Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

bộ bài tập ứng dụng cho môn học cơ sở truyền động điện, chương 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.71 KB, 9 trang )

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I/ YÊU CẦU CỦA BỘ BÀI TẬP :
Để đạt được yêu cầu của môn học, bộ bài tập phải đảm
bảo các yêu cầu sau :
 Theo sát chương trình môn học, theo đúng hệ thống chương
mục.
 Lựa chọn được các bài tập phù hợp.
 Đảm bảo được tính vừa sức.
 Đảm bảo tính thực tiễn, tính thời đại của nội dung chương
trình môn học.
 Các bài học phải mang tính tích cực, tính sư phạm.
 Các câu hỏi của bài tập phải rõ ràng, dễ hiểu.
II/ CHỨC NĂNG CỦA BÀI TẬP :
Bài tập phải chứa đựng những kiến thức ứng dụng được
vào trong thực tế và củng cố được phần lý thuyết đã học.
Thông qua các bài tập giúp người học có tinh thần tự giác
cao, tự rèn luyện hình thành kỷ năng, kỷ xảo và đánh giá được
mức độ tiếp thu bài người học.
Các bài tập phải góp phần phát triển năng lực tư duy trừu
tượng, khả năng lý luận và quan sát tổng hợp. Đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn của xã hội.
Bài tập phải kích thích được sự hứng thú của ngøi học.
III/ CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG VÀO ĐỀ TÀI :
1/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong dạy học :
Lý luận là hình thức cơ bản để phản ảnh tư tưởng của
hiện thực khách quan vào ý thức con người. Nó tồn tại dưới
dạng trình bày có thứ tự về hệ thống những kiến thức tổng quát
về một lónh vực của hiện thực khách quan hoặc hiện tượng của
cuộc sống tinh thần. Như vậy lý luận được xem như phương


pháp chính cho hoạt động, không có lý luận (lý thuyết) thì
không xác lập được phương hướng, không thể tiến hành được
hoạt động.
Còn thực tiễn đó là quá trình thay đổi và cải tạo hiện thực
khách quan của tự nhiên và xã hội thông qua hoạt động của con
người. Thực tiễn không những có tính phổ biến như lý luận mà
còn có tính hiện thực trực tiếp. Thực tiễn là hoạt động hiện thực
mang tính vật chất, đặc điểm này làm cho nó phân biệt với hoạt
động lý luận chỉ tồn tại dưới dạng tinh thần thuần túy trừu
tượng. Do đó thực tiễn đóng vai trò như là tiêu chuẩn của chân
lý, tức là tính đúng đắn sát thực của nhận thức.
Vậy ta có thể thấy lý luận và thực tiễn là 2 mặt của quá
trình nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con
người. Lý thuyết là kinh nghiệm đã khái quát hóa trong ý thức
của con người, là toàn bộ những tri thức về thế giới khách quan.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động của con người nhằm đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Kiến thức lý thuyết được vận dụng để giải quyết những
nhiệm vụ thực tiễn, để chỉ đạo hành động. Còn thực tiễn vừa là
tiêu chuẩn của chân lý, động lực của nhận thức, đồng thời thực
tiễn còn là mục đích của nhận thực.
Qua những điều nêu trên, cho ta thấy mối quan hệ biện
chứng của việc học lý thuyết và thực hành (trong đó có việc
áp dụng bài tập). Muốn đảm bảo được nguyên tắc này cần lựa
chọn những môn học phù hợp với thực tế thể hiện sự ảnh hưởng
của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cần làm cho người
học thấy rõ nguồn gốc thực tiễn của các khoa học : Mọi khoa
học đều nảy sinh do nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực
tiễn.
Về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần vận

