho mà “quên” biến nó thành hiện thực.
Còn cấp lãnh đạo xem xét trên giấy phê duyệt và cũng bỏ qua việc giám sát thực thi của
các đơn vị này! Công suất của nhà máy thấp nhất là 3 vạn tấn và lớn nhất là 8 vạn tấn
nhưngđến nay cả 4 nhà máy đều chưa vận hành hết công suất này. Trong khi đó tạiCty Xi
măng Phú Tân và Nhà máy Xi măng Thành Công II đều đang định xây dựngthêm lò nung
mới so với dự án được duyệt. Thật lạnh ngưòi khi nghĩ đến điều gì sẽ còn đến với ngưòi
dân nơi này nếu không có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng gây ô nhiễm
như thế này. Trước mắt, Sở TN- MT đã kiến nghị không cho phép hai nhà máy trên được
xây mới thêm lò nung và phải nhanh chóng hoàn thành việc lắp đặt xử lý bảo vệ môi
trường trong năm nay. Ông Phạm Thế Đại lo lắng ở một góc độ rất thực tế. Tuy các nhà
máy đều thừa nhận tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do sản xuất xi măng gây ra và chấp
thuận yêu cầu phải nhanh chóng tu sửa nâng cấp hệ thống lọc bụi và lọc nước thải nhưng
lại thiếu chế tài ràng buộc các nhà máy này. “Nếu họ không thực hiện, chúng tôi cũng chỉ
biết báo cáo lên tỉnh mà thôi” - ông Đại nói. Theo quy định hiện hành, những cơ sở sản
xuất có khả năng gây ô nhiễm không được xây dựng sátkhu dân cư. Và Thủ tướng Chính
phủ cũng đã phê duyệt Nghị định 64 về di dời các cơ sở gây ô nhiễm. ở thôn Trại Xanh,
chưa đầy 1 km đã có 4 nhà máy xi măng đan cài răng lược với khu dân cư, trường học.
Ông Phạm Văn Thuân nhận xét, người dân ở đây rất tốt, họ bức xúc thì chỉ làm đơn kiến
nghị không hề làm gì quá khích. Thế nhưng sự bức xúc của ngưòi dân cũng cần được
nhìn nhận và giải quyết thoả đáng. Chính quyền tỉnh Hải Dương thiết nghĩ không thể vì
muốn phát triển công nghiệp, chuyển đổi kinh tế mà quên đi việc chăm lo đời sống cho
người dân. Trước mắt, nênchăng cần sớm xem xét ngay giải pháp của huyện Kinh Môn:

Trong khi các nhà máy chưa thực hiện được yêu cầu của Sở TN- MT về việc lắp đặt thiết
bị xử lí khí và nước thải ra môi trường cần áp dụng chế độ vận hành luân phiên để hạn
chế gây ô nhiễm! Về phía DN, khoản đầu tư cho môi trường vào lúc này sẽ là một gánh
nặng về tài chính. Thế nhưng không thể vì thế mà chần chừ hơn nữa. Các DN cũng có
nguyện vọng được có những hỗ trợ về mặt cơ chế và lãi suất vay vốn để đầu tư cho môi
trường. Điều này cuối cùng cũng lại là thẩm quyền của UBND tỉnh. Và tỉnh Hải Dương
đến lúc không thể bỏ qua cuộc sống của người dân đang ngoi ngóp trong ô nhiễm!
Chúng tôi rời thôn Trại Xanh quá trưa, vẫn giữ lại hình ảnh, người mẹ trẻ thả lát quất với
mấy hạt muối vào miệng đứa con nhỏ để nó theo bạn đến trường.Như thế mới dễ thở, chị
giải thích. Những đứa trẻ đồng phục áo trắng quần xanh đi thành dòng lặng lẽ trong mù
bụi trắng!
Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939 : 1995)
Air quality - Industrial emission Standards - Inorganic substances and dusts
1 Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công
nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.
Khí thải công nghiệp nói chung trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.
2.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí
thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung qunah.
2. Giá trị giới hạn
2.1. Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp
khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng.
2.2. Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.
Giá trị giới hạn ở cột Báp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy
định.
2.3. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí
quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.
Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các thành

phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.
Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
(mg/m
3
)
TT Thông số
Giá trị giới hạn
A B
1 Bụi khói


