Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (BÀI SỐ 11) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.07 KB, 8 trang )


BÀI TẬP NHÓM
MÔN XUẤT XỨ
HÀNG HÓA
BÀI SỐ 11


Công ty Hoa Ngâu chúng tôi nhập hàng máy
lạnh có xuất xứ Thái Lan và đưa về kho ngoại
quan tại Bình Dương.

Đến nay công ty chúng tôi đã đưa 2/3 số hàng
đó ra khỏi kho ngoại quan và làm thủ tục nhập
khẩu kinh doanh. 2/3 số hàng này đều được
hưởng ưu đãi theo CEPT/AFTA vì có C/O
Form D.

1/3 số hàng còn lại của lô hàng này đã quá
365 ngày kể từ ngày được cấp C/O Form D.

Sắp tới chúng tôi sẽ làm thủ tục lấy số hàng
còn lại này khỏi kho ngoại quan.


Nghe nói nếu quá 365 ngày kể từ ngày cấp
C/O form D thì hàng nhập khẩu của chúng
tôi sẽ không được hưởng ưu đãi đặc biệt
nữa.

Như vậy thì thiệt thòi cho chúng tôi quá vì
công ty chúng tôi làm ăn nghiêm chỉnh,


đóng thuế đấy đủ cho Nhà nước.

Xin các bạn tư vấn giúp làm thế nào để
chúng tôi vẫn có thể sử dụng C/O Form D
đó để được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu?

Công ty rất mong sự quan tâm và trả lời
của các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

TRẢ LỜI

Vấn đề của Công ty, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 26 – Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan quy định về
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra kho ngoại
quan như sau:

“2. Hàng hoá đưa ra khỏi kho ngoại quan:

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam:

- Hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được
chuyển quyền sở hữu, hàng hoá gửi kho ngoại quan
được Cục Hải quan thanh lý, nếu nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam phải làm thủ tục hải quan như đối với
hàng hoá nhập khẩu khác theo quy định;

- Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hoá là thời điểm cơ

quan hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập
khẩu.”


Điều 55 Thông tư 79/2009: Thủ tục hải quan đối với
hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan
đưa vào nội địa

a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa
trong các trường hợp sau:

a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị
trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26
Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

b) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải
làm thủ tục NK hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục NK
hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng
loại hình NK tương ứng.
TRẢ LỜI


Như vậy, thời điểm xác định để tính thuế NK
cho 1/3 số hàng còn lại của lô hàng là thời
điểm doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu
hàng từ kho ngoại quan.

Điều 14 – Phụ lục 7 của Thông tư 12/2009/

TT-BCT quy định Thời hạn hiệu lực của C/O
form D như sau:

Thời hạn nộp C/O được quy định như sau:

1. C/O có hiệu lực trong trong vòng mười hai
(12) tháng kể từ ngày cấp, và phải được nộp
cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập
khẩu trong thời hạn đó.
TRẢ LỜI


2. Trường hợp C/O được nộp cho cơ quan Hải
quan của nước nhập khẩu sau thời hạn quy định tại
khoản 1, C/O vẫn được chấp nhận nếu việc
không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả
kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng
khác nằm ngoài kiểm soát của Người xuất
khẩu; và

3. Trong mọi trường hợp, cơ quan Hải quan của
Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận C/O
nói trên với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu
trước khi hết thời hạn hiệu lực của C/O đó.

Trường hợp của Công ty không thỏa mãn quy định
tại khoản 3 nhưng thỏa mãn quy định tại khoản 1 vì
Công ty đã nộp C/O cho toàn bộ lô hàng.
TRẢ LỜI



Căn cứ vào các quy định nêu trên, phần hàng
hóa còn lại của Công ty có thể vẫn được
hưởng ưu đãi đặc biệt theo CEPT/AFTA.
Công ty cần có công văn gởi Chi Cục Hải Quan
địa phương để được xem xét, giải quyết theo
thẩm quyền. Trong công văn này, Công ty cần
giải thích rõ việc không tuân thủ thời hạn hiệu
lực của C/O là do bất khả kháng hoặc do
những nguyên nhân chính đáng khác nằm
ngoài kiểm soát của Người xuất khẩu
TRẢ LỜI

×