dụng một cách linh động, sáng tạo, nhằm tạo điều kiện cho
người học vận dụng được tri thức vào thực tiễn hay nói cách
khác là sau khi ra trường họ có thể đem những kiến thức đã học
được áp dụng vào lao động sản xuất, được xã hội chấp nhận.
Muốn làm được điều đó cần phải kết hợp học với hành 1 cách
có chất lượng và hiệu quả.
2/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri
thức, tính mềm dẻo của tư duy :
Đòi hỏi trong quá trình dạy học phải giúp người học nắm
vững nội dung dạy học với sự căng thẳng tối ưu về mặt trí tuệ
như trí tử tưởng, tái tạo, sáng tạo, tư duy logic và đồng thời hình
thành phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động tức là
tạo nên sự mềm dẻo của tư duy.
Kiến thức chỉ vững chắc lâu dài khi chúng được hình thành
qua các giai đoạn và phát triển một cách biện chứng. Việc nắm
chắc kiến thức được thể hiện rõ nét nhất, quan trọng nhất ở chỗ
nó được vận dụng thành thạo trong các trường hợp khác nhau để
giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn do cuộc sống đặt
ra.
Để đảm bảo nguyên tắc này : Phải sắp xếp theo logic giữa
khoa học đặc trưng cho môn học và logic sư phạm. Cần tác động
để người học phát triển năng lực nhận thức trí thông minh, óc
sáng tạo. Tạo điều kiện để người học ôn tập thường xuyên như
làm bài tập ở nhà, làm bài tập ở lớp. Điều đó cho thấy việc làm
bài tập của người học là một trong những yếu tố đảm bảo cho
nguyên tắc : Đảm bảo tính vững chắc kiến thức đã học.
Các bài tập phải có những câu gợi ý để người học tham
khảo trước chuẩn bò bài trước, cũng như dễ dàng ôn bài sau mỗi
bài giảng.
3/ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng trong dạy

học :
Để kích thích sự hứng thú của người học thì bài giảng phải
được trình bày mạch lạc, rõ ràng dể hiểu để kích thích quá trình
tri giác nhằm thu lượm những tài liệu cảm tính cần thiết để xây
dựng biểu tượng chính xác từ đó hình thành khái niệm thấy tạo
ra tình huống có vấn đề biết phát huy tính tò mò ham hiểu biết
khoa học của người học. Phải biết khơi sâu mâu thuẫn giữa
nhiệm vụ học tập và trình độ hiện có.
Qua những điều nêu trên để đảm bảo nguyên tắc này :
các bài tập khi soạn phải mang tính vừa sức phù hợp với người
học và người học có thể hoàn thành được với những nổ lực cao
nhất của trí tuệ. Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải phân
loại học sinh theo nhóm dựa vào khả năng tiếp thu của người
học. Điều này giúp người học giỏi phát huy được khả năng cao
nhất của họ và người trung bình có thể vươn lên.
4/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của
người dạy và tinh thần tự giác tích cực tự lực của người học :
Để điều khiển quá trình dạy học thì người thầy phải đóng
vai trò chủ đạo, người thầy là người truyền thụ tri thức qua bài
giảng còn người học là người lónh hội thông tin. Vì vậy thầy cần
phải quan tâm đến việc thu nhận thông tin của trò như thế nào.
Do đó quá trình dạy học phải có đường liên hệ ngược đó là việc
trò trả lời, làm bài tập ở nhà, làm bài tập ở lớp để thầy xem
xét đánh giá, chỉ dựa vào thông tin liên hệ ngược thầy mới
phán đoán đïc việc học tập của trò, để điều chỉnh quá trình
dạy học sau này tức là vai trò của người thầy được giữ vững
cho nên mối quan hệ ngược được đảm bảo. Điều này khiến cho
quá trình dạy học trở thành 1 chu kỳ khép kín, tức là điều khiển
được.
Để đảm bảo nguyên tắc này thì người thầy phải giữ vai trò