- Nấu kim loại


- Bê tông nhựa 400 200

- Xi măng 500 200

- Các nguồn khác 400 100
2 Bụi 600 400

- Chứa silic


- Chứa amiăng 100 50
3 Antimon Không Không
4 Arsen 40 25
5 Cadimi 30 10
6 Chì 20 1
7 Đồng 30 10

8 Kẽm 150 20
9 Clo 150 30
10 HCl 250 20
11 Flo, axit HF (các nguồn) 500 200
12 H
2
S 100 10
13 CO 6 2
14 SO
2
1500 500
15 NO
x
(Các nguồn) 1500 500
16 NO
x
(cơ sở sản xuất axit) 2500 1000
17 H
2
SO
4
4000 1000
18 HNO
3
300 35
19 Amoniac 2000 70

300 100

Những giải pháp xử lý khí thải động cơ hiện đại

Thứ tư, 30 Tháng tư 2003, 08:00 GMT+7
Tags: công nghệ xử lý, nhà sản xuất, khí thải, Động cơ, hiện đại, giải pháp, đoạn
Các vấn đề về môi trường và năng lượng luôn làm đau đầu các nhà
sản xuất ôtô. Theo lộ trình cắt giảm khí thải nghiêm ngặt của châu Âu
giai đoạn 1988-2008, cuộc đua về công nghệ xử lý khí thải độc hại từ
động cơ (nhất là kiểu diesel) giữa các hãng xe đang đến đoạn nước
rút.
Một trong những biện pháp rất hiệu quả giảm thiểu sự độc hại của khí thải
động cơ là việc chế tạo và sử dụng hệ thống phin lọc. Ví dụ như hệ thống
CRT (Continously Regenerating Trap) của hãng Volvo Trucks cho phép
giảm 80-90% tỷ lệ CO, HC, NO và các phần tử cứng trong khí thải. Bộ phin

này được thiết kế cho động cơ xe tải và đã trở thành
cấu trúc không thể
thiếu đối với hầu hết xe buýt chạy trong thành phố. Hãng PSA
Peugeot - Citroen cũng gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực
này. Hệ thống phin lọc khí thải của xe Peugeot 607 với động cơ
diesel HDI và cũng đã được nhận giải thưởng quốc tế. Tuy
nhiên, thiết kế của PSA có nhược điểm là đắt tiền, làm tăng giá
thành ôtô.
Hoàn thiện quá trình đốt nhiên liệu trong xi-lanh cũng là một biện pháp rất
hiệu quả làm giảm khí thải độc hại. Xu hướng này được các đại gia ôtô Đức
và Nhật đặc biệt chú trọng. Đây là biện pháp đồng thời cắt giảm khí thải và
tiết kiệm nhiên liệu. Vào năm 1976, hãng Bosch lần đầu tiên chế tạo được
loại cảm biến dùng trên động cơ xăng có tên là Lambda (xuất xứ từ mẫu tự
Latin λ,
Mới đây, hãng Bosch tiếp tục cho ra mắt loại cảm biến
Lambda dùng trên động cơ diesel, sau đó chế tạo thành
công hệ thống điện tử điều khiển động cơ diesel EDS
(electronic diesel control). Thiết bị này giúp cho dòng

máy dầu đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Euro 4 - chuẩn bảo vệ môi trường châu Âu áp dụng vào
năm 2005.
Hãng Toyota lại hoàn thiện quá trình làm việc của động cơ diesel theo một
hướng khác. Trong thiết kế của họ, khi tải trọng của động cơ nhỏ, nhiên liệu
được phun sớm hơn, hệ thống tuần hoàn sẽ hướng phần lớn lượng khí thải
quay lại xi-lanh để được đốt cháy một lần nữa. Các kỹ sư Toyota khẳng
định rằng, quá trình cháy diễn ra trong điều kiện nghèo oxy như vậy sẽ làm
giảm nhiệt độ ở buồng đốt và tăng nhiệt ở hệ thống xả. Nhờ nhiệt độ cao ở
đường xả, phin lọc hỗn hợp - xúc tác sẽ trung hòa hết các chất CO, HC, NO
Sơ đồ hệ thống CRT
(Continously
Regenerating Trap) của
Volvo Trucks.
Sơ đồ hệ thống phin lọc
khí thải của xe Peugeot
607.
Sơ đồ cấu tạo hệ thống
điện tử điều khiển động
cơ diesel.
và giữ lại những phần tử muội. Từ năm 2004 hệ thống này sẽ được lắp trên
xe Avensis.
Chỉ còn hơn một năm nữa các xe hơi bán ra ở cựu lục địa sẽ phải đạt các
tiêu chuẩn Euro 4, có nghĩa là các chỉ tiêu độc hại buộc phải giảm tiếp
khoảng 20-30% so với hiện nay. Khoảng thời gian tiếp theo để các hãng ôtô
đạt tiêu chuẩn Euro 5 cũng chỉ còn 3 năm (2008). Đây chính là giai đoạn
nước rút của cuộc đua cắt giảm khí thải. Kẻ thua cuộc không những bị khai
trừ khỏi châu Âu mà còn gặp khó khăn ở Bắc Mỹ và các thị trường đang
phát triển khác.
Sau đây là bảng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Euro đối với các loại động

