Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.62 KB, 84 trang )

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe
nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi
chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi
chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong
“Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên
hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về điều này. Trong “Mười điều tâm niệm” này
không phải Đức Phật nói hay viết như vậy. Mà đây đã được trích lục từ ý Phật. Được
trích lại từ Đức Phật trong các bộ kinh khác nhau. Và người ta đưa ra cho mình những
câu như thế để chúng ta thấy gọn dễ ứng dụng và thực tập trong cuộc sống. Trong số điều
này cũng có những những điều rất cao siêu. Nhưng cũng có những điều được coi như là
cốt tủy và đa dạng nằm ở nhiều phương thức khác nhau. Và đôi khi tôi thấy có những
người đem ra áp dụng nó chưa chính xác lắm. Cho nên hôm nay, tôi sẽ đi phân tích từng
phần cho chúng ta hiểu:
“NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG
BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH”.
Ở đời không ai trong chúng ta muốn bị bệnh hết. Chúng ta nghe câu này hơi có
chút vô lý. Tại sao trên cuộc đời này ai cũng muốn mình được khỏe mạnh, ai cũng muốn
mình được hạnh phúc, an vui. Mà ở đây Đức Phật lại nói như vậy? ở đây không phải là
Đức Phật trù chúng ta, và bảo chúng ta không trân trọng sức khỏe mình đang có. Chúng
ta phải biết như thế này! sức khỏe là điều đáng quý và đáng trân trọng. Người ta thường
nói rằng: “Một đầu óc minh mẫn nằm trong thân thể tráng kiện”. Đúng là như vậy. Nếu
như ai trong chúng ta mà ốm đau, bệnh tật. Thì đầu óc sẽ không được minh mẫn. Đó là
chuyện bình thường. Nhưng mà ở đây chúng ta phải biết rằng: Nếu đứng trên góc độ tu
tập thì đây là một điều chúng ta cần chú ý. Con người chúng ta khi khỏe mạnh thì luôn có
sinh lực dồi dào. Vì vậy khi con người chúng ta khỏe mạnh. Thì chúng ta nghĩ đủ hướng
để làm, nếu chúng ta nghĩ tích cực thì nó rất là tốt. Nhưng nghĩ tiêu cực thì chúng ta đã
đem tất cả những sức khỏe chúng ta đem tiêu hao vào những chuyện không đáng. Có
những người quá tự tin vào sức khỏe của mình, cho nên đi nhậu nhoẹt không cần cái gì
hết để phá than thể mình, sự nghiệp mình. Có những người ỷ vào sức khỏe để ăn chơi
không hoại biết chỗ dừng. Cho nên đôi khi chúng ta cũng cần một chút đau bệnh, hay cần


bệnh tật để chúng ta giác ngộ được một vấn đề. Có một câu chuyện có thật như sau:
Bác sĩ Tâm năm nay 56 tuổi. Nếu nhìn vào thực tế thì chúng ta sẽ biết quá khứ
như thế nào? Một con người rất phương phi tráng kiệt. Mặc dù là đang bị ung thư phổi ở
thời kỳ cuối. Cuộc đời của bác sĩ là chỉ có thành công chứ không bao giờ có thất bại. Và
dường như bác sĩ là một người rất tài năng: Tài về hội họa, tài về y học và nhiều tài năng
khác. Bác Tâm sống có tính cách rất cởi mởi và phơi phới cuộc đời. Và chưa bao giờ bác
sĩ sống trong cuộc đời mà nghĩ là đến một ngày mình bị như thế. Nhưng rồi đùng một