chủ đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học. Sự kết hợp
giữa thầy và trò trong quá trình dạy học sẽ giúp cho trò phát
huy được tính tích cực, tính tự lực của người học.
IV/ CÁC NGUYÊN LÝ DẠY HỌC :
1/ Học đi đôi với hành :
Có nghóa là người học phải học lý thuyết sau đó vận dụng
lý thuyết đó vào thực tế. Muốn vận dụng nó vào trong thực tế
thì phải thông qua các bài tập liên quan. Thông qua các bài tập
thì người học nắm rõ và củng cố được phần lý thuyết đã học.
2/ Giáo dục gắn liền với lao động sản xuất :
Nhằm giúp người học tiếp cận vào thực tế, phát huy tính
toàn diện của việc học vào thực tiễn sau khi ra trường. Muốn
làm được như vậy thì ta phải có các bài tập mà các thông số
cũng như các câu hỏi đều có trong thực tế để giúp cho người
học có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
V/ LÀM BÀI TẬP CỦNG CỐ CHO PHẦN LÝ THUYẾT
:
(Kiến thức).
Học lý thuyết là 1 trong những phần cơ bản mà người học
nào cũng phải trải qua. Để nắm vững phần lý thuyết đã học thì
phải ôn luyện, học đi học lại trong đó có phần bài tập ở nhà, ở
lớp. Vậy thì việc làm bài tập củng cố kiến thức là không thể
phủ đònh. Điều này nói lên tác dụng đặc biệt của việc làm bài
tập trong quá trình dạy học.
+ Theo giáo dục học :
Học tập là quá trình nhận thức của học sinh mà chủ thể
tác động là giáo viên, khách thể là học sinh. Lấy học sinh làm
đối tượng trung tâm. Học sinh là đối tượng để người thầy dùng
nhưng phương pháp sư phạm của mình để gọt dủa tạo nên sản
phẩm có ích cho xã hội.

+ Theo tâm lý học hiện đại thì quan điểm duy vật biện chứng
cho rằng quá trình học tập của học sinh chính là quá trình nhận
thức để lónh hội những kiến thức, kinh nghiệm của người thầy
thành của riêng mình. Quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tưởng tượng, cảm xúc, ý chí. Ngoài ra quá trình
học tập của học sinh còn thông qua các trạng thái tâm lý, thuộc
tính tâm lý.
+ Theo quan điểm của tâm lý học sư phạm thì quá trình dạy
học là 1 quá trình kích thích và điều khiển tính tích cực của học
sinh nhằm hình thành kỷ năng, kỷ xảo và phát triển năng lực trí
tuệ, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức của con người mới
xã hội chủ nghóa. Để kích thích hứng thú của người học và giúp
người học vận dụng được lý thuyết thì các bài tập phải chính
xác, rõ ràng, mạch lạc, dể hiểu và có thực trong thực tế.
 Kết luận :
Thông qua các vấn đề nêu trên, ta thấy rằng đứng trên
quan điểm của tâm lý học, giáo dục học thì việc làm bài tập đã
củng cố kiến thức cho người học và tạo ra sự kích thích, ham
mê, sáng tạo, tìm tòi, hình thành kỷ năng, kỷ xảo cho người học.
+ Yêu cầu của các bài tập :
 Trình bày rõ ràng, dể hiểu.
 Đầy đủ các thông số và không qua dài.
 Ứng dụng được trong thực tế.
 Các bài tập phải củng cố được phần lý thuyết.
 Phù hợp với trình độ người học.
VI/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP :
1/ Kiểm tra :
Là công cụ hay phương tiện đo lường kiến thức, kỷ năng
kỷ xảo của học sinh.
2/ Đánh giá :