cơ đốt trong.
Nồng độ khí thải (g/KW, độ toả khói m-1)
CO HC NO Phần tử cứng Độ tỏa khói
Euro 0 1988 12,3 2,6 15,8 - -
Euro 1 1992
(dưới 115 mã lực)
(trên 115 mã lực)
4,5
4,5
1,1
1,1
8,0
8,0
0,612
0,36
-
-
Euro 2 Tháng 10/1996
Tháng 10/1998
4,0
4,0
1,1
1,1
8,0
7,0
0,25
0,15
-
-
Euro 3 Tháng 10/2000 2,1 0,66 5,0 0,10/0,13* 0,8

Euro 4 Tháng 10/2005 1,5 0,46 3,5 0,02 0,5
Euro 5 Tháng 10/2008 1,5 0,46 2,0 0,02 0,5
Ghi chú: * Tiêu chuẩn đối với động cơ nhỏ hơn 0,75 lít và số vòng quay tối
đa trên 3.000 v/ph.
Kiểm soát từ xa khí thải nhà máy
Thứ hai, 04 Tháng mười hai 2006, 20:25 GMT+7
Tags: Hàn Quốc, Việt Nam, quản lý chất thải, nhà máy, khí thải, kiểm soát, từ xa, Môi trường, giúp
Hàn Quốc khẳng định, sẽ giúp Việt Nam kiểm soát từ xa khí thải nhà máy. Hàn Quốc
Sơ đồ hệ thống phun
nhiên liệu điều khiển
điện tử của động cơ
diesel, sử dụng cảm
biến Lambda.

cũng hứa, giúp Việt Nam đào tạo cán bộ môi trường.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn giúp Việt Nam quản lý chất thải nguy hại, trong đó chủ yếu là quản
lý chất thải điện tử
Đây là những nội dung chính được thống nhất trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Môi
trường hai nước Việt Nam và Hàn Quốc vào chiều 4/12 tại Hà Nội.
Một nhà máy xi măng thải khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Đà Nẵng
(Ảnh: Minh Đức)
Trao đổi với phóng viên TS, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cho biết, ở
Hàn Quốc, người ta ngồi ở một chỗ nhưng có thể biết được khí thải của các nhà máy như
thế nào bởi một hệ thống phân tích khí thải tại chỗ truyền về trung tâm. Hàn Quốc kiểm soát
được tất cả ống khói của quốc gia họ.
Theo Bộ trưởng Mai Ái Trực, ""Sắp tới, Hàn Quốc sẽ hợp tác với Việt Nam kiểm soát khí
thải nhà máy trên phạm vi nhất định, có thể sẽ áp dụng với vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc, nơi có nhiều nhà máy hoá chất và sản xuất xi măng"".
Cũng trong chương trình hợp tác thời gian tới, 2 bên đề ra chương trình xúc tiến sớm hình
thành Trung tâm đào tạo môi trường. Phía Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm

này, đầu tư về trang thiết bị, cử chuyên gia đào tạo quản lý cán bộ môi trường.
Trong năm 2007, hai nước cũng sẽ tổ chức một Hội nghị bàn tròn về sản xuất và tiêu thụ
bền vững. Theo Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Lee Chi Beom, nước bạn sẽ tác động
để các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ Hội nghị bàn tròn này.
Đồng thời, phía Hàn Quốc cũng giúp Việt Nam quản lý chất thải nguy hại, trong đó chủ yếu
là quản lý chất thải điện tử- một trong những loại chất thải được coi là ""nóng"" hiện nay.
Đây là cuộc họp lần thứ 5 giữa Bộ trưởng môi trường hai nước Việt Nam-Hàn Quốc (bắt
đầu từ năm 2002)
Dùng ruồi để biến rác thải thành phân hữu cơ
“4.000 tấn rác hữu cơ thải ra mỗi ngày trên địa bàn TP HCM có khả năng chuyển hóa sinh
học thành 800 tấn sâu non và 800 tấn phân hữu cơ chất lượng cao”. Đây là thông tin do
Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TPHCM, báo cáo tại Hội
nghị “Dự án Kinh tế Chất thải” mới diễn ra tại Viện Môi trường và Tài nguyên.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nông Lâm TP HCM, đứng đầu là Tiến sĩ Trần Tấn Việt,
mới đây đã áp dụng thành công kỹ thuật chuyển hóa sinh học rác thải hữu cơ thành phân
bón chất lượng cao, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Họ đã dùng sâu non của
loại ruồi "lính đen” thuộc họ Stratiomyidae là tác nhân chính để phân hủy rác.
Ruồi "lính đen"
Ruồi này có sẵn trong môi trường thiên nhiên ở nước ta. Con trưởng thành có màu đen,
dài 12-20 mm, có hình dạng trông dễ lẫn lộn với loài ong. Vòng đời của ruồi "lính đen"
kéo dài khoảng hơn 1 tháng. Phải qua 5 giai đoạn biến thái, sâu non mới hóa nhộng. Con
trưởng thành sống khoảng 3-5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây. Mỗi con cái đẻ
khoảng 900 trứng, rồi chết. Ruồi lính đen được chọn lọc từ nhiều loài ruồi có ích để xử lý
rác là do chúng không vào nhà. Có vào, chúng cũng nhanh chóng tìm cách thoát ra. Con
trưởng thành cũng không mang mầm bệnh, do vậy chúng không là tác nhân truyền bệnh
cho người và vật nuôi.
Khả năng phân huỷ chất hữu cơ cao
Thử nghiệm cho thấy, sâu non của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các chất hữu cơ
như phân gia cầm, gia súc, chất thải thực vật từ các trang trại, các cơ sở chế biến thực
phẩm, rác sinh hoạt gia đình đến chất thải từ cống rãnh. Quá trình phân hủy diễn ra rất

nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư được phân hủy trong
10-12 giờ. Với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến
10-15 ngày.
Trong quá trình xử lý, ưu thế của kỹ thuật chuyển hóa sinh học này là không gây ra mùi
hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích
chất thải đến 90%. Điều lý thú nữa là sâu non của ruồi "lính đen" còn tiết ra chất
pheromone ức chế sự sinh sản của ruồi nhà, góp phần giảm sự phát triển của quần thể
ruồi nhà.
Lợi cả đôi đường
Nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra được thiết bị thích hợp để tự động thu hồi sâu non mà
không tốn công lao động. Sâu non là thức ăn hấp dẫn để nuôi gà, vịt, cá Phần rác còn
lại sau khi đã phân hủy được dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng để nuôi trùn
đất. Mỗi tấn rác sinh hoạt có thể được xử lý cho ra 200 kg sâu non và 200 kg phân hữu
cơ. Như vậy, tính ra TP HCM hiện có khoảng 4.000 tấn rác hữu cơ mỗi ngày, thì có thể
sản xuất đến 800 tấn sâu non và 800 tấn phân hữu cơ chất lượng cao. Nếu giá thành của
sâu non là 1.000 đồng/kg, phân hữu cơ 150.000 đồng/tấn, thì xử lý 4.000 tấn rác có thể
thu lại 920 triệu đồng/ngày. Ước tính mức đầu tư để xử lý 4.000 tấn rác hữu cơ cần đến
diện tích 273.000 m2 và chi phí xây dựng 1 m2 hầm xử lý tương đương với chi phí xây
dựng 1 m2 của nhà cấp 4. Diện tích xử lý rác không tăng nếu lượng rác không tăng, vì
vậy áp dụng kỹ thuật chuyển hóa sinh học có thể tiết kiệm quỹ đất rất lớn.
Có thể xem đây là một thành tựu bước đầu đáng lưu ý của công nghệ sinh học tại TP
HCM vào đầu năm 2001. Ý nghĩa của nó sẽ vô cùng lớn lao nếu được áp dụng để xử lý
lượng rác thải hữu cơ khổng lồ hiện là vấn đề "nhức nhối" tại thành phố HCM cũng như
tại các đô thị khác của nước ta.
Môi trường không khí ở các đô thị Việt Nam
Theo ông Trần Hồng Hà việc khai thác bừa bãi, thiếu
quy hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên như
rừng, đất, nước, khoáng sản, thủy sản… đã làm cạn
kiệt và suy thoái các tài nguyên này, đồng thời tác
động đến môi trường. Mặc dù đã ngăn chặn được