ngày, ông bị ung thư phổi. Mọi ước mơ đều tan biến hết. Và lúc đó bác sĩ mới được một
vài người giảng về phật pháp. Và khi đó bác sĩ đã cảm thấy quá muộn với cuộc đời của
mình. Hiện nay bác sĩ nói chuyện rất thều thào nhưng còn minh mẫn. Chúng ta phải thấy:
Bác sĩ là người giác ngộ hơn bao giờ hết, đó là giác ngộ chân lý là khổ. Và bây giờ bác sĩ
thấy một điều mà Đức Phật dạy đời là khổ thì không thể thay đổi được. Và nếu bác sĩ lợi
dụng điều này để hiểu về điều khổ thì bác sĩ sẽ thoát khổ. Thầy tôi có đến gặp và nói bac
sí rằng “Bác sĩ nên nhớ rằng: bác sĩ biết khổ nhưng chưa bao giờ bác sĩ biết rằng cái biết
khổ. Hãy dùng cái biết khổ để quán chiếu cái khổ để cứu bản thân mình. Nói nên câu
chuyện như vậy để chúng ta thấy được cái gì? Khi Đức phật dạy câu nói “NGHĨ ĐẾN
THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM
DỤC DỄ SINH”. Đây như là lời cảnh báo. Sự thật là trên cuộc đời này không ai không
bệnh. Nhưng nếu chúng ta không có tư duy, không có kinh nghiệm sống. Thì khi bị bệnh,
chúng ta như một người khổ sai, rất khó chịu với bản thân chúng ta. Nhưng nếu chúng ta
là người có tu học. Thì chúng ta sẽ tự đặt ra một vấn đề cho chúng ta như thế này: “ Nếu
một ngày nào đó tôi bị bệnh, tôi sẽ phải làm gì?”. Nếu như chúng ta có suy nghĩ rất tích
cực trong vấn đề này thì khi chuyện xảy ra, thì chúng ta đã cứu được một phần cuộc sống
của chúng ta. Cho nên có những người khi được khỏe mạnh chúng ta lại suy nghĩ nhiều
thứ phức tạp và bậy bạ lắm. Nhưng khi đau ốm thì lại nghĩ khác, Cho nên có câu chuyện
như sau:
Có một anh này, anh rất chán bản thân anh. Vì vậy anh đăng ký quân đi chiến
trận. Trong lòng anh luôn nghĩ, có ai đó đâm chết anh đi cho rồi. Cho nên khi anh thấy
mình không còn ước mơ, không có ước vọng gì đó cho cuộc đời. Cho nên khi ra ngoiaf
chiến trận thì anh là người rất là quyết tử. Khi đi chiến trận thì tướng lĩnh rất phục anh ta,

vì anh ta nhỏ con nhưng lại rất dũng cảm như vậy. Sau khi chiến trận đã xong rồi, và
khao quân ban thưởng. Vị tướng quân này đã nói anh này rất nhiều để được vua ban
thưởng, và anh đã được ngự y chữa bệnh. Sau thời gian thì anh này cũng đã khỏe lại và
có chức tước, cuộc sống hạnh phúc…. Sau một thời gian thì chiến tranh lập lại, và triều
đình tiếp tục chiêu quân. Và lần đầu tiên lần nào ra chiến trận anh cũng đi đầu tiên.
Nhưng lần này thì anh này lại đi phía sau. Sau chiến trận kết thúc, vị tướng quân thấy lạ.
Một người từng anh dũng, can đảm. Mà ngày xưathì ốm yếu, liều mạng như vậy. Vậy mà
tại sao bây giờ lại đi đằng sau, sao lại nhát như vậy. Lúc đấy vị tướng quân mói lại hỏi:
“Này anh! Tại sao ngày xưa anh ốm yếu bệnh tật nhưng lại như một cảm tử quân. Còn
bây giờ khi khỏe mạnh thì anh phải làm được hơn như vậy chứ”. Thì anh này mới nói
rằng: “ Thưa tướng quân! Ngày xưa tôi chán bản thân này, tôi muốn chết đi cho rảnh nợ
nên tôi muốn chết. Nhưng bây giờ tôi khỏe mạnh như thế này, chết thì phí quá”.
