Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

THỰC TRẠNG NGHIỆN HÚT MA TÚY TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA, NGUYÊN NHÂN ,GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.53 KB, 40 trang )

Luận văn
THỰC TRẠNG NGHIỆN HÚT MA TÚY TẠI HUYỆN MỘC CHÂU,
TỈNH SƠN LA, NGUYÊN NHÂN ,GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TÁC
NGHIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2. Lịch sử ma túy
2.1. Việt Nam
2.2. Tỉnh Sơn La
2.3.Huyện Mộc Châu
3. Khái niệm công cụ
3.1. Ma tuý
3.2. Nghiện ma tuý
Chương II: Kết quả nghiên cứu
1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT_VH_XH của địa bàn
nghiên cứu
2. Thực trạng nghiện hút ma tuý tại huyện Mộc Châu
3. Công tác phòng chống ma tuý ở huyện Mộc Châu
4. Sự tự nhận thức chủ quan của người nghiện hút ma tuý về chính họ
Chương IV: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn ma tuý và các biện pháp
tác nghiệp của Công tác xã hội tại huyện Mộc Châu.
1.1. Nguyên nhân kinh tế
1.2.Nguyên nhân xã hội và gia đình
1.3.Nguyên nhân từ bản thân
2. Hậu quả


2.1. Đối với bản thân người nghiện
2.2. Đối với gia đình
2.3. Sự tổn phí về kinh tế do tệ nạn nghiện ma tuý gây ra cho xã hội rất to
lớn
3. Giải pháp và khuyến nghị
3.1. Về phía cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội
3.2. Về phía cộng đồng xã hội
3.3. Về phía gia đình
3.4. Về phía cá nhân
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài .

Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và cùng với
sự quyết tâm nỗ lực của toàn dân, sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi
mới nền kinh tế xã hội, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế- xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức cao, đời sống
nhân dân được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng nảy
sinh hàng loạt những vấn đề về xã hội phức tạp. Trong đó có tệ nạn xã hội
nói chung và nghiện hút ma túy nói riêng đang làm nhức nhối toàn xã hội.
Từ nhiều thập kỉ qua ma túy là nỗi ám ảnh, mối hiểm họa của toàn cầu và
cho tới nay hầu hết các dân tộc trên thế giới đều chịu hiểm họa ma túy. Hiện
nay số người nghiện ma túy trên thế giới là hơn 200 triệu người (Nguồn:
Kiến thức cần cho thanh niên phòng chống ma tuý, NXB Thanh Niên), hậu
quả của việc nghiện ma túy gây ra rất lớn đặc biệt là tiêm chích ma túy, một
trong những con đường dẫn tới đại dịch HIV/AIDS.
Theo chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc (UNDCP) thì

tình trạng sử dụng bất hợp pháp ma túy sẽ dẫn tới sự hủy hoại và tiêu vong
của cả dân tộc. Tại diễn đàn LHQ, nguyên tổng thư kí LHQ B.Ghali đã đánh
giá: “Tình trạng nghiện hút đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại.
Không một quốc gia nào, dân tộc nào có thể thoát khỏi vòng xoáy khủng
khiếp của nó, ma túy làm gia tăng bạo lực, tham nhũng làm cạn kiệt nguồn
nhân lực, tài lực, hủy diệt những nguồn tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra
phải được huy động để phát triển KT_XH, mang lại ấm no hạnh phúc cho
toàn dân”. Nghiện hút ma túy gây ra nhiều hậu quả cho cả người nghiện, gia
đình và toàn xã hội. Nó làm biến dạng các quan hệ xã hội, thay đổi các định
hướng giá trị theo hướng tiêu cực và nhất là sự suy giảm đạo đức, nhân cách
của con người, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập
quán của cộng đồng dân tộc Việt Nam, gây rối trật tự an toàn xã hội …
Hiện nay trên thế có khoảng hơn 40 triệu người có HIV/AIDS, trong đó
có 80% ở các nước đang phát triển, 75% người có HIV do lây nhiễm qua
đường tiêm chích ma túy, đã đến lúc cuộc chiến chống ma túy là cuộc chiến
toàn cầu. Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, phải chịu ảnh hưởng
nặng nề của ma túy, tình hình tội phạm ma túy ở Việt Nam đang rất phức
tạp, đặc biệt là các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia
Nếu như Tây Bắc là khu vực nhức nhối nhất cả nước về tội phạm vận
chuyển, buôn bán,sử dụng ma tuý, thì Sơn La là tỉnh “nóng” nhất ở Tây Bắc
và huyện Mộc Châu là “điểm đen” nhất ở Sơn La về ma tuý (vì thế nên được
mệnh danh là “rốn lũ ma tuý”).
Không những là một người con của quê hương, nơi còn gặp nhiều khó
khăn về kinh tế lại là nơi mà ma túy đang hoành hành dữ dội, em không khỏi
trăn trở với suy nghĩ làm sao cho quê hương mình thoát khỏi tệ nạn ma túy
để vươn lên xây dựng nơi ấy là một cao nguyên giàu và đẹp. Là một sinh
viên năm thứ 3 ngành Công tác xã hội, Khoa Giáo dục Chính Trị, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội ,trên cơ sở tiếp thu những kiến thức mà thầy cô đã
truyền dạy, được tiếp cận với các phương pháp khoa học của nghành An
sinh xã hội ,em mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô

giáo hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa
học về đề tài liên quan tới tệ nạn ma túy ở địa phương em với mục đích phần
nào giúp cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên nhìn nhận rõ thực
trạng nghiện hút ma túy ở một địa phương điển hình, có ý thức cảnh giác để
tự phòng tránh ma túy, không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất dấu
hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng
hoặc buôn bán ma túy,nhìn rõ tác hại của ma túy để tránh xa vào tệ nạn nguy
hiểm này. Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma
túy, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành
người lương thiện có ích cho xã hội.
2. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học:
- Từ góc độ tiếp cận của những vụ án liên quan tới ma túy, công tác
phóng chống ma túy của các Bộ nghành, cán bộ chiến sĩ công an và hành vi
lệch chuẩn về tình trạng thực tế của người sử dụng ma tuý, sẽ góp phần làm
sáng tỏ bản chất của hành vi mang tính lệch chuẩn của các chủ thể xã hội.
- Góp phần vào hệ thống tri thức và phương pháp nghiên cứu của
ngành công tác xã hội.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đóng góp thêm tiếng nói vào việc tuyên truyền giúp mọi người và
ngay cả bản thân đối tượng nghiện có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn về
ma tuý, về hành vi nghiện hút, tiêm chích ma tuý và hậu quả của các hành vi
đó để điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, dần dần từ bỏ “sức
mạnh ma quái” của ma tuý, tái hoà nhập vào đời sống cộng đồng.
- Trên cơ sở tìm hiểu mối tương quan giữa cá nhân người nghiện với
gia đình, cộng đồng, giữa nhóm đối tượng nghiện hút với các tổ chức xã hội
khác để tìm ra “sự đồng cảm xã hội” giữa cộng đồng, giúp họ tìm các mối
quan hệ xã hội, các vai trò xã hội để có thể tái hoà nhập cộng đồng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nghiện hút ma tuý trên địa bàn huyện Mộc Châu

- Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiện
tượng sử dụng ma tuý .
- Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần giảm bớt tệ
nạn này trong xã hội nói chung và huyện Mộc Châu nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu(phân tích nội dung): tiến hành đọc và
phân tích một số tài liệu nhằm thu thập thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên
cứu qua một số báo cáo của Bộ công an, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội,
các báo cáo thực tập của những khoá trước, những văn bản, báo và tạp chí có
liên quan đến vấn đề phòng chống ma tuý; đồng thời sử dụng số liệu do địa
bàn nghiên cứu cung cấp.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn
thế giới và riêng ở nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất
xấu trong một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội.
Không chỉ tác hại do gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại
thế hệ trẻ mà chính cách sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích
làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Mặc dù
thông tin về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện trên các phương tiện
truyền thông đã được thực hiện khá nhiều nhưng vẫn còn không ít người
chưa thấy rõ tác hại của nó.
Theo Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, 13 tỉnh miền núi phía Bắc
hiện có 38.360 người nghiện, chiếm 30,5% tổng số người nghiện ma tuý có
hồ sơ quản lý của toàn quốc. Tỷ lệ người nghiện trong dân số tại khu vực
này là 368/100.000, gấp 2,5 lần so với bình quân của cả nước. Một số địa
phương có số người nghiện ma tuý rất cao: trung bình 100.000 người dân
Lai Châu thì có 1.353 người nghiện; tại Sơn La tỷ lệ này là 916/100.000, tại
Thái Nguyên là 579/100.000.
Sơn La là tỉnh biên giới Tây Bắc có 250 km đường biên giáp Lào là một

trong những trọng điểm về hoạt động tội phạm và tệ nạn ma tuý, nhất là thực
trạng mua bán, vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào tỉnh. Các tổ chức tội
phạm nước ngoài cấu kết với tội phạm trong nước lập nhiều đường dây buôn
bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý từ khu vực Tam giác vàng trung
chuyển qua Lào vào Sơn La rồi chuyển đi các nơi trong cả nước. Nhiều năm
nay, nếu Sơn La là một trong những địa bàn nóng nhất cả nước về ma túy thì
Mộc Châu chính là địa bàn nóng và phức tạp vào bậc nhất của Sơn La về tệ
nạn này. Số địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy ở Mộc Châu hiện nay
chủ yếu là các xã vùng biên và giáp biên, vùng đồng bào Mông. Người
Mông ở đây và người Mông bên kia biên giới Lào có mối quan hệ khá khăng
khít, họ bảo vệ, hỗ trợ nhau làm ăn buôn bán và sẵn sàng phối hợp để chống
lại cơ quan chức năng. Đó là vấn đề mang tính xã hội, dòng họ, dòng tộc nên
nếu không xử lý thận trọng sẽ vừa gây khó khăn cho việc thi hành công vụ
mà lại có nguy cơ biến thành các vấn đề dân tộc .
2. Lịch sử ma túy
2.1. Ma túy ở Việt Nam
Theo báo cáo của đại diện Liên hợp quốc cho thấy, từ lâu các nước thuộc
tiểu vùng sông Mê Kông được mệnh danh là “Tam giác vàng”- một trong 3
trung tâm sản xuất ma túy bất hợp pháp lớn nhất thế giới, là nguồn cung cấp
heroin lớn thứ hai trên thế giới, là trung tâm chính về sản xuất buôn bán và
sử dụng ma túy tổng hợp. 17 năm qua, kể từ khi Liên hợp quốc và các nước
trong tiểu vùng sông Mê Kông đặt nền móng cho cơ chế phối hợp đặc biệt
đa phương về đấu tranh phòng chống ma túy, tình trạng sản xuất, buôn bán,
vận chuyển có giảm. Tuy nhiên, thời gian gần đây lại có diễn biến tiêu cực,
đặc biệt là sản xuất buôn bán ma túy tổng hợp. Cơ quan phòng chống ma túy
và tội phạm của Liên Hợp quốc nhận định, các nước nằm trong tiểu vùng
sông Mê Kông có gần 4 triệu người nghiện ma túy.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
Đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý chia theo địa phương ở Việt
Nam (người).

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toàn 89.594
100.178
115.918
127.169
130.249
128.602
138.518 133.594
quốc
2.2. Ma túy ở Sơn La.
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ
địa lý 20039' - 22002' vĩ độ Bắc, 103011'- 105002' kinh độ Ðông. Phía Bắc
giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp
tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây
Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả
nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến
chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ
43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường hàng không và đường sông như sân
bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy
qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ
phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150
km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.
Dân số - Dân tộc: Tỉnh Sơn La có khoảng trên 1 triệu người. Trong đó, số
lao động trên địa bàn tỉnh chiếm trên 45% dân số. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc
là chủ yếu. Ðông nhất là dân tộc Thái chiếm 54,7%, dân tộc Kinh chiếm
17,42%, dân tộc Mông chiếm 13%, dân tộc Mường chiếm 8,15% và các dân
tộc khác chiếm 6,73%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho
10/10 huyện, thị trấn, 201/201 xã, phường; tỷ lệ người biết chữ chiếm
70,8%. Số học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 là 220.430 em, số giáo

viên là 10.269 người. Số thầy thuốc có 2.475 người; bình quân y, bác sỹ là
26 người/1 vạn dân.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
Đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý chia theo địa phương ở Sơn
La (người).
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng
số
người
nghiện
6.792
6.514
8.602
8.602 8.602
8.859
16.60
0
12.915
Một số điểm nóng về ma túy và HIV phải kể đến thị xã Sơn La; huyện
Mai Sơn; Mường La; Thuận Châu và Mộc Châu. Theo các cơ quan chức
năng cho biết, ma túy đã đi sâu vào tiềm thức của người dân ở đây từ rất lâu,
khi việc trồng cây thuốc phiện ở hai đường biên giới ta và nước bạn Lào còn
chưa bị cấm, bà con dân tộc qua lại biên giới đổi vải lấy thuốc phiện, mua
thuốc phiện dễ như mua thức ăn ngoài chợ. Dần dà, thấy lợi nhuận của việc
mua bán mặt hàng này không nhỏ, họ càng gắn bó với nó hơn. Thậm chí,
hiện nay, mặc dù ma túy đã bị cấm một cách triệt để, người dân cũng đã biết
hậu quả của nó, nhưng vì lợi nhuận cao, họ vẫn lén lút vận chuyển, buôn
bán. Các tổ chức tội phạm nước ngoài cấu kết với tội phạm trong nước lập
nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý từ khu vực
Tam giác vàng trung chuyển qua Lào vào Sơn La rồi chuyển đi các nơi trong