một phần nhưng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia
tăng, có nơi, có lúc đến mức trầm trọng.
Môi trường không khí ở hầu hết các Khu công nghiệp Việt Nam đều bị ô nhiễm nặng về bụi và
khí thải độc hại, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 – 3 lần, cá biệt có những nơi vượt 10 – 20 lần.
Lượng khí thải cabonic ở Việt Nam không lớn nhưng đang có chiều hướng tăng và sẽ tăng nhanh vào
cuối thập kỷ này nếu không có những giải pháp xử lý, hạn chế hữu hiệu. Dự báo các ngành có lượng phát
thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 là trên 140 triệu tấn và năm 2020 là trên 233 triệu tấn.
Chất lượng nước tại các điểm gần đô thị và Khu công nghiệp của một số sông chính đều không
đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt. Hầu hết các sông nhỏ, hồ kênh, mương nội thành của thành phố
lớn đều ở mức báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4 – 5 lần. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006
cho thấy cho nhiều sông đã hoặc sắp “chết” trong hệ thống 3 sông quan trọng là sông Cầu, sông Nhuệ -
Đáy và sông Đồng Nai.
Nguồn : Pháp luật Việt Nam
ĐBSCL: Tôm chết hàng loạt là do “đói”… tri thức!
Theo báo cáo của Bộ Thủy sản về tình hình tôm chết ở một số tỉnh ĐBSCL, tôm chết
nghiêm trọng chỉ diễn ra ở những vùng mới chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi tôm.
Nguyên nhân là do người dân hầu như chưa có kinh nghiệm nuôi, ao đầm không đảm bảo
kỹ thuật, thả tôm quá sớm khi mực nước ao còn nông và nhiệt độ cao nên dễ gây sốc cho
tôm…
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Viện Hải sản (ĐH Cần Thơ) cho rằng,
nguyên nhân bao trùm vẫn là việc chuyển đổi một diện tích quá lớn trong khi sự chuẩn bị
các điều kiện cho nuôi tôm chưa được nhiều, kênh mương chỉ đào đắp sơ sài, ao nuôi
chưa được xử lý triệt để, con giống không được kiểm soát chặt chẽ. Cũng có khi do đào
mương bị xì phèn, gặp mưa, phèn từ trên bờ chảy xuống kênh mương làm tôm chết.
Về hiện tượng tôm không chết lúc mới được thả mà lại chết đồng loạt khi đã được 1-2
tháng tuổi, Tiến sĩ Phương cho biết, mặc dù chưa có kết luận chính xác nhưng qua hiện
tượng mô tả, có thể kết luận tôm chết do virus. Tôm nhiễm virus vẫn sống và phát triển
như những con khác. Chỉ đến khi gặp môi trường không tốt, con tôm bị yếu, lúc đó bệnh
mới phát triển. Số lượng virus tăng nhanh, đến một mức độ nào đó sẽ đủ sức “quật ngã”
tôm. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ 1-2 tháng.

Biện pháp xử lý
Cũng theo ông Phương, khi tôm chết hàng loạt chỉ còn cách… làm lại từ đầu. Phải xử lý
ao đầm đúng kỹ thuật, chọn con giống tốt và chỉ thả khi nước đạt được độ mặn từ 10
phần nghìn trở lên. Đối với lứa tôm mới thả, người nuôi cần áp dụng quy trình nuôi ít trao
đổi nước. Nghĩa là chỉ thay nước khi nào ao nuôi quá bẩn và nguồn nước mới thay vào
phải được lọc kỹ. Tốt nhất là nên tìm cán bộ tư vấn.
Theo số liệu ban đầu của Bộ Thủy sản, tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, tổng
diện tích chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm lên đến 110.000 ha, vượt
hơn 70.000 ha so với dự kiến. Trong đó, gần 35.000 ha mặt nước đã được thả nuôi và
diện tích nuôi tôm sú bị chết vào khoảng 11.000 ha, hầu hết tập trung ở những vùng mới
chuyển đổi.
Hà Nội, TPHCM: 2 trong 6 thành phố bụi nhất thế giới
Đây là thông tin được ông Hoàng Dương Tùng, Giám đốc
Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường (Cục Bảo vệ
Môi trường) đưa ra tại buổi công bố báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu 4” của
UNDP hôm 26/10 tại Hà Nội.
Ô nhiễm bụi ở Hà Nội
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm
Theo ông Tùng, hiện Cục Bảo vệ Môi trường
đang xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường
không khí năm 2007 và sẽ hoàn thành vào cuối
năm nay. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy
Việt Nam hiện là một trong những nước bị ảnh
hưởng nặng nề của ô nhiễm.
Cũng theo các nghiên cứu, đánh giá do cán bộ của Cục tiến hành thì hiện trạng môi
Việt Nam đang phải đối mặt với
hầu hết vấn đề nêu trong Báo
cáo
Khẳng định trên được ông Tùng
đưa ra trong buổi họp báo ngày