Qua câu chuyện đó thấy cho chúng ta thấy được điều gì? Cho nên có những lúc
cơn bệnh khiến mình bình tĩnh lại và suy tư được nhiều lẽ phải hơn. Còn cuộc đời của
chúng ta quá sung túc, thì một lời khuyên chân chính, chắc gì chúng ta đã nghe. Cho nên
đây là kinh nghiệm của người có trí tuệ, người từng trải. Đây có thể là kinh nghiệm
xương máu của những người đã trải qua. Như vậy khi bệnh sẽ giúp cho chúng ta suy tư
được nhiều thứ. Khi chúng ta yếu đi, già đi, mất đi. Thì tất cả những lúc như vậy chúng ta
hay ngồi suy nghĩ lắm. Con người mình khi bình thường đàng hoàng thì mình ít khi cho
mình là sai lắm. Nhưng khi tại nạn hay đau khổ đến thì chúng ta hay kết tội mình từng
điều một, mà ngày xưa mình đã bỏ qua. Ngày xưa mình coi đó là chuyện thường! ai nói
gì mình cũng không tin, ai nói gì cũng không chịu nghe. Nhưng khi mình bệnh đến mình
lôi ra hết. Cái này đúng này! Cái kia đúng này. Vậy mà khi khỏe người ta nói để mình
nhận thức ra thì mình lại không chịu. Tới khi đau khổ thì mới nhận ra. Nhưng nhiều khi
muộn màng còn tốt hơn là không bao giờ nhận ra. Ở đây giúp cho chúng ta tư duy như
vậy.
“Ở ĐỜI ĐỪNG CẦU KHÔNG KHÓ KHĂN, VÌ KHÔNG KHÓ KHĂN THÌ
KIÊU SA NỔI DẬY”.
Chúng ta thấy đó! Trong cuộc đời này, nếu như ai cứ thành đạt hoài là sẽ gây ra
ngạo mạn. Hoặc những dể thành công là cũng như vậy. Cho nên trong câu này chúng ta

phải hiểu rằng: Hoạn loạn là điều bất như ý xảy ra trong cuộc đời. Có thể là mát sự
nghiệp, gia đình tan vỡ, thất tình, con hư… tất cả những thứ đó đều coi là hoạn loạn.
người xưa có câu là : “Nhân vô hoạn loạn bất hồi đầu”. Nếu một cuộc đời chúng ta cứ
phẳng lặng trôi qua, thì ít khi ta nhận ra được ý nghĩa của cuộc đời. Nguyễn Bính câu câu
nói như sau:
Đường êm qua ai đi mà nhớ nó
Đến khi hay gai nhọn đã vào xương
Vì thả lỏng không kiềm chế dây cương
Người ta khổ vì đi không được nữa.
Câu thơ đó cho chúng ta biết: Nếu cuộc đời cứ thông thoáng bình thường, tất cả
đều trải thảm hoa cho mình đi như vậy. Thì chúng ta không bao giờ biết cạm bẫy ở xung
quanh là cái gì? Và vì vậy con người chúng ta hay ỷ lại. Như vậy hoạn nạn giúp cho
chúng ta nhận ra được bản lĩnh của mình hơn. Nếu mình sống trên cuộc đời, tất cả mọi
việc đều tốt đẹp thì con người mình sống yếu đuối. Sự thật nó là như vậy! Chúng ta hãy
nhìn lạu nền kinh tế của nước Mỹ đi. Hơn 2 năm qua, khi nền kinh tế mỹ suy sụp, chúng
ta thấy họ điêu đứng rất là nhiều và tự tử rất nhiều, và nhiều người đã tìm đến con đường
phạm tội. Vì sao vậy? Bởi vì người Mỹ rất tự tin vào bản thân mình. Họ sống ngày nay
mà không cần biết đến ngày mai là gì? Làm bao nhiêu là hưởng thụ hết đến đó. Vì công
việc của họ khiến họ như vậy, họ chỉ cần vào trong công ty ra là họ có tiền. Họ không
nghĩ rằng: Đến một ngày tìm một việc làm cũng không có. Và khi bây giờ mọi thứ an
sinh xã hội đã không còn. Trong khi nhu cầu của họ quá cao, nên khi bị như vậy là họ