cả nước.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Sơn La, từ năm 2000 đến những tháng đầu
năm 2005, các chiến sĩ Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý Công an
tỉnh Sơn La đã phát hiện và bắt giữ gần 400 vụ, hơn 700 đối tượng tội phạm
ma tuý. Đã lập và phá 75 chuyên án mua bán, vận chuyển trái phép các chất
ma tuý lớn liên tỉnh, xuyên quốc gia đạt kết quả cao.Thu giữ gần 100kg
heroin; 60kg nhựa thuốc phiện; gần 2000 gói nhỏ heroin; hơn 11.250 viên
hồng phiến; gần 1.300ml nước thuốc phiện; 4 xe ô tô; gần 50 xe máy;
20,9kg thuốc nổ; 292 kíp mìn; 5 khẩu súng; 38 viên đạn; 4 quả lựu đạn; gần
40 chiếc điện thoại di động; hơn 820 triệu đồng… và nhiều tang vật khác
liên quan đến hoạt động tội phạm ma tuý, bắt 16 đối tượng có lệnh truy nã
đặc biệt nguy hiểm. Riêng năm 2004, bắt và khám xét khẩn cấp đối tượng
Sồng A Phá sinh năm 1965, trú tại bản Lúng Xá- Lóng Luông, huyện Mộc
Châu vì có liên quan đến việc vận chuyển, buôn bán trái phép các chất ma
tuý. Tại nhà của Phá, các chiến sĩ đã thu được hơn 184 gam heroin, 95 viên
hồng phiến, gần 15 triệu đồng, 1 điện thoại di động và 3 máy bộ đàm…
Nếu như hai xã Hang Kia, Pà Cò của Hoà Bình được biết đến là địa điểm
trung chuyển ma tuý từ bên kia biên giới vào nội địa, thì Sơn La lại là địa
bàn vừa có các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý liên tỉnh, liên địa
bàn và xuyên quốc gia, vừa là một địa bàn nóng bỏng về hoạt động của tội
phạm bán lẻ, tổ chức sử dụng ma tuý và hoạt động của người nghiện ma tuý.
Dân số toàn tỉnh có khoảng 1 triệu người thì có tới 16.592 người nghiện ma
tuý có hồ sơ quản lý (số không có hồ sơ quản lý trên thực tế thường cao gấp
2-3 lần) đứng đầu cả nước về tỉ lệ người nghiện trên tổng dân số. Chỉ tính
riêng số tiền những con nghiện có hồ sơ quản lý mua ma tuý để sử dụng thì
mỗi năm Sơn La mất đi gần 500 tỉ đồng, lớn hơn số tiền thu ngân sách toàn
tỉnh. Bên cạnh đó, người nghiện ma tuý còn gây ra rất nhiều vụ phạm pháp
hình sự. Với một tỉnh nghèo như Sơn La thì hệ quả từ ma tuý gây ra trên địa
bàn luôn là sự "đau đầu thường trực" của các cấp chính quyền và toàn thể
người dân lương thiện trong tỉnh. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Sơn La sơ kết

hai năm thực hiện nghị quyết 02 của Đảng bộ tỉnh về chống ma túy, năm
2004 tỉnh có 31 giáo viên nghiện, năm 2005 có 54 cán bộ giáo viên và 8
công chức rơi vào vòng “quỉ dữ”. Hết năm 2005, toàn tỉnh còn 94,03% xã
phường, thị trấn có người nghiện ma túy. Số xã, tiểu khu, bản không có tệ
nạn ma túy ngày một bị thu hẹp và trở nên lẻ loi. Cũng theo thống kê của
tỉnh ủy, năm 2005 Sơn La có tới hơn 1.200 cán bộ công chức, viên chức bị
nghiện. Tuy hiện chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng trong năm 2006 do
công tác phát hiện, tố giác, vận động người nghiện được thực hiện mạnh mẽ
hơn nên tất cả chỉ số nêu trên đều tăng rất cao.
2.3.Ma túy ở Mộc Châu
Các huyện biên giới của Sơn La chỉ cách khu vực Tam Giác Vàng (Lào,
Thái Lan, Myanmar) chừng trên dưới 700km đường ô tô. Trong các tuyến
vận chuyển ma túy thì tuyến đường bộ xuyên rừng từ khu vực Tam Giác
Vàng qua tỉnh Luông Nậm Thà, U Đom Say, Hủa Phăn, Luông Phrabăng
của Lào và một số tỉnh giáp giới của Việt Nam là một trong những tuyến
trọng điểm. Mà từ biên giới Việt - Lào ra Quốc lộ số 6A, điểm gần nhất
chính là Mộc Châu. Nơi đây hội đủ những yếu tố “thiên thời, địa lợi”: rừng
núi hiểm trở, dân cư thưa thớt lại nhiều đường tiểu ngạch, xuôi xuống Hà
Nội chỉ có 175 km mà đường bằng phẳng dễ đi, dễ trà trộn. Huyện giáp kề
với “thủ phủ ma túy” Lóng Luông gồm các bản trọng điểm Co Tang, Lũng
Sá, Tà Dê, Co Chàm, Lóng Luông và bản Hua Tạt, xã Vân Hồ là 2 xã Hang
Kia, Pa Cò thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Bọn tội phạm ma túy quy
tụ về đây buôn bán, vận chuyển đủ các loại ma túy từ hình thức bán lẻ cho
đến vận chuyển đường dài khối lượng lớn và lực lượng chức năng đã phải
đặt cho khu vực này cái tên “vùng chảo lửa buôn bán, vận chuyển ma túy”.
- Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2009, Công an Mộc Châu đã phát
hiện, bắt giữ được 188 đối tượng liên quan đến ma túy, thu giữ 6,672 kg
hêrôin (trong đó có 11 bánh hêrôin nguyên bao bì).
- Thống kê sơ bộ của 3 năm 2006-2008 các lực lượng chức năng
huyện Mộc Châu mà nòng cốt là Công an huyện đã phát hiện thu giữ 99,074

kg hêrôin, 13,485 viên hồng phiến, 389 gam thuốc phiện, trên 560 triệu
đồng; trên 122 nghìn USD; 16 súng quân dụng, 4 quả lựu đạn, 152 viên đạn,
15 xe ôtô, 218 xe máy, 149 điện thoại di động bắt 1.346 đối tượng phạm các
tội về ma túy; triệt xóa được 364 điểm bán với 541 đối tượng bán lẻ ma túy.
3. Khái niệm công cụ
3.1. Ma túy
Ma tuý là gì?
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung
khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp,
khi được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt ) nó sẽ
làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó. Nếu lạm dụng ma tuý,
con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người
sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định
nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử
dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
2. Một số loại ma tuý thường gặp
Thuốc phiện (Anh túc)

Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ
1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12
nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả.
Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống. Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút.
Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau
nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt
được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị
lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút
thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn
tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị
sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có
thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái
độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản
xuất thuốc trị ho, giảm đau, tiêu chảy trong y học. Morphin có tác dụng
chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho
thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung
tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm
nhịp tim Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu,
mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động
thấy dễ chịu, mất cảm giác đói.
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông
gọi là " Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại
bột màu nâu hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít. Dùng Heroin lần đầu
sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi
thương Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co
thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có
thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính

cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra
các hành vi vi phạm pháp luật.
Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà Trong y hoc, Cần
sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường
có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc
có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những
ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng
đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng.
Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn
thần kinh
Ma tuý tổng hợp
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn
phần từ các hoá chất . Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng
kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp.
Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây
hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn
thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được
coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
3.2. Nghiện ma túy
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về
mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý.
Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không,
và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.
Theo tài liệu Đào tạo nhân viên tiếp cận cộng đồng của Dự án LIFE - GAP
(do trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ - CCD cung cấp) đã đưa ra

một số tiêu chí để xác định lệ thuộc ma tuý/ nghiện ma tuý là:
a, Dung nạp. Người sử dụng ma tuý ngày càng quen với tác dụng của ma túy
và cần phải tăng liều dùng để đạt được tác dụng như mong muốn. Một người
ở giai đoạn dung nạp ma tuý thể hiện ít có phản ứng về liều dùng hơn người
chưa có ở giai đoạn này. Mức độ dung nạp tối đa có thể được quan sát bằng
sự lệ thuộc vào Heroin. Ví dụ, khi một người đã quá lệ thuộc vào heroin, họ
có thể dùng liều lượng vượt quá mức độ người chưa dung nạp loại ma tuý
này.
b, Đói thuốc
- Hội chứng đói thuốc: Theo dõi hội chứng này bao gồm những biểu hiện
thay đổi về thể chất và tâm lý của người sử dụng ma túy. Nó xảy ra khi
người họ giảm nhanh liều lượng quen dùng
- Giải toả: Để tránh cảm giác khó chịu khi đói thuốc người đó phải dùng
01 liều. Hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến hội chứng đói thuốc.
c, Bắt buộc sử dụng: Một người lệ thuộc vào ma tuý bắt buộc phải sử dụng
nó thường xuyên. Hiện tượng này có liên quan đến đói thuốc.
d, Thu hẹp: Khi đã nghiện, người sử dụng sẽ sử dụng ma túy theo một cách
nhất định.
đ, Sở thích tập trung: dần dần trở thành ưu tiên lớn nhất trong cuộc sống của
người sử dụng. Sở thích này ngày càng thu hẹp và xác định bằng việc tìm
mọi cách để có ma tuý sử dụng (đồng thời tìm mọi cách để có tiền mua ma
tuý).
e, Tái nghiện: Một người ngưng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài
tháng nếu quay lại sử dụng sẽ có xu hướng tái sử dụng một cách nhanh
chóng và hình thành lại sự lệ thuộc vào ma tuý.
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT_VH_XH của địa bàn
nghiên cứu
Một ngày nắng tháng 5-1959, Bác Hồ kính yêu, vị cha già dân tộc đã tới thăm thị trấn
nông trường Mộc Châu. 51 năm đã trôi qua, song những ấn tượng đẹp đẽ, thiêng liêng về

thời khắc ấy vẫn khiến nhiều người không khỏi bồi hồi xúc động.
Mộc Châu có khoảng hơn 139038 dân, với diện tích 2025,1 km
2
, mật độ
dân số là 69 người/km
2
.
Huyện có 2 thị trấn, thị trấn Mộc châu(nằm trên quốc lộ 6) và thị trấn
nông trường Mộc châu (nằm trên quốc lộ 43), 27 xã. Phía bắc giáp huyện
Phù Yên bởi dòng sông đà, phía tây bắc giáp 2 huyện Bắc Yên và Yên Châu,
phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía
đông nam giáp tỉnh Hòa Bình. Vào ngày 30/8-2/9 hàng năm huyện tổ chức
ngày hội văn hóa cho người H'Mông từ các tỉnh miền núi phía bắc đổ về thị
trấn Mộc Châu. Ngày hội là dịp cho các đôi trai gái người H'Mông có cơ hội
tìm hiểu về nhau. Mộc Châu được tỉnh Sơn La đánh giá là Huyện có nhiều
chuyển biến tích cực, huyện được coi là vùng kinh tế động lực của tỉnh .
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,Tỉnh Ủy, cùng với sự quyết
tâm sáng tạo khai thác tiềm năng của mình và tận dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong và ngoài huyện, Mộc Châu đã đạt được những thành tựu rất
cơ bản về phát triển Kinh Tế - Xã Hội, An Ninh – Quốc Phòng: Tổng giá trị
sản phẩm năm 2007 đạt 725 tỷ đồng chiếm 25% tổng GDP của toàn Tỉnh.
Diện tích chè chiếm 65% và sản lượng chè chiếm trên 70% so với toàn Tỉnh.
Số lượng đàn bò sữa và sản lượng sữa chiếm 100% toàn Tỉnh và nhiều các
chỉ tiêu khác huyện Mộc Châu đều dẫn đầu. Sở dĩ huyện Mộc Châu đạt được
kết quả như vậy, trong nhiều nguyên nhân thì việc đánh giá đúng điều kiện
khách quan, chủ quan, tìm ra được giải pháp để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý là một yếu tố có tính quyết định giúp cho Mộc Châu khai thác thác phát
huy có hiệu quả các nguồn lực nội tại và bên ngoài từ đó mang lại sự phát
triển Kinh tế - Xã hội ổn định cho Mộc Châu theo hướng Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa.

