Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (BÀI SỐ 15) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.3 KB, 14 trang )


BÀI TẬP NHÓM
MÔN XUẤT XỨ
HÀNG HÓA
BÀI SỐ 15


Công ty TNHH Hoa Súng chúng tôi xin gửi đến
Quý bạn sinh viên Khoa Kinh doanh Quốc tế lời
chào thân ái và lời chúc sức khỏe.

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất kinh doanh
mặt hàng thủy sản.

Vừa qua, chúng tôi nhập mặt hàng tôm đông
lạnh từ Băng-la-đét.


Chúng tôi rã đông, đóng thành các gói nhỏ có
trọng lượng từ 1g đến 5 kg/túi, sau đó cấp đông
trở lại để xuất qua Nhật Bản.

Phía đối tác yêu cầu chúng tôi xin C/O cho họ.

Xin các bạn tư vấn giúp chúng tôi cần xin C/O
form gì? Điều kiện và thủ tục xin C/O đó như thế
nào.

Các bạn hướng dẫn giúp cách khai trên C/O đó
nhé. Xin cảm ơn các bạn nhiều!


Vấn đề của Công ty, chúng tôi
xin tư vấn như sau:

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật
Bản có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo
GSP của Nhật Bản (C/O form A) hoặc theo các
hiệp định: AJFTA (C/O form AJ), VJEPA (C/O
form VJ), hoặc theo quy định của pháp luật Việt
Nam (C/O form B).


Tuy nhiên, Điều 8, Phụ lục 1 của VJEPA quy định:
Công đoạn gia công, chế biến giản đơn như
sau:

Một hàng hóa được coi là không đáp ứng tiêu chí
CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến
hàng hoá nếu chỉ thực hiện những công đoạn sau:

1. Những công đoạn bảo quản để giữ cho hàng
hóa trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển
và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm
muối) và các công đoạn tương tự;

2. Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện
hàng;

3. Tháo rời;



4. Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn
đóng gói bao bì đơn giản khác;

5. Tập hợp lại các linh kiện và phụ tùng được
phân loại cùng mã với hàng hoá theo Quy tắc
2(a) của Quy tắc chung về giải thích Hệ thống
Hài hoà;

6. Sắp xếp đơn thuần các bộ sản phẩm lại với
nhau; hoặc

7. Kết hợp những công đoạn được đề cập từ
khoản 1 đến khoản 6.


Điều 8 – Phụ lục 1 Hiệp định AJFTA quy định:
Những công đoạn gia công chế biến đơn giản,
gồm:

Một hàng hóa được coi là không đáp ứng tiêu chí
CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến
hàng hoá nếu chỉ thực hiện những công đoạn sau:

1. Những công đoạn bảo quản để giữ cho hàng
hóa trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển
và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm
muối) và các công đoạn tương tự;

2. Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện
hàng;


3. Tháo rời;


4. Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn
đóng gói bao bì đơn giản khác;

5. Tập hợp các phần và bộ phận được phân loại
như là một hàng hoá theo Quy tắc 2(a) của Quy
tắc chung về Giải thích Hệ thống Hài hoà;

6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của hàng hóa;
hoặc

7. Kết hợp những công đoạn được đề cập từ
khoản 1 đến khoản 6 của điều này.


GSP của Nhật bản cũng quy định:

The following minimal processes are not accepted
as obtaining origin status;

1. Operations to ensure the preservation of
products in good condition during transport and
storage (drying, freezing, placing in salt water and
other similar operations);

2. Simple cutting or screening;


3. Simple placing in bottles, boxes and other
similar packing cases;


4. Repacking, sorting or classifying;

5. Marking or affixing of marks, labels or
other distinguishing signs on products or
their packaging;

6. Simple mixing of non-originating
products;

7. Simple assembly of parts of non-
originating products;

8. Simple making-up of sets of articles of
non-originating products;

9. A combination of two or more operations
specified in 1-8


Điều 9 Nghị định 19/2006 của Chính phủ quy
định những công đoạn gia công, chế biến
giản đơn sau đây không được xét đến khi
xác định xuất xứ hàng hoá:

1. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá
trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra,

sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu
huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các
bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa,
phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau
chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.


3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp
ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao,
hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản
khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản
phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu
hiệu phân biệt tương tự.


5. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các
thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành
phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng
điều kiện đã quy định để có thể được coi như có
xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

6. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản
phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê
từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.


8. Giết, mổ động vật.


Như vậy, các hoạt động rã đông, đóng thành các
gói nhỏ mà Công ty đã thực hiện không đủ điều
kiện để mặt hàng tôm đông lạnh này có xuất xứ
Việt Nam.

Công ty không thể xin cấp C/O các loại cho lô
hàng này.

×