chới với ngay. Họ bất mãn, mất niềm tin ngày. Nhưng tại sao ngời Việt chúng ta qua đó
lại sống được? Bởi vì chúng ta đã khổ cực, đã nghèo nàn, từng thiếu thốn. Nên con người
chúng ta biết tích lũy và biết dừng lại. Cho nên khi bất đắc dĩ xảy ra thì người Mỹ có thể
chết, chứ người Việt không bao giờ chết. Đây là sự thật! Tôi đã cho ví dụ với mọi người
như thế này. Một đứa con nhà giầu, và một đứa con nhà nghèo. Một người con nhà giàu
thì ăn sung, mặc sướng, ho bệnh một chút là có vài bác sĩ. Đi học thì có nhiều tiền, xe
đón xe đưa. Còn người nghèo thì con cái để bê bối như vậy. Đôi khi còn cào đất ăn,
nước mũi thì nhễ nhại như vậy! và tôi thường hỏi rằng: Hai đứa như vậy, nhưng cùng
một hoàn cảnh khó khăn xảy ra, thì trong hai người này ai chết trước? Chắc chắn là người

nhà giàu sẽ chết trước. Điều này muốn nói cho cúng ta điều gì? Một đứa trẻ lúc nào cũng
trải thảm hoa cho nó, có những điều kiện tốt nhất, nhưng nó vẫn bị bệnh liên tục. Còn
một đứa kia có bò xuống đất, nó ăn bẩn mà sao nó không bệnh? Chúng ta đừng nói là do:
“Trời sinh voi sinh cỏ”. Cái đó nó cũng chỉ là một phần. Nhưng một phần là nhờ sức đề
khắng. Vì nếu chúng ta quá chăm sóc cho một đứa con của mình, hoặc chính bản thân
mình. Thì sức đề kháng của mình cũng yếu dần đi. Còn đứa kia nó đủ sức để chống lại
thời tiết lạnh lẽo. Chúng ta phải để ý điều này. Nghịch cảnh nó giúp cho chúng ta trưởng
thành hơn. Cho nên con người chúng ta không nên tìm cho mình cuộc sống dễ dãi quá.
Nếu bất lỳ một ai trong cuộc đời mà chọn cuộc sống dễ dãi quá, thì người đó đang chiều
chuộng bản thân mình. Thì khi đó tính chấp ngã của người này càng cao. Và chính người
này sẽ gặp đau khổ trong hoàn cảnh bất đắc dĩ xảy ra. Mà cuộc đời này không bao giờ chỉ
có phẳng lặng và không có chông gai. Cho nên chúng ta nên nhớ, chúng ta phải biết dạy
cho chính bản thân và những đứa con chúng ta mình biết những mặt phải và mặt trái của
cuộc đời. Đừng đưa cho con mình những mặt phải của cuộc đời không thôi. Đừng dạy
con mình bằng những thứ tiện nghi cao cấp, mà không bao giờ biết mặt trái cuộc đời là
cái gì? Phải nói cho nó biết đâu là phải, đâu là trái. Phải nói cho chúng biết: Đây là cuộc
sống giàu sang, đây là cuộc sống nghèo hèn. Mình phải biết dạy con các điều kiện trong
cuộc đời này là gì?: Hôm nay khỏe, ngày mai bệnh. Tất cả những cái này phải biết và cân
nhắc. Nếu chúng ta mà không có sự trải nghiệm như thế, thì trong cuộc đời này, không ai
là thượng đế để tất cả mọi việc đều thuận chiều theo ý mình đâu. Rồi đến khi đó chúng ta
rất đau khổ, và không kiềm chế được bản thân mình. Cho nên gian nan là điều giúp cho
chúng ta rèn luyện được bản lĩnh của mình. Người phụ nữ và đàn ông, người làm cha và
làm mẹ cũng vậy. Khi gặp gian nan, chúng ta cần phải đứng lên được. Chúng ta còn
sống, còn đứng lên để làm lại cuộc đời, thì người đó có bản lĩnh. Cho nên có những bà bị

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×