“Ai đi Châu Mộc chiều sương ấy”
Người ta vẫn nhớ về Mộc Châu với những đồi chè mướt xanh, những
thảm cỏ xanh mơn mởn với những đàn bò sữa nhởn nhơ gặm cỏ, một Mộc
Châu mộc mạc yên bình. Và ngay cái cảm giác phóng xe máy trên những
cung đường hiểm trở, những dốc cua tay áo: dốc Cun, dốc Thung Khe, và
không gian cứ trải dần ra trước mắt bạn, ngút ngàn và hun hút đã đủ làm bạn
cảm xúc vô cùng!
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Thị trấn Mộc châu nằm ngay bên quốc lộ 6- nối liền thủ đô Hà Nội miền
sơn khê Tây Bắc Dọc theo con đường đến nông trường bò sữa ngút ngàn hoa
cải trắng, bò lan trên những sườn đồi thoai thoải rồi trải rộng đến tận chân
trời tít tắp. Từ đường lớn nhìn sang, những cánh đồng như một mảng sơn vẽ
những ô màu trắng bên khoảng xanh của cỏ cây và đỏ của đất. Thêm chút
nữa sâu vào mảnh đất tốt tươi là rừng hoa hướng dương. Những đoá hoa cao
quá đầu người, vươn mình trong nắng cuối chiều đã nhạt màu.Vạt hoa dã
quỳ bên đường hôm nay đứng xen lẫn cùng hoa trạng nguyên, nở rực rỡ suốt
dọc con đường. Những hàng rào hoa tự nhiên đan xen vàng cam và đỏ khiến
con đường bồng bềnh trôi. Trong áng chiều đã dần ngả tím, cảnh chiều hôm
ở Mộc Châu làm dâng lên một niềm riêng. Không khí trong lành mát lạnh
với hương hoa cải ngai ngái, sương lãng đãng cuối chân trời xa. Tiếng chó
sủa đâu đây trong ánh đèn điện le lói xa xa. Thung lũng sáng ánh trăng vằng
vặc, soi tỏ những đồi chè mênh mang. Mộc Châu có độ cao hơn 1.000 m so
với mực nước biển nên khí hậu ôn hoà. Không khí tại Mộc Châu là một
trong những của hiếm có và quý giá nhất của vùng đất này. Khu cao nguyên
mát mẻ vào mùa hè, se se lạnh mùa thu, lạnh cóng vào mùa đông và ấm áp
khi xuân về. Bản người Vặt là một bản có lịch sử lâu đời nhất của tộc người
Thái, cư dân trong bản vẫn lưu giữ được các yếu tố tộc người truyền thống

như: nhà sàn và cách bài trí trong nhà, trang phục truyền thống; kinh tế
ruộng nước và nương dãy, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa ẩm thực. Trong
nhiều sách báo du lịch viết Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên
du lịch của tỉnh Sơn La và vùng núi Tây Bắc- Bắc Bộ nhưng "trăm nghe
không bằng một thấy", nhiều khách lữ hành có dịp ngang qua Mộc Châu
một lần dù mùa hạ hay đông, ngày nắng trải vàng trên rừng mơ mùa xuân,
hay ngày đông sương mù trắng núi đều có ấn tượng đẹp với vùng đất cao
nguyên này. Các thức ăn uống đều tươi ngon, rẻ; quà lưu niệm cũng khá sẵn:
chè tuyết đặc biệt, bánh sữa Thảo Nguyên, các vật phẩm bằng thổ cẩm.
Khoai môn Mán ngon; sữa chua ngon đến độ các bà các cô trước đó say xe
lệt bệt không thiết món gì, nếm thử cốc sữa chua ai cũng muốn mua về làm
quà
2. Thực trạng nghiện hút ma túy ở huyện Mộc Châu
Trong bản đồ tác chiến của các lực lượng phòng chống ma túy Bộ Công
an và Công an các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 6 luôn được đánh dấu đỏ. Đây là
con đường nóng bỏng nhất Việt Nam - nơi hàng ngày hàng giờ diễn ra
những cuộc đấu trí và nhiều khi cả những cuộc đấu súng nghẹt thở giữa một
bên là những chiến sĩ Công an quả cảm, bên kia là những tên tội phạm ma
túy manh động, liều lĩnh. Nếu như trước đây, ma túy chủ yếu được đưa từ
Điện Biên, Hoà Bình thì gần đây, Mộc Châu trở thành điểm trung chuyển
nóng nhất, với những vụ án ma túy bị phát hiện ngày càng gia tăng, tính chất
ngày càng phức tạp, đặc biệt là số lượng ma túy bị bắt giữ cực lớn. Chỉ tính
từ năm 2006 trở lại đây, trên tuyến quốc lộ 6, C17 Bộ Công an và Công an
các tỉnh Tây Bắc đã điều tra, khám phá hơn 120 vụ án ma túy, bắt giữ 312
đối tượng; điều tra mở rộng, bóc gỡ hàng chục đường dây ma túy liên tỉnh,
xuyên quốc gia; thu giữ một số lượng ma túy cực lớn, cùng nhiều vũ khí,
tang vật phạm tội khác.
Trung tá Phạm Văn Trực, - Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý
- Công an tỉnh Sơn La vừa thoát chết trong một trận vây bắt, đấu súng ngay
sát biên giới, đạn của lực lượng công an, bộ đội biên phòng với đạn của bọn