hôm nay tại Hà Nội.
Theo ông Tùng, có một thực tế
không thể phủ nhận là tác hại
của việc phá hoại môi trường
đang từng ngày, từng giờ ảnh
hưởng đến cuộc sống của người
dân cả ở thành thị và nông thôn.
Đó không chỉ là ô nhiễm khói,
bụi, nước, suy thoái đất đai, mà
còn là sự giảm thiểu về số lượng
các loài cá thể, biến đổi khí hậu…
TTXVN
trường không khí của chúng ta không khả quan, đặc biệt là bụi.
Riêng về ô nhiễm bụi ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TPHCM hiện chỉ
kém các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), New Dehli (Ấn Độ) và Dhaka
(Bangladesh).
Đại diện Cục Bảo vệ Môi trường cũng cho biết các thành phần nào cũng có ô nhiễm, từ
đất, nước, không khí, đa dạng sinh học Ví dụ như vấn đề rác thải, rác công nghiệp rất
đáng báo động với những vụ việc nhập khẩu rác liên tiếp bị phát hiện. Hay như 2 tuần
vừa rồi đã có những thảm họa do lũ lụt gây ra, có thể nói đây là "sản phẩm" của chúng
ta bởi phá rừng qúa nhiều nên lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Người nghèo là những
người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Chúng tôi rất muốn xây dựng một Chỉ số môi trường bền vững cho môi trường nước ta
vào năm 2008. Trên thế giới đã có chỉ số này. Năm 2006, tại một hội nghị về môi
trường ở Thụy Sĩ đã công bố một chỉ số môi trường bền vững cho tất cả các nước.
Chỉ số này dựa trên 70 bộ chỉ số khác nhau do các chuyên gia ĐH Yale đưa ra. Theo
đó, Việt Nam xếp hàng cuối cùng trong số các nước Đông Nam Á với 8 quốc gia được
xem xét”- Ông Tùng cho biết.
Hệ sinh thái, sức khỏe con người ở châu Á đang xấu đi
Bà Nguyễn Ngọc Lý, Trưởng phòng Phát triển bền vững UNDP cho biết báo cáo lần

thứ 4 gồm 10 chương của UNDP về các vấn đề liên quan đến môi trường lần này được
lập rất công phu với các chủ đề liên quan đến môi trường và phát triển toàn cầu.
Bản báo cáo cũng chỉ rõ khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hơn
60% dân số thế giới đang đạt được những tiến bộ nổi bật trong việc giảm nghèo. Tuy
nhiên đi kèm sự tiến bộ đạt được này là những hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường: Chất
lượng không khí xấu đi, sự căng thẳng về nước ngọt, hệ sinh thái bị xuống cấp, sử dụng
đất nông nghiệp và rác thải tăng lên.
Báo cáo cũng cho thấy, việc cung cấp nước ăn đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong
thập kỷ qua nhưng nạn vận chuyển buôn bán trái phép rác thải điện tử và nguy hại là
một thách thức mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
“Các hệ sinh thái và sức khỏe con người tại châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục bị xấu
đi, trong khi sự tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến cho môi trường
suy thoái nghiêm trọng và mất mát tài nguyên thiên nhiên”-Báo cáo cho biết.
Bản báo cáo cũng cho thấy mối đe dọa thay đổi khí hậu hiện đã ở tình trạng khẩn
cấp. Nhiệt độ cao hơn rất có thể sẽ làm tăng bệnh tiêu chảy, sốt rét và làm giảm sản
lượng lương thực toàn cầu.

×