Là một khái niệm nhằm xác đònh mức độ trình độ của học
sinh mà cụ thể là điểm số.
3/ Mối liên hệ giữa kiểm tra và đánh giá :
Có nghóa là kiểm tra là phương tiện của đánh giá còn
đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục đích của đánh giá
quyết đònh nội dung và hình thức của kiểm tra.
Mục đích cơ bản của việc kiểm tra đánh giá là xác đònh
chất lượng và số lượng của sự giáo dục và học tập nhằm
khuyến khích trò học tốt, thầy dạy tốt. Học sinh nâng cao tinh
thần trách nhiệm của mình đối với việc học tập.
 Đối với học sinh : Thông tin kiểm tra sẽ giúp cho học sinh
đào sâu kiến thức hệ thống hóa các kiến thức cũ. Khái quát
hóa những tri thức đã được tiếp thu và giúp học sinh phát
triển tư duy, trí nhớ.
Giúp học sinh lấy được lổ hổng trong tri thức của mình và
kòp thời điều chỉnh bổ sung. Phát huy tính độc lập và tham gia
tích cực vào việc học tập, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề
trong học tập.
 Đối với giáo viên : Thông qua kiểm tra đánh giá nắm được
kết quả của việc giảng dạy của mình để điều chỉnh, cải tiến
nhằm hoàn thiện kết quả học tập cho học sinh. Nắm được
trình độ nhận thức của học sinh để nâng cao chất lượng giảng
dạy đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo tùy đối
tượng khá hay kém.
Việc kiểm tra đánh giá giúp nhà trường theo dõi được tình
hình học tập của học sinh qua đó đánh giá được công việc
giảng dạy của giáo viên. Việc đưa bài tập vào bài kiểm tra đối
với các môn học lý thuyết chuyên môn là hết sức cần thiết.
Thật vậy trong khoảng thời gian 15 - 30' cho 1 bài tập đòi
hỏi người học phải có sự chuẩn bò kỷ càng về kiến thức đã học.

Khi làm bài tập học sinh không thể học thuộc lòng một cách
máy móc mà phải linh động, sáng tạo để làm bài và vận dụng
lý thuyết vào bài tập.
Bài tập không chỉ dừng lại ở chổ chỉ dựa vào công thức để
làm, mà học sinh cần phải có sự tư duy, tìm tòi, hiểu được bản
chất của vấn đề thì mới làm bài có hiệu quả được. Một bài tập
có nhiều cách giải khác nhau nên phát huy được tính thông
minh, sáng tạo của học sinh tìm ra con đường ngắn nhất, dể
hiểu nhất.
Qua các bài tập giúp cho học sinh rèn luyện cho mình khả
năng, trình bày, diễn đạt. Một bài tập sẽ có nhiều câu, câu khó
có, dể có và như vậy thì học sinh trung bình cũng có thể làm
được 1 phần của bài tập, học sinh khá có thể làm câu khó hơn.
Vậy bài tập trong bài kiểm tra thì dể đánh giá trình độ của học
sinh hơn.
Trong thực tế nhiều năm qua các trường từ cấp tiểu học
đến đại học đã dùng bài tập trong kiểm tra đánh giá và đã đạt
được kết quả tốt.
 Tóm lại :
Với tất cả nhưng lý do trên ta có thể khẳng đònh việc đưa
bài tập vào phần kiểm tra đánh giá thì kết quả học tập của học
sinh ở các môn lý thuyết chuyên môn là có cơ sở khoa học và
đạt tính hiệu quả cao.
 KẾT LUẬN CHUNG :
Qua các phần trình bày ở trên ta đã thấy được ưu điểm nổi
bật của việc làm bài tập của học sinh đó là : củng cố kiến thức
cho học sinh khi học các môn có tính lý thuyết đặc biệt là các
môn lý thuyết chuyên môn.
Là một công cụ tốt để đánh giá kết quả học tập của người
học. Như vậy ta thấy việc đưa bài tập vào hoạt động dạy học là

hết sức cần thiết. Thông qua đó giúp người học rèn luyện khả
năng học tập độc lập của mình. Đó là một cách học đã và đang
được nhiều trường và xã hội khuyến khích.
Tuy nhiên, khi soạn bài tập phải chú ý đến tính vừa sức
của người học, bài tập phải gần gủi với thực tế nếu không sẽ
làm phản tác dụng giáo dục.

×