tội phạm ma tuý quạt về phía nhau nhiều như mưa, chìa bàn tay mất ngón
đang băng bó,ông kể: Nếu Sơn La là địa bàn ma tuý nóng nhất cả nước thì
các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu, Sông Mã là địa bàn nóng nhất
của tỉnh và "rốn lũ" nằm chính ở xã Lóng Luông và 4 xã biên giới gồm Lóng
Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, Xuân Nha của huyện Mộc Châu. Ông Trực
phân trần, không chỉ lực lượng phòng, chống ma tuý của tỉnh mà cả của C17
và công an địa phương đều gặp khó khăn khi vây bắt các đối tượng buôn bán
ma tuý ở đây. Chả đâu xa, cuối năm 2006 Công an Hải Dương và Công an
Mộc Châu thi hành lệnh khám xét khẩn cấp nhà ở Sồng A Chồng (sinh năm
1985 ở bản Co Tang xã Lóng Luông) về hành vi mua bán vận chuyển trái
phép chất ma tuý. Khi đang thực hiện lệnh khám thì Sồng A Sỉ, sinh năm
1966 là đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt, đã huy động họ hàng, người thân
dùng súng kíp bắn trả. Lực lượng công an đành phải bỏ dở cuộc vây bắt, rút
ra ngoài để bảo toàn lực lượng và tránh đạn lạc cho đồng bào. Trở lại với xã
Lóng Luông, Trưởng ban Công an xã Sồng A Thào báo cáo vắn tắt: Mặc dù
không phải xã giáp biên, nhưng Lóng Luông là địa bàn vô cùng phức tạp về
ma tuý. Hiện tại trên địa bàn xã có 299 đối tượng có liên quan tới ma tuý,
gồm 157 đối tượng nghiện, 57 đối tượng có biểu hiện bán lẻ các chất ma tuý,
15 đối tượng đang có lệnh truy nã; 104 đối tượng đã và đang chấp hành án
phạt tù về tội buôn bán vận chuyển chất ma tuý và có 13 đối tượng mang án
chung thân, 12 tử hình. Riêng năm 2006 lực lượng công an đã bắt giữ tại đây
117 vụ với 164 đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma
tuý, thu giữ 63,0271kg heroin; 4.076 viên hồng phiến và nhiều tang vật có
liên quan đến ma tuý khác. Ông Thào cho biết: Các đối tượng buôn bán ma
tuý chủ yếu hoạt động ở các bản Lũng Xá, Tà Dê, Lóng Luông, Co Tang, Co
Chàm, Tân Lập, Săn Cài, Co Lóng. Con đường đưa ma tuý vào Việt Nam
chủ yếu xuất phát từ bản Muống và bản Hội Hiềng (Lào).
Người địa phương đem ma tuý từ bên kia biên giới về bằng đường mòn
tại các bản Suối Thín, Pha Luông xã Chiềng Sơn, đường bản An xã Xuân
Nha, khu vực Sân Bay, bản Pa Cốp xã Vân Hồ sau đó vào xã Lóng Luông.

Từ Lóng Luông, các đối tượng tiếp tục trao đổi, mua bán, vận chuyển bằng
đường mòn sang Pà Cò và Hang Kia (huyện Mai Châu, Hoà Bình) rồi sử
dụng xe máy, xe khách , taxi theo quốc lộ 6A về các tỉnh miền xuôi. Bí thư
Đảng ủy xã Mùa A Chia cho biết: Từ khi xóa bỏ cây thuốc phiện, tình hình
ma tuý ở đây vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các tệ nạn nghiện hút, buôn bán
không giảm, một số người già nghiện ma tuý còn lén lút tái trồng cây thuốc
phiện vào các khu vực vùng sâu hẻo lánh để tránh việc kiểm tra phát hiện
của các ngành chức năng. Bọn tội phạm lợi dụng địa hình rừng núi có nhiều
đường đi lại, lợi dụng khu vực giáp ranh khó kiểm soát để mua bán ma tuý.
Mặt khác chúng rất liều lĩnh, manh động, sử dụng cả vũ khí nóng, xe máy
phân khối lớn, ô tô đắt tiền, điện thoại di động, máy bộ đàm để đối phó với
sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. Đặc biệt nguy hiểm là việc
chúng lợi dụng mối quan hệ thân tộc họ hàng, dùng lợi nhuận cao của ma
tuý để hô hào lôi kéo cả dòng họ, tập trung là phụ nữ, bà già, trẻ em đến bao
vây cướp ma tuý, giải vây cho đối tượng bị bắt, hoặc ngăn cản, ném đinh và
các chướng ngại vật khác ra đường để làm thủng lốp xe ôtô của công an.
Những con số kinh hoàng
Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu có 6km đường
biên giáp ranh với Lào. Tính đến giữa năm 2006,
có 230 đối tượng liên quan đến ma tuý, trong đó
có 136 người nghiện, 82 đối tượng có biểu hiện
mua bán vận chuyển trái phép chất ma tuý; 47
đối tượng đang chấp hành hình phạt tù; 30 đối
tượng được tha tù về.
Kiểm tra ma tuý tại bản
Thôm, huyện Mộc Châu.
Xã Xuân Nha có 190 đối tượng liên quan đến ma tuý; có 16 đối tượng đang
chấp hành án phạt tù; 5 đối tượng tha tù; 1 đối tượng truy nã.
Xã Chiềng Khừa có 8km đường biên giới có 169 đối tượng có liên quan ma
tuý trong đó nghiện 149; có 24 đối tượng buôn bán đường dây; 4 đối tượng

tha tù; 29 đối tượng đang chấp hành án phạt tù; 2 tử hình về ma tuý. Xã
Lóng Sập có 18km đường biên giới, có 196 đối tượng liên quan đến ma tuý,
trong đó nghiện là 95; truy nã 2; biểu hiện mua bán vận chuyển 22; bán lẻ
17; tha tù 26; đang chấp hành tù 44 trong đó có 1 tử hình và 4 án chung thân.
Bọn tội phạm ma tuý vượt biên trái phép để mua bán, vận chuyển ma tuý
cũng chủ yếu tại khu vực đường mòn của 4 xã này. Phía bên kia, chúng đem
ma tuý từ Tam giác Vàng về tập kết một số lượng vô cùng lớn ngay sát
đường biên giới 4 xã này để "tiếp ứng" vào trong nước nhưng đó không phải
là lãnh thổ của chúng ta nên không thể triệt phá tận ngọn được. Không chỉ
buôn bán ma tuý, mấy xã này vẫn còn người lén lút trồng cây thuốc phiện.
Cụ thể, tháng 12.2006, tại xã Xuân Nha phát hiện 4.400m2 ở bản Cột Mốc
và 1.015m2 ở bản A Lang; tháng 1.2007 phát hiện tiếp 12,275m2 cây thuốc
phiện ở khu vực giáp ranh với biên giới Lào. Tháng 2.2007 tại khu vực Hủm
Giàng Cớ, xã Chiềng Hắc phát hiện 4.000m2; tại Hang Hong xã Tân Lập
phát hiện 3.100m2.
Chỉ tính riêng năm 2006 trên địa bàn huyện Mộc Châu, các lực lượng chức
năng đã xử lý tổng số 262 vụ bằng 571 đối tượng phạm tội ma tuý, thu giữ
89,9kg heroin, hơn 7.000 viên hồng phiến. Với lực lượng quá mỏng, chúng
tôi đã vắt kiệt hết khả năng nhưng tình hình vẫn không giảm. Một nữ giáo
viên nhiều năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi bỗng chốc trở thành
"trùm" buôn bán ma tuý ở Mộc Châu đã gây cú sốc nặng nề trong tâm lý
giáo viên và học sinh.
Nỗi đau của những người thầy nghiện
Bấy lây nay, nghề "gõ đầu trẻ" luôn được xã hội tôn
vinh bởi sự cao quý và mỗi giáo viên luôn là tấm
gương mẫu mực để học sinh noi theo. Một số thầy
cô giáo đã không thắng nổi cám dỗ khôn lường của
ma túy. Họ đã phải trả giá sau những tháng ngày
lầm lỡ bằng những cơn giày vò, hành hạ của ma túy
đánh mất niềm tin, hạnh phúc gia đình tan vỡ.

Bùi Quốc Khánh đang dạy kèm
cho các học viên lớp học xóa mù.
Nhiều người trong số họ đang khát khao phục thiện, cố gắng từ bỏ ma túy để
làm lại cuộc đời và không ít thầy giáo đầy nghị lực đã vượt lên chính mình,
tiếp tục quay trở lại bục giảng.
Vết trượt nghiệt ngã
Tại Trung tâm Giáo dục lao động Sơn La, hiện có hơn 1.000 học viên đang
cai nghiện, trong đó đa phần là thanh thiếu niên, và không ít thầy giáo trót sa
lầy vũng bùn ma túy. Cơn lốc ma túy tràn qua các trường học, len lỏi vào tận
những lớp học heo hút nhất ở các vùng sâu, vùng xa. Và một số thầy cô giáo
không cưỡng nổi đam mê tiền bạc và mãnh lực, biến thành kẻ tội đồ buôn
hàng cấm, mắc nghiện.
Thoạt mới tiếp xúc với Trần Như Hoàng ở tiểu khu 4, thị trấn Mộc Châu ít ai
nghĩ rằng đó là một giáo viên có thâm niên nghiện ma túy ngót chục năm
nay. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo,
học xong cấp ba, Hoàng nối nghiệp chọn nghề làm thầy.
Tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Chiềng Sinh, năm 2001, Hoàng được
phân vào dạy tại Trường tiểu học Tân Lập, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu.
Đó là một trường học xa xôi, hẻo lánh nằm cách Quốc lộ 6 tới 20km. Phải
vượt qua quãng đường núi hiểm trở mới tới trường trung tâm, rồi lại trèo đèo
lội suối 12 cây số tới điểm trường, gặp hôm trời mưa mất cả ngày đường
mới tới nơi. Cuộc sống các giáo viên quanh năm bốn bề rừng núi vây quanh
chồng chất khó khăn, thiếu thốn.
Sau những giờ lên lớp, điện không có, trò giải trí tiêu khiển của các thầy
không gì khác là lấy rượu làm bạn để vơi bớt nỗi buồn quạnh hiu. Lần nào đi
sang bản chơi, các thầy lại được dân bản thết đãi rượu. Ngất ngây vì tửu
chưa qua, cơn say thuốc phiện triền miên "giải sầu" lại ập tới. Nó chẳng
khác một thứ thần dược làm quên đi những phiền muộn và cả dao động luôn
cố hữu của những thầy giáo cắm bản. Nhưng niềm vui lạc thú đầy cám dỗ
nghiệt ngã đó lại nhấn chìm cuộc đời những thầy giáo nghiện. Trong cụm

trường có 7 thầy giáo thì 2 người dính nghiện. Công việc dạy dỗ cũng chểnh
mảng theo.
Được nhà trường tạo điều kiện cho đi cai nghiện 3 tháng, về tiếp tục giảng
dạy trở lại, những tưởng Hoàng đã quá thấm, từ bỏ ma túy. Nhưng bản thân
Hoàng không chiến thắng nổi cơn thèm, được đám bạn rủ rê lập tức tặc lưỡi
dùng thử. Và thứ ma lực đó một lần nữa quật ngã, nhấn chìm cuộc đời
Hoàng vào con đường không lối thoát.
Từng là giáo viên dạy Văn nên khi vào Trung tâm Giáo dục lao động Sơn La
cai nghiện, Bùi Quốc Khánh được cán bộ tin tưởng cử dạy kèm lớp xóa mù.
Đặc thù một tỉnh miền núi, điều kiện học tập còn khó khăn, nhiều người
nghiện ở vùng cao thất học nên tỉ lệ học viên ở trung tâm mù chữ không
nhỏ. Những lớp xóa mù được lập ra để học viên biết đọc, biết viết và đơn
giản nhất là biết đánh vần được những khẩu hiệu phòng chống ma túy trên
các bảng hiệu ở trung tâm, biết ký tên mình thay vì điểm chỉ như trước.
Đã xa rời bục giảng nhiều năm, nhưng khi đứng lớp, Khánh lại nhớ về cái
buổi đầu tiên trở thành thầy giáo với bao ước mơ, hoài bão. Bố mẹ đều công
tác trong ngành Sư phạm, hai anh trai cũng làm nghề giáo, nên Khánh luôn
tâm niệm phải dạy tốt để không phụ lòng tin của gia đình. Nhưng cuộc đời
mấy ai học được chữ ngờ. Năm nay, 48 tuổi, Khánh đã có thâm niên nghiện
tới 22 năm. Dạy học ở Trường THCS Mường Sang cách nhà 40 cây số, cuộc
sống giáo viên thời bao cấp khổ cực, thiếu thốn trăm bề. Đồng lương ba cọc
ba đồng không đủ nuôi mình, có khi ba tháng liền chậm lương, Khánh cùng
đồng nghiệp lao đao. Nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn canh cánh trong
lòng vẫn chưa bằng nỗi sợ thường trực mỗi khi lên cơn vật thèm ma túy.
Chỉ sau hai lần đi cắm bản vẻn vẹn 3 tháng, cuộc đời Khánh bước sang ngã
rẽ khác. Dạy học ở một bản Mông xa tít trên đỉnh núi, nhà nào cũng có bàn
đèn hút xách, thậm chí có nhà có ba bàn đèn dành cho ba thế hệ. Dân bản
nghèo, chỉ có tấm lòng và khói thuốc phiện thết đãi, cảm ơn tấm lòng thầy
giáo người Kinh cắm bản. Ban ngày ngồi chơi xơi nước vì người dân làm
nương, ban tối lại chong đèn dạy xóa mù. Thời gian dạy trái quy luật nên khi

thấy bảo chỉ cần hút vài mồi thuốc phiện sẽ khỏe ngay, Khánh dùng thử và
mắc nghiện lúc nào không hay. Thiếu nó, anh không thể nào chịu nổi, mệt
mỏi vật vã, bỏ cơm, lại đi tìm thuốc. Rồi những khó khăn của cuộc sống
thường nhật làm giảm dần nhiệt huyết của thầy giáo trẻ. Dạy học được 8
năm, Khánh quyết định bỏ nghề, đi buôn để thoát nghèo.
Thời mới xóa bỏ bao cấp nên làm ăn dễ dàng, trúng mánh liên tục, sắm được
cả xe máy. Năm 1998, trong một lần đi đánh hàng xe máy lên Điện Biên,
trên đường không có bàn đèn thuốc phiện, Khánh chuyển sang xài hêrôin.
Chuyển sang chích "hàng trắng" phê hơn hẳn thuốc phiện, lại nhanh chóng
phi tang, đỡ lích kích. Khánh đã 14 lần cai nghiện tại nhà và trung tâm,
nhưng chỉ bỏ được ít ngày rồi nghiện lại. Khánh kể, lần đầu tiên cắt cơn ở
Bệnh viện Thuận Châu, 7 tháng sau đã tái nghiện. Lần đó, đi theo xe tải
buôn ngô, thấy trên cabin xe của người lái xe có bàn đèn, cơn thèm ma túy
bấy lâu ngủ quên lại trỗi dậy, Khánh lại dùng thử.
Sau những lần hứa quyết tâm dứt bỏ "người tình" ma túy nhưng không bỏ
được. Khánh cũng dằn vặt bản thân vì chính mình đã tự đánh mất niềm tin
của mọi người. Chị Đoàn Thị Dung, vợ Khánh cũng là một giáo viên, sau
khi hết lời khuyên nhủ chồng không được đành buông xuôi bảo "cuộc đời
anh tùy anh quyết định". Anh Khánh tâm sự, vào trung tâm cai nghiện cùng
bọn trẻ tầm tuổi con mình, mới thấy xấu hổ. Chúng nó mới lớn, vấp váp còn
chấp nhận được, mình ăn học đầy đủ, từng trải trường đời mà vẫn dính
nghiện, thế mới nhục. Lần này, Khánh quyết tâm giã từ ma túy. Trước mắt,
để lấy lại phần nào niềm tin với vợ con và gia đình.
Có trăm nghìn vạn nẻo đến với ma túy, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tựu
trung lại, bản lĩnh họ không chiến thắng nổi vòng bủa vây của làn khói trắng
tử thần. Trước khi làm bạn với ma túy, Trần Tuấn Dũng là tay chơi bạc có
tiếng ở Mộc Châu. Sinh ra trong một gia đình gia giáo, được giáo dục ăn học
tử tế, Dũng rất hiếu thảo. Vốn thông minh, lại siêng năng nên kết quả học
tập ở những năm học Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc và Đại học Sư phạm Thái
Nguyên luôn đạt mức điểm cao. Ra trường, anh được phân dạy ở Trường

THPT Mộc Hạ, cách Mộc Châu 40 cây số.
Ở xã Tua Múa, huyện Mộc Châu, nơi Dũng dạy học, đời sống người dân
khấm khá và nạn đánh bạc từ lâu thành "nghề" kiếm cơm của nhiều người.
Sau lần đầu chơi thử mất "cả chì lẫn chài", lần thứ hai đi chơi gỡ, Dũng
thắng được hơn chục triệu. Và rồi sau lần thắng định mệnh đó, anh càng lấn
sâu vào con đường cờ bạc. Càng thua, càng khát gỡ, và càng gặp vận đen.
Chẳng mấy chốc, số tiền thua xóc đĩa đã lên tới vài trăm triệu đồng. Kết cục
tất yếu, Dũng đem nhà, đi cắm xe để trả nợ. Con dại cái mang, bố mẹ Dũng
xót con, dốc hết tiền của giải quyết hậu quả.
Thấy con ham mê cờ bạc, bố Dũng đã xin chuyển cho con trai ra dạy ở
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mộc Châu. Thế nhưng, máu cờ bạc đã
ngấm quá sâu, không dễ gì từ bỏ, cứ lao vào canh xóc đĩa là quên hết sự đời.
Vợ Dũng mặc dù đã tìm đủ mọi cách can chồng nhưng chỉ được ít lâu lại
chứng nào tật ấy. Trong thời gian chơi bạc, ngành giáo dục nghi Dũng
nghiện ma túy, đã nhiều lần làm test thử bất ngờ. Biết mình luôn nằm trong
tầm ngắm, Dũng tự nhủ sẽ không dùng ma túy nữa.
Cuối năm 2005, Dũng bị cháy túi sau những canh bạc. Để giải sầu, Dũng hít
hồng phiến cho quên sự đời. Dũng Bảo, uống rượu rồi mà chơi hồng phiến
là hết say, nếu sử dụng ba viên một ngày hôm sau tỉnh như sáo, không ăn
ngủ được mà vẫn không mệt mỏi. Hai năm sau, trong những lần đi chơi cùng
đám bạn, chúng trộn hêrôin và hồng phiến hít cho đã, Dũng bắt đầu hít kèm
hêrôin. Từ khi được bố xin cho đi làm lại, Dũng vẫn cố gắng soạn giáo án,
lên lớp đều, thậm chí đi thi đoạt giải giáo viên dạy giỏi của huyện.
Khi chuẩn bị thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh thì Dũng bị phát hiện dính
nghiện. Tự xích chân trong nhà 6 tháng cai nghiện, nhưng hôm 26 tết, khi đi
uống rượu cùng đám bạn, Dũng chơi mấy khói hồng phiến rồi bị đưa đi cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La. Giờ đây, khi
đã trắng tay, Dũng ân hận bảo đã phụ công mọi người, giờ đã thật sự mất tất
cả, danh dự của bản thân và gia đình. "Lần này, tôi sẽ làm lại cuộc đời, nhất
định sẽ làm được" - Dũng quả quyết vậy

Ma túy không từ bất kỳ một ai và đã lấy đi tất cả của thầy giáo Trịnh Xuân
Huê, Trường THPT Thảo Nguyên, Mộc Châu (Sơn La). Cũng chỉ thử một
vài lần thuốc phiện cho biết, Huê mắc nghiện lúc nào không hay. Gia đình
biết chuyện, được vợ động viên, nhà trường, đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều
kiện cho đi cai nghiện, cộng với ý chí quyết tâm làm lại cuộc đời, anh Huê
đã giã từ vòng vây của nàng tiên nâu.
Chị Nguyễn Thị Loan, vợ anh Huê tâm sự, khi chồng cai khỏi, chị mừng
khôn xiết cứ ngỡ là giấc mơ. Nhờ chủ trương nhân văn của tỉnh, sau 2 năm
xa rời bục giảng, Huê được giữ nguyên chế độ và trở lại giảng dạy. Anh tâm
huyết với nghề, say sưa trau dồi nghiên cứu, dìu dắt nhiều học sinh đi